Nếu điện tăng ... nên mua gì?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 05/07/2013.

4453 người đang online, trong đó có 402 thành viên. 23:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 144450 lượt đọc và 998 bài trả lời
  1. TTVNBK

    TTVNBK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Đã được thích:
    1.933
    Bác chuyên dệt kim ah, có gì cho em hỏi han tí về kỹ thuật nhé. Em chuyển từ nhuộm sang làm dệt kim dc 2 năm còn một số vấn đề cần học hỏi, Thực ra trong ngành DM này đủ lực làm về dệt, nhuộm rồi hoàn tất , may mặc thì ăn cũng khá nhưng tiền thì cần nhiều. Làm cái ngành Dệt này ôm mộng làm chủ nghe chừng cũng gian nan.
    Thằng TCM em cũng ko đánh giá cao, chẳng qua bọn Vinatex nó chưa cổ phần hóa nên những con ngon nhất thì chưa xuất hiện. Nếu thực sự có bàn tay giúp đỡ từ Mỹ thay đổi cơ bản về công nghệ sx đến quy mô thì chắc cũng ổn. TCM đang là "thằng vua của xứ mù" về DM trên sàn này thôi
  2. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Bác cho đánh giá về TNG nhé[};-
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Phân tích của bọn BV

    Dệt may Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ TPP

    Nếu Việt Nam gia nhập TPP, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như dệt may, thủy sản và đồ gỗ sẽ được miễn thuế khi xuất khẩu sang các nước thành viên của TPP. Chúng tôi xin xem xét tác động của TPP đối với bốn mặt hàng chính này.

    Hải sản và đồ gỗ: Các ngành này đã được miễn thuế khi xuất khẩu vào Mỹ. Vì vậy, việc tham gia TPP sẽ không có tác động đáng kể. TPP không bỏ thuế chống bán phá giá.

    Dệt may và giày dép: So với mức thuế bình quân hiện tại là 17,3%, ngành dệt may và giày dép sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định với thuế suất bằng 0%.

    Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Hầu hết sản phẩm dệt may được xuất khẩu sang Mỹ (55%), sau đó là EU (18%) và Nhật Bản (12%). Mỹ hiện đã là thành viên của TPP và Nhật Bản gần đây cũng tham gia hiệp định này.

    Năm 2012, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn thứ hai sang Mỹ, sau Trung Quốc. Nếu TPP được ký kết, điều này sẽ giúp Việt Nam giành được thị phần từ Trung Quốc, vốn không phải thành viên của TPP. Ngoài ra, Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 7,6% tổng nhu cầu may mặc của Mỹ. Vì vậy, xuất khẩu sang Mỹ vẫn còn khả năng tăng trưởng nếu Việt Nam có thể tận dụng tối đa mức thuế 0% trong đàm phán TPP và mở rộng hoạt động trên thị trường Mỹ.

    Việt Nam phải nhập khẩu gần 80% nguyên liệu dệt may (95% bông, 70% xơ và 50% sợi) để phục vụ sản xuất. Các nước cung cấp vải, sợi chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.

    “Quy tắc xuất xứ” và quy tắc “Từ sợi trở đi”

    Để được hưởng ưu đãi về thuế, Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu về “Quy tắc xuất xứ” quy định cụ thể về tỷ lệ nguyên liệu cho sản phẩm may mặc phải có nguồn gốc từ các nước thành viên của TPP. Quy tắc xuất xứ dựa trên quy trình sản xuất như sau:

    Hình 4: Quy trình sản xuất chính cho ngành may mặc và những sản phẩm liên quan

    Nguồn: VCSC tổng hợp

    Dưới đây là một số khác biệt chủ yếu theo quy tắc xuất xứ trong nghành may mặc:

    Từ xơ trở đi: Xơ phải do các nước thành viên của TPP sản xuất.

    Từ sợi trở đi: Xơ có thể được sản xuất tại bất kỳ quốc gia nào, nhưng việc sản xuất ra sợi và các công đoạn sau đó, bao gồm xe sợi/chỉ, dệt hay đan vải và tạo ra sản phẩm cuối cùng phải được thực hiện tại các nước thành viên của TPP.

    Từ vải trở đi: Xơ và sợi có thể được sản xuất từ bất kỳ quốc gia nào, nhưng vải phải được đan hoặc dệt tại các nước thành viên TPP.

    Cắt và May: Chỉ có công đoạn cắt và may phải được thực hiện tại các nước thành viên TPP.

    Dòng vốn FDI đầu tư vào dệt may tăng mạnh nhờ TPP

    Nếu quy tắc xuất xứ “Từ sợi trở đi” được áp dụng, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó có thể tận dụng tối đa ưu đãi về thuế của TTP. Tuy nhiên, điều này lại mở ra nhiều cơ hội để đầu tư vào ngành sản xuất nguyên liệu. Kể từ năm ngoái, nhiều nhà sản xuất xơ, sợi, vải và quần áo nước ngoài đã đến Việt Nam để đầu tư vào nguyên liệu đầu vào. Cụ thể là:

    Trong tháng 11/2012, gần 10 Tập đoàn dệt may quốc tế đã đề nghị thành lập liên doanh với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) hoặc các công ty con của Vinatex để sản xuất
    nguyên liệu dệt may trong nước.

    Cũng trong năm 2012, liên doanh dệt nhuộm đầu tiên của Việt Nam - CTCP Dệt nhuộm Thiên Nam - được thành lập. Đây là một liên doanh giữa Trung Quốc và Việt Nam. Liên doanh này sẽ phát triển một dự án sản xuất vải trị giá 24 triệu USD tại Nam Định.

    Texhong Textile Group, một trong những nhà cung cấp bông hàng đầu thế giới của Trung Quốc, đã đầu tư 300 triệu USD để xây dựng một nhà máy sợi tại Quảng Ninh trong năm nay.

    Nhà sản xuất quần áo TAL Group của Hồng Kông đã mở một nhà máy trị giá 40 triệu USD từ năm 2004. Tập đoàn này dự định sẽ đầu tư thêm 200 triệu USD để xây thêm nhà máy mới trong năm nay.

    Gần đây, ngày 05/05/2013, Công ty dệt may Hàn Quốc KyungBang đã khánh thành nhà máy sợi đầu tiên tại tỉnh Bình Dương, trị giá 140 triệu USD.

    Một khi các nhà máy này đi vào hoạt động, các công ty dệt may có thể tiếp cận nguồn nguyên liệu từ trong nước, đáp ứng quy tắc xuất xứ “Từ sợi trở đi”.

    Trong số các công ty đã niêm yết, công ty nào thỏa
    mãn yêu cầu của TPP?


    Chúng tôi cố gắng tìm kiến các công ty có khả năng đáp ứng nguyên tắc khắt khe của TPP.

    Đó là những công ty thỏa mãn những điều kiện sau (1) xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ và (2) thỏa mãn quy tắc xuất xứ “Từ sợi trở đi”.

    Trong tất cả các công ty niêm yết trên sàn (theo mã cổ phiếu: TCM, EVE, GIL, GMC, TNG, TET và NPS). Theo tiêu chí (1), chúng tôi loại trừ Công ty CP Everpia Việt Nam (EVE) vì Công ty này chủ yếu phục vụ thị trường trong nước.

    Theo tiêu chí (2), CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) là lựa chọn hàng đầu của chúng tôi vì công ty này có chuỗi sản xuất khép kín, nghĩa là TCM nhập bông và tự sản xuất sợi, dệt vải, nhuộm, may và xuất khẩu. Vì vậy, khả năng cao là TCM sẽ đáp ứng đủ yêu cầu “từ sợi trở đi” của Mỹ. Các công ty được niêm yết khác chỉ thuần túy “cắt và may”, nghĩa là phải nhập vải từ nước ngoài để sản xuất quần áo. Hiện tại vẫn chưa rõ ràng các nguyên liệu nhập khẩu này có đến từ các nước thành viên trong TPP hay không để được miễn giảm thuế xuất khẩu nhưng theo chúng tôi xác suất là rất thấp.


    Công ty Cổ phần Dệt may Thành Cong

    Doang số: Sản xuất và kinh doanh sợi, vải và các sản phẩm may mặc. 111 triệu USD (ước tính cho năm 2013)

    Lợi nhuận: 5 triệu USD (ước tính cho năm 2013)

    Thị trường: Xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản Bông chiếm 65% chi phí sản xuất

    Rủi ro: 100% bông được nhập khẩu

    Đối tác chiến lược: E-land (đối tác chiến lược), Nomura Trading, Calvin Klein, Lordman

    E-Land Asia Holdings - đối tác chiến lược và khách hàng lớn

    E-Land Asia Holdings là chuỗi cửa hàng bán lẻ thời trang khép kín lớn nhất Hàn Quốc. Đồng thời, E-land còn là cổ đông chiến lược lớn nhất của TCM với tỷ lệ sở hữu lên đến 43,3%. Ngoài E-Land, các cổ đông chính khác của TCM bao gồm Tập đoàn Dệt May Việt Nam (7,6%) và công ty chứng khoán VNDirect (7%). E-Land giữ 3 trong số 7 vị trí HĐQT và ông Lee Eun Hong, đại diện của E-land, là Tổng giám đốc hiện tại của TCM. E-land tập trung xây dựng qui trình khép kín từ khâu sản xuất đến phân phối sản phẩm cuối cùng. Hiện Công ty đang có mặt tại nhiều quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Anh, Việt Nam và Sri Lanka. Các đơn hàng của E-Land đem lại chiếm đến 20% doanh thu năm 2012 của TCM và dự kiến sang năm 2013 tỷ lệ này sẽ lên đến 30%.

    Luận điểm đầu tư

    TCM là một trong số ít các công ty được hưởng lợi nhờ TPP kể cả với quy tắc khắt khe “Từ sợi trở đi”.
    Giá bông đã giảm sau khi đạt mức cao kỷ lục, dự báo sẽ ở mức thấp do nguồn cung trên thị trường thế giới khá dồi dào.

    Công suất sản xuất sản phẩm may mặc và vải tăng gấp đôi. Triển vọng 2013 tích cực, PER 5,8 lần khá hấp dẫn.
    Quy trình sản xuất khép kín có thể đáp ứng yêu cầu “Từ sợi trở đi”


    Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) là một trong số các doanh nghiệp dệt may hàng đầu tại Việt Nam. TCM cũng là công ty dệt may duy nhất được niêm yết trên thị trường chứng khoán có chuỗi sản xuất khép kín từ bông ra sản phẩm may mặc. Hiện TCM đang mua bông từ Mỹ (55%), phần còn lại được nhập khẩu từ các nước châu Phi khác. TCM xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản, đều là các nước thành viên của TPP.

    Giá bông đã ổn định, dự kiến sẽ ở mức thấp do nguồn cung trên thị
    trường thế giới tăng.


    Biên lợi nhuận gộp và khả năng sinh lời của TCM phụ thuộc rất nhiều vào giá bông nhập khẩu chiếm phần lớn chi phí nguyên liệu. Trước đây, công ty mua 20% bông trên thị trường giao ngay và 80% còn lại trên thị trường giao sau.

    Mặc dù giá bông đã giảm 50% trong năm 2012, nhưng công ty đã ghi nhận khoảng lỗ đầu tiên 20 tỷ đồng từ việc mua bông giá cao theo hợp đồng tương lai trong năm 2011. Giá bông đã tăng mạnh trong năm 2011 nguyên nhân chính là do lũ lụt xảy ra tại các nước sản xuất bông.

    Đến cuối tháng 6 năm 2013, TCM đã sử dụng hết lượng tồn kho bông giá cao. Hiện tại, TCM đã thay đổi chiến lược mua hàng, chuyển sang mua khoảng 70% bông trên thị trường giao ngay thay vì mua ở thị trường giao sau do kỳ vọng giá bông sẽ ổn định khi nguồn cung trên thị trường thế giới còn dồi dào.

    Nâng công suất nhà máy dệt và may giúp tăng trưởng doanh thu

    Chuỗi sản xuất của Thành Công có 3 phân khúc chính và có tỷ suất lợi nhuận gộp tăng dần lên: sợi (tỷ suất lợi nhuận gộp: 9%), vải (16%) và may (22%). Hiện tại, TCM sản xuất được 21.000 tấn sợi/năm. Trước năm 2013, công ty chỉ sử dụng khoảng 35% tổng số lượng sợi để sản xuất 7 triệu met vải/năm. TCM hiện đã nâng công suất nhà máy dệt lên 10 triệu met vải/năm. Hiện tại, TCM đang tìm mua một nhà máy may khác nhằm tăng công suất nhà máy hiện tại đang có khoảng 4.300 công nhân với tổng công suất 15 triệu sản phẩm/năm. Theo tính toán của chúng tôi, nếu TCM muốn sử dụng 100% công suất nhà máy sợi cho việc sản xuất ra sản phẩm cuối, TCM sẽ phải tăng gấp đôi công suất hiện tại của nhà máy dệt và nhà máy may.


    2013 - Lợi nhuận tốt và định giá rẻ trên P/E 5.8x

    Chỉ tính riêng trong Quý 1, TCM đã đạt 22,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Ban quản trị của TCM cũng tiết lộ rằng công ty sẽ đạt khoảng 32-35 tỷ lợi nhuận sau thuế trong quý 2. Như vậy, sáu tháng đầu năm 2013, lợi nhuận sau thuế của TCM đạt khoảng 58 tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch cả năm.

    Kết quả kinh doanh quý 1 khá ấn tượng, nhưng ban quản trị của TCM cho rằng kết quả này thấp hơn kỳ vọng của họ do Ngân hàng Nhà nước quyết định phá giá tiền đồng trong tháng 6 làm chi phí tài chính của họ tăng mạnh. TCM có khoảng 40 triệu USD vay ngắn hạn và dài hạn, việc phá giá 1% sẽ làm lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ tăng lên 400.000 USD, tương đương 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn kỳ vọng lợi nhuận Công ty sẽ đạt 110 tỷ đồng trong năm 2013, cao hơn so với kế hoạch ban đầu là 90 tỷ đồng của TCM. Cũng theo TCM, Công ty đã nhận đủ đơn hàng cho đến hết tháng 10 và quý 4 là mùa cao điểm nên ước tính của chúng tôi vẫn còn khá thận trọng. Chúng tôi dự báo EPS trong năm 2013 là 2.466 đồng/cổ phiếu, TCM đang giao dịch tại mức PER là 5.8x.
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    =)) nhuộm thì nhục còn ác hơn , nghề nhúng nước sôi lấy tiền khi xưa mặc dù đốt lò bằng củi , than đen ngòm lò thủ công chạy dưới 100 kg hóa chất của Đức , Mỹ giá đều trên 1triệu một kg nhưng dễ kiếm sau này lò này lò kia chảo từ 150 -240 kg chạy dầu ...thì khó kiếm ăn hơn vì giá quá bèo có lúc kéo xuống 2500VND/1kg sau này bật lên 4000-5000 nhưng vẫn có chỗ giá chỉ 3500 VND/1kg thôi , nhưng cái khổ nhất của ngành nhuộm chính là khoản xử lí nước thải , họ chạy ko khác vịt từ nội đô TP ra vùng ven , ngụy trang đủ kiểu ....khi xưa hàng nhiều đóng đi Bắc , Nga thì còn có ăn giờ làm ăn cỏn con chi phí lại giàn chải thì sao có ăn ....dệt kim thì cần vốn lớn máy móc đa dạng như thê mới có cửa kiếm thêm từ hàng gia công nó nhẹ nhàng hơn dệt thoi nhiều vào khu này có khác gì vào vùng chiến sự vừa bụi vừa ồn , dệt nước nhẹ nhàng hơn nhưng khâu mắc sợi đánh lõi cũng lắm công phu ....
    TCM hiện trên tt nội địa mặc hàng sợi PE 30 , 40 của nó bán khá chạy do giá mềm và khá linh hoạt về giá nên cạnh tranh được với hàng Đài loan ...
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    =)) bác thấy thì ăn thua gì cái quan trọng là người khác thấy có thế thì cánh người mẫu như Ngọc trinh ....mới có tiền tỷ để tậu xế hộp túi sách đắt tiền chứ , xem tí bộ cánh của cựu đại xứ du lich VN nhá

    http://www.google.com.vn/search?q=đ...3C4v8iQe12YGoBA&ved=0CF0QsAQ&biw=1024&bih=596
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Tóm lại chọn đúng mã nhưng kỹ năng giao dịch kém, phân bố nguồn lực không đúng cách vẫn chết như thường.
  7. hungvsl

    hungvsl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    379
    Các giải pháp điều hành CSTT, tín dụng, hoạt động ngân hàng trong nửa cuối năm 2013

    NHNN vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN. Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ở mức 12%.

    Theo đó, Hệ thống ngân hàng tiếp tục triển khai và tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo chỉ dạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NỌ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, các Nghị quyết họp phiên thường kỳ cua Chính phủ, Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013, chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013 và các văn bản có liên quan.
    Các tổ chức tín dụng (bao gồm tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài) sẽ phải thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động vốn, chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản, đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng đối với nền kinh tế, các nhu cầu thanh toán trong những tháng cuối năm 2013.
    Thứ 2, thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ở mức 12% theo định hướng đề ra từ đầu năm nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường và góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ớ mức hợp lý; tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn hệ thống.
    Thứ 3, các ngân hàng thương mại nhà nước tổ chức triển khai kịp thời và có hiệu quá về việc cho vay nhà ở. Chú trọng công tác hướng dẫn, giải thích chính sách để người dân hiểu đầy đủ và thực hiện đúng quy định; tổng hợp, phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Vụ Tín dụng) để xem xét, xử lý.
    Thứ 4, tăng cường công tác thẩm định, giám sát vốn vay đế đảm bảo vốn vay được sứ dụng đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng; kiểm tra, kiểm toán nội bộ về chất lượng tín dụng, kịp thời phát hiện khách hàng có biểu hiện khó khăn trả nợ đế có biện pháp xử lý phù hợp.
    Thứ 5, trên cơ sở định hướng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, xem xét ấn định lãi suất huy động theo kỳ hạn hợp lý để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường và cải thiện cơ cấu nguồn vốn.
    Cuối cùng, chấp hành nghiêm túc các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định khác của pháp luật về mua bán ngoại tệ, niêm yết tỷ giá, quản lý ngoại hối để ốn định thị trường ngoại hối và tỷ giá; thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định khác của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, về chấm dứt huy động, cho vay vốn bằng vàng, tất toán số dư huy động vốn bằng vàng; xây dựng, triển khai lộ trình tất toán số đã cho vay vốn bằng vàng; thực hiện giữ hộ vàng theo đúng quy định, niêm yết công khai phí dịch vụ quán lý, bảo quản, giừ hộ vàng; phải đảm bảo đủ điều kiện, cơ sở vật chât khi thực hiện nghiệp vụ quản lý, bảo quản, giữ hộ vàng; không trả lãi, lợi tức, phí và các hình thức khác cho khách hàng; hạch toán đúng tính chất tài khoản giữ hộ vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và không sử dụng vàng giữ hộ đế cầm cố, thế chấp và ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại tố chức tín dụng khác.
    Đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các tố chức tín dụng có khả năng mở rộng tín dụng trên cơ sở nguồn vốn lành mạnh, vững chắc, trong đó tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, đảm bảo chất lượng tín dụng.
    Điều hành tý giá linh hoạt, đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam; thực hiện các biện pháp đồng bộ đế cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước và ổn định thị trường ngoại hổi. Thanh tra, kiếm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng; tất toán số dư huy động vốn bằng vàng; triến khai lộ trình tất toán số dư cho vay vốn bằng vàng và hoạt động giữ hộ vàng của các tố chức tín dụng; kiên quyết xử lý nghiêm các to chức tín dụng không chấp hành đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
    Tổ chức triển khai quyết liệt và có hiệu quả kế hoạch thanh tra năm 2013 nhằm góp phần hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu các tố chức tín dụng và bảo đảm an toàn của hệ thống các tố chức tín dụng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường tiền tệ, hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh vàng; kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động và tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng nhằm phát hiện kịp thời những rủi ro, vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
    Tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ kế hoạch cơ cấu lại các tổ chức tín dụng năm 2013, đồng thời giám sát chặt chẽ các tổ chức tín dụng yếu kém, xây dựng và triển khai thực hiện các phương án tái cơ cấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tích cực triển khai việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm hỗ trợ cho quá trình tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng, tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, lành mạnh.
    Chỉ thị số 03/CT-NHNN
  8. giakimtu

    giakimtu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Đã được thích:
    125
    Hôm nay là ngày giao dịch ko hưởng quyền của TCM đúng ko các bác. Vậy mà em ko để ý bán mất 2/3 TCM rồi.
  9. TranNguyen07

    TranNguyen07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    359
    Nay mà bán thì vẫn được hưởng quyền mà.
  10. WhiteDylan

    WhiteDylan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2010
    Đã được thích:
    72
    Bác nào bán TCM xong thì qua con S74 làm một tí.

Chia sẻ trang này