Nếu điện tăng ... nên mua gì?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 05/07/2013.

4724 người đang online, trong đó có 449 thành viên. 19:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 144606 lượt đọc và 998 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Có bác hỏi sao phân tích của BV giống bài phân tích TCM của em cách đây hơn 1 tháng quá vậy? Em cũng chả biết chắc tại TCM tốt nên góc nhìn giống nhau cả thôi.

    Theo yêu cầu em post lại nguyên văn phần em phân tích TCM:
    . Link: http://f319.com/home/1597128/page-68

    Đầu tiên giải mã hiện tượng TCM:

    Chắc nhiều bác trong room CLB HG còn nhớ khi em nói về TCM em nói hãy vào nó khi nó qua 7.2. Tại điểm 7.8 chính là lúc đánh dấu TCM sang trang mới. Từ đó TCM cứ lầm lũi đi lên 8 rồi 9 rồi 10 , 11, 12,13 ... và đúng như em nói ở 13 sẽ rung lắc. Ai chốt ở 13 thì chốt còn nếu không chốt cũng không sao vì nó sẽ lại lên tiếp 15.

    Khi nó qua 8 nhiều người nghi ngờ nhưng rồi mỗi ngày TCM lại mạnh thêm cả về giá và khối lượng. Cho đến khi nó vào vùng 12 nhiều người mới giật mình xem giao dịch của nước ngoài thì thấy nó kín room. Tại sao NN lại mua Cp cúa DN đang lỗ và nằm trong diện bị kiểm soát thế? Thật kỳ lạ đúng không?

    Hôm nay các TK đầu cơ lớn của VN đặc biệt ở đầu VND đã bán chốt lời và với quan điểm của em họ hoàn toàn có lý. Lãi thì bán cái này có gì phải nghĩ.

    Tuy nhiên nếu như thế thì chưa phải là TCM và chưa đáng để nói về ngành dệt và đại diện tiêu biểu là TCM.

    Như em nói ở phần thớt Có những điều chưa chắc chắn, bán được thì phải có người mua, vậy ai mua? Cặp mua/bán luôn đồng thời sinh ra và mất đi nên mới là câu chuyện kỳ này.

    Còn tiếp....

    Tiếp.... Ngành dệt với TCM.


    Đầu năm khi chúng ta còn hào hứng với việc dự đoán TTVN có lên không? có up trend không thì em lại quan sát TT dưới góc khác. Khi đó em mở thớt UT có hay không và cho rằng chả có UT nào hết, quý 1 năm 2013 kém hơn quý 4 năm 2012 thì UT cái gì?

    Tuy nhiên sóng từng mã vẫn có nhưng TT chung thì không.

    Sang quý 2 này cũng thế và em vẫn cho là chả có UT nào hết, sóng lần này là sóng tăng tín dụng và khi tăng tín dụng trong bối cảnh GDP quý 2 tiếp tục suy giảm thì sóng sẽ là sóng thổi bong bóng CK. Cái này em giải thích kỹ rồi và không nhắc lại chi tiết.

    Nhưng em tin chắc TT CK vẫn sẽ lên điểm mạnh trong tháng 6 vì sóng tín dụng và đúng kỳ review của các ETF Tây. Nói vậy vẫn chưa phải về TCM đúng không?

    Vậy các bác sẽ thắc mắc cái em quan sát nếu không phải những cái đó thì là cái gì?

    Vâng chả dông dài con tằm nó ăn lá dâu nữa mà em nói ngay: đấy chính là TPP. TPP mới là cái em quan tâm nhất và chính là nguyên nhân tại sao TCM mới là hiện tượng gần đây.

    TPP hay còn gọi là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership - TPP) chắc có người biết người không nhưng ai quan tâm thì sẽ biết ngay nó đã đến giai đoạn nào và đã đàm phán xong lĩnh vực nào.

    Sau khi WTO đã gần hết vai trò lịch sử bọn nó nghĩ ra 1 cái mới để tạo lợi thế mới nhằm dành ưu thế trong lĩnh vực kinh tế của mình đồng thời loại bỏ ưu thế của đối thủ. Đây chính là nguồn gốc sâu xa của TPP.

    .... Còn tiếp...

    Tiếp ....

    Nói về TPP thì rất dài dòng và không nên đi sâu vào TPP tại đây mà em chỉ nói ngắn và liên quan đến CK mà thôi nhé:

    Cái chúng ta cần quan tâm ngay là : phạm vi của TPP. Theo đó nó sẽ liên quan đến các nội dung chính là:

    - Cắt giảm thuế quan theo lộ trình từ 2006 đến 2015

    - Các vấn đề thương mại phi thuế quan như xuất xứ hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, chính sách cạnh tranh

    - Các vấn đề phi thương mại như hợp tác trong lĩnh vực môi trường, lao động

    Xu hướng chính đàm phán TPP bao gồm:

    - Thuế : Cắt giảm hầu hết các dòng thuế, thực hiện ngay hoặc thực hiện với lộ trình rất ngắn

    - Dịch vụ: Tăng mức độ mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính

    - Đầu tư: Tăng cường các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư

    - Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ

    - Bảo vệ tính mạng, sức khỏe: Tăng mức độ bảo vệ thông qua các quy định khắt khe hơn về vệ sinh dịch tễ và rào cản kỹ thuật; ( cái chống bán phá giá nó cài vào đây )

    - Cạnh tranh và mua sắm công: Tăng cường cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm công

    Các vấn đề lao động: đặc biệt là các vấn đề về quyền lập hội (công đoàn), quyền tập hợp và đàm phán chung của người lao động, quy định cấm sử dụng mọi hình thức lao động cưỡng bức, quy định cấm khai thác lao động trẻ em, quy định không phân biệt đối xử trong lực lượng lao động.

    Còn tiếp ...


    Tiếp....

    Đến lúc này TPP đã qua 16 vòng đàm phán, tuy có rất nhiều trở ngại nhưng so với hồi đàm phán vWTO thì chúng ta đều thấy tốc độ đàm phán nhanh hơn rất nhiều. Có rất nhiều điều đã chốt nhưng cũng có những điều tranh luận nảy lửa.

    Yếu tố mới nhất chính là Nhật thay đổi 180 độ và chính thức xin vào. Tất cả đều hoan nghênh Nhật vào và càng cho thấy các quốc gia liên quan tham gia sớm đều có lợi và được quyền mặc cả các nước về sau.

    Giờ là dệt may: em nói dệt may đầu tiên vì nó có TCM trong đó để minh họa và từ dệt may chúng ta suy ra các ngành Tây nó muốn mua khá đơn giản.

    Dệt may là lĩnh vực có thị trường và doanh thu khổng lồ mà tất cả các nước tham gia đều nhìn thấy rõ. Cái còn nhìn rõ hơn nữa là lần này không có Trung Quốc - con ngáo ộp mà không có quốc gia nào lại được. Chính vì dệt may trong WTO là TQ vươn lên thống lĩnh TT dệt may TG nên lần này sai lầm này không ai muốn lặp lại. Tất cả đều nhằm đến sao cho có lợi nhất về mình.

    Đương nhiên VN nổi lên là ứng cứ viên số 1 trong số các nước này cùng với Mexico.

    Nhưng bà đưa chân giò ông thò nập rượu nên nhượng bộ phần này sẽ đòi phần khác là hiển nhiên. Vậy là cuộc chiến về dệt may bắt đầu...

    Chúng ta chỉ chiếm chưa đến 3% của TT trong khối TPP có giá trị 280 tỷ trong đó Mỹ chiếm 100 tỷ $. Cơ hội cực lớn là đây.

    Còn tiếp ...

    Tiếp....

    TT dệt may khổng lồ hàng trăm tỷ $... ngành dệt lại là thế mạnh của VN và có doanh thu XK chính là ngành lớn nhất vượt cả dầu thô. 2 triệu công nhân doanh thu số 1 thì mọi sự đàm phán đều đổ dồn vào đây cả.

    Chúng ta biết rằng trong TPP thuế cho ngành dệt là 0% ( xin nhấn mạnh là 0% ) nên sẽ là cơ hội quá lớn không thể bỏ qua. Tuy nhiên ..... cái tuy nhiên cực kỳ quan trọng và là nguyên nhân gây sóng TCM hay sóng dệt nó nằm ở đây này.

    Để được miễn thuế thì tất nhiên phải có điều kiện. Vậy điều kiện trong dệt may trong TPP là gì để được miễn thuế nhập khẩu?

    Chúng ta từ nay trở đi sẽ sớm quen với khái niệm quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” thôi. Đây chính là mấu chốt và là điểm cài chính của Mỹ để TT dệt may Mỹ do ai kiểm soát. Cái TT mà như em nói ở trên có giá trị 100 tỷ $/năm.

    Cái khái niệm này hiểu nôm na như sau : quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” (yarn-forward) đối với hàng dệt may trong TPP (tức là một sản phẩm dệt may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP thì tất cả các nguyên liệu, bắt đầu từ sợi trở đi, phải được sản xuất tại các nước TPP).

    Ý kiến này do Mỹ nó đưa ra để đàm phán còn chúng ta thì muốn : áp dụng quy tắc xuất xứ “cắt và may” (“cut and sew”) trong TPP để cho phép hàng dệt may của Việt Nam có thể sử dụng các nguyên liệu từ những nước ngoài TPP mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP.

    Thông tin được tiết lộ cho biết :

    Việt Nam được cho là khá kiên quyết trong vấn đề này, và nếu Hoa Kỳ không nhượng bộ về vấn đề xuất xứ hàng dệt may, Việt Nam cũng sẽ không mở cửa cho Hoa Kỳ đối với nhiều loại hàng hóa khác. Điều này khiến cho ngành nông nghiệp của Hoa Kỳ lo lắng bởi trong số các nước TPP, Việt Nam là thị trường triển vọng nhất đối với nông sản của Hoa Kỳ.

    Vậy là có cuộc đi đêm liên tục giữa Mỹ và VN. Cuối cùng giải pháp đã có: Mỹ sẽ bán sợi cho VN và đồng thời mua luôn DN dệt của VN để đảm bảo sản phẩm dệt may của VN klhi XK vào TT Mỹ sẽ được miễn thuế.

    Vậy là rõ rồi... ai đã bán bông và sợi cho VN ( là Mỹ ) vì Mỹ là nước có mặt mạnh đặc biệt về bông và sợi.

    Các DN Mỹ cũng chính là DN đứng sau vụ mua các DN ngành dệt VN trong đó nổi ngay lên chính là TCM.

    TCM chúng ta biết nó kép kín quy trình của nó thế nào và tập khách hàng ra sao nên đây chính là đối tượng cần phải mua của Tây.

    TCM sẽ chính là DN chủ lực có thị phần ngành dệt rất lớn vì nó là DN đã hầu như đáp ứng hết các yêu cầu về miễn thuế theo quy tắc “từ sợi trở đi”

    Còn tiếp ...

    Tất nhiên khi những kẻ amater như em mà còn biết thì dân Pro nó biết từ lâu rồi nên mới có chuyện 1 nhóm NDT mua tới 32 tỷ TCM từ giá 7. Giờ lên là bán.

    Nhưng bán thì bán chứ Tây nó không bán vì nó nhìn thấy TT Mỹ là TT 100 tỷ trong it nhất 10 năm tới nên nó sẽ không bán và giữ luôn 49% TCM. Đó chính là đầu tư bên trong còn những người như chúng ta mua ở giá 9-10 và bán ở 13-15 và chuyển sang 1 mã nào đó khác gọi là đầu tư bên ngoài. Bán xong chốt lãi 1 lần và không còn thu lãi hàng năm nữa.

    Do vậy những DN thuộc ngành dệt có các yếu tố tương tự sẽ được gom mua.

    TNG thì hơi khác tuy là ngành dệt nhưng thị phần lại không ở trong TPP là chủ yếu nên độ hấp dẫn ít hơn.

    Nhưng tại sao TNG cũng vẫn là CP đáng để quan tâm?

    Vì lợi thế của TNG là giá CN rẻ và cũng có Thị phần XK. bây giờ chưa có nhiều Thị phần trong TPP nhưng không có nghĩa là không có khi nhìn ra.

    TPP là cơ hội chung chỉ có điều DN nào chuẩn bị sớm thì vào được sớm hơn mà thôi.
  2. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Bác PR cho bản việt đó à :)). Chúc mừng bác [r2)][r2)][r2)][r2)]
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Em đâu có PR làm gì vì em nhận định TCM từ khi nó mới 8.Đến 10.2 thì em vào toàn diện và trở thành mặt hàng chủ lực của em. Em vẫn giữ TCM và chưa bán cho dù BV có khuyến nghị hay không.

    Tuy nhiên thừa nhận BV là tổ chức lớn nên bản tin của nó có sức lan tỏa rất lớn nhất là đối với KH tổ chức còn em là NDT nhỏ lẻ chả có bất cứ tác động nào.
  4. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Vậy à. Em vào giá 7x ra giá 13. Vài lại 12.5 ra 13.8 rồi. Tuần trước định vào làm vòng 3 xong lại thôi bác ạ. Chờ điều chỉ em sẽ vào lại một ít. Năm nay TCM đúng là cổ phiếu của năm[r2)][r2)]
  5. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Tuần trước do lo ngại rủi do thị trường nên em k vào hàng hơi tiếc. LAS,TCM,KSB,SVC. BÁC có nhận định gì về thị trường k. Thông tin bát lợi cũng nhiều mà nó khá trơ. Em quan sát thấy cá cổ cơ bản cầu khá tốt. Khả năng uptrend sắp tới bác ạ. Bác cho ý kiến phản biện thị trường nhé[r2)][r2)]
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    =)) TCM tuy có hưởng lợi thế nhưng giá trị gia tăng cũng ko nhiều , TCM xuất xuất khẩu qua Mỹ chủ yếu mặc hàng áo thun cotton 100% thôi , các chủng loại sợi TCM sản xuất ra TT cũng ko đc đa dạng trong khi ngành này khâu lợi nhuận lớn lại nằm ở mặc hàng thời trang và điều này không có nghĩa là TCM có qui trình khép kín thì là giàu , đôi khi bọn gia công lại là những kẻ hốt bạc , cũng giống như bọn Đài Loan đang thuê cn của VN bọn này chỉ chuyên về gia công cho các hãng thời trang cho bọn Mỹ thôi nó có cái nhà máy nào đâu nhưng lương CN vẫn cao gấp rưỡi thậm chí gấp hai các xí nghiệp của ta ...hơn thế nữa khi VN vào qui chế TPP thì thằng TQ nó vác máy sang lập CTy hàng đống loại máy nào nó cũng có cả và cũng nhập bông trực tiếp từ Mỹ như vậy thì TCM chưa chắc đã là ngon ...tuy nhiên dù là ai thì CN may cũng sẽ dễ sống và cư dân TP sẽ bớt nhọc nhằng hơn ...ko riêng gì dệt may thủy sản cũng có thế mạnh nhất định do VN đang độc quyền XK con cá tra trên TG ....
  7. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Bác cũng đánh giá không chuẩn lắm và bỏ qua cơ hội rồi. Trên sàn sao không là gmc,tng mà lại là TCM???. Thủy sản ngon thật, xong vùng nuôi của ta làm chưa tốt. Chỉ cần vùng nuôi làm tốt thì thu tiền về nhiều lắm. Avf phát hành và đầu tư vùng nuôi vẫn còn thiếu tiền. Phải phát hành tiếp. Điều này cho thấy là kỹ thuật của ta còn kém. Lợi nhuận ngành may ổn định hơn, thanh toán cũng có lợi hơn. Vì thế năm nay dệt may ngon hơn thủy sản bác ạ:)>-
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    PX đã có hơn 20 năm trong nghề dệt may và chuyên sâu về dệt kim ....trước thì có ăn nhưng sau này thì hết ăn rồi , độc gác vốn cho chúng nó gối đầu thôi chán lắm , nhiều thằng giờ muốn lấy gốc ra cũng khó , khi xưa tôi thường thanh lí hàng tồn ở TCM nên ko lạ lắm
  9. maghilop63

    maghilop63 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    9.563
    -tôi luòi tìm kiếm và đáng giá cổ phiếu qua các tt vĩ mô như các bạn,
    chủ yếu nhìn vào quá khứ tình hình kinh doanh cua doảnh nghiệp
    đồng quan điểm vớ PX về TCM tôi đánh giá nó không cao về cơ bản
    nó như phitow: TCM có sưc cánh tranh kém, bị đối thủ cạnh tranh ngày càng lấn lướt
  10. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Khi có một cái gì mới, có điều kiện thuận lợi như TPP thì cũng phải có thời gian để test bác ạ. Cái này chính là sự kỳ vọng cao. Nên TCM mới được quan tâm đến thế. Hiện TNG cũng đang xây dựng thêm nhà máy mới mở rộng sản xuất. Em thấy một số mặt hàng quần áo của Việt Nam xuất hiện trong các siêu thị lớn ở Hàn như Homeplus, E-mart đều khá so với hàng trung quốc hay philipin. Vị thế ngành may mặc khá hơn rồi bác ạ. Chỉ tiếc là TCM lại dính vào BDS, lại lan man...

Chia sẻ trang này