Nếu chẳng may Cụ Rùa chết, ai chịu trách nhiệm?

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi HoaHauF319, 12/01/2011.

2715 người đang online, trong đó có 42 thành viên. 04:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1290 lượt đọc và 22 bài trả lời
  1. cophieu9999

    cophieu9999 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    1.268
    Quả to ăn trước, quả nhỏ ăn sau, cụ cứ chờ đấy để em vẽ một loạt chi phí đã.
  2. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Cụ rùa thuộc sở hữu toàn dân ... cụ chết thì toàn dân có trách nhiệm.
  3. hadongsp

    hadongsp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Đã được thích:
    1
    Ai phong là tâm linh của dân tộc thế, đừng vơ quàng vơ xiên
  4. hadongsp

    hadongsp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Đã được thích:
    1
    Không ngon bằng ba ba
  5. TienSuMi

    TienSuMi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Dân phong!Đủ chưa?Hay chú cần phải có một nghị quyết của ĐCS hay của bộ ******* thì mới chịu?
  6. duongteo

    duongteo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Đã được thích:
    462
    Giá trị ngang với thịt Đường Tăng đới![:D]
    [r2)][r2)][r2)]
  7. hadongsp

    hadongsp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Đã được thích:
    1
    Tối đám choai choai đi soi ếch thấy con giải này bò lên bờ đầm hè nhau bẩy ngửa nó ra là nó chịu chết không dậy được, sáng hôm sau chỉ việc ra khiêng về :)):)):)):))
  8. hadongsp

    hadongsp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Đã được thích:
    1
    ĐÂY, ĐỌC ĐI CÁC CỤ. CON NÀY TẦM 20 NĂM TRƯỚC VẪN CÒN ĐẤY Ở KHU VỰC HÒA BÌNH, HÀ TÂY, YÊN BÁI, PHÚ THỌ. EM CÒN CƯỠI LÊN LƯNG NÓ KÌA :D:D:D
    Chuyện của những người bắt rùa
    Xem tin gốc
    ANTG - 2 tuần trước 4722 lượt xem

    "Buổi tối hôm đó thấy chồng em về nhà lấy nơm, lấy lao bắt cá em nghĩ bụng các ông này đói ăn, mang mấy thứ đó đi bắt trộm cá. Đi cả đêm không thấy về, ai ngờ bắt được con giải to thế. Nó mới khỏe làm sao. Ông Bàn chủ ao thấy nó khát nước, mang cái chậu ra cho uống, nó đớp một cái vỡ tan, trên tay cầm mỗi nửa cái chậu, nước chảy lênh láng, sợ đến mất mật" - vợ anh Binh kể.
    Facebook Twitter 1 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
    Dân gian hay quen miệng gọi rùa khổng lồ là con giải, còn trong Bảo tàng Hòa Bình, một nguyên mẫu được để trong tủ kính có lý lịch ghi rành rành là con... ba ba.

    Một buổi chiều muộn, tôi lần hồi đến gặp lãnh đạo Bảo tàng ngỏ ý xin chụp ảnh "cụ". Một nhân viên của đơn vị dẫn tôi lên cái hành lang bé con con, tra chiếc chìa khóa mòn vẹt vào ổ khóa đã hoen rỉ của một căn phòng bé, tăm tối, bụi bặm. Căn phòng la liệt những mẫu vật từ quần áo, đồ dùng sinh hoạt, chõ đồ xôi, khung dệt cửi chật đến nỗi, phải khéo léo lắm mới lách người vào mà không va chạm phải mẫu vật.

    Chình ình ở giữa là một tủ kính khổng lồ, chứa tiêu bản của "cụ" rùa khổng lồ nổi tiếng năm nào. Thời điểm "cụ" bị đám người hỗn xằng bắt, trói nghiến, rồi đem đi diễu hành, chụp ảnh, thậm chí còn bị xé vé bán 200đ (số tiền khá giá trị năm 1993) để cho những con mắt tò mò thỏa thuê ngắm nghía. Sau đó "cụ" được đem về nuôi ở khách sạn Hòa Bình, nhưng chỉ khoảng mươi ngày "cụ" giã biệt thế gian.

    Thực tế không chỉ mình "cụ" rùa khổng lồ trên bị "vắn số", mà ở hồ Quỳnh Lâm tỉnh Hòa Bình, người dân đã từng bắt được đến 3 "cụ". Tôi tìm về xóm Mát (xã Dân Chủ, TP Hòa Bình) hỏi về chuyện bắt rùa năm nào. Những thanh niên xưa nay tóc đã muối tiêu hết thảy, nhưng sự kiện thuở trước vẫn vẹn nguyên trong họ. Anh Nguyễn Văn Nở 50 tuổi, chính là 1 trong 6 thanh niên bắt được cụ rùa và là đội trưởng của nhóm làm thuê năm ấy. Nở là dân gốc ở đây nên anh hiểu rõ hơn ai hết về hồ hay còn gọi là cái đầm Quỳnh Lâm thuở xưa nó như thế nào:

    Con rùa khổng lồ ở Bảo tàng Hòa Bình.

    "Hồ Quỳnh Lâm trước đây rộng lắm, đến gần trăm ha, dễ chiếm đến 1/3 thị xã Hòa Bình hồi ấy. Nước hồ còn thông ra cả sông Đà qua cái ngòi giờ là ngòi Ba Chạc. Mặt hồ toàn là cây lau, sậy to đùng, cao vút mọc chi chít, đến nỗi thuyền bè không đi nổi. Lòng hồ đầy trăn lớn, rắn độc, đỉa đói từng bầy, người yếu vía không ai dám bén mảng. Xưa kia ở hồ có rất nhiều chim kíp mỏ đỏ, chúng có thân mình đen đen như con cuốc, con gà đồng nhưng to hơn nhiều. Loài này có đặc tính ban đêm rất thích ra cắn ngang ngọn lúa non để ăn đòng, Hợp tác xã chúng tôi toàn phải cử thanh niên trai tráng cầm gậy, cầm xoong nồi ra ruộng lúa gần hồ Quỳnh Lâm để mà khua đuổi chim kíp, bảo vệ mùa màng".

    Lại nói về chuyện con rùa khổng lồ hay còn gọi là con giải, ở xóm Lau Nghĩa, thị xã Hòa Bình thời mới giải phóng miền Nam có người đã bắt được từ hồ Quỳnh Lâm con giải nặng đến 170kg. Thời ấy kinh tế chưa khá giả nên họ chẳng có ý thức bảo vệ loài vật quý hiếm đến thế, khi bắt được chỉ nghĩ sao cho chế biến... đủ món. Các nhà chức trách chưa kịp đến thì nhóm người này đã xả thịt, lột da cụ rùa để đem nấu cao toàn tính, chia năm xẻ bảy bồi bổ cơ thể hết.

    Khoảng mươi năm sau, ông Học làm nghề cắt tóc ở xóm Tân Lạc lúc đi câu vào mùa nước lớn cũng bắt được con giải nặng 84kg, nó được bán hay giết thịt đi đâu cũng không rõ. Ông Học giờ cũng đã di cư, lập nghiệp tận trong Nam nên câu chuyện về con giải ông bắt chẳng ai khai thác được thêm thông tin nào.

    Đến năm 1993, 6 thanh niên người Mường là Nguyễn Văn Nở, Nguyễn Văn Xứng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Văn Binh đi làm thuê cho ông Bàn ở xóm Lau Nghĩa. Anh Nở là tổ trưởng. Hồ Quỳnh Lâm lúc đó đã mất đi cái chất hoang sơ, mà bị người ta đem chia nhỏ, băm vụn cho nhiều hộ để cải tạo nuôi cá.

    Cụ thể công việc làm thuê của nhóm ông Nở là dùng cưa cắt lớp rễ sậy cả ngàn, cả vạn năm mọc ken dày hàng mét. Chúng dày đến nỗi không chỉ người mà trâu bò nhiều đoạn đi lại thoải mái trên mặt nước được.

    Anh Nở nhớ lại cái buổi chiều định mệnh ấy của cụ rùa: "Hôm đó mới cưa được một lớp cỏ, lưỡi đã bị cùn, tôi ra chợ Phương Lâm mua rũa về tới nơi đã chiều muộn. Mới tới nơi đã thấy anh em đang bàn tán xôn xao về một con ba ba to bằng vành nón ở trong hồ. Nó vừa nổi lên. Ba ba rất có giá, nếu mà to như cái vành nón thì bán được cả chỉ vàng chứ không ít.

    Tò mò, háo hức cả nhóm chúng tôi không ngủ mà thức trắng để rình bắt. Tầm 12h đêm nó nổi lên thật. Nước hồ lúc đó ngấp nghé tới ngực người lớn, anh Xứng một tay bấu rễ sậy, một tay sờ vào người con giải, bất ngờ nó quay lại ngoạm luôn vào hai ngón tay của anh, máu chảy đầm đìa phải ra trạm xá xã khâu. Sợ lắm nhưng chúng tôi vẫn rình tiếp. Khoảng 2h sáng, phát hiện con giải ngoi lên thở cái đầu lừng lững, đen sì to bằng cái phích nước, tôi bảo thằng Minh: "Đầu to như cái phích thì con giải ấy phải to như cái nong, cái nia, sao mày bảo nó chỉ to bằng cái nón?". Lúc sau nó nổi hết thân mình lên. To lắm, mấy cái chân đạp đạp nước bơi như vịt.

    Những người bắt rùa đang kể chuyện.

    Bởi lẽ hồ Quỳnh Lâm đã bị chia thành nhiều cái ao được be đắp bờ xung quanh. Đoạn hồ mà nhóm 6 thanh niên người Mường này được thuê làm cũng được đắp bờ cao, kiên cố nên con giải không thể thoát ra nổi. Bơi một chặp lâu, có lẽ đã thấm mệt, con giải nổi lên qua chỗ mặt nước đã dọn sạch rễ cỏ để thở. Anh Nở cầm chiếc cào ba răng khom lưng, lấy hết sức bình sinh của một thanh niên trai tráng đập mạnh vào lưng rùa khổng lồ, đau quá "cụ" lặn xuống rúc tít sát lớp bùn, nửa giờ sau mới nổi lên. Chỉ chờ có vậy, anh Minh cầm cái lao bắt cá phóng một nhát vào mai con giải nghe tiếng phập ngọt sớt. "Cụ" rùa khốn khổ hoảng hồn lại ngụp xuống, rúc vào đám cỏ, để lại những vệt máu đỏ loang trên mặt nước, cái lao cũng rời khỏi lưng, nổi bềnh trên mặt hồ.

    "Biết cụ rùa đã bị thương, chúng tôi quyết định liều lĩnh xáp tới, tránh phía đầu nó rồi hô nhau cùng luồn tay xuống dưới mai, cùng lật ngửa lên. Nó không di chuyển được, nhưng những cái chân có móng sắc nhọn đạp như ngựa đá ra tứ phía, cào vào gân bàn chân tôi tưởng đứt, máu chảy ròng ròng.

    Cố nhịn đau, tôi tháo sợi dây dù vẫn dùng để buộc cái dao vào người lúc đi nương (hầu như bao giờ con dao cũng được người Mường, người Dao đeo ngang hông, trừ lúc đi ngủ) chập đôi lại, buộc chéo chân trước chân sau của con giải rồi buộc vào cái lao, cắm chặt lên bờ để nó không chạy được. Chờ mặt trời ló lên, chúng tôi gọi công nông ra chở con giải về để ở sân nhà ông Việt trong xóm. Thấy đông người, nó nằm im, thò đầu, mắt to như cái chén.

    Chẳng biết ai mách mà có hai ông lãnh đạo của tỉnh khi đó biết tin, đánh xe đến bảo: “Con giải này là của quốc gia. Bà con cho chúng tôi nhận lại”, rồi sai người lật hết ghế sau của chiếc U-oát lên để lấy chỗ cho con giải nằm chở đi. Con giải cân được 121kg. Được tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng công bắt mà phải đi lấy làm ba đợt mới xong. Lúc đầu con giải được đem ra nhà sàn của bên thủy sản sau đó chuyển sang Công ty Du lịch tỉnh". Anh Nở kể tiếp.

    Anh Nguyễn Văn Binh, một thành viên khác kể: "Lúc đó tôi mới cắt cỏ xong tấm thứ nhất, đến tấm thứ hai lưỡi cưa nghe đánh cục, tưởng va vào đá. Tôi ấn tay xuống, thấy di chuyển, bụng thầm nghĩ là con ba ba rồi. Lúc nó cắn vào tay anh Xứng, chúng tôi đành đứng im bởi sợ động nó kéo cả anh Xứng xuống lòng hồ, hay đớp cụt luôn mấy ngón tay chứ chẳng chơi. Chừng 3 đến 4 phút, thấy nó từ từ há mồm, anh Xứng mới giật được tay ra, máu chảy be bét. Để bao vây, chúng tôi lấy cỏ đắp xung quanh con giải thành cái bờ ngăn lớn chẳng dè nó đè bẹp luôn, chui ra ngoài".

    Tôi cùng anh Nở đến nhà anh Quang - một thành viên đội 6 thanh niên bắt giải năm xưa. Anh Quang mới uống rượu ở đâu về mặt còn đỏ gay, nhưng khi nhắc đến chuyện bắt giải, mặt anh đã biến sắc, tay xua lia lịa: "Thôi chuyện cũ lâu rồi, tôi chẳng nhớ đâu. Các anh đi đi". Thấy thái độ lạ lùng của anh, lúc ra khỏi ngõ, tôi hỏi anh Nở mới hay hồi đó trong lúc rình con giải, anh Quang ngủ thiếp đi, bỗng con giải trồi dậy từ lòng hồ, thở phì hơi một cái hệt như con trâu mộng thở khiến anh Quang sợ mất vía nằm ốm ở nhà mất mấy tháng. Từ bấy không ai moi được bất kỳ thông tin gì chuyện bắt giải từ anh nữa.

    Binh nghe thế cũng chẹp miệng bảo tôi: "Con giải da như da trâu, đầu như đầu rắn, mắt như mắt lươn, móng như móng hổ, tay như tay gấu, trông hãi lắm, dăm ba con nhỏ chúng tôi vẫn bắt được thường xuyên. Xưa đánh vó, nơm vẫn bắt được những con to bằng khay đĩa. Chúng cũng hay bò lên bãi cát ở suối Cầu Tre đẻ, dân bắt được luôn. Con to đem thịt, con nhỏ buộc vào dây cho trẻ con chơi. Sau khi bắt con giải dân làng đồn là dễ bị sét đánh, hễ trời mưa trẻ con không dám lại gần chúng tôi vì sợ sét đánh lây. Có lần đang dắt trâu ngoài đồng, thấy cơn mưa, tôi sợ sét đánh quá nên bỏ cả trâu chạy lấy người cũng bởi nhớ lại lời đồn thiên lôi trả thù cho những kẻ bắt giải".

    Vợ anh Binh tiếp lời chồng: "Buổi tối hôm đó thấy chồng em về nhà lấy nơm, lấy lao bắt cá em nghĩ bụng các ông này đói ăn, mang mấy thứ đó đi bắt trộm cá. Đi cả đêm không thấy về, ai ngờ bắt được con giải to thế. Nó mới khỏe làm sao. Ông Bàn chủ ao thấy nó khát nước, mang cái chậu ra cho uống, nó đớp một cái vỡ tan, trên tay cầm mỗi nửa cái chậu, nước chảy lênh láng, sợ đến mất mật"...

    Nghe chuyện của người dân bắt rùa, thấy buồn, thấy tiếc cho số phận những "cụ" rùa không may thiệt phận. "Con cháu" của các "cụ" giờ ở nơi đâu...?!
  9. Chymthaigiam

    Chymthaigiam Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Nói bậy!Như loài người thì có tới 5 tỷ người,trong đó có vĩ nhân như phật Thích Ca,Anhxtanh ... nhưng cũng vô vàn mấy chú vớ vẩn như chú!Cũng như rùa thì cả đống,kể cả con giái gì đó của chú,nhưng cụ Rùa Hồ Gươm chỉ có một!Không tin chú thử ra Bờ Hồ ném đá vào cụ rùa đi.Đảm bảo chú bị đánh chết tại chỗ hay chí ít cũng bị vô khám vài ngày.Tin không?
    Nói vậy chú có hiểu không nhỉ?(Hay ví dụ như thế này:trong forum F319 cụt trym thì hầu hết,nhưng cụt trym kiểu như tớ thì chỉ có một!Hí hí! =)) )

  10. hadongsp

    hadongsp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Đã được thích:
    1
    Dân HN đúng là thiển cận, trong 4 con vật Long, Ly, QUy, Phượng thì 3 con kia là giống cao quý không chọn, con Rùa làm kiếp nô lệ thì lại lấy làm linh vật
    "Thương thay thân phận con rùa
    Ra đình đội Hạc vô chùa đội bia"
    Thảo nào HN mang tiếng thủ đô mà nhếch nhác bẩn thỉu, lộn xộn, dân HN đếch phát được để anh Thảo híp tận Bắc Ninh về cai trị nó phá nát HN chả ra cái gì, hố hố, không biết nhục mà phấn đâu mà cứ bảo thủ

Chia sẻ trang này