Ngân hàng xin lùi thời hạn thực hiện quy định mới về tỷ lệ an toàn vốn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi datnguyen888, 11/08/2010.

4352 người đang online, trong đó có 271 thành viên. 09:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1176 lượt đọc và 28 bài trả lời
  1. minhbet

    minhbet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2009
    Đã được thích:
    296
    Chết cha em hôm nay bán đúng đáy rồi
  2. datnguyen888

    datnguyen888 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Em cũng thế....mất 70% tk
  3. datnguyen888

    datnguyen888 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    giờ tt quay đầu..... thế mới đau
  4. datnguyen888

    datnguyen888 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Chiều nay ra tin từ NHNN rồi...... hoãn tt13 tới sang năm !
  5. datnguyen888

    datnguyen888 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Các NH hôm nay bắt đầu gom lại cp giá rẻ mà mình đã bán cả tuần trước.
  6. datnguyen888

    datnguyen888 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Theo chỉ đạo của Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng phải giảm còn 12%/năm từ đây đến cuối năm, tuy nhiên với quy định mới của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn của các tổ chức tín dụng, việc giảm lãi suất sẽ trở nên khó khăn.

    Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần nhỏ tại TPHCM cho biết mặc dù đã tăng lãi suất lên ngang bằng với các ngân hàng khác nhưng huy động của ngân hàng ông cũng không tăng được bao nhiêu. Thông tư mới của Ngân hàng Nhà nước sẽ càng làm cho nguồn vốn của các ngân hàng giảm nên chắc chắn lãi suất huy động không thể giảm được và lãi suất cho vay cũng khó giảm hơn.

    Mới đây, Hiệp hội Ngân hàng đã gửi công văn đến Ngân hàng Nhà nước nêu những khó khăn của các hội viên với các quy định trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng được ban hành ngày 20-5 và sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 10 năm nay.

    Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, cho biết các quy định về tỷ lệ an toàn trong Thông tư 13 sẽ gián tiếp làm ảnh hưởng đến việc hạ lãi suất của các ngân hàng theo mục tiêu chung của Chính phủ.

    Thông tư 13 quy định tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động của các ngân hàng phải duy trì ở mức 80%. Theo bà Hương đây là một tỷ lệ bình thường ngân hàng nào cũng phải duy trì ở mức này, nhưng theo khoản 3 điều 18 của thông tư, nguồn vốn huy động sử dụng để cho vay không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, bảo hiểm xã hội và các tổ chức khác, trong khi những nguồn này thường chiếm đến 15% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng. Như vậy, nguồn vốn huy động để cho vay của các ngân hàng sẽ bị giảm xuống, bà Hương cho biết.

    Thêm vào đó, hệ số rủi ro của các khoản cho vay cũng tăng lên như cho vay chứng khoán, kể cả ứng trước tiền bán chứng khoán và cho vay bất động sản (không phân biệt đã có sản phẩm rồi hay có sản phẩm trong tương lai) đều ở mức 250%. "Như vậy hệ số an toàn vốn của ngân hàng sẽ bị giảm thấp xuống", bà Hương nói. "Vì vậy, Hiệp hội Ngân hàng đã đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét lại những quy định chưa hợp lý trong thông tư đồng thời gia hạn thời gian thực hiện thông tư trên cho các tổ chức tín dụng".

    Theo bà Hương, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận công văn và cho biết sẽ nghiên cứu, xem xét tính hợp lý của các đề xuất và sẽ có câu trả lời sau.
  7. datnguyen888

    datnguyen888 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng UOB (United Overseas Bank - Singapore) vừa tổ chức lễ ký hợp đồng tài trợ khoản tín dụng trị giá 40 triệu USD cho Công ty cổ phần điện lực dầu khí Nhơn Trạch II.

    Nhân dịp này, Ông Thng Tien Tat, Giám đốc khu vực Việt Nam (VN) của UOB, đã dành cho Thanh Niên cuộc trò chuyện về kinh tế VN.

    * Ông có nhận xét gì về những chuyển biến của nền kinh tế VN?

    - Tôi biết, từ năm 1995, thời điểm mà UOB bắt đầu hiện diện tại VN, VN đã trải qua hai sự kiện lớn: bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ và gia nhập khối ASEAN. Kể từ đó, cả thế và lực của VN trên trường quốc tế ngày càng vững chắc nhờ những sách lược điều hành linh động, nhạy bén và cả quyết tâm của Chính phủ qua các thời kỳ cũng như của cộng đồng doanh nghiệp.

    Hiện nay, các tập đoàn đa quốc gia trên khắp thế giới đều xem VN như một địa chỉ đầu tư đáng tin cậy và nhiều tiềm năng với những yếu tố thuận lợi như chính trị ổn định, nguồn lao động dồi dào và giá rẻ, tốc độ tăng GDP hằng năm thuộc loại cao trên thế giới cùng một thị trường tiêu thụ rộng lớn với hơn 83 triệu dân... Tóm lại, nền kinh tế VN như một con hổ đang trong tư thế băng băng tiến về phía trước, bất chấp những khó khăn, thách thức từ các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và thế giới năm 1997 và 2007. Trong đó, lĩnh vực tài chính - ngân hàng đang phát triển rất năng động.

    * Ông có ý kiến gì về lĩnh vực ngân hàng ở VN hiện nay?

    - Lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở VN hiện nay khá sôi động do nền kinh tế đang cần vốn để đầu tư và nhu cầu tiêu dùng trong người dân không ngừng gia tăng hằng năm. Tuy nhiên, VN vẫn còn thiếu những ngân hàng đầu tư có tiềm lực về vốn và kinh nghiệm để làm “bà đỡ” cho việc hỗ trợ các công ty lớn hoặc các ngân hàng nhằm huy động vốn từ thị trường tài chính ở cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Điều này đặc biệt quan trọng cho các dự án như nhà máy điện và cơ sở hạ tầng, nơi cần số lượng vốn khổng lồ. Các dịch vụ ngân hàng truyền thống có thể không đủ khả năng để hỗ trợ các dự án này.

    Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã cho ngành ngân hàng những bài học giá trị. Sự ổn định của tiền tệ và tính thanh khoản là những vấn đề then chốt cho sự phát triển bền vững. Quản lý tốt tài sản nợ, bao gồm cả các khoản tiền gửi huy động và dịch vụ quản lý nguồn vốn cho khách hàng sẽ là yếu tố then chốt cho sự thành công của các ngân hàng ở VN.

    * Ông có chia sẻ gì về các hoạt động của UOB tại VN ?

    - UOB là ngân hàng hàng đầu tại Singapore với mạng lưới gồm hơn 500 văn phòng tại 19 quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc Mỹ. Tại VN, với sản phẩm và dịch vụ đa dạng, UOB có khả năng đáp ứng tất cả các nhu cầu về tài chính trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

    Đặc biệt, UOB cũng là ngân hàng nước ngoài đầu tiên tham gia hệ thống Thẻ ngân hàng VN (VNBC) - một hệ thống nội địa cho phép chúng tôi sử dụng khoảng 1.500 máy ATM trên toàn lãnh thổ VN một khi ngân hàng phát hành thẻ ATM. Đây là một đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của UOB tại VN.

    Bên cạnh đó, UOB đã thành lập Quỹ hỗ trợ sinh viên VN bằng cách cho vay không lãi suất. Đến nay, chúng tôi đã cho 69 sinh viên được vay và chuẩn bị phê duyệt thêm 150 hồ sơ xin vay trong năm nay. Chương trình dự kiến sẽ giải ngân khoảng 300.000 USD trong 3 năm để hỗ trợ khoảng 700 sinh viên.

    Theo hướng đó, UOB hy vọng có thể đem dịch vụ của ngân hàng đến gần khách hàng của mình hơn.
  8. datnguyen888

    datnguyen888 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Thị trường đang đi đúng quy luật?
    Đầu tư Chứng khoán điện tử - 12/08/2010 7:30:00 SA

    (Có 0 bình chọn)
    In tin |
    Lưu vào sổ tay |
    Gửi email |
    RSS

    Thông thường, ở Việt Nam, mục tiêu tăng trưởng luôn được ưu tiên hàng đầu và có thể phải tới quý IV, lời giải cho mong ước này mới được giải quyết.

    Diễn biến giảm mạnh trong 2 phiên giao dịch ngày 9 và 10/8 của TTCK là chủ đề được bàn thảo nhiều bên lề buổi hội thảo "Tình hình kinh tế vĩ mô, TTCK thế giới và các tác động đến chứng khoán Việt Nam"do CTCK Dầu khí (PSI) tổ chức chiều 10/8. Rất đông nhà đầu tư và giới phân tích tham dự hội thảo với mong muốn tìm kiếm được thông tin hữu ích trong bối cảnh rất khó phán đoán về thị trường. Đáng chú ý hơn cả là những ý kiến phân tích rằng, thị trường giảm điểm đang phản ánh đúng quy luật vốn có của nó.

    Tính từ đầu năm tới nay, các chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc giảm 30%, Mỹ và châu Âu giảm 10 - 15%, trong khi đến cuối tháng 7, VN-Index trên TTCK Việt Nam vẫn đi ngang trong khoảng xấp xỉ 500 điểm, bất chấp việc dòng tiền trên thị trường đã bị rút ra khá nhiều. Diễn biến ngược đó được một số chuyên gia phân tích cho rằng, xuất phát từ nguyên nhân thị trường đã bị bóp méo bằng cách giữ giá các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn, có thể điều chỉnh VN-Index như VNM, BVH, VIC, MSN…

    Theo tính toán của ông Ngô Văn Minh, Giám đốc bộ phận phân tích, Công ty Quản lý quỹ SHF, tính từ 1/1/2010 đến 27/7/2010, nếu loại trừ 50 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn trên thị trường thì VN-Index đã giảm xuống 460 điểm, tương ứng với mức giảm 10% (ngày 27/7, VN-Index dao động quanh ngưỡng 500 điểm). Như vậy, có thể hiểu, hầu hết nhà đầu tư mua cổ phiếu và nắm giữ đều thua lỗ. Việc "nắn" VN-Index, "làm giá" cổ phiếu khiến chỉ số thị trường méo mó, các nhà đầu tư nhìn vào Index đánh giá sai tình hình thị trường. Như một sự cố gắng giả tạo, diễn biến này không thể kéo dài, sớm hay muộn cũng phản ánh vào thị trường. Hệ quả của việc thị trường giảm ồ ạt ảnh hưởng đến dòng tiền, tác động tới việc nhà đầu tư phải xử lý đòn bẩy và dòng tiền tiếp tục hụt đi.

    Động lực của khối nhà đầu tư nước ngoài ở thời điểm này cũng suy giảm rõ rệt. Nếu như 6 tháng đầu năm, họ có chuỗi ngày mua ròng dài nhất với giá trị ước đạt 1.000 tỷ đồng/tháng, thì gần đây giá trị mua ròng của khối ngoại giảm mạnh. Một giả định được đưa ra để lý giải cho tình trạng này là cái nhìn của nhà đầu tư nước ngoài với vụ "đổ bể" của Vinashin khiến niềm tin của họ bị ảnh hưởng phần nào.

    Ông Phạm Thanh Bình, Phụ trách bộ phận nghiên cứu và đầu tư, CTCK Dầu khí cho rằng, sau khi giảm mạnh, VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng đi ngang (sideway) trong một thời gian nữa, có thể kéo dài tới vài quý. Nhìn vào quá khứ, sau khi tăng mạnh và giảm mạnh giai đoạn 2000 - 2003 thì thị trường đã sideway trong khoảng 7 quý (2004 - 2005).

    Mặc dù giá cổ phiếu đang rẻ, nhưng không phải quá rẻ. Mức P/E toàn thị trường hiện vào khoảng 10,5 lần, mặc dù khá hấp dẫn, nhưng vẫn cao hơn mức P/E của Hàn Quốc là 9,8 lần. Mức P/E hiện tại của TTCK Anh là 12,6 lần, của chỉ số Dow Jones trên TTCK Mỹ là 14,5 lần và của TTCK Thái Lan là 12,3 lần. Các thị trường này (Thái lan, Hàn Quốc, Anh, Mỹ) đều có độ minh bạch tài chính cao hơn thị trường Việt Nam, cũng như có mức vốn hóa cao, dễ mua dễ bán hơn. Do vậy, Việt Nam cũng không có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

    Trong tương lai gần, nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, diễn biến các thị trường nước ngoài cũng không có mấy tác động đối với Việt Nam. Đà tăng trưởng của TTCK ở Mỹ và các nước xung quanh trước mắt khó có thể tăng mạnh để chờ đợi những dấu hiệu ở đà phục hồi kinh tế. Hơn nữa, sự tương quan giữa VN-Index với Dow Jones chỉ ở mức cao khi Dow Jones có xu hướng tăng mạnh, còn khi chỉ số này lình xình thì mức độ tương quan không cao. Cụ thể, độ tương quan giữa VN-Index và Dow Jones là 0,81 năm 2009, nhưng chỉ là 0,5 trong 7 tháng đầu năm 2010.

    Tuy vậy, giới chuyên gia cho rằng, không nên quá bi quan. Tăng trưởng kinh tế về trung dài hạn ở Việt Nam khá hấp dẫn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình từ giai đoạn 2001 - 2008 là 7,31%. Bất chấp khó khăn từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Khả năng cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp trong nước được cải thiện đáng kể. Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trên 7%/năm trong vòng 5 - 7 năm tới, với rủi ro hệ thống hạn chế hơn do các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm nhiều so với trước; Việt Nam đã học được nhiều bài học từ các cuộc khủng hoảng thế giới. Tăng trưởng của các nước trong khu vực trong năm tới được dự báo tiếp tục đà phục hồi, tuy tốc độ có thể chậm lại.

    Liệu ở thời điểm này, những nhà đầu tư lớn, cầm nhiều tiền mặt đã sẵn sàng vào cuộc khi giá nhiều cổ phiếu đã giảm về mức tương đương khi VN-Index xuống 330 điểm? Câu trả lời chính xác hơn cả là thời cơ chưa đến và họ còn chờ đợi một động thái hỗ trợ tâm lý xuất phát từ thay đổi đột phá về chính sách vĩ mô. Thông thường, ở Việt Nam, mục tiêu tăng trưởng luôn được ưu tiên hàng đầu và có thể phải tới quý IV, lời giải cho mong ước này mới được giải quyết.
  9. jojopop_1007

    jojopop_1007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2010
    Đã được thích:
    586
    Toàn là tin tốt hay tin từ "khả năng bốc phét" vậy trời ...

Chia sẻ trang này