Ngân hàng VPB - Quẻ Lôi Thủy Giải - Sơn Lôi Di, mọi việc sẽ được giải quyết êm đẹp, có ăn có uống

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ThayHieuDichLyVN, 09/01/2023.

4630 người đang online, trong đó có 337 thành viên. 18:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 107522 lượt đọc và 655 bài trả lời
  1. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    Vâng ạ, thành thật xin phép mình có tay trong nội bộ hay sao mà khẳng định SMBC mua giá 28 vậy ạ.
    Laonong123letran2016 thích bài này.
  2. doichut83

    doichut83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/07/2009
    Đã được thích:
    2.200
    Thế tin k biết thế nào nhỉ? Vì tôi biết chốt giá rồi lag 30.600 đ/1 cp. Trong tháng 2 hoặc đầu tháng 3 xong thỉ tục hợp đồng và công bố thông tin.
    --- Gộp bài viết, 14/02/2023, Bài cũ: 14/02/2023 ---
    Thầy Lý cho xin quẻ tháng 2 của VPB đi thầy! Qua 9.2 rồi!
    ThayHieuDichLyVN thích bài này.
  3. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    Vâng ạ, nói chung VPB giờ có 3 tin mà cổ đông rất quan tâm.

    1. Giá chốt chính thức với SMBC, không biết cụ thể là 25, 28 hay 30, nhưng chắc chắn là phải cao hơn giá 17 trên sàn hiện tại.

    2. Cổ tức năm nay nghe nói là chia tiền mặt, tỷ lệ không rõ là 15%, 20% hay 25%

    3. Vấn đề trái phiếu của Novaland, đọc BCTC thì thấy VPB có dư nợ tín dụng khoảng 9000 tỷ trái phiếu NVL. Quả là có câu trạng chết chúa cũng băng hà, thì NVL chết VPB cũng te tua tan nát.
    Last edited: 14/02/2023
    papa3979 thích bài này.
  4. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    Loạt ngân hàng "giúp sức" Novaland phát hành gần 50.000 tỷ đồng trái phiếu
    Theo báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2022 của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa (Novaland, HOSE: NVL) vừa được công bố cuối tháng 8 vừa qua, đến thời điểm này, nợ phải trả của Novaland tăng 21,5% so với hồi đầu năm lên gần 195.000 tỷ đồng, chiếm tới 81,4% tổng nguồn vốn.

    Đáng chú ý, trong khi “núi nợ” tăng gần 35.000 tỷ đồng lên gần 195.000 tỷ đồng so với ngày 31/12/2021 thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chỉ chiếm gần 18,6% với mức hơn 44.464 tỷ đồng.

    Như vậy, nếu so sánh nợ phải trả và vốn chủ sở hữu thì hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này đang ở mức rất cao 4,38 lần. Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của Novaland đang mất cân đối nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.

    Đáng lo ngại hơn là hiện riêng nợ trái phiếu của Novaland đã chiếm tới 72,4% tổng nợ vay với mức 49.663 tỷ đồng (cao gấp 1,12 lần vốn), bao gồm 14.368,7 tỷ đồng nợ trái phiếu ngắn hạn và 35.294,2 tỷ đồng dài hạn.

    [​IMG]
    Cơ cấu vay nợ của Novaland đến 30/6/2022.


    Báo cáo vừa được công bố cũng hé lộ có hàng loạt ngân hàng thời gian qua đã tham gia “giúp sức” cho Novaland phát hành trái phiếu và đưa doanh nghiệp này lên vị trí quán quân trong số doanh nghiệp địa ốc phát hành trái phiếu từ đầu năm đến nay.



    Theo báo cáo, tính tới ngày 30/6/2022, trái chủ lớn của Novaland là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với 9.100 tỷ đồng, bao gồm 2.180 tỷ đồng trái phiếu ngắn hạn và 6.920 tỷ đồng dài hạn. Tiếp đến là Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) với 7.877,4 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) cũng mua 1.300 tỷ đồng trái phiếu của Novaland….

    Cụ thể, với loại trái phiếu ngắn hạn. Đứng đầu danh sách tham gia phát hành trái phiếu cho Novaland là Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương với lô trái phiếu có trị giá 1.290 tỷ đồng.

    Đây là khoản huy động bằng việc phát hành trái phiếu theo mệnh giá bằng VNĐ có ngày đáo hạn cuối cùng vào năm 2022. Lãi suất cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên cố định bằng 10,5%/năm.

    Lãi suất cho các kỳ tính lãi tiếp theo được điều chỉnh 3 tháng một lần và bằng lãi suất tham chiếu tại thời điểm điều chỉnh cộng 4,2%/năm. Trái phiếu này được đảm bảo bằng cổ phần của công ty thuộc sở hữu của các cổ đông và phần vốn góp của công ty tại công ty con.

    [​IMG]
    Ảnh: minh họa
    Tiếp đến là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng với lô trái phiếu 1.180 tỷ đồng. Đây là các khoản huy động bằng việc phát hành trái phiếu theo mệnh giá bằng VNĐ do Công ty cổ phần Chứng khoán VPS tư vấn, gồm 3 gói trái phiếu có tổng mệnh giá 7.000 tỷ đồng.

    Cụ thể, trái phiếu 1: Tổng giá trị 3.000 tỷ đồng, thời hạn 36 tháng, đáo hạn vào năm 2023. Trái phiếu 2: Tổng giá trị 1.500 tỷ đồng, thời hạn 36 tháng, đáo hạn vào năm 2023. Trái phiếu 3: Tổng giá trị 2.500 tỷ đồng, thời hạn 36 tháng, đáo hạn vào năm 2023.

    Cả 3 lô trái phiếu này được hưởng lãi suất cố định trong kỳ tính lãi đầu tiên là 11%/năm, sau đó sẽ được điều chỉnh ba tháng một lần với lãi suất áp dụng cho các kỳ tính lãi tiếp theo được xác định theo nguyên tắc bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 3,9%/năm.

    Đây là các lô trái phiêu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền được đảm bảo bằng quyền tài sản phát sinh liên quan đến một dự án tại quận 2, TP.HCM.

    [​IMG]
    Loạt ngân hàng tham gia phát hành hàng chục nghìn tỷ trái phiếu ngắn hạn của Novaland.


    Không dừng ở lô trái phiếu trên, cũng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nhưng Chi nhánh TP.HCM tiếp tục góp sức cho Novaland phát hành lô trái phiếu với 1000 tỷ đồng.



    Đây là các khoản huy động bằng việc phát hành trái phiếu theo mệnh giá bằng VNĐ, bao gồm 2 lô trái phiếu với tổng mệnh giá là 2.100 tỷ đồng.

    Lô trái phiếu 1: Tổng giá trị 1.000 tỷ đồng, thời hạn 36 tháng, đáo hạn vào năm 2022. Lô trái phiếu 2: Tổng giá trị 1.100 tỷ đồng, thời hạn 48 tháng, đáo hạn vào năm 2023.

    Lãi suất áp dụng cho kỳ tính lãi đầu tiên là 12%/năm, các kỳ tính lãi sau được cộng thêm biên độ 4,65%/năm nhưng không thấp hơn 12%/năm. Khoản huy động này được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất và quyền tài sản hình thành trong tương lai của một phần dự án tại xã Long Hưng, TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

    Cùng ở kỳ hạn ngắn hạn, một ngân hàng khác cũng tham gia phát hành trái phiếu cho Novaland còn có Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Bắc Sài Gòn với nhiều lô trái phiếu có giá trị từ 350 - 2.300 tỷ đồng.

    Đối với trái phiếu dài hạn, đứng đầu danh sách là Ngân hàng Credit Suisse AG – Chi nhánh Singapore với khối lượng trái phiếu phát hành là 7.000 tỷ đồng. Đây là khoản huy động vốn bằng việc phát hành 1.500 trái phiếu chuyển đổi vào ngày 16/7/2021 (ngày phát hành) theo mệnh giá bằng USD cho các nhà đầu tư quốc tế do The Bank of New York Mellon – Chi nhánh London với tư cách là đại lý uỷ thác và ngân hàng Credit Suisse – Chi nhánh Singapore thu xếp và làm đại lý phát hành.

    [​IMG]
    Danh sách tên các ngân hàng tham gia phát hành trái phiếu dài hạn của Novaland.


    Gói trái phiếu chuyển đổi có tổng giá trị 300 triệu USD với mệnh giá 200.000 USD/trái phiếu sẽ đáo hạn vào ngày 16/7/2026, chịu lãi trái phiếu là 5,25%/năm, được trả 6 tháng/lần và lãi mua lại là 6% năm, được tính trên cơ sở 6 tháng/lần.



    Trái phiếu không có tài sản đảm bảo và có thể chuyển đổi thành cổ phần Công ty cồ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va, bắt đầu từ ngày tròn 41 ngày kể từ khi phát hành cho đến ngày thứ mười trước ngày đáo hạn.

    Tiếp theo là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng với lô trái phiếu 5.820 tỷ đồng. Tương tự, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hồ Chí Minh cũng có mặt trong lô trái phiếu 1.100 tỷ đồng.

    Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Bắc Sài Gòn cũng có 6 lô trái phiếu với mệnh giá từ 23 -1.650 tỷ đồng. Tiếp đến là Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Bến Thành với lô trái phiếu 1.440 tỷ đồng. Hay như, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM với lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng….

    Ngoài các ngân hàng trên, còn có hàng loạt công ty chứng khoán và công ty chứng khoán của các ngân hàng, như: Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí, Công ty cổ phần Chứng khoán MB, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam… tham gia vào quá trình phát hành hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu của Novaland.

    Đáng chú ý, không chỉ “góp sức” cho Novaland phát hành gần 50.000 tỷ đồng trái phiếu, nhiều ngân hàng còn cho doanh nghiệp này vay nợ hàng nghìn tỷ đồng.

    Hiện Novaland đang là “con nợ” nghìn tỷ của hàng loạt ngân hàng. Đứng đầu là Credit Suisse AG- Chi nhánh Singapore với mức vay nợ 3.350 tỷ; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với số dư nợ hơn 1.500 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Bắc Sài Gòn là hơn 1.300 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM với 1.350 tỷ đồng….
    Laonong123 thích bài này.
  5. hoangketcau

    hoangketcau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    61.482
    Đúng ra ko nên cho các bank mua trái phiếu DN
  6. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    Vâng ạ, có vẻ sau thời kỳ này thì trái phiếu doanh nghiệp sẽ bị cả nhà đầu tư cá nhân và ngân hàng không muốn dính dáng đến đâu ạ. Mà có điều ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp có tài sản đảo bảo thì cũng như cho vay thế chấp thôi ạ. Chẳng qua chỉ là 1 cách để ngân hàng lách luật, lách tỷ lệ cho vay thôi ạ. Còn nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ thì đúng là mua trái phiếu không có tài sản đảm bảo thì thôi coi bộ hơi bị khó đòi rồi ạ.
  7. ctam187

    ctam187 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.821
    Bank vốn to còn cầm cự được. Mấy ông ctck mấy năm vừa r phát hành giấy vô tội vạ để múc lượng tp này. Nếu ko trả được các ctck này chắc còn cái nịt.
    salzburg thích bài này.
  8. khangsinh

    khangsinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2014
    Đã được thích:
    17.113
    Trái Phiếu DN là cần thiết để kêu gọi vốn cho nền kinh tế. Nhưng do chính phủ buông lỏng quản lý và lúc nó toang hoang thì lại siết chặt một cách đột ngột, gây đứt gãy thanh khoản của cả hệ thống. Cách làm của chính phủ thời gian qua đã để lại nỗi sợ lớn cho những gì liên quan đến cái tên Trái Phiếu.
  9. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    Vâng ạ, nói chung lúc này thì NVL như cá nằm trên thớt rồi, bây giờ các chủ nợ, ngân hàng chỉ lấy tài sản thế chấp thôi. Mà theo quy trình của ngân hàng thì bất kỳ khoản vay, mua trái phiếu nào thì phải có tài sản thế chấp nên ngân hàng luôn được lợi, còn các công ty chứng khoán mua trái phiếu không có tài sản đảm bảo thì giờ đôi khi cùng lắm là kiện công ty ra tòa án, để buộc tuyên bố phá sản rồi thanh lý tài sản thôi ạ.
  10. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    Vâng đúng ạ, kênh huy động vốn qua trái phiếu là kênh huy động rất tốt cho doanh nghiệp, tỷ lệ rất cao ở các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.. Có điều ở Việt Nam thì sau nhiều vụ việc thì nội cái tên trái phiếu doanh nghiệp trở thành nỗi ám ảnh với người dân và cả ngân hàng rồi ạ. Biết bao nhiêu người dân hồn nhiên, vô tư mua trái phiếu doanh nghiệp theo sự tư vấn của nhân viên ngân hàng rồi bây giờ biết đòi tiền lại ở đâu. Vậy là coi như cái từ trái phiếu thôi đã trở thành từ cấm kỵ, từ nhạy cảm rồi ạ.
    cuaca thích bài này.

Chia sẻ trang này