Ngân hàng còn giật gấu vá vai thì...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dainam68, 21/05/2011.

8093 người đang online, trong đó có 1149 thành viên. 11:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1212 lượt đọc và 35 bài trả lời
  1. Dainam68

    Dainam68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Lãi suất cho vay vẫn cao ngất 26% ,lãi suất huy động vẫn cao...chưa có dấu hiệu giảm...với tin này cũng vô tác dụng

    [​IMG]Lãi suất qua đêm, 12 tháng và không kỳ hạn đồng loạt giảm
    NDHMoney.vn - 31/05/2011 5:31:07 CH

    (Có 0 bình chọn)
    [​IMG] In tin | [​IMG] Lưu vào sổ tay | [​IMG] Gửi email | [​IMG] RSS

    [​IMG] Ngân hàng Nhà nước vừa công bố thông tin về tình hình hoạt động ngân hàng trong tuần từ ngày 21-27/5/2011.

    Theo đó, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng bằng VND các kỳ hạn qua đêm, 12 tháng và không kỳ hạn tuần qua có xu hướng giảm so với tuần trước đó, với các mức giảm từ 0,23% đến 0,80%.

    Lãi suất các kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng tăng nhẹ, với các mức tăng từ 0,10% đến 0,35%. Riêng lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng không đổi, vẫn ở mức 13,50%/năm.

    Lãi suất bình quân qua đêm hiện ở mức 12,32%/năm. Lãi suất bình quân các kỳ hạn còn lại từ 12,50% đến 13,50%/năm (ngoại trừ lãi suất không kỳ hạn).

    Lãi suất giao dịch USD bình quân trên thị trường liên ngân hàng tuần qua vẫn có xu hương tăng đối với hầu hết các kỳ hạn, với mức tăng từ 0,05% đến 0,76%; trong đó tăng đáng kể nhất là các kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng, lần lượt tăng 0,65% và 0,76%. Lãi suất kỳ hạn qua đêm và 1 tháng giảm.

    Lãi suất bình quân qua đêm ở mức 0,53%/năm, giảm 0,02%; lãi suất bình quân các kỳ hạn còn lại dao động từ 1,12% đến 2,96%/năm. Kỳ này không phát sinh giao dịch USD không kỳ hạn; kỳ hạn 12 tháng phát sinh rất ít.

    Về doanh số giao dịch liên ngân hàng, theo báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ đến ngày 25/5 đạt xấp xỉ 82.066 tỷ VND và 2.659 triệu USD, bình quân đạt khoảng 16.413 tỷ VND và 532 triệu USD/ngày.

    Trong tuần qua, các giao dịch tập trung chủ yếu vào kỳ hạn qua đêm; với doanh số giao dịch bằng VND đạt 44.922 tỷ đồng, chiếm 55% tổng doanh số; bằng USD đạt 1.650 triệu USD, tương đương 62% tổng doanh số.

    Thu Thủy

  2. Dainam68

    Dainam68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Tăng lãi suất: liều thuốc đắng của nền kinh tế
    Diễn đàn KTVN - 01/06/2011 6:05:59 SA


    (Có 0 bình chọn)
    [​IMG] In tin | [​IMG] Lưu vào sổ tay | [​IMG] Gửi email | [​IMG] RSS

    [​IMG] Với quy mô thị trườngViệt Nam, hoạt động của hơn 80 ngân hàng như hiện nay là không hiệu quả. Vì thế, cần những chính sách phù hợp để hỗ trợ hình thành một hệ thống ngân hàng khỏe mạnh. - Ông Louis Taylor, TGĐ Ngân hàng Standard Chartered VN chia sẻ tại trực tuyến chiều 31/5.

    Một số ngân hàng sẽ biến mất

    Những ngày cuối tháng 5, người dân ở Hà Nội khá bất ngờ với hình ảnh các người mẫu quảng bá sản phẩm của Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam đạp xe quảng cáo về lãi suất không kỳ hạn 12% trong các khu dân cư. Theo ông Louis Taylor, Standard Chartered là 1 ngân hàng lớn trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì còn tương đối nhỏ. Vì vậy, ngân hàng đã tìm cách sáng tạo để tiếp cận với khách hàng. Đồng thời, trong thời kỳ khó khăn, ngân hàng muốn cung cấp một sản phẩm cho vay có lợi nhất để chia sẻ với người dân.

    "Ở Việt Nam hiện nay mới có 15% dân số có tài khoản ngân hàng nên đây là 1 thị trường tiềm năng," ông Taylor nhận định.

    Cũng theo ông Taylor thì việc tham gia của các ngân hàng quốc tế ở Việt Nam không đe dọa các ngân hàng trong nước bởi các ngân hàng trong nước có mối quan hệ tốt với doanh nghiệp và người dân.

    Ông Taylor cho rằng với quy mô thị trường như Việt Nam thì hoạt động của hơn 80 ngân hàng như hiện nay là không hiệu quả. Vì thế, để hỗ trợ hình thành một hệ thống ngân hàng khỏe mạnh, các chính sách tiêu chuẩn an toàn mà NHNN đưa ra là phù hợp.

    Việc yêu cầu tăng vốn điều lệ của ngân hàng lên 3.000 tỷ đồng cũng như việc tăng tỷ lệ vốn an toàn lên 9% là việc tương đối khó với các ngân hàng Việt Nam nhưng sẽ giúp thanh lọc bớt các ngân hàng yếu.

    Ông Taylor dự báo trong tương lai, số lượng các ngân hàng ở Việt Nam sẽ giảm vì không đáp ứng được vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng của nhà nước và dẫn đến việc sát nhập các ngân hàng.
    Tỷ giá cuối năm có thể lên 21.800 VND/1USD

    Hồi đầu năm 2011, Ngân hàng Standard Chartered đã dự đoán Việt Nam sẽ phát triển mức 7,2%. Sau đó, với những diễn biến mới của nền kinh tế, Standard Chartered đã điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng của Việt Nam khoảng 6,3%.

    "Mức tăng trưởng 6,3% cũng không phải là tín hiệu xấu cho nền kinh tế Việt Nam," ông Louis Taylor chia sẻ.

    Ông Taylor cũng cho biết đã nghe dư luận về việc một số ngân hàng vượt rào lãi suất lên tới 20%, nhưng ông khẳng định Standard Chartered luôn duy trì chính sách lãi suất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, tức thấp hơn 14%.

    Mức lãi suất huy động cao như hiện nay trong bối cảnh lạm phát tăng cao và giá trị của tiền đồng đang giảm. Vấn đề đặt ra là phải chấp nhận "hy sinh" lãi suất trong ngắn hạn để kiềm chế lạm phát và tiến tới ổn định kinh tế trong dài hạn. Tất nhiên, đối với doanh nghiệp và người dân có nhu cầu vay tiền thì sẽ gặp khó khăn.

    "Chúng tôi ủng hộ chính sách đó của Ngân hàng Nhà nước. Đó là một liều thuốc, và tất nhiên, với một số người thì nó khá khó uống," ông Louis Taylor nhận định.

    Về dài hạn, lạm phát có thể được kiểm soát và kỳ vọng lạm phát của người dân sẽ giảm xuống và người dân sẽ có niềm tin hơn với tiền đồng. Ở một khía cạnh khác, thay vì việc sử dụng USD và vàng thì tiền đồng nên là đồng tiền chính và là phương thức thanh toán đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Việc tăng tỉ lệ lãi suất của tiền đồng sẽ làm cho tiền đồng được sử dụng rộng rãi trong nước.

    Nhưng ông Taylor cũng lưu ý: "Niềm tin của người dân rất dễ mất mà lại khó lấy lại."

    Chính vì thế, ông Taylor nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam và NHNN phải kiên định chính sách chống lạm phát và "nếu áp dụng trong khoảng thời gian đủ dài thì sẽ đạt được kết quả mong muốn".

    Ông Taylor cho rằng trong ngắn hạn, chính sách chống đôla hóa hiện nay của NHNN rất cần thiết cho nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam không thể kiểm soát việc cung cấp tiền đô và vàng mà chỉ có thể kiểm soát việc cung cấp tiền đồng ra ngoài thị trường. Trong tương lai việc chống đôla hóa không cần thiết, mà coi đôla là 1 phương tiện thanh toán.

    Theo dự đoán của Standard Chartered thì đồng tiền Việt Nam sẽ có 1 đợt điều chỉnh nhẹ trong quý III và IV.

    "Nếu có 1 đợt điều chỉnh nhỏ của tiền đồng trong thời gian tới thì chúng tôi dự đoán tỉ giá tiền đồng là khoảng 21.800 VND/1USD. Vẫn còn sớm để chúng ta khẳng định việc giữ tiền đôla hay tiền đồng hấp dẫn hơn," ông Taylor chia sẻ.
  3. Dainam68

    Dainam68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Nở rộ cho vay nặng lãi: 9%/tháng cũng phải vay



    [​IMG]
    Ngân hàng siết chặt tín dụng, nhiều doanh nghiệp và người dân phải gõ cửa các dịch vụ cho vay nặng lãi với lãi suất cao nhất tới 108%/năm nhưng vẫn phải cắn răng vay...


    9%/tháng cũng phải vay
    Cách đây ít hôm, ông Minh Hùng, giám đốc một công ty TNHH có trụ sở tại quận 8, TPHCM đến ngân hàng V., chi nhánh gần văn phòng công ty xin làm hồ sơ vay 3 tỷ đồng. Người có chức trách của chi nhánh ngân hàng này tiếp ông một cách hờ hững với lời hẹn: “Để xem xét!”, nhưng không đưa ra thời hạn trả lời. Trong khi đó, thời hạn thanh toán một hợp đồng mua hàng với đối tác đã cận kề khiến ông Hùng không thể chờ đợi.
    Ông lại ôm giấy chủ quyền nhà xưởng đến một ngân hàng khác có trụ sở tại quận 1. Sau một hồi lật qua lật lại tập hồ sơ xin vay vốn và hỏi tới hỏi lui nhiều thứ, người tiếp ông Hùng trả lời: “Đợi xin ý kiến rồi trả lời sau”.
    Không thể chờ, ông Hùng vội gõ cửa dịch vụ cho vay nóng. “Lãi suất 3%/tháng, phí dịch vụ vay ngân hàng 5%-7% của tổng số tiền vay” – ông Hùng nói về điều kiện cho vay vốn ở nơi ông tìm đến.
    Ông Hùng tâm sự: “Với mức lãi suất này thì không lợi nhuận nào có thể bù nổi, nhưng để giữ uy tín với các đối tác làm ăn lâu dài, và vì không muốn đóng cửa nhà xưởng sản xuất nên tôi không còn cách nào khác là vay nóng. Cách duy nhất có thể làm trong lúc này là xoay vòng vốn thật nhanh để trả nợ thật nhanh”.
    “Vay nóng thì xưa nay vẫn có, nhưng gần đây do không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng nên không chỉ người dân mà nhiều doanh nghiệp cũng phải chấp nhận vay nóng, nếu không muốn đóng cửa, ngừng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh”, Quang Linh - kế toán trưởng một doanh nghiệp chuyên san lấp mặt bằng tại Hà Nội, cho biết.
    Ngay như công ty của anh Linh cũng thường phải vay nóng, khi thì để đáo hạn, giải chấp, khi thanh toán hợp đồng hoặc trả lương cho công nhân. Mỗi lần vay từ 2 đến 3 tỷ đồng và thời hạn vay ngắn, có khi chỉ vài ngày và phổ biến từ một tuần đến một tháng nhưng lãi suất thì không thể tưởng tượng: 9%/tháng.
    Vay 1 tỷ đồng, mỗi tháng phải trả lãi 90 triệu đồng. “Một con số ngoài sức tưởng tượng nhưng chúng tôi vẫn phải chấp nhận vì không còn lựa chọn nào khác” - anh Linh nói.
    Theo anh Linh, lãi suất vay nóng ngày càng tăng theo mức độ và thời gian siết tín dụng của ngân hàng. Cụ thể, nếu như ở thời điểm nhà nước chưa siết chặt tín dụng, lãi suất vay nóng tối đa 6%/tháng. Khi nhà nước bắt đầu siết tín dụng, lãi suất vay nóng nhích dần lên và hiện tại đang ở mức phổ biến 9%/tháng.
    Đối mặt rủi ro
    Dù đã hơn 2 năm trôi qua, nhưng cho đến bây giờ mọi người trong gia đình bà Trương Thị Dư ở Q.8, TPHCM vẫn chưa hết kinh hãi khi đi vay nặng lãi.
    Chị Tám, con gái của bà Dư, kể: “Tui làm nghề chạy chợ, tháng 8-2008 đến hạn trả nợ vay, do muốn có thêm ít tiền làm ăn nên tôi đã năn nỉ ba má cho mượn giấy tờ nhà để đi vay tiền và tìm đến một đường dây cho vay nặng lãi. Họ đồng ý cho vay 60 triệu đồng, với lãi suất 2,5%/tháng nhưng với điều kiện là ba má tôi phải ký giấy nhận cọc bán nhà cho họ”.
    Sau khi ông bà Dư ký giấy nhận cọc bán nhà, người cho vay ký hợp đồng công chứng bán sang tên cho người khác và người này đã đem giấy tờ nhà đi thế chấp ngân hàng vay 200 triệu đồng. Khi tới phòng công chứng (nơi chứng hợp đồng mua bán nhà) tìm hiểu mới biết căn nhà đã được bán cho một người khác.
    Người cho vay chỉ đồng ý trả nhà lại cho ông bà Dư (bằng cách ký giấy bán lại nhà) với điều kiện ông bà Dư phải trả lại 350 triệu đồng. “Tôi chỉ vay có 60 triệu, tính đến thời điểm đó đã trả góp được 9,4 triệu rồi, vậy mà lại bắt trả 350 triệu đồng”, chị Tám nói. Nhưng với hồ sơ như vậy, gia đình chị đành ngậm bồ hòn, để khỏi mất nhà.
    Không riêng chị Tám, nhiều người đi vay nặng lãi do sơ hở đã bị sập bẫy chủ nợ. Nhiều người khác vỡ nợ bởi không trả nổi khoản lãi suất cắt cổ.
    Theo một chuyên gia tài chính, việc nở rộ các hình thức cho vay tín dụng nóng là do nhu cầu về vốn của cá nhân và doanh nghiệp quá lớn, trong khi vì nhiều lý do các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng kịp thời. Người vay phải chịu mức lãi suất cao, người cho vay khó thẩm định kỹ đối tượng đi vay nên cả hai phải đối mặt với nhiều rủi ro về tài chính.
    Theo Đại Dương
  4. Dainam68

    Dainam68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Dòng tiền đầu tư sẽ tìm đến nơi khác ổn định hơn...các anh nhà ta chỉ biết đếm cua trong lỗ mà thôi...đơn cử tập đoàn BP đang thoái vốn...

    Thông tư 14: Giảm trần lãi suất huy động USD của cá nhân xuống 2%, tổ chức xuống 0,5%/năm




    [​IMG]
    Mức lãi suất vốn huy động tối đa quy định tại Thông tư này bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức và áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ.


    Ngày 1/6/2011, NHNN ban hành Thông tư số 14/2011/TT-NHNN quy định lãi suất vốn huy động tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng.
    Theo đó, lãi suất vốn huy động tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (trừ tổ chức tín dụng) là 0,5%/năm (giảm 0,5%/năm so với mức cũ).
    Đối với lãi suất vốn huy động tối đa bằng đô la Mỹ của cá nhân là người cư trú, cá nhân là người không cư trú sinh sống hợp pháp tại Việt Nam là 2,0%/năm (giảm 1%/năm so với mức cũ).
    Mức lãi suất vốn huy động tối đa quy định tại Thông tư này bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức và áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ; đối với các phương thức trả lãi khác, phải được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng với mức lãi suất vốn huy động tối đa.
    Chỉ trong vòng 2 ngày, NHNN ban hành 2 thông tư và một quyết định về việc yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn, Tổng công ty phải bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng từ ngày 1/7, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ thêm 1% và giảm trần lãi suất huy động USD của cá nhân xuống 2%/năm và của tổ chức xuống 0,5%/năm.

    Như vậy động thái của NHNN đang thể hiện rõ việc siết chặt thị trường ngoại hối, hạn chế việc nắm giữ và vay vốn bằng USD, nâng cao vị thế của tiền đồng. Rõ ràng nhập siêu trong 5 tháng đầu năm đã lên tới 6,5 tỷ USD, vượt qua chỉ tiêu 16% do Chính phủ đề ra. Chênh lệch lãi suất cho vay VND và USD hơn 10% sẽ khiến nhiều DN có nhu cầu về vốn chuyển sang vay USD. Do đó các quyết định của NHNN hiện tại là vô cùng cần thiết để tránh việc tỷ giá tăng trở lại vào những tháng tới.

    Phương Mai
    theo SBV
  5. Dainam68

    Dainam68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Các NHTM tăng giá mua USD



    [​IMG]
    Tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng giữ nguyên ở 20.638 đồng. Các NHTM niêm yết tỷ giá phổ biến ở mức 20.500 – 20.620 đồng/USD, tăng 30 đồng giá mua vào so với hôm qua.
    Ngân hàng Nhà nước công bố, tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng ngày 02/6 ở mức 20.638 đồng, không đổi so với ngày 1/6. Tỷ giá trần áp dụng cho các NHTM hôm nay là 20.800 đồng/USD.
    Tại Sở GD NHNN, tỷ giá USD đang niêm yết ở mức 20.600 – 20.844 đồng (mua - bán), giảm 5 đồng giá bán ra so với ngày hôm qua.
    Các NHTM trong khi đó đồng loạt điều chỉnh tăng tỷ giá. Vietcombank sáng 2/6 niêm yết tỷ giá ở 20.570 – 20.650 đồng/USD, tăng 50 đồng so với hôm qua. Eximbank nâng giá USD mua vào thêm 30 đồng và giá bán ra thêm 20 đồng lên 20.500 – 20.620 đồng
    Ngân hàng ACB cũng nâng tỷ giá lên 20.500 – 20.610 đồng/USD, tăng 30 đồng giá mua vào và 10 đồng bán ra so với hôm qua. Tỷ giá của VPBank hôm nay là 20.520 – 20.630 đồng/USD, cùng điều chỉnh như ACB.
    Vietinbank tăng giá mua USD thêm 20 đồng lên 20.520 – 20.620 đồng/USD.
    Thanh Bình
  6. Dainam68

    Dainam68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Tiền của dân ta đóng thuế để nó làm liều và tham nhũng....

    Vinashin yêu cầu các chủ nợ xóa 90% các khoản nợ

    Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu - 02/06/2011 8:27:10 SA


    (Có 0 bình chọn)
    [​IMG] In tin | [​IMG] Lưu vào sổ tay | [​IMG] Gửi email | [​IMG] RSS

    [​IMG] Sau khi không thể thanh toán nợ trong tháng 4, Vinashin yêu cầu các chủ nợ Việt Nam xóa nợ và các chủ nợ nước ngoài gia hạn nợ thêm 1 năm.

    Hôm nay, Bloomberg đưa tin, dẫn nguồn từ một chủ nợ của Vinashin cho biết, tập đoàn Vinashin đang yêu cầu các chủ nợ xóa tới 90% các khoản nợ của tập đoàn.

    Ông Phạm Việt Bắc, tổng giám đốc của quỹ Sabeco cho biết, Vinashin nói với các chủ nợ tại cuộc họp ở Hà Nội là họ không thể thực hiện bất kỳ khoản thanh toán nợ nào, sớm nhất là đến năm 2015.

    Ông Bắc cho biết, ông rất thất vọng với thông tin đó. Vinashin cũng từ chối cung cấp một bản sao kiểm toán mới nhất của tập đoàn. Ông nói rằng, ông muốn Vinashin phải minh bạch tài chính cho các chủ nợ, và các chủ nợ có quyền được biết.

    Vinashin đã mất khả năng thanh toán đối với 3.000 tỷ đồng trái phiếu lãi suất 9%, kì hạn 10 năm đáo hạn vào 13/4.

    Cuối tháng 11 vừa qua, Vinashin đã yêu cầu các chủ nợ quốc tế hoãn thời gian thanh toán phần lãi của 60 triệu USD trên khoản nợ 600 triệu USD đáo hạn vào ngày 20/12 mà không đưa ra thông tin chi tiết nào.

    Theo Moody’s, việc đi vay của Việt Nam và các doanh nghiệp nhà nước sẽ khó khăn hơn sau khi các báo cáo cho thấy Vinashin không thể trả nợ đúng hạn.

    Tuyết Mai

Chia sẻ trang này