Ngạc nhiên với bài phỏng vấn đại tướng Lê Đức Anh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khachsan6868, 25/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2780 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 05:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 10453 lượt đọc và 89 bài trả lời
  1. NgheoGhienChung

    NgheoGhienChung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Chính xác, nồng cốt tham nhũng hiện nay là trong đảng . Nên bước đầu tiên diệt tham nhũng phải diệt ngay đầu rắn.:-bd
  2. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.833
    Vào năm ấy, ở mặt trận ấy, hai nghìn người lính trẻ được lệnh xuống đồng bằng tham chiến. Sau một đêm, chỉ ba mươi người sống sót trở về!
    Nhiều năm qua tôi luôn bị ám ảnh bởi con số khủng khiếp này trong một câu khô khan và thuần túy mang tính thông tin. Chính xác đó là câu thơ trong bài “Ai? Tôi!” của nhà thơ Chế Lan Viên khi ông viết về chiến dịch Mậu Thân. Tác giả nêu câu hỏi: “Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đó?” Và chính ông tự trả lời mình: “Tôi! Tôi/ người viết những câu thơ cổ võ/ Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong”.
    Một tâm hồn nhạy cảm! Một nhân cách lớn! (Anh Chế Lan Viên ơi, em đây, Thái Bá Tân đây. Cảm ơn anh đã nói hộ lòng em. Em còn giữ tập thơ anh tặng ngày nào.)
    Ai? Tôi!
    Mậu Thân, 2.000 người xuống đồng bằng
    Chỉ một đêm, còn sống có 30
    Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
    Tôi!
    Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
    Ca tụng người không tiếc mạng mình
    trong mọi cuộc xung phong.
    Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
    Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
    Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
    Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
    Ai chịu trách nhiệm vậy?
    Lại chính là tôi!
    Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
    Tôi ú ớ.
    Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
    Mà tôi xấu hổ.
    Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
    Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
    Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười
    Chế Lan Viên

    Đằng sau những con số này là những con số khác còn khủng khiếp hơn: Một triệu người lính cách mạng và hai triệu dân thường Việt Nam đã hy sinh trong cái ta thường gọi là “cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc”.
    Như nhà thơ, tôi cũng bị ám ảnh bởi câu hỏi của ông: Ai chịu trách nhiệm về cái chết của 2000 người đó? Không phải tôi, tất nhiên, vì tôi là người bình thường và chỉ nhờ ngẫu nhiên mới không bị gộp vào con số đó. Tôi không ra lệnh, không đưa ra các quyết sách lớn về đại cục. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa tôi hoàn toàn vô tội. Không, tôi vẫn phải chịu một phần trách nhiệm vì đơn giản tôi là một công dân và đã để đất nước mình rơi vào hoàn cảnh như vậy. Một công dân tốt còn biết đau về cái chết của đồng bào.
    Câu hỏi tiếp: Liêu có đáng phải hy sinh ghê gớm như thế để “giải phóng dân tộc” không, mà rồi, giải phóng khỏi ai? Khỏi những đồng bào Việt Nam khác ở bên kia chiến tuyến?
    Một câu hỏi nữa: Ba mươi người sống sót trong số 2000 người ấy bây giờ thế nào, và họ nghĩ gì về sự trận đánh ấy của họ mà đài báo ta lúc ấy gọi là “thắng lợi, nhưng ta phải chịu một số thương vong nhất định”?
    Khá vất vả, cuối cùng tôi cũng tìm được một người, ngay trong huyện Diễn Châu quê tôi. Điều này lần nữa làm tôi giật mình: Sao lúc nào, ở đâu có đánh nhau ác liệt nhất và nhiều người chết nhất cũng có mặt những người lính nông dân Nghệ Tĩnh của tôi? Có thể chỉ ngẫu nhiên, nhưng vẫn giật mình.
    Đó là một lão nông trạc tuổi tôi, trên sáu mươi chút ít, nhưng trông hom hem với một chân thọt và một tay hơi khuỳnh khuỳnh.
    “Chuyện từ đời tám hoánh nào, hơi đâu mà nhớ đến. Mà cũng chẳng còn lúc nào rỗi để nhớ”. Ông nói khi tôi gợi chuyện.
    “Con cháu một bầy, toàn ăn hại. Lại thêm trận lụt vừa rồi ngập hết lúa như bác thấy.”
    “Bác có cảm giác thế nào khi sống sót trở về rừng?”
    “May! Còn thế nào nữa. May thoát chết như bác nói. Nhờ giả vờ chết mà sống đấy.”
    “Sau đó thì sao?”
    “Thì đánh nhau tiếp. Trong số ba mươi người sống sót lần ấy, nghe nói chỉ năm người trở về nhà khi chiến tranh kết thúc. Trong đó có tôi. Cũng nhờ may rủi thôi”.
    Tôi lặng người, chẳng biết nói gì thêm.
    “Sự hy sinh của các bác thật to lớn.” Tôi lên tiếng khi thấy im lặng mãi bất tiện. “Các bác là những người anh hùng, dũng cảm, dám xã thân vì nước…”
    “Anh hùng, dũng cảm cái đếch gì. Người ta bảo đi lính thì đi. Bảo xung phong thì xung phong. Không xung phong, không dũng cảm mà được à? Không bị địch bắn chết thì cũng bị đồng đội đằng sau bắn vào lưng!”
    Mấy thằng nhỏ thấy có khách, xúm lại hóng hớt. Ông chúng quát:
    “Chúng mày biến! Mai kia thằng Tàu nó đánh, sẽ đến lượt chúng mày! Không thoát được đâu!”
    Cuộc gặp này để lại trong tôi một ấn tượng nặng nề.
    Tôi cũng may. May chưa bao giờ viết thơ cổ vũ người khác ra trận. May không phải là một trong ba mươi người sống sót ấy, chính xác hơn, năm người. Nếu không tôi sẽ đau khổ lắm. Chả là đời trót cho tôi cái chữ nên hay suy luận và mặc cảm. May nữa là tôi không bao giờ phải bắn vào lưng đồng đội nếu họ không xung phong, và ngược lại. May! Và tôi cảm ơn số phận điều ấy.
    Nhưng tôi cũng có con cháu, và như ông ấy nói, mai kia thằng Tàu đánh mình, sẽ đến lượt chúng. Nghĩ mà sợ. Sợ và buồn. Vì lão nông kia, tôi và con cháu của tôi không có sự lựa chọn nào khác. Vì chúng tôi, vì tất cả chúng ta, đơn giản chỉ là những con tốt vô danh trên bàn cờ của các nhà lãnh đạo đất nước.
    Cầu mong cho họ biết thương dân và có những quyết định sáng suốt.
  3. villy

    villy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Đã được thích:
    10.060
    Câu chuyện này quá sức chịu đựng của tôi, tôi không đọc nữa
  4. bnw2006

    bnw2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Đã được thích:
    6.942
    Nhân đây lạm bàn một tý về rượu, món uống không thể thiếu đầu xuân, rượu thì vô số loại và hàng ngàn thứ bậc không kể xiết. Trong đó, một loại rượu ngoại bậc trung có lẽ ai đã uống rượu đều biết tới nó: Johnnie Walker. Hãng rượu được thành lập từ 1820, lâu đời và uy tín đấy chứ. Cái đáng bàn ở đây là các label của các dòng sp nó tượng trưng cho từng nấc "giá trị", ngoài màu sắc (red, black, green...), nó còn dùng cả kim loại quý, không biết gold, platinium nó lấy làm nhãn cho các dòng sp tự bao giờ nhưng theo nhận thức của tôi (Xin kiểm tra tại http://www.johnniewalker.com/en-us/home) thì platinum label là dòng sp cao hơn (đắt tiền hơn) dòng sp gold label, hiển nhiên lúc đó chắc chắn rằng platin cao hơn vàng.
    Thước đo có phạm trù lịch sử đó tại thời điểm này không còn có ý nghĩa thực tiễn (gold 1718.40$/oz platinum: 1610.40$/oz) mặc dầu về vật chất platin vẫn là platin và gold vẫn là gold (dẫu cho nó tồn tại dạng lỏng, hơi...). Kết luận...xin nhường cho các mem nhé, hãy cho tôi 2 chữ: bình an (không chính trị).
  5. lamborghiniviet

    lamborghiniviet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.743

    Khà khà...bác này thích Bình an và không thích chính chị - chính em....bác may mắn thoát được chiến tranh (tôi và các bác ngồi đây đa phần đều không phải đi lính trừ bác quanggiaVST phải đi lính đánh Tàu 79)....nói chung là chúng ta may mắn hơn thế hệ đi trước....nhưng (lại nhưng) thế hệ con cháu chúng ta liệu có may mắn thoát được binh đao khói lửa?

    Nói như ông lão cựu chiến binh trong câu chuyện của bác gì ở trên "Rồi sẽ đến lượt chúng mày...không thoát được đâu"!
  6. bnw2006

    bnw2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Đã được thích:
    6.942
    Mình tốt nghiệp cấp 3 năm 1977, nếu như không đi học tiếp thì cũng không đi lính vì có anh đang tại ngũ.
  7. NuPhuThuy

    NuPhuThuy Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Giờ mà có đánh nhau thì hơi khó bắt lính đấy!
    Dân giờ sáng mắt ra, hết ngu rồi!
  8. anhvaem6868

    anhvaem6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    9
    80% dân số làm nông nghiệp k co điều kiện hiểu thông tin, họ sẽ nhập ngủ để bảo vệ tổ Quốc , ngày xưa vẩn có trí thức hà Nội đánh Mỹ bây h k hiểu thế nào nhưng các khu nông thôn ngoại thành thAnh niên học hành k hét cấp 3 cũng nhiều, hn vẫn sẽ có nhiều ng nhập ngũ
  9. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63
    Chủ đề đã bị khóa với lý do: Nội dung bắt đầu đi xa mục đích ban đầu
  10. Better_Things

    Better_Things Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/10/2011
    Đã được thích:
    0
    Bớ @quanggiavst có phải bác đi oánh tàu năm 1979 k ta?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này