Ngân hàng VPB - Quẻ Lôi Thủy Giải - Sơn Lôi Di, mọi việc sẽ được giải quyết êm đẹp, có ăn có uống

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ThayHieuDichLyVN, 09/01/2023.

6809 người đang online, trong đó có 954 thành viên. 14:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 108122 lượt đọc và 655 bài trả lời
  1. bacninhboy

    bacninhboy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2021
    Đã được thích:
    352
    qua cục chặn 20.7 bay trong 5s
  2. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    Nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém, ngân hàng được nới room ngoại lên 49%
    Tác giả T.L / baodautu.vn

    heo kế hoạch, có 4 ngân hàng thương mại cổ phẩn sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng yếu kém. Trong đó 2 ngân hàng có đề xuất được nới room ngoại lên 49%.
    [​IMG]






    Vietcombank, MB, HDBank và VPBank đang có kế hoạch nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém

    Đây là nội dung đưa ra trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/01/2014 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.

    Dự thảo bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 7 như sau: Chính phủ quyết định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) vượt giới hạn quy định tại khoản 5 Điều này khi phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc.

    Ngân hàng Nhà nước cho biết, quy định trên phù hợp với điểm đ khoản 1 Điều 151e Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định quyền của bên nhận chuyển giao “được bán, phát hành cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

    Ngoài ra, quy định này cũng sẽ tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng nhận chuyển giao tăng cường được năng lực tài chính (khi thu hút thêm được vốn đầu tư nước ngoài, tăng vốn chủ sở hữu), nâng cao năng lực quản trị điều hành, đổi mới công nghệ.., tạo điều kiện hỗ trợ tốt hơn cho tổ chức tín dụng được chuyển giao, góp phần thực hiện thành công phương án chuyển giao bắt buộc, ổn định hệ thống tài chính ngân hàng, ổn định kinh tế, xã hội.

    Theo kế hoạch, có 4 ngân hàng thương mại cổ phẩn sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng yếu kém. Trong đó có 2 nhận chuyển giao tại phương án chuyển giao bắt buộc có đề xuất được nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng lên 49%.

    Với phương án điều chỉnh quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc vượt 30%, nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao sẽ có 2 ngân hàng thương mại cổ phẩn (chiếm 3,13% tổng số ngân hàng thương mại cổ phẩn Việt Nam; 6,59% tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phẩn Việt Nam; chiếm 5,26% thị phần huy động và 5,49% thị phần cho vay đối với thị trường 1 (các tổ chức kinh tế và dân cư) của toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phẩn Việt Nam tại thời điểm 30/6/2022).

    Qua số liệu nêu trên, việc chấp thuận cho các ngân hàng thương mại cổ phẩn nhận chuyển giao tăng vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vượt 30% vốn điều lệ và không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng sẽ ảnh hưởng không quá lớn đối với toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phẩn Việt Nam cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng.


    Từ các lý do nêu trên, Ngân hàng Nhà nước thấy rằng, việc cho phép tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức tín dụng nhận chuyển giao từ 30% lên 49% sẽ góp phần, tạo điều kiện thực hiện thành công phương án chuyển giao bắt buộc, góp phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng, ổn định kinh tế, xã hội, không ảnh hưởng lớn đến an ninh tiền tệ ngân hàng.

    Ngoài ra, Nghị định chỉ quy định cho phép điều chỉnh tổng mức sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao; nhưng về điều kiện, trình tự, thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao thực hiện như các tổ chức tín dụng khác.

    Cụ thể, điều kiện để các tổ chức nước ngoài mua cổ phần để có mức sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao tương tự như các tổ chức tín dụng khác, đó là tổ chức nước ngoài đó phải được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có uy tín xếp hạng từ mức ổn định trở lên; có nguồn lực tài chính đủ mạnh; việc mua cổ phần không ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam…

    Việc mua, bán cổ phần của cổ đông lớn (từ 5% vốn điều lệ trở lên) phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng.

    Ngân hàng Nhà nước cho rằng, hiện nay, chỉ nên mở rộng và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các tổ chức tín dụng yếu kém và tổ chức tín dụng nhận chuyển giao, chưa nên mở rộng ra tất cả các tổ chức tín dụng.
    --- Gộp bài viết, 29/03/2023, Bài cũ: 29/03/2023 ---
    Chỉ cần ra tin VPB được nới room ngoại lên 49% thôi là nước ngoài ập vào mua full room trong vài nốt nhạc liền
    --- Gộp bài viết, 29/03/2023 ---
    Thú vị thật, VPB vốn có thanh khoản cao nhất sàn HOSE, mà sáng nay đến 11h trưa rồi mà thanh khoản VPB chưa đến 100 tỷ nổi, cạn cung hay cạn cầu rồi đây
  3. hoanganh797979

    hoanganh797979 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2015
    Đã được thích:
    1.045
    hết cục này lại có cục khác kệ chúng nó mình ko bán.
  4. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    Thú vị thật, hôm nay khối ngoại bán ròng hơn 2 triệu cổ VPB, vậy là big boy Việt đang đỡ
    --- Gộp bài viết, 29/03/2023, Bài cũ: 29/03/2023 ---
    Cục chặn dưới 20.6 là hơn 2 triệu cổ, có vẻ nhu cầu mua vẫn rất tốt nha
  5. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    VPB: VPBank hưởng lợi lớn thế nào khi được SMBC góp thêm gần 36.000 tỷ?
    Tạp chí Nhịp sống thị trường | 23 phút

    [​IMG]

    Sau thương vụ bán vốn cho SMBC, vốn chủ sở hữu của VPBank dự kiến tăng lên gần 140.000 tỷ đồng. Cùng với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược, nguồn vốn tăng thêm được kỳ vọng sẽ tạo đà tăng trưởng cho VPBank trong nhiều năm tới.

    Vừa qua, VPBank đã tổ chức lễ ký kết thoả thuận phát hành riêng lẻ 15% vốn điều lệ cho Ngân hàng SMBC của Nhật Bản (thuộc tập đoàn tài chính SMFG). Thoả thuận này đã chính thức đưa SMBC Group trở thành nhà đầu tư chiến lược của VPBank.

    Thoả thuận đầu tư lần này là một phần trong kế hoạch tăng vốn đã được VPBank thực hiện từ năm 2022 nhằm tăng cường năng lực tài chính dài hạn và giúp ngân hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng chiến lược trong 5 năm tới.

    Theo VPBank, khoản đầu tư của SMBC sẽ mang lại cho ngân hàng 35,9 nghìn tỷ đồng vốn cấp 1 (tương đương 1,5 tỷ USD), nâng tổng vốn chủ sở hữu của VPBank từ 103,5 nghìn tỷ đồng lên xấp xỉ 140 nghìn tỷ đồng. Qua đó, đưa VPBank trở thành ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau Vietcombank. Điều này cho phép VPBank có đủ sức mạnh tài chính để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng ở tất cả các phân khúc chiến lược.

    Với số tiền thu về từ từ thương vụ trên, Chứng khoán VnDirect ước tính tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của VPBank sẽ rơi vào khoảng trên 20% so với 14,8% cuối năm 2022. Đây là một trong những tiêu chí để VPBank có khả năng nhận được room tín dụng ở mức cao từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong 2023.

    “Năm ngoái, ngân hàng mẹ của VPBank được NHNN giao cho hạn mức là 31%, cao nhất hệ thống. Với việc tiếp nhận một lượng vốn lớn, chúng tôi cũng kỳ vọng VPBank sẽ có thể tiếp tục đầu tư mạnh hơn vào việc các sản phẩm và năng lực mới, ví dụ như VPBank Securities ở mảng chứng khoán hay OPES ở mảng Bảo hiểm phi nhân thọ”, VnDirect cho hay.

    Mặt khác, theo thỏa thuận, SMBC sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của VPBank bằng cách chia sẻ những bí quyết, kinh nghiệm mà tập đoàn này đã tích luỹ được trong nhiều năm qua ở thị trường châu Á. Quá trình chuyển đổi số cũng là một trong những yếu tố được kỳ vọng đẩy nhanh sau khi SMBC tham gia vào hoạt động của VPBank, nhằm mang đến những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được phát triển đáp ứng đúng nhu cầu và hành vi của khách hàng.

    Trước đó, vào ngày 01/05/2022, VPBank và SMBC đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác kinh doanh nhằm cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam.

    Ngoài ra, trong hơn một năm qua, VPBank đã huy động được khoảng hơn 1,2 tỷ USD vốn huy động từ nước ngoài, phần lớn trong số này có sự tham gia của SMBC.

    “Quan hệ hợp tác này sẽ không chỉ mang lại nguồn vốn cấp 1 mới mà còn mở rộng các cơ hội tăng trưởng chiến lược và hỗ trợ VPBank tối ưu hóa chi phí huy động trong bối cảnh lãi suất cao hiện nay”, Chứng khoán Bản Việt đánh giá.

    Trở lại thương vụ VPBank chuyển nhượng 49% phần góp vốn tại FECredit cho SMBC vào cuối tháng 4/2021, số tiền ''khủng'' gần 1,4 tỷ USD thu về khi đó đã góp phần giúp tổng tài sản hợp nhất của VPBank tăng vọt 30,7% trong năm 2021 lên 547.626 tỷ đồng.

    Trên cơ sở nguồn lực tài chính dồi dào, ban lãnh đạo VPBank đã đẩy mạnh kế hoạch chuyển từ một ngân hàng tập trung cho vay (lending bank) sang mô hình ngân hàng đa năng (universal bank). Theo đó, ngoài việc phát triển mạnh hơn các mảng về ngân hàng số (VPBank NEO), micro SME, bán lẻ,… nhà băng này bổ sung thêm nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản.

    Trong năm 2022, ngân hàng sở hữu thêm 2 công ty con là CTCP Chứng khoán VPBank (99,9%) và CTCP Bảo hiểm OPES (98%), chính thức mở rộng hệ sinh thái sang các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm. Trong đó, Chứng khoán VPBank hoàn thành tăng vốn lên 15 nghìn tỷ đồng trong năm 2022, vươn lên vị trí dẫn đầu về vốn điều lệ trong số các công ty chứng khoán, thể hiện tham vọng của VPBank trong việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

    Trên cơ sở những gì đã đạt được sau thương vụ bán vốn tại FE Credit, việc phát hành riêng lẻ 15% vốn cho SMBC hiện tại được kỳ vọng sẽ tạo đà tăng trưởng cho hoạt động kinh doanh của VPBank trong nhiều năm tới.

    “Mục đích của việc phát hành không chỉ để tăng vốn mà còn hợp tác, học hỏi kinh nghiệm quản trị từ đối tác. Với vốn điều lệ dự kiến đạt gần 80.000 tỷ, VPBank kỳ vọng sẽ được cơ quan quản lý tạo điều kiện cho việc mở rộng hệ sinh thái.”, CEO VPBank Nguyễn Đức Vinh chia sẻ trong một cuộc họp với nhà đầu tư trong năm ngoái.

    Vị lãnh đạo ngân hàng cũng nhấn mạnh, mục tiêu tăng vốn của VPBank không phải nhằm trở thành ngân hàng có vốn lớn nhất mà để tạo nền tảng giúp ngân hàng nắm bắt các cơ hội kinh doanh tốt sẽ bùng nổ trong 5-10 năm tới.
  6. Moi_ra_choi

    Moi_ra_choi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2016
    Đã được thích:
    810
    Tạm biệt thầy nhe. Hẹn thầy con tàu khác nếu hữu duyên. :-h:-h
  7. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    Vâng ạ, xin chúc mừng cho mình đã chốt lời thành công ạ. Xin chào tạm biệt ạ.
    Moi_ra_choi thích bài này.
  8. Toang

    Toang Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/01/2020
    Đã được thích:
    665
    năm nay nhân đôi lần nữa lên 14 tỷ cổ
    khiếp khiếp khiếp
  9. bacninhboy

    bacninhboy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2021
    Đã được thích:
    352
    tiền đâu để mà x2
  10. binhdv01

    binhdv01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2021
    Đã được thích:
    14
    có một cảm giác 2 phiên giao dịch qua và nay, VPB đang cố rũ trong phiên rồi cuối phiên kéo lên để rũ hết nhỏ lẻ chốt lời. rồi mới phi nhanh

Chia sẻ trang này