Nếu điện tăng ... nên mua gì?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 05/07/2013.

5865 người đang online, trong đó có 654 thành viên. 17:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 144436 lượt đọc và 998 bài trả lời
  1. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Đã Full tiền 1 tuần rồi. Ngồi câu cá đợi cắn câu hơi lâu đây [r2)][r2)][r2)][r2)]
  2. gloomboom

    gloomboom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2012
    Đã được thích:
    115


    Tớ thích tháng Mười hơn :))
    TPP này, Kết quả quý 3 này...[r2)]
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Tăng giá điện: “Chúng ta không có lựa chọn” ===> Các bác đọc kỹ đi rồi em sẽ giải thích. Không phải chờ lâu, cầu được ước thấy ngay nhá !


    Đó là khẳng định của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trước câu hỏi của báo giới về việc liệu có điều chỉnh tăng giá điện trong thời gian tới.

    Theo Bộ trưởng Đam, chúng ta có một loạt giá đang tiến dần đến cơ chế thị trường, trong đó quan trọng là giá điện. Chủ trương chung của Đảng, Nhà nước là nhất quán giá thành tiến tới theo cơ chế thị trường.

    Riêng với giá điện, một trong những đầu vào của giá điện là than, thì giá than bán cho điện hiện nay thấp hơn than bán cho xã hội và các ngành khác, nên xảy ra tình trạng buôn lậu than bán cho nước ngoài.

    Nhưng theo Bộ trưởng Đam, hệ lụy thứ hai quan trọng hơn, đó là nếu giá điện của Việt Nam thấp, thì tất cả dự án đầu tư sẽ không thiên về đầu tư công nghệ để tiết kiệm điện, như vậy dẫn đến chúng ta sẽ có nền sản xuất lạc hậu. Ngân sách nhà nước không thể đầu tư mãi vào điện, nên cần phải kêu gọi đầu tư từ xã hội, nhưng giá điện thấp quá thì đầu tư không có lãi, nên sẽ không thu hút được đầu tư.

    Về câu chuyện điều chỉnh giá điện, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, có hai vấn đề. Thứ nhất, người dân Việt Nam có thu nhập thấp và nếu cái gì cũng tính theo giá quốc tế thì sẽ rất khó khăn.

    Nhưng trong các yếu tố để làm ra điện, ngoài thủy điện thì các phần còn lại phải mua theo giá quốc tế như điện chạy bằng khí thì máy móc, giá khí cũng theo giá quốc tế. Ngay cả tới đây điện gió, điện năng lượng mặt trời thì giá máy móc cũng theo giá quốc tế. Nên theo Bộ trưởng Đam, chúng ta không có lựa chọn.

    Do đó, thay vì hỗ trợ chung cho điện thì nhà nước sẽ chú trọng vào hỗ trợ cho người dân. Ví dụ, mỗi hộ dân, nhất là người nghèo được bao cấp một số điện nhất định. Chính phủ khẳng định sau này khi điều hành giá điện, sẽ có chính sách hỗ trợ người tiêu dùng có thu nhập thấp, người nghèo.

    Điểm thứ hai, nếu tăng ngay giá điện đầu vào thì dẫn đến sức cạnh tranh hao hụt. Đây là cái giá phải trả. Điều đó lý giải tại sao nhiều năm nay, chúng ta không thể điều chỉnh ngay một lúc mà phải theo lộ trình.

    Ngoài ra, nếu điều chỉnh giá điện hay loại giá nào đó như giá dịch vụ y tế thì điều hành phải khéo léo theo yếu tố tâm lý của thị trường.

    Vì vậy, Chính phủ cân nhắc và đề ra lộ trình, đồng thời khẳng định chủ trương của Đảng, Nhà nước, nếu được tuyên truyền giải thích đến nơi đến chốn thì sẽ có được sự đồng tình của nhân dân.

    Cũng theo Bộ trưởng Đam, chúng ta tiến tới cơ chế thị trường kèm theo điều kiện hỗ trợ cho người dân, nhất là người thu nhập thấp và người nghèo. Khuyến khích các doanh nghiệp không chỉ bằng lời nói mà bằng cơ chế tài chính, chính sách thuế cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, để đầu tư vào công nghệ hiện đại và tiết kiệm năng lượng hơn.

    “Phương án lộ trình tăng giá điện đã được Chính phủ bàn nhiều năm nay. Còn lộ trình tăng cụ thể như thế nào phải căn cứ vào nhiều yếu tố. Rút kinh nghiệm lần trước, Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Điện lực phải có kế hoạch tuyên truyền để giải thích, lấy ý kiến phản hồi của cộng đồng để có điều chỉnh cần thiết về biện pháp cụ thể khi tăng giá điện”, Bộ trưởng Đam nói.
  4. long0909

    long0909 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2013
    Đã được thích:
    183
    Các mã vsc,las,tcm,fcn mình giữ lại 30% tài khoản được không anh khongquen 25. Thanks anh nhiều lắm
  5. gloomboom

    gloomboom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2012
    Đã được thích:
    115
    Tại sao không phải là đối tác chiến lược?

    Cho đến trước khi tuyên bố chung giữa Tổng thống Obama và ************* Trương Tấn Sang được công bố, dư luận rộng rãi thường cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ nâng cấp quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược, lần đầu tiên được đề xuất bởi Ngoại trưởng Hillary Clinton trong chuyến thăm Hà Nội hồi năm 2010.

    Tại Đối thoại Shangri-La vừa qua, Thủ tướng *************** đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng Việt Nam sẽ tìm kiếm đối tác chiến lược với tất cả các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Vì Việt Nam đã ký đối tác chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh, điều đó có nghĩa rằng ưu tiên còn lại sẽ được đặt vào việc thiết lập đối tác chiến lược với Pháp và Hoa Kỳ.

    Tuy nhiên, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có những cách hiểu khác nhau về nội hàm của “đối tác chiến lược”. Hoa Kỳ thì đặt trọng tâm nhiều hơn vào hợp tác an ninh và quốc phòng trong ý nghĩa của một đối tác chiến lược. Trên thực tế thì Việt Nam lần đầu tiên được Hoa Kỳ nhìn nhận như một đối tác chiến lược tiềm năng trong bản Tổng kết Quốc phòng Quý IV năm 2010.

    Trong khi đó, Việt Nam thì đã đàm phán và ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược với 10 quốc gia. Đối với Việt Nam, thuật ngữ “đối tác chiến lược” là một khái niệm chính trị dùng để định danh những quốc gia mà Việt Nam đã phát triển các mối quan hệ song phương toàn diện và là những nước mà Việt Nam nhìn nhận đặc biệt quan trọng đối với lợi ích quốc gia. Các đối tác chiến lược của Việt Nam thường được thể hiện dưới các tuyên bố chính thức dù hình thức và nội dung thì khác nhau đối với từng nước. Về mặt tổng thể, các thỏa thuận đối tác chiến lược xác lập một cơ chế chung ở cấp cao để giám sát quá trình triển khai và thường đi kèm với một Kế hoạch Hành động trong nhiều năm, chỉ rõ mục tiêu trong từng lĩnh vực của thỏa thuận như chính trị-ngoại giao, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng, vv..vv

    Có nhiều lý do có thể lý giải cho việc sau cùng hai bên đã chọn “đối tác toàn diện” thay vì “đối tác chiến lược”. Một nguyên do chủ yếu có lẽ là bởi các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về đối tác chiến lược đã lâm vào bế tắc từ cuối năm 2011 do hai bên có nhiều bất đồng xung quanh vấn đề nhân quyền. Các quan chức Mỹ kể từ đó đã gắn chủ đề này với những tiến bộ trong đàm phán TPP và hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền.

    Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Singapore và Indonesia. Dường như, phía Hoa Kỳ nhận định rằng quan hệ với Việt Nam cần được phát triển ở một tầm mức sâu rộng hơn nữa trước khi có thể được định danh là một đối tác chiến lược. Về phần mình, Việt Nam, nước đã thúc đẩy đối tác chiến lược với các nước lớn, dường như cũng có sự cân nhắc về việc liệu hợp tác an ninh và quốc phòng chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ có bị xem là liên minh với nước này hay không. Trong khi đó, các quan chức của cả hai bên chỉ có hai tuần để chuẩn bị cho chuyến thăm của ************* Trương Tấn Sang. Nói cách khác, cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có lợi ích của mình khi tránh không thúc đẩy mọi việc một cách quá nhanh.

    Vậy đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ có nên được nhìn nhận như đối tác chiến lược dưới một tên gọi khác? Tiền lệ là đối tác toàn diện của Việt Nam với Australia. Australia và Việt Nam đã lựa chọn nâng câp quan hệ song phương lên đối tác toàn diện, thay vì đối tác chiến lược như ban đầu do phản đối của Thủ tướng Kevin Rudd khi ông này lên nắm quyền thay bà Juliard. Tuy nhiên, thỏa thuận đó còn đi kèm với một Kế hoạch hành động và một cơ chế hỗn hợp để giám sát triển khai – giống như những thỏa thuận đối tác chiến lược mà Việt Nam đã ký kết với các nước khác.

    Trong khi đó, đối tác toàn diện Việt Nam Hoa Kỳ lại là một tiến trình còn đang khai phá. Hầu hết các mục trong chín điểm của tuyên bố chung chỉ là sự lặp lại những lĩnh vực hợp tác vốn đang được triển khai. Tuyên bố chung chỉ củng cố thêm vai trò của những cơ chế song phương hiện tại trong một số lĩnh vực (Hội đồng Thỏa thuận Thương mại và Đầu tư; Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Khoa học và Công nghệ; Đối thoại Chính sách Quốc phòng; Đối thoại Chính trị - An ninh – Quốc phòng). Tuy vậy, Đối tác Toàn diện thực sự đã thiết lập một cơ chế đối thoại chính trị - ngoại giao mới ở cấp bộ trưởng.

    Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ không đề cập gì đến Kế hoạch Hành động hay một cơ chế cấp cao để điều phối chín lĩnh vực được nêu tên trong Tuyên bố chung. Thay vào đó, Tuyên bố chung ghi nhận rằng các cơ chế hợp tác mới sẽ được xây dựng trong từng lĩnh vực.

    Tựu trung lại, cuộc thảo luận cấp cao Việt Nam – Hoa Kỳ chủ yếu thúc đẩy hợp tác song phương trong các chủ đề thương mại và kinh tế, trong đó có cam kết hoàn tất thỏa thuận TPP và thiết lập đối thoại thường kỳ giữa Ngoại trưởng hai nước. Tuy nhiên, hợp tác trong các lĩnh vực khác đa phần vẫn tiếp tục trên những quỹ đạo hiện tại. Bởi vậy, Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ chủ yếu là một thỏa thuận mô tả những tiến bộ từng bước trên một loạt lĩnh vực. Thỏa thuận ấy khác với các thỏa thuận đối tác chiến lược chính thức khác của Việt Nam và hiện tại cũng chưa có tầm nhìn chiến lược như của thỏa thuận đối tác toàn diện mà Việt Nam đã thiết lập với Úc.

    • GS Carl Thayer(Học viện Quốc phòng Australia)
  6. chienbinhTECA

    chienbinhTECA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Đã được thích:
    555
    Khả năng cao là sáng mai sẽ ra tin tăng giá điện.
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Hehe.... em đã nói đến thế mà bác còn chưa biết sao. Chẳng qua tránh vụ cầm đèn chạy trước ô tô nên em chỉ thông báo nội bộ.

    Hôm nay lúc 8h30 sáng em nhận được tin nên mới khuyến nghị hạ Cp xuống thấp và mua BTP.

    Đến giờ này thì ai chả biết.
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Giá điện tăng 5%. Link: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/thi-truong/gia-dien-tang-5-2858290.html

    Từ ngày 1/8, giá điện bán lẻ bình quân sẽ là 1.508,85 đồng mỗi kWh, tăng 71,85 đồng so với hiện hành, theo thông cáo phát đi cuối ngày 31/7 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

    Giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. EVN lý giải việc điều chỉnh này nhằm bù đắp một phần chi phí phát điện tăng lên do tăng giá than và tăng giá khí. Giá than bán cho điện từ ngày 20/4 đã 37 – 41% tùy từng loại.

    Lần điều chỉnh giá bán điện này không có sự thay đổi về đối tượng áp giá, cơ cấu biểu giá mà chỉ điều chỉnh mức giá đối với các đối tượng ngoài trợ cấp. Mức giá bán điện sinh hoạt bậc thang từ 0 đến 50 kWh áp dụng cho hộ nghèo và thu nhập thấp không thay đổi.
  9. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Cũng không phải ngẫu nhiên sáng nay nhiều lúc cả thị trường đỏ lòm mà BTP chỉ quanh tham chiếu và đỏ nhẹ.[:D]
  10. ditruocmotbuoc

    ditruocmotbuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2010
    Đã được thích:
    18.851
    BTP chuẩn bị ăn 11 % tiền

    Khả năng chị Thanh sẽ hoàn tất bộ sưu tập điện bằng mảng nhiệt điện chạy khí

Chia sẻ trang này