1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Ngành nào có tốc độ tăng trưởng vàng >20%/năm từ nay đến 2030 và vì sao DGC ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchacmacben, 10/04/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8840 người đang online, trong đó có 1202 thành viên. 15:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 420945 lượt đọc và 3128 bài trả lời
  1. vndkhuc

    vndkhuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2015
    Đã được thích:
    3.503
    PAT giảm gần 50% rồi nhưng lái vẫn đang ra hàng. Lái ra thì kết quả kinh doanh có tốt mấy cũng sẽ giảm thôi
  2. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.573
    Họ ra hàng vì biết các quý tới lợi nhuận tụt rất thảm đấy bác :D , con đó toàn nội bộ cấp cao nắm thông tin cty rõ như lòng bàn tay mà :D
    vndkhuc thích bài này.
  3. NDN267

    NDN267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2020
    Đã được thích:
    662
    bác là lái à? :)
    vndkhucmoingay3cai thích bài này.
  4. luongson_trucanh

    luongson_trucanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Đã được thích:
    4.255

    Quá đỉnh :drm1:drm1:drm1
    --- Gộp bài viết, 16/08/2022, Bài cũ: 16/08/2022 ---
    SSI múc DCM ác liệt, bất chấp NN bán ròng mạnh :drm4
    hatron thích bài này.
    luongson_trucanh đã loan bài này
  5. moingay3cai

    moingay3cai Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/03/2021
    Đã được thích:
    1.067
    XANH ĐẬM ... --->> SẮP CE RỒI ĐẤY ACE TA ƠI
    hatron thích bài này.
  6. binhtrung

    binhtrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2015
    Đã được thích:
    2.054
    Giá CP thì có lên có xuống, quan trọng là core kinh doanh của DN vẫn xu hướng lên và tăng đầu tư core mới. Ôm, im lặng và tận hưởng thôi.
    moingay3caiMr_Lee2212 thích bài này.
  7. luongson_trucanh

    luongson_trucanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Đã được thích:
    4.255
    VOV.VN - Sản xuất chất bán dẫn trở thành yếu tố mới trong cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

    Cuộc đua công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã phủ rộng mọi thứ, từ điện thoại thông minh, thiết bị di động đến mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, một mặt trận mới đang nổi lên và đi vào chiều sâu hơn, đó là chất bán dẫn, thành phần không thể thiếu trong điện thoại thông minh, máy tính, ô tô và thiết bị gia dụng.

    [​IMG]
    Ảnh: Getty
    Tổng thống Joe Biden ngày 9/8 đã ký luật mới nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ, trong nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu chip máy tính kéo dài và giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia khác như Trung Quốc trong việc sản xuất.

    Đạo luật CHIPS và Khoa học khuyến khích sản xuất trong nước cũng như nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn, cho phép chi hơn 50 tỷ USD cho việc sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn tại Mỹ.

    Trung Quốc lâu nay là quốc gia thống trị trong lĩnh vực sản xuất công nghệ. Các công ty như Apple, Google và Microsoft đều phụ thuộc đáng kể vào Trung Quốc để sản xuất thiết bị và linh kiện. Theo một phân tích gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Trung Quốc cũng nhanh chóng giành được vị thế trên thị trường bán dẫn, đứng đầu toàn cầu về lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm; đứng thứ tư – xếp trên Mỹ - về sản xuất chip điện tử trên tấm bán dẫn.

    Việc Bắc Kinh tăng cường tập trung vào sản xuất trong nước có thể là do hạn chế của Mỹ đối với một số công ty bán dẫn lớn nhất của Trung Quốc. Doanh số bán dẫn của Trung Quốc đã tăng hơn 30% trong năm 2020, đạt gần 40 tỷ USD.

    Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã gây ra sự thiếu hụt nguồn cung chip trên toàn cầu. Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi các đợt phong tỏa nghiêm ngặt của Trung Quốc đã khiến các nhà máy bị đình trệ và ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng. Nhiều khu vực hiện đang xem xét lại cách tiếp cận để có thể độc lập hơn và giảm sự phụ thuộc vào sản xuất của Trung Quốc.

    Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã nhiều lần đánh giá cao tầm quan trọng của việc chuyển các hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng hóa về các nước thân thiện, cụ thể là chuyển chuỗi cung ứng qua các đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc và Nhật Bản để tách khỏi ngành công nghệ với Trung Quốc.

    Không chỉ Mỹ, các nhà lập pháp châu Âu đã đề xuất các khoản đầu tư trị giá hàng chục tỷ USD trong những năm tới để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của lục địa già.

    Về phần mình, Trung Quốc tiếp tục cố gắng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn như một phần của kế hoạch 5 năm được công bố vào năm 2021.

    [​IMG]
    Trung Quốc đã trở thành trung tâm sản xuất đồ điện tử toàn cầu trong thập kỷ qua. Ảnh: CNN
    “Thế giới đang ngày càng công nhận rằng đây là những công nghệ sẽ quyết định ai ‘chiến thắng’ trong nền kinh tế toàn cầu trong tương lai”, bà Kenton Thibaut, nghiên cứu sinh tại Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Pháp y Kỹ thuật số của Hội đồng Đại Tây Dương có trị sở ở Washington DC cho biết.

    Tuy nhiên, bà nói thêm, việc hoàn toàn tự chủ trong lĩnh vực sản xuất chíp nói dễ hơn làm vì có nhiều lớp công nghệ và chuyên môn chuyên sâu liên quan.

    Vấn đề phức tạp hơn nữa là đảo Đài Loan đã trở thành tâm điểm ngoại giao và quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Căng thẳng xung quanh Đài Loan – hòn đảo mà Trung Quốc coi là một phần lãnh thổ và đang chờ thống nhất, đã leo thang nhanh chóng sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hồi tuần trước.

    Đài Loan đóng vai trò quan trọng đối với ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu do một số nhà sản xuất hàng đầu thế giới đặt trụ sở chính tại đây, bao gồm các nhà cung cấp của Apple như Foxconn và Pegatron. Công ty sản xuất chip lớn nhất trong số đó, TSMC, chiếm khoảng 90% lượng chip máy tính siêu tiên tiến trên thế giới.

    Cú hích thúc đẩy sản xuất của Mỹ

    Tập đoàn TSMC đã cam kết đầu tư ít nhất 12 tỷ USD để xây dựng một nhà máy chế tạo chất bán dẫn ở Arizona, dự kiến bắt đầu sản xuất từ năm 2024. Một nhà sản xuất khác của Đài Loan, GlobalWafers, gần đây đã cam kết 5 tỷ USD để xây dựng một nhà máy tấm bán dẫn silicon ở Texas. Các tập đoàn của Hàn Quốc như Samsung và SK Group đầu năm nay, cũng đưa ra kế hoạch chi hàng chục tỷ USD để tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất công nghệ tại Mỹ.

    Theo chuyên gia phân tích rủi ro Zachary Collier, Giảng viên Đại học Radford ở Virginia, khoản đầu tư của TSMC được thực hiện từ trước khi Mỹ ban hành Đạo luật CHIPS và Khoa học, nhưng luật này có khả năng thúc đẩy nhiều công ty đặt nhà máy tại Mỹ.

    “Việc xây dựng một cơ sở sản xuất lớn là quá trình tốn rất nhiều vốn và bất cứ thứ gì bù đắp được phần nào chi phí đó sẽ khuyến khích các công ty tìm đến để thiết lập hoạt động kinh doanh”, ông Collier nói.

    Đạo luật dành gần 53 tỷ USD trong 5 năm tới để mở rộng sản xuất chất bán dẫn của Mỹ, bao gồm 1,5 tỷ USD cho các công ty viễn thông cạnh tranh với các công ty Trung Quốc như Huawei. Các công ty đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn cũng sẽ được khấu trừ thuế 25%.

    Ngoài các ưu đãi ngắn hạn, các công ty có thể muốn thiết lập cơ sở sản xuất ở Mỹ vì sự ổn định và an ninh tại đây, tầng lớp lao động có trình độ học vấn cao. Quan trọng nhất là vì nhu cầu. Ông Collier ước tính Mỹ chiếm 1/4 nhu cầu chất bán dẫn toàn cầu nhưng chỉ chiếm 12% sản lượng. TSMC cho biết Bắc Mỹ chiếm 65% doanh thu của công ty này, Trung Quốc và Nhật Bản lần lượt chiếm 10% và 5%.

    “Các công ty sẽ tìm cách đổ đến và đáp ứng nhu cầu đó. Nhưng việc thay thế Trung Quốc trong một sớm một chiều không hề dễ dàng”, ông Collier nhận định.

    Bà Thibaut cũng cho rằng: “Hiện tại, Trung Quốc có lợi thế do họ có một chiến lược phối hợp xoay quanh việc quảng bá các công nghệ của mình và cung cấp cơ sở hạ tầng quan trọng cho các quốc gia cần chúng. Mỹ và các nước khác cũng cần phát triển một chiến lược xoay quanh công nghệ không chỉ tập trung vào việc cạnh tranh với Trung Quốc mà còn chủ động cung cấp các giải pháp thực sự cho các nhu cầu thực tế”.

    Dù các quốc gia tìm cách xây dựng các cơ sở sản xuất tại địa phương càng nhiều càng tốt, nhưng họ cũng không thể tách khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là đối với các sản phẩm thiết yếu và phức tạp như chất bán dẫn. Việc thiết kế, chế tạo, sản xuất và thậm chí cả nguyên liệu thô cho chip được phân bổ ở nhiều quốc gia và khu vực khác nhau.

    “Đó thực sự là một mạng lưới khổng lồ”, ông Collier nói, đồng thời nhấn mạnh, các quốc gia dù cố gắng nội địa hóa sản xuất đến đâu thì sự phụ thuộc lẫn nhau là không thể tránh khỏi./.

    Hoàng Phạm/VOV.VN
    moingay3caihatron thích bài này.
    luongson_trucanh đã loan bài này
  8. SONLAM1166

    SONLAM1166 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/11/2017
    Đã được thích:
    3.034
    Chiều nay ae xúc cho vượt 95 luôn nhé bác
    moingay3caihatron thích bài này.
  9. luongson_trucanh

    luongson_trucanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Đã được thích:
    4.255
    Đường dài mới biết ngựa hay, ngắn hạn thì do LÁI nó quyết định:D Hữu xạ tự nhiên hương, Việt nam rất cần nhiều doanh nghiệp như DGC để thu hút các đại bàng Công nghệ xây tổ ở Việt nam :drm

    Việt Nam sẽ trở thành “bến đỗ” mới của ngành công nghiệp bán dẫn?

    Không chỉ mong Samsung, mà Việt Nam đã từ lâu luôn mong muốn thu hút đầu tư trong lĩnh vực này. Tuy vậy, giữa mong muốn và hiện thực có một khoảng cách khá xa.

    Mặc dù vậy, thời gian gần đây, ngày càng nhiều nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực này ở thị trường Việt Nam. Intel là ví dụ điển hình nhất.

    [​IMG]Dù Samsung Electro-Mechanics mới chỉ sản xuất linh kiện bán dẫn ở Việt Nam, song đó là một bước khởi đầu đầy ý nghĩa.[​IMG]

    Là một trong 3 nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới hiện nay (gồm TSMC, Samsung và Intel), Intel nhiều năm trước đã đầu tư 1 tỷ USD vào sản xuất chip tại Việt Nam và cho đến nay, nhà máy của Intel vẫn là một trong những địa điểm sản xuất quan trọng của Tập đoàn.

    Nhưng kế hoạch của Intel không dừng ở đó, bởi trong các cuộc tiếp xúc gần đây với các nhà lãnh đạo Việt Nam, Intel đều khẳng định sẽ mở rộng đầu tư tại Việt Nam, với khoản đầu tư gấp nhiều lần so với trước.

    Thông tin cho biết, dự kiến trong tuần này, Tổ công tác dự án Intel sẽ tiếp tục họp bàn để xem xét về các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ. Nếu cơ chế rộng mở, cơ hội thu hút đầu tư của Intel là rất lớn, bởi thời gian gần đây, tập đoàn này liên tục công bố các kế hoạch đầu tư quy mô lớn.

    Cùng với Intel, nhiều nhà đầu tư khác cũng đã và đang lên kế hoạch đầu tư sản xuất các thiết bị, linh kiện bán dẫn tại Việt Nam. Chẳng hạn, Amkor (Hàn Quốc) với kế hoạch 1,6 tỷ USD; Hana Micron (Hàn Quốc) với kế hoạch đầu tư 500 triệu USD tại Việt Nam. Ngoài ra, còn có Renesas, Applied Micro, Splendid, Sonion…, với quy mô dự án khá nhỏ.

    Tháng 5/2022, trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Giám đốc điều hành Tập đoàn Intel đánh giá, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, với nền kinh tế năng động, thị trường đầy tiềm năng. Đó là lý do Intel quyết định tiếp tục đầu tư vào Việt Nam với quy mô gấp nhiều lần hiện nay…

    Các nhà đầu tư nước ngoài đều có những đánh giá tích cực về Việt Nam. Tuy nhiên, một cách thẳng thắn, trong một báo cáo liên quan vấn đề thu hút đầu tư trong các ngành công nghiệp trọng yếu, trong đó có công nghiệp bán dẫn, Cục Đầu tư nước ngoài đã cho rằng, vấn đề không chỉ nằm ở dung lượng thị trường, công nghiệp hỗ trợ, nguồn nhân lực, logistics, mà còn là các chính sách phát triển kinh tế ngành, chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực này.

    “Để thu hút đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn, có lẽ, Việt Nam cần có một sự chuẩn bị mang tính nền tảng hơn”, Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.

    Không dễ để Việt Nam trở thành “bến đỗ” mới cho ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Nhưng nhiều năm trước đây, cũng không ai nghĩ, Việt Nam có thể trở thành “cứ điểm” sản xuất cho ngành thiết bị di động. Điều gì cũng có thể xảy ra, vấn đề còn lại là chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để có thể đón được các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực này. Một khi Samsung đã “ngấp nghé”, Intel đang tăng tốc đầu tư, thì hoàn toàn có thể sẽ có những “ông lớn” khác rót vốn Việt Nam.

    :drm1:drm1:drm1
    moingay3cai, hatron, cophieudep1 người khác thích bài này.
    luongson_trucanh đã loan bài này
  10. luongson_trucanh

    luongson_trucanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Đã được thích:
    4.255
    Chặng đua sản xuất chip bán dẫn toàn cầu

    Chính phủ Mỹ bật đèn xanh cho khoản đầu tư hơn 200 tỷ USD vào việc sản xuất chip bán dẫn. Cụ thể khoảng 39 tỷ USD là để mở rộng sản xuất chip trong nước, rót vốn cho các công ty, nâng cấp các nhà máy và thiết bị nội địa. 11 tỷ USD để nghiên cứu và phát triển công nghệ và 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các công ty viễn thông Mỹ cạnh tranh với Huawei của Trung Quốc.

    Hiện tại, Đài Loan Trung Quốc và Hàn Quốc đang thống trị ngành sản xuất con chip bán dẫn trên toàn cầu. Chính vì thế, việc Mỹ gấp rút tăng tốc để chạy đua với châu Á trong việc sản xuất chip cũng dễ hiểu vì con chip bán dẫn nhỏ xíu này có vai trò rất quan trọng.

    Năm ngoái, ngành sản xuất ô tô tại Mỹ lâm vào cảnh thiếu hụt con chip nghiêm trọng. Có những dòng xe đã phải dừng sản xuất để nhường linh kiện cho các xe bán chạy hơn. Hàng chục nghìn chiếc ô tô đã phải nằm bãi, không thể tới tay người mua vì không có con chip. Tại Mỹ, giá xe ô tô trung bình hồi đầu năm nay vì thế mà đã tăng gần 15% so với năm trước đó.

    Gần đây, một số thông tin cho rằng tình trạng thiếu hụt con chip bán dẫn đã được giải quyết, thậm chí có báo nói là sắp thừa con chip. Có thật là "khủng hoảng thiếu" sắp thành "khủng hoảng thừa" không?

    Giới phân tích thị trường khẳng định là không có chuyện "thừa con chip", ít nhất là vào thời điểm này. Sản xuất ra được một con chip bán dẫn không hề đơn giản.

    Cho nên sẽ là hơi lạc quan nếu nói rằng khủng hoảng thiếu chip đã qua đi và càng không đúng khi nói là thế giới đang sản xuất thừa con chip bán dẫn. Những ngành sản xuất quan trọng nhất như là ô tô hay smartphone vẫn đang kêu ca rất nhiều về chuyện thiếu hụt con chip.

    Tình trạng thiếu hụt con chip vẫn đe dọa nhiều ngành sản xuất

    [​IMG]
    Theo số liệu mới nhất từ báo Autonews, trong tuần từ 8/8 đến 14/8, các nhà sản xuất ô tô toàn cầu phải cắt giảm khoảng 180 nghìn xe do tình trạng thiếu chip.

    Dự báo trong cả năm 2022, "cơn khát chip" sẽ khiến 3,8 triệu chiếc xe không thể xuất xưởng. Thiệt hại do thiếu chip mà các hãng xe phải gánh chịu năm ngoái lên tới 210 tỷ USD.

    "Khan hiếm chip cản trở công nghệ cho smartphone thế hệ mới" là nhan đề bài báo được tờ Thời báo phố Wall đăng tải. 2 nhà sản xuất chip lớn nhất nhì thế giới là TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) và Samsung của Hàn Quốc đang đau đầu tìm lời giải.

    Chuỗi cung ứng thiết bị điện tử có thể đón những thách thức mới ngay từ đầu năm sau, khi sự thiếu hụt các chip tiên tiến nhất có thể lên tới 20% hoặc cao hơn. Điều này có thể khiến những công nghệ mới, đòi hỏi tính toán hiệu suất cao, xử lý AI... khó được triển khai rộng rãi, đặc biệt trên smartphone, xe tự lái...

    Ông Vinay Gupta, Giám đốc Công ty Dữ liệu Quốc tế chi nhánh châu Á-Thái Bình Dương, cho biết: "Cung cầu trong ngành chất bán dẫn vẫn chưa thể đạt được sự cần bằng. Ngành bán dẫn yêu cầu nhiều vật liệu thô và khí hiếm khi sản xuất. Việc Nga hạn chế xuất khẩu các khí hiếm, bao gồm neon, argon và heli sang các nước "không thân thiện" từ cuối tháng 5 cũng đang khiến nguồn cung trở nên khó khăn".

    Tình trạng thiếu chip cũng đang khiến việc triển khai mạng viễn thông 5G tại nhiều quốc gia phải lùi lại. Nhu cầu về mạch tích hợp - chipset cho công nghệ Internet vạn vật (IoT) tăng mạnh khi lắp đặt 5G. Tuy nhiên, việc giao hàng liên tục giảm từ quý 3/2021 đến nay.

    Ngoài Trung Quốc, châu Âu cũng đã bơm hàng tỷ Euro vào sản xuất chip. Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) mới là hai cái tên đang thống lĩnh ở mảng sản xuất chip bán dẫn vì sở hữu 2 công ty kiểm soát khoảng 80% ngành công nghiệp sản xuất chip toàn cầu.

    Còn ở Việt Nam, mới đây, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) cho đang chuẩn bị các điều kiện để sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn và sẽ sản xuất đại trà từ tháng 7/2023 tại nước ta. Đây là một cuộc đua rất đông đúc, tốn rất nhiều tiền của. Để vượt lên bứt tốc chắc cũng không dễ tí nào.

    200 tỷ USD sẽ tạo ra những kỳ tích gì thì còn phải chờ vài năm nữa mới rõ. Còn về phía những nhà sản xuất ô tô hay xe máy hay đồ điện tử, cái họ quan tâm là nguồn cung chip ổn định - cần bao nhiêu là có bấy nhiêu chứ họ cũng không ưu tiên là con chip đó đến từ đâu, đến từ Mỹ cũng tốt mà từ Đài Loan Trung Quốc hay Hàn Quốc cũng tốt, miễn là nguồn cung ổn định.

    Trên thực tế, cuộc đua trong ngành công nghiệp bán dẫn giữa Mỹ, châu Âu, châu Á sẽ chỉ nóng hơn nữa trong tương lai bởi lẽ ngành công nghiệp bán dẫn không phải chỉ gồm một chuỗi các nhà máy sản xuất lớn, hiện đại mà còn là một hệ sinh thái toàn cầu với hàng ngàn công ty liên đới với nhau. Cùng với đó, thời gian cho nghiên cứu và phát triển ở lĩnh vực công nghệ này thường sẽ mất nhiều năm.
    moingay3cai, SONLAM1166hatron thích bài này.
    luongson_trucanh đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này