Nếu điện tăng ... nên mua gì?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 05/07/2013.

2746 người đang online, trong đó có 34 thành viên. 03:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 144404 lượt đọc và 998 bài trả lời
  1. chienbinhTECA

    chienbinhTECA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Đã được thích:
    555
    SD5 quả này mà ra ngày chốt nữa thì chết dở
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Em post rồi. Ở trang trước đó bác.

    Tất nhiên em phải biết rõ nó có ngày nào mới chiến SD5 chứ.

    SD5 chia tách xong lại như FCN.

    Năm nay em chiến chỉ em mã chủ lực: TCM, SD5 và FCN mà.

    Mỗi con 100% giá trị là quá ổn rồi.

    Mua PVD, VNM, FPT làm nền để dùng margin thôi. 3 con này đều lên giá và trong danh mục cho vay 100% giá trị nên em mua vừa để có lãi vừa để làm nền đánh đông dẹp bắc bác ạh.

    Không ai lại mua mấy con lởm lại dùng MG cả. Nhất định phải mua 60-80% danh mục những con lớn nhất để từ đó mới làm căn cứ chinh phạt được.
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    2 hôm nay có bác than khóc với em vì bị call MG. Em rất lạ và hỏi là ai sao lại than khóc với em, em không phải là Bụt.

    Hóa ra bác ấy dùng full MG nhưng lại full MG hàng lởm nên khi nó giảm liên tục nên bị call MG.

    Bác này sai cực kỳ cơ bản trong cách dùng MG. Đúng ra hãy chọn con có trong danh mục cho vay 100% giá trị mà mua đã. VD như em nói ở trên hãy chọn PVD và VNM.

    Sau khi mua xong thì lại thế chấp VNM vay ra và mới bắt đầu mua các mã đánh lướt hay đầu tư khác.

    Cách này gần như là tài sản bảo đảm của mình luôn an toàn. Hậu phương lớn vững chắc mới tính chuyện đánh đông dẹp bắc chứ dùng toàn hàng lởm đánh MG thì chết cũng không oan uổng gì.

    Ai chả tham giàu nhưng càng tham càng cần có phương pháp khoa học. Rất tiếc là em chả giúp được khi vào thế này rồi.
  4. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.537
    Chúc mừng anh, SD5 lên khá mạnh.

    [r2)]
  5. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.537

    FULL MG mà vào con HAR thì đốt nhà rồi [:D]
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Không phải HAR mà là bộ 5 của room BB. Nhưng vẫn chết !
  7. night.storm.01

    night.storm.01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    11
    cuối tuần ko thấy bác chém gì cả, tuần này dự SD5 công bố chính thức ngày chia thưởng chứ bác?
  8. hungvsl

    hungvsl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    379
    TPP- Ngành dệt may sẽ trọn kỳ vọng nếu Hoa Kỳ “gật đầu”?








    [​IMG]
    Dù cho đàm phán TPP với Hoa Kỳ về dệt may thành công, ngành dệt may của Việt Nam cũng khó đạt trọn kỳ vọng về tăng trưởng cho các DN Việt và nguy cơ bị “đánh bật” ra khỏi cuộc chơi luôn thường trực.

    Phiên đàm phán lần thứ 19 của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 8/2013 tại Brunei. Hoa Kỳ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 thành viên tham gia đàm phán TPP, đây cũng được xem là đối tác “khó” đàm phán nhất đặc biệt trong vấn đề liên quan đến ngành dệt may.
    Dòng sự kiện: TPP-Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương


    Về tổng quát, hàng dệt may từ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đang chịu thuế suất bình quân hơn 17%, cao nhất lên đến 32%. Hiện kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 18,5% trong vòng 4 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 đạt 7,9 tỷ USD; trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm 50,5%. Tại Hoa Kỳ, Việt Nam đang là nhà cung cấp hàng dệt may xếp vị trí số 2, với tỷ trọng khoảng 8%, sau Trung Quốc.
    [​IMG]
    Nguồn số liệu Văn phòng Dệt may và May mặc thuộc Cục thương mại quốc tế, Bộ thương mại Hoa Kỳ. N 2013* được tính trên số liệu 12 tháng - từ tháng 7/2012 - 6/2013.

    Trong 10 năm, thị phần hàng dệt may của Việt Nam đã tăng từ 3% lên 8% tại thị trường hàng dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ.

    Do đó, nếu gia nhập vào TPP chính thức các doanh nghiệp dệt may có thể kỳ vọng mức thuế áp là 0% hay thấp hơn mức hiện tại, qua đó thúc đẩy sự phát triển của ngành.

    Tuy nhiên, ngành dệt may của Việt Nam sẽ không dễ có được “vị ngọt” từ xứ sở cờ hoa khi Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận và tham gia vào TPP. Bởi:

    (i) Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa trong khuôn khổ TPP, các sản phẩm xuất khẩu của các nước thành viên phải có xuất xứ từ các thành viên khối TPP mới được hưởng ưu đãi về thuế.

    Trong khi đó, ngành dệt may Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu từ các nước bên ngoài TPP, như Trung Quốc, Hàn Quốc, để gia công hàng xuất khẩu. Nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế khi nhập vào thị trường Hoa Kỳ.
    [​IMG]
    Nguồn số liệu Hải Quan Việt Nam

    (ii) Hiện Việt Nam đang tham gia chuỗi cung ứng dệt may thế giới chỉ ở khâu cắt may (CMT), làm hàng gia công. Đây là công đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất của chuỗi – tỷ lệ giá trị gia tăng sau cân đối xuất nhập khẩu hàng dệt may chỉ đạt 46,2-49,5%.

    Hàng năm Việt Nam có sản xuất bông và sợi dệt, nhưng lại không thể đáp ứng được yêu cầu để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng này (hơn 50% lượng sợi sản xuất phải xuất khẩu).
    [​IMG]
    Chuỗi giá trị ngành đơn giản

    Do vậy, nếu thuế suất xuất khẩu vào Hoa Kỳ là 0% với giả thiết Hoa Kỳ chấp thuận điều kiện sản phẩm được áp thuế tính từ khâu “cắt may” thì lợi ích Việt Nam đạt được là sản lượng xuất khẩu tăng, hàm lượng giá trị gia tăng ngành vẫn khó cải thiện được.

    Trong trường hợp Việt Nam có thể trực tiếp hay gián tiếp phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ để tham gia công đoạn sản xuất khép kín từ trồng bông, xơ, kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất vải, may sản phẩm thì khả năng tham gia và hưởng lợi từ TPP cao hơn là khó đạt được. Đó là chưa kể đến khả năng cạnh tranh với nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Hoa Kỳ - đất nước sản xuất bông sợi lớn nhất thế giới.

    Bởi chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới là chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất, mua hàng tham gia trong từng công đoạn của chuỗi được xác lập và tương đối ổn định. Vì vậy, không dễ để các nhà sản xuất/mua hàng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ những nước không nằm trong TPP dịch chuyển về những nước nằm trong TPP.

    Cuối cùng, nguy cơ người hưởng lợi trực tiếp và lớn nhất nếu đàm phán TPP với Hoa Kỳ về dệt may thành công sẽ không phải là các doanh nghiệp Việt Nam và Việt Nam sẽ là “đại xưởng” sản xuất hàng may mặc cho Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

    Trung Quốc hiện là nước có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ dẫn đầu, tỷ trọng 40% giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ, đã tăng hơn gấp đôi thị phần trong vòng 10 năm. Vì vậy, Trung Quốc có thể thông qua Việt Nam để sản xuất hàng và đi vào Hoa Kỳ để hưởng lợi.

    (iii) Về phía Hoa Kỳ, ngành công nghiệp dệt may của họ đang đứng trước mối đe dọa hàng Trung Quốc giá rẽ sẽ thông qua Việt Nam ồ ạt vào Hoa Kỳ, qua đó lợi ích của các nhà sản xuất bị ảnh hưởng, khả năng cắt giảm việc làm trong ngành là khó tránh khỏi.

    Tại cuộc điều trần trước Ủy ban doanh nghiệp nhỏ thuộc Hạ Viện về cạnh tranh của Hoa Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quốc gia các tổ chức dệt may Hoa Kỳ - ông Smyth McKissick, cũng là giám đốc điều hành của Tập đoàn dệt may Alice Manufacturing Co. Inc cho rằng: TPP mà Hoa Kỳ đang thương lượng với Việt Nam có thể đe dọa ngành dệt may Hoa Kỳ với hơn 500 nghìn lao động.
    [​IMG]
    Ông Smyth McKissick kêu gọi và có hơn 160 nhà lập pháp Hoa Kỳ ký tên vào thư gửi Đại diện Thương mại của Hoa Kỳ yêu cầu duy trì quy định “Yarn – Forward” - “từ sợi trở đi”.
    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} table.MsoTableGrid {mso-style-name:"Table Grid"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-priority:59; mso-style-unhide:no; border:solid black 1.0pt; mso-border-themecolor:text1; mso-border-alt:solid black .5pt; mso-border-themecolor:text1; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-border-insideh:.5pt solid black; mso-border-insideh-themecolor:text1; mso-border-insidev:.5pt solid black; mso-border-insidev-themecolor:text1; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
    “Yarn – Forward” quy định tằng các sản phẩm dệt may phải được sản xuất gia công với nguyên liệu từ một nước là đối tác tự do thương mại của Hoa Kỳ thì mới được miễn thuế/áp dụng thuế suất ưu đãi khi nhập vào thị trường Hoa Kỳ.

    Quy định này vẫn được đưa vào các hiệp định tự do mậu dịch quan trọng mà Hoa Kỳ ký kết trong 25 năm qua.

    Như đã nói ở trên chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới là chuỗi cung ứng toàn cầu, do đó, không dễ để các nhà sản xuất/mua hàng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ những nước không nằm trong TPP dịch chuyển về những nước nằm trong TPP.

    Vì vậy, dù cho đàm phán TPP với Hoa Kỳ về dệt may thành công, ngành dệt may của Việt Nam cũng khó đạt trọn kỳ vọng về tăng trưởng cho các doanh nghiệp Việt và nguy cơ bị “đánh bật” ra khỏi cuộc chơi từ đối tác Trung Quốc hay nước khác là luôn thường trực.
  9. estock83

    estock83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    2.292
  10. Ban_mai_xanh

    Ban_mai_xanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/04/2013
    Đã được thích:
    0
    Cậu dạo này hơi ngạo mạn=))=))=))=))

Chia sẻ trang này