Nếu bong bóng bất động sản nổ ra Đà nẵng sẽ là nơi thiệt hại nặng nhất

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi noname123, 07/05/2011.

8391 người đang online, trong đó có 1126 thành viên. 14:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 8542 lượt đọc và 128 bài trả lời
  1. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2

    -----Thế thì tốt quá. Đất ĐN tuy ko cao vót như HN nhưng cũng sốt nhanh-----cùng 1 kiểu sốt chủ yếu do cò HN tạo nên , buôn bán qua tay nhau, găm giữ vị trí đẹp...... làm nhiều người từ NN vốn lớn mong muốn đầu tư về đang phân vân. Giá giảm đi 1phần thì ĐN sẽ hấp dẫn hơn.
  2. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Giá bất động sản ở Đà Nẵng giảm mạnh
    Thứ tư, 1/6/2011, 15:50 GMT+7
    Quý I-2011, giá thị trường đất nền, căn hộ bất động sản (BĐS) Đà Nẵng tăng 20-40% so với năm 2010. Nhưng nay, giá bất động sản (BĐS) đang xì hơi mạnh.

    Bà Trần Thị Th. (phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê) đang khốn khổ vì ôm lô đất nền thuộc dự án Khu đô thị bên quận Ngũ Hành Sơn. “Chỉ hơn 10 ngày trước, có người đến trả hơn 1,1 tỷ đồng cho lô 100m2. Ai ngờ, càng để càng mất giá. Mỗi tháng trả lãi vốn vay 30% cộng với gốc lên đến hơn chục triệu đồng, đành hạ giá gần 200 triệu đồng để bán tháo” - bà Th. phân trần.

    Cùng cảnh ngộ, anh Nguyễn Thanh Ch. ráo riết rao bán lô đất 90m2 đường 7,5m khu B2.9 (giai đoạn 1 khu đô thị quận Ngũ Hành Sơn) với giá gần 1,1 tỷ đồng nhưng vẫn chưa có người hỏi; trong khi anh đang oằn lưng gánh các khoản lãi ngân hàng lên đến hơn 30%.


    Không ít nhà “phân phối”, giới đầu tư thứ cấp cùng ồ ạt rao bán đất nền, căn hộ trước sức ép tín dụng ngân hàng. “Cò” H. (phường Hòa Cường, Hải Châu) chuyên “phân phối” lô nền khu đô thị sinh thái Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ) đang ôm 5 lô khu đảo 1 với diện tích 100 - 120m2/1 lô.

    Giá gốc chủ đầu tư đưa ra đến 10 triệu đồng/1m2 nhưng các nhà “phân phối” sẽ giảm giá, giao động từ 9,3 đến 9,5 triệu/1 m2. Nếu mua nhiều sẽ được chiết khấu và giảm giá hơn nữa.


    Do quy định của chủ đầu tư chỉ bán sỉ, không bán lẻ nên giới đầu tư thứ cấp như H. phải vay mượn ngân hàng để dồn vốn đăng ký. Khi ngân hàng siết lại, dù giảm giá, tăng chiết khấu để xả bán nhưng vẫn không ai mua


    Nhà “phân phối” T. (số điện thoại 0985.022...) cho biết đang “găm” hơn 30 lô tại Khu B1.32 dự án Hòa Xuân. Trong đó, mức rao bán chỉ trung bình 9,5 triệu đồng/1m2.

    Ngoài ra còn hơn chục lô hướng Đông vẫn chưa thể “xả” hàng. Thúy H. (số điện thoại 0986.647...), nhà “đầu tư thứ cấp” dự án Khu đô thị mới Phương Trang (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) cũng đang khó khăn trong việc rao bán gần chục lô nền khu G diện tích 112m2, đường 12m2, giá gốc 8.1 tr/m2; khu C diện tích 112 gốc 7.4tr/m2... trong đó chiết khấu 5–7%, đóng trước 50% hợp đồng góp vốn và ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư.

    Theo bà L. chuyên gia môi giới BĐS lớn tại quận Sơn Trà: Hơn hai tuần nay, bà liên tục nhận được yêu cầu “xả” hàng của các mối quen, nhưng dù hạ giá vẫn khó có người mua.(Nguồn: TP, 1/6)
    http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/90666/index.aspx
  3. shalala14

    shalala14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/08/2006
    Đã được thích:
    7
    Ai bảo cứ thích Sơn Trà với Liên Chiểu ....
    Nhắm hẻm xe hơi Hải Châu, Thanh Khê khu trung tâm ... tiền tương đương, chỉ có lên mà còn không thèm bán ;))
  4. babyalone

    babyalone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2011
    Đã được thích:
    0
    84 Hùng Vương 4 năm nay chưa đào nổi cái móng! :|
  5. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34
    đất DN tèo thì dân HN lại chế t kẹp à ?
  6. vikoda

    vikoda Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2010
    Đã được thích:
    1
    đất đà nẵng đang sốt ảo, do các chú ở hà nội vào mua rồi tự tung hứng đẩy giá lên, bong bóng sắp nổ, các chú HN lại đứt cước
  7. vnqll

    vnqll Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2011
    Đã được thích:
    0
    mình đã từng sống ở Đà Nẵng, nhìn chung thi chu yếu người dân Đà Nẵng sống rất tốt bụng, con về kinh tế tụ thân, tự nội lực để Đà Nẵng phát triển là chưa có, trong vai năm nua khi dân số đông lên, đó là một bài toán khó với lãnh đạo Đà Nẵng, con đất Đà Nẵng tăng là do đầu cơ của người ngoài Bắc là chính, chứ ko phải đất đắt vì người ta tranh nhau mua để sử dụng ( ở, san xuất......) khí hậu thì cũng ok, nói chung tôi vẫn thấy thích người dân Đà Nẵng và nói chung là người dân từ Đa Nẵng trở vào:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  8. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0

    lãnh đạo thành phố Đà nẵng đã sai lầm khi thả nổi giá bất động sản.

    các dự án bát động sản được được triển khai rất ồ ạt , diện tích cần giải phóng lớn

    ngưòi bị thiệt nhiều nhất vẫn là người dân địa phương mất đất sản xuất, tiền đền bù thấp như trong tương lai con cháu họ sẽ khó mà có tiền để mua nhà.

    nhà đất bị giới đầu đây lên cao và trở nên thành hàng hóa mà một ngưòi thu nhập trung bình không bao giờ mua được haha

    tái nghèo là chắc chắn
  9. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Tiền bây giờ không có để chi tiêu hàng ngày nói chi đến nghĩ dưỡng=))=))=))


    Áp lực xả hàng đè nặng BĐS nghỉ dưỡng, du lịch



    [​IMG]
    Tiếp sau phân khúc nhà ở, căn hộ cao cấp, mới đây lãnh đạo Bộ Xây dựng đã lên tiếng cảnh báo nhiều khả năng đến lượt dư cung, bội thực BĐS nghỉ dưỡng, du lịch.
    Ông Vũ Xuân Thiện - Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (BĐS), Bộ Xây dựng đã bày tỏ quan ngại về sự mất cân đối cung cầu của thị trường BĐS VN nói chung. Vị đại diện cơ quan đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng cũng thừa nhận, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng Bộ vẫn chưa tìm ra được một cách toàn diện trong định hướng đúng cho thị trường.

    Sự tự phát, mạnh ai nấy làm trong khi thiếu sự định hướng và cảnh báo kịp thời đã dẫn đến sự mất cân đối, lãng phí nguồn lực mà hiện thấy rõ nhất là ở phân khúc căn hộ, nhà ở cao cấp, khiến thị trường BĐS hứng chịu nhiều hệ lụy.

    Dư thừa những dự án nghìn tỷ

    Mảng thị trường có nguy cơ bão hòa và dư thừa đáng báo động hiện nay, theo ông Vũ Xuân Thiện, đó là phân khúc BĐS du lịch, nghỉ dưỡng.

    Ông nói: "Cũng như trước đây người ta hay nói đến trào lưu nhà nghỉ cuối tuần, thì bây giờ là căn nhà thứ hai, thứ ba - là cái gì đó rất trừu tượng, đến một thời điểm sẽ bão hòa rất nhanh. Nếu không có cảnh báo thì dư thừa ở đây là nhiều nghìn nghìn tỷ đồng bởi các dự án đều thuộc hàng kếch xù chứ không phải bình thường như các dự án khác".

    Thực tế, trước sự bùng phát chóng mặt với nhiều vấn đề bất cập nội tại của việc đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS du lịch nghỉ dưỡng nói riêng, quý III/2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra yêu cầu các địa phương rà soát, báo cáo tình hình đầu tư.

    Song kết quả thu được lại là sự im lặng, né tránh báo cáo của nhiều địa phương phát triển "nóng" và thực trạng không ít dự án "khủng" và long lanh trên cả nước mà chủ đầu tư không đủ tiềm lực thực hiện, chỉ lợi dụng chiếm đất, đăng ký dự án hoành tráng để được cấp phép rồi tìm cách sang nhượng lại kiếm lời.

    Gần đây nhất, tại Hội thảo "Không gian công cộng ven biển các tỉnh duyên hải miền Trung" được Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (VIAP - Bộ Xây dựng) tổ chức ở Đà Nẵng, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã bày tỏ những quan ngại rõ nét với việc các bãi biển miền Trung đang bị chia lô phân mảnh bán gần hết để xây các khách sạn, resort, sân golf.

    Nói không quá, mỗi chủ đầu tư "cát cứ" một vùng biển riêng. Theo kinh nghiệm ông Masafumi Tanaka (Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering, Nhật Bản), điều này tương tự như thời kỳ tăng trưởng kinh tế của nước này trong những năm 1960-1980. Sự xây dựng quá mức các khu nghỉ dưỡng mà không có quy hoạch dẫn đến nhiều cơ sở kinh doanh bị phá sản, lãng phí đất đai, tiền bạc, để lại hậu quả lớn cho xã hội, môi trường.

    Sốt ruột tìm đầu ra

    Báo cáo của Công ty Tư vấn và Tiếp thị BĐS CBRE Việt Nam cũng cho thấy, tính đến hết năm 2010, cả nước có khoảng 55 dự án BĐS nghỉ dưỡng, cung cấp cho thị trường khoảng 5.318 căn biệt thự và 6.601 căn hộ nghỉ dưỡng.

    Trong đó chỉ chưa đầy 5 năm, số lượng căn hộ, biệt thự nghỉ dưỡng khu vực miền Trung đã chiếm tới gần 4.000 căn - cao hơn hẳn nhiều khu vực du lịch nổi tiếng phát triển lâu năm ở Đông Nam Á.

    Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE từng nhận xét, BĐS nghỉ dưỡng và du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh hơn nhiều các thị trường du lịch như Thái Lan, Indonesia. Có thể so sánh, nếu như Thái Lan, việc chuyển từ khu vực hải đảo, miền núi thành khu du lịch thường rất lâu, qua nhiều bước nâng cấp từ 2, 3 sao rồi mới đạt đến 5 sao, nhưng ở Việt Nam, từ bờ biển không có gì tiến thẳng đến tiêu chuẩn 5 sao rất nhanh chóng.

    Đà Nẵng đang là địa phương dẫn đầu thị trường BĐS du lịch, nghỉ dưỡng Việt Nam ở nguồn cung cũng như nguồn cầu. Ước có đến 80% khách hàng sở hữu BĐS du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp ở đây là người ngoài Bắc.

    Ấy vậy mà, tính đến thời điểm giữa quý II/2011, trong tổng số gần 500 biệt thự nghỉ dưỡng ven biển được tung ra từthị trường sơ cấp thì vẫn còn gần một nửa trong số này chưa bán được.

    Riêng tại Hà Nội quý II/2011, bất chấp bối cảnh khó khăn trầm lắng của toàn thị trường, nhiều chủ đầu tư thiếu vốn, phải dừng triển khai dự án nhà ở, nằm im chờ thời; nhà đầu tư và người có nhu cầu cũng chuyển sang nghe ngóng nhưng vẫn ghi nhận sự ra hàng đồng loạt của phân khúc BĐS du lịch, sinh thái.

    CBRE thống kê có 9 dự án được chào với tổng số 300 căn biệt thự, chủ yếu thuộc về các nhà đầu tư chủ chốt như Archi Group và INT Group thuộc địa bàn tỉnh Hòa Bình với mức giá từ 2-5 tỷ đồng/căn và 68 căn biệt thự nghỉ dưỡng từ 2 dự án tại Vĩnh Phúc của Công ty cổ phần Hồng Hạc Đại Lải và Công ty Vinalinks Land với giá lên tới 14 tỷ đồng/căn.

    Chưa hết, đầu quý III này, khách hàng Thủ đô vẫn tiếp tục là đối tượng được nhiều chủ đầu tư dự án BĐS du lịch đến từ Nha Trang đặt nhiều kỳ vọng, khi có đến vài ba chủ đầu tư liên tục ra Bắc tiếp thị, chào hàng.

    Còn trước đó, quý I/2011, thị trường khu vực ghi nhận 300-400 căn biệt thự được chào tại các dự án nghỉ dưỡng ở Đồng Mô, Ba Vì - Hà Nội và Đồ Sơn - Hải Phòng.

    Chưa có con số tỷ lệ bán thành công trong tổng nguồn cung nêu trên, chỉ biết rằng khác với thời điểm trước đây, từ quý II/2011, mức giá chào bán sơ cấp tại các dự án đã không còn thay đổi theo chiều hướng tăng so với quý trước. Song song với đó, các chủ đầu tư tích cực thông tin, tiếp thị về lợi nhuận kép thu được khi đầu tư BĐS du lịch, nghỉ dưỡng với hình thức sở hữu vừa sử dụng vừa cho thuê lại, trao đổi, liên kết khu nghỉ...

    Áp lực xả hàng lớn

    Trao đổi với phóng viên VEF.VN, một nguồn tin từ Hội Doanh nghiệp BĐS du lịch Việt Nam cũng chia sẻ thêm, áp lực xả hàng của các dự án BĐS du lịch, nghỉ dưỡng là rất lớn. Hiện nay, cầu trong nước khó có thể tải hết cả nghìn biệt thự, căn hộ thự ứ hàng từ mấy trăm dự án, buộc lòng giới đầu tư kinh doanh BĐS du lịch, nghỉ dưỡng phải tính đến việc mở rộng đối tượng.

    Nhìn sang các nước lân cận như Malaysia, Thái Lan, chương trình cho phép người nước ngoài thuê mua, sở hữu có thời hạn BĐS đã được áp dụng rất thành công, trong khi thị trường du lịch Việt Nam không kém phần hấp dẫn mà lại chưa có căn cứ pháp lý cho hoạt động này dẫn đến hạn chế thu hút khách du lịch nước ngoài cũng như đầu ra cho loại hình BĐS du lịch, nghỉ dưỡng.

    Hiện nay, công tác thông tin, truyền thông có tác động rất lớn đến người dân khi tham gia thị trường, nhưng thông tin trên thị trường hiện tại lại khá nhiễu với nhiều nguồn thông tin không thật, đơn chiều. Ngay cả tìm đến các sàn giao dịch BĐS, người dân cũng chỉ tin đến 50% mà thôi.

    Vì thế, ông Vũ Xuân Thiện cho biết, thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ đẩy mạnh công tác thống kê, cập nhật về thị trường; phối hợp với Bộ Thông tin Truyền thông trong việc tuyên truyền, công khai thông tin về thị trường BĐS.

    "Khi cảnh báo thì niềm tin của người dân tự biết sẽ chuyển vào đâu. Nhiệm vụ của chúng tôi là đưa ra định hướng cơ bản đúng cho thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch, an toàn" - ông Thiện hứa hẹn.

    Theo Nguyễn Nga
    Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam
  10. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Cát cứ thông tin và nạn làm giá
    SGTT.VN - Báo cáo về thị trường bất động sản Đà Nẵng quý 2 của CBRE vẽ ra một thực trạng hoàn toàn khác của thị trường được cho là sốt nóng từ tháng 4 năm nay. Công bố trong tháng 7, báo cáo ghi nhận, giao dịch đất nền của chủ dự án chậm lại, trong khi giao dịch thứ cấp, thực chất là mua đi bán lại, im ắng.

    [​IMG]
    Báo cáo về thị trường bất động sản Đà Nẵng quý 2.2011 của CBRE cho thấy rất im ắng, khác với nhận định tình trạng thị trường đang "sốt nóng" của một số phương tiện thông tin đại chúng. Ảnh: B.C
    Theo báo cáo trên, ở phân khúc căn hộ hạng sang, tỷ lệ bán trung bình giảm sút so với quý trước. Do nguồn cung tăng thêm 69 căn, giá căn hộ hạng sang đã giảm 3,4%. Tỷ lệ bán trung bình ở các phân khúc hạng sang, cao cấp và trung cấp, lần lượt là 73%, 34,7% và 40,49%. Đáng chú ý, giá chào bán căn hộ trung cấp trong quý 2 tuy tăng nhẹ 9,3%, song so với một năm trước, giá bán đã giảm 24,3%.
    Đây không phải là lần đầu, thông tin có thể sử dụng để làm giá xuất hiện trên truyền thông đại chúng. Cuối năm 2009, khi xuất hiện bài báo cảnh báo nguy cơ bong bóng đất ở tỉnh Đ., ngay sau tết, xuất hiện gần như đồng thời trên các báo thời sự các bài báo có chung một thông điệp: thị trường ở tỉnh đó đang rất sôi động. Cho đến tháng 9.2010, mới có luồng thông tin cảnh báo nhà đầu tư nên cẩn trọng khi đầu tư vào tỉnh Đ.
    Do CBRE chỉ là một đơn vị tư vấn và nghiên cứu thị trường nhà đất, nên thông tin trong báo cáo không mang tính đại diện cho toàn bộ thị trường, song về cơ bản, thông tin này có cơ sở để tin cậy và phản ánh đúng xu hướng thị trường. Khi thông tin về báo cáo này xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, chưa thấy phản ứng nào từ các chủ dự án đầu tư ở Đà Nẵng, trong khi từ đầu quý 2, liên tục xuất hiện trên một số tờ báo, một vài trang thông tin điện tử tổng hợp chuyên về bất động sản và tài chính, các thông tin miêu tả có một đợt sốt giá nhà đất ở Đà Nẵng. Kết quả tìm kiếm trên Google về thông tin sốt giá đất nền Đà Nẵng trong một năm qua, sau khi giới hạn thông tin ở Việt Nam, có 1,33 triệu kết quả thông tin hiển thị bằng tiếng Việt. Một điều đáng chú ý, có một bài báo trên một tờ báo ngày ở TP.HCM, sau đó được tờ T.N online dẫn lại và được khá nhiều các trang thông tin tổng hợp dẫn lại.
    Nếu đọc kỹ thông tin, cơn sốt đất nền ở Đà Nẵng được dựa trên số liệu các dự án chào bán và một số số liệu về giá thị trường tại thời điểm đăng tải thông tin. Có nghĩa là việc nhận định hoàn toàn dựa trên định tính, hơn là định lượng. Nói gọn, mức độ khảo sát và tính đại diện thua sút báo cáo của CBRE. Gần một tháng sau, một tờ báo địa phương có thông tin hoàn toàn trái ngược: sốt giá chủ yếu do cò. Tuy nhiên, thông tin này chỉ có kết quả tìm kiếm khoảng 500.000 trên Google. Nếu tổ chức hay một nhóm nào đó có lợi ích từ việc dựng lên cơn sốt đất nền giả tạo ở Đà Nẵng, nhóm này đã có ưu thế hơn về khả năng thuyết phục nhà đầu tư, những người có ít thông tin và khả năng phân tích, dự báo.
    Khi thông tin kinh tế không đủ, bị cắt khúc và bị tình trạng cát cứ, các tác nhân tham gia thị trường khó lòng ứng phó với các diễn tiến thị trường vốn đã mang tính không ổn định cao như hiện nay và trong đó, không ít các đợt thị trường giật cục, sốt nóng hay ớn lạnh, đến từ chủ đích của một bộ phận nào đó. Ở Việt Nam, một nước có nền kinh tế chuyển đổi, khó có thể có ngay khả năng tổng hợp và xử lý thông tin kinh tế. Điều này khiến cho giới hoạch định chính sách và cả người kinh doanh không ít lần lúng túng trước thực tế thị trường. Mới đây, các cơ quan quản lý nhà nước buộc phải lập ngay các đoàn kiểm tra nguyên nhân khiến giá thực phẩm sốt giá là một minh chứng. Chỉ ngay sau khi có lệnh kiểm tra tình hình giá cả, có ngay một báo cáo chỉ rõ hơn 90 tấn thịt heo xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Một con số, nếu đúng, cũng gây suy nghĩ bởi sự tồn tại của dữ liệu và khả năng hình thành của nó.
    Thực tiễn thị trường ở các mặt hàng có nhiều thuận lợi như gạo, càphê trong ba năm qua, dù giá lập kỷ lục, thì phần lợi không phân bổ đều cho các khâu. Không ít lần Nhà nước buộc phải can thiệp để ổn định thị trường. Có thể thấy hệ quả từ thông tin không đối xứng là ánh hào quang lấp lánh từ các con số kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu của một vài mặt hàng không chiếu tới những người trực tiếp sản xuất.
    Kinh tế thế giới và Việt Nam trải qua năm thứ ba đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Khi các nỗ lực hỗ trợ kinh tế phục hồi của chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, bắt đầu cho ra một vài dấu hiệu kinh tế phục hồi, thị trường thế giới và khu vực lại có các tác nhân mới đe doạ phá đi sự tạm ổn định như lạm phát, biến động giá vàng. Trong một bối cảnh như vậy, khi thông tin kinh tế không đủ, bị cắt khúc và bị tình trạng cát cứ, các tác nhân tham gia thị trường khó lòng ứng phó với các diễn tiến thị trường vốn đã mang tính không ổn định cao như hiện nay và trong đó, không ít các đợt thị trường giật cục, sốt nóng hay ớn lạnh, đến từ chủ đích của một bộ phận nào đó.
    Tiểu Lý

Chia sẻ trang này