1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Ngành nào có tốc độ tăng trưởng vàng >20%/năm từ nay đến 2030 và vì sao DGC ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchacmacben, 10/04/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7506 người đang online, trong đó có 1085 thành viên. 14:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 420898 lượt đọc và 3128 bài trả lời
  1. ThanhBT90

    ThanhBT90 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/02/2021
    Đã được thích:
    74
    làm phát lên 30k đẹp quá
    moingay3cai thích bài này.
  2. luongson_trucanh

    luongson_trucanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Đã được thích:
    4.255
    Hôm trc giảm thì ầm ĩ, hôm tăng thì tuyệt nhiên ko có bài báo nào:D Phục vụ các anh Lái cả:)) Nhưng nhìn gd phiên hôm nay thì hàng rất tập trung roài, sẽ vuat nhanh thôi :drm1:drm1:drm1
    --- Gộp bài viết, 17/08/2022, Bài cũ: 17/08/2022 ---
    Hết giờ mới đăng=))
    https://ndh.vn/nguyen-lieu/gia-photpho-vang-tang-gan-7-mot-ngay-1322146.html
    moingay3cai thích bài này.
    luongson_trucanh đã loan bài này
  3. Thietmoclan79

    Thietmoclan79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/07/2015
    Đã được thích:
    2.507
    xem cho nó vui chứ ai tìm hiểu kỹ thì biết nó cũng chẳng ảnh hưởng gì mấy, giá xk chốt hết rồi mà
    moingay3cai thích bài này.
  4. ThanhBT90

    ThanhBT90 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/02/2021
    Đã được thích:
    74
    Q3 chắc chốt hết rồi thì vẫn ảnh hưởng tới giá Q4 và sau này nữa chứ bác, P4 không ngóc lại được mức giá kha khá chút thì xác định xìu dần như HPG.
    moingay3cai thích bài này.
  5. vndkhuc

    vndkhuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2015
    Đã được thích:
    3.503
    Giá p4 cứ trên 30k là ok rồi.
    muacophieunao85 thích bài này.
  6. SONLAM1166

    SONLAM1166 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/11/2017
    Đã được thích:
    3.034
    Lệnh mua nhỏ có tôi nhé. Kkkkk
    --- Gộp bài viết, 17/08/2022, Bài cũ: 17/08/2022 ---
    2 tháng qua cầm dgc rất buồn.vni tăng từ 1.145 lên 1.275 điểm thì dgc giảm từ 130k về 93k.
    Giờ đến đoạn cầm dgc rung đùi đếm xèng bất chấp vni
    hatron thích bài này.
    SONLAM1166 đã loan bài này
  7. Mr_Lee2212

    Mr_Lee2212 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2020
    Đã được thích:
    1.340
    Ko biết mấy bác hô Trần, CE đã chán chưa:D:D
  8. luongson_trucanh

    luongson_trucanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Đã được thích:
    4.255
    Lý do giá P4 của TQ sẽ còn tăng ác :)) (thực ra ko ảnh hưởng kq q3 của DGC, vì chốt xong rồi:-bd)

    Cuộc chiến sản xuất chip đến hồi gay cấn
    (KTSG) – Đối với ngành sản xuất chip điện tử, Mỹ đang dồn tổng lực để, thứ nhất, lôi kéo việc sản xuất về lại nước Mỹ và, thứ hai, củng cố khái niệm “friendshoring”, tức xây dựng chuỗi cung ứng mới, ở đây là cho ngành sản xuất chip chỉ bao gồm các nước thân cận, ngăn cản sự tham gia của Trung Quốc. Ngược lại Trung Quốc cũng dồn hết sức để tìm cách tự sản xuất chip và cũng đã đạt được những bước tiến đáng kể.

    [​IMG]

    Mỹ tung ra liên tiếp nhiều đòn

    Ở hướng đưa ngành sản xuất về lại Mỹ, Quốc hội nước này vừa thông qua Đạo luật CHIPS và Khoa học trong đó có gói tài trợ đến 52 tỉ đô la cho bất kỳ nhà sản xuất chip nào xây dựng nhà máy hay mở rộng nhà máy hiện có ở Mỹ. Ngoài ra đạo luật này còn dành ra 200 tỉ đô la rót vào nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, robot tự động và máy tính lượng tử. Mỹ từng chiếm 37% sản lượng chip bán dẫn toàn cầu vào năm 1990, nhưng giờ tụt còn 12% vào năm 2020. Trong cùng thời gian đó, Trung Quốc từ chỗ không sản xuất được gì đã vươn lên chiếm 15% thị phần chip thế giới.

    Trong chuyến thăm Đài Loan đầy sóng gió của Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi có buổi ăn trưa với Morris Chang, nhà sáng lập tập đoàn sản xuất chip Đài Loan TSMC cùng chủ tịch tập đoàn này, Mark Liu. Có lẽ bà Pelosi muốn nhân chuyến đi củng cố thêm mối quan hệ với TSMC hiện đang xây nhà máy sản xuất chip tại Arizona, Mỹ và sẽ là tập đoàn nhận các khoản tài trợ đầu tiên khi Đạo luật CHIPS và Khoa học được ký ban hành. TSMC hiện chiếm đến 90% sản lượng chip cao cấp toàn cầu.

    Hiện cả ba nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới là Samsung, TSCM và Intel đều đang khởi động xây các nhà máy chip ở Mỹ, mỗi dự án trị giá từ 12-20 tỉ đô la.

    Cũng có những ý kiến bên trong nước Mỹ phê phán Đạo luật CHIPS và Khoa học vì nó chỉ chú trọng đến các chip thế hệ mới, và như thế sẽ mở rộng cửa cho Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường chip thế hệ cũ như các loại chip lắp trên xe hơi, chip điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác. Dù sao thị trường Trung Quốc hiện đang chiếm đến 50% lượng chip tiêu thụ của thế giới nên các nhà sản xuất không dễ gì bỏ qua thị trường này. Thậm chí trước đây, theo Bloomberg, Intel còn có ý định mở rộng sản xuất chip ở Trung Quốc bằng cách sử dụng một nhà máy bỏ hoang ở Thành Đô. Intel đã bỏ ý định này nhưng các hãng khác ắt sẽ mở rộng sản xuất các loại chip thông dụng ở Trung Quốc vì cả thế giới vẫn đang còn thiếu chip, gây ngưng trệ sản xuất khắp các ngành.

    Một điều có thể đoán trước: từ nay nếu thế giới thiếu chip, lý do không hẳn là tắc nghẽn chuỗi cung ứng mà lý do có thể là từ các yếu tố chính trị, phi thương mại.

    Ở hướng thứ nhì, ngoài việc xây dựng liên minh sản xuất chip gồm Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan công bố hồi tháng 3-2022, Mỹ đưa ra nhiều chính sách nhằm ngăn các hãng sản xuất chip lớn trên thế giới đầu tư hay mở rộng sản xuất ở Trung Quốc. Đạo luật CHIPS và Khoa học đặt ra yêu cầu hãng chip nào muốn nhận tiền tài trợ nói trên của Mỹ thì không được đầu tư công nghệ cao vào Trung Quốc và “các nước quan ngại” trong ít nhất 10 năm. Họ chỉ được phép sản xuất loại chip thế hệ cũ, chỉ nhằm tiêu thụ tại thị trường trong nước. Vì các quy định này chưa rõ ràng, có thể diễn giải bằng nhiều cách khác nhau, Bộ Thương mại Mỹ được giao quyền quyết định xem xét các dự án đầu tư của các công ty liên quan tại Trung Quốc để xem chúng có vi phạm quy định của đạo luật để cắt tài trợ cũng như quyền đặt ra các tiêu chí mới.

    Song song hai chính sách khuyến khích và cấm đoán nói trên, theo tin của Reuters, Mỹ còn dự tính cấm xuất khẩu các thiết bị dùng trong sản xuất chip từ Mỹ sang các hãng sản xuất chip ở Trung Quốc. Mặc dù ý định này là nhắm đến công ty sản xuất chip YMTC của Trung Quốc, nó cũng sẽ ảnh hưởng mạnh lên hai hãng sản xuất chip hàng đầu của Hàn Quốc có cơ sở sản xuất tại đây là Samsung Electrics và SK Hynix. Samsung có hai nhà máy lớn ở Trung Quốc còn Hynix đang mua lại nhà máy sản xuất bộ nhớ NAND flash của hãng Intel.

    Bộ nhớ NAND flash dùng để lưu trữ dữ liệu trên máy tính xách tay, điện thoại di động hay trên máy chủ của các trung tâm dữ liệu; lệnh cấm, cũng theo Reuters là nhắm đến thiết bị dùng để sản xuất chip NAND có hơn 128 lớp. YMTC mặc dù mới được thành lập từ năm 2016 nhưng đã nhanh chóng vươn lên trong lĩnh vực sản xuất chip NAND, hiện chiếm 5% thị phần trong khi hai công ty Mỹ là Western Digital và Micron chiếm lần lược 13% và 11%. Vấn đề là mới năm ngoái thị phần của YMTC chỉ bằng một nửa năm nay và được dự báo sẽ đạt mốc 13% vào năm 2027. Còn tính chung thì sản xuất chip NAND ở Trung Quốc tăng mạnh, chiếm 23% thị phần thế giới so với 14% năm 2019 trong khi thị phần của Mỹ giảm từ 2,3% xuống còn 1,6% trong cùng thời gian.

    Đứng trước các động thái này, các hãng sản xuất chip phải tính toán lại chiến lược đầu tư. Theo tờ Financial Times, hãng Samsung đang cân nhắc lại quy mô đầu tư sản xuất chip ở Trung Quốc. Trích lời các nguồn tin từ cả hãng Samsung lẫn hãng SK Hynix, tờ này cho biết sẽ có một số dự án ở Trung Quốc bị hủy bỏ. Nói với Financial Times, ông Kim Young-woo, trưởng bộ phận nghiên cứu của hãng SK Securities và là nhà tư vấn cho Chính phủ Hàn Quốc về chính sách chất bán dẫn, cho rằng các hãng sản xuất chip Hàn Quốc “đang suy tính lại chiến lược của họ vì cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc và nay họ nghiêng về Mỹ hơn do các rủi ro địa chính trị”.

    Trung Quốc đỡ đòn bằng nội lực

    Trước mắt xem ra Trung Quốc sẽ không làm gì để trả đũa các chính sách hạn chế và cấm đoán của Mỹ, vì họ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các nhà đầu tư nước ngoài như TSCM hay Samsung để sản xuất đủ chip cho các ngành ô tô, điện thoại di động và nhiều sản phẩm khác. Tuy nhiên họ không ngồi yên. Các hãng sản xuất chip của Trung Quốc, với sự hỗ trợ rất lớn của chính phủ nước này, đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc.

    Chẳng hạn khi vừa có tin Mỹ có khả năng cấm xuất khẩu thiết bị máy móc dùng trong sản xuất chip NAND 128 lớp trở lên thì hãng YMTC của Trung Quốc tuyên bố đã sản xuất thành công chip nhớ 232 lớp, một thành tựu gây ngạc nhiên cho giới công nghệ. Hãng này vừa trình làng con chip NAND 3D, được đặt tên X3-9070, lần đầu tiên đạt mức 232 lớp bán dẫn, giúp YMTC đuổi kịp các hãng Micron của Mỹ và SK Hynix của Hàn Quốc. Micron cũng vừa tuyên bố sẽ bắt đầu sản xuất đại trà chip 232 lớp vào cuối năm nay còn hãng SK Hynix cho biết đã làm được loại chip nhớ 238 lớp, một chuẩn mực mới của ngành. Mặc dù từ tuyên bố đến sản xuất đại trà còn cần mất nhiều thời gian, đây vẫn là một bước đột phá đối với YMTC của Trung Quốc.

    Một hãng chip Trung Quốc khác – SMIC được cho là đã sản xuất thành công chip 7 nanomet, một bước tiến đáng kinh ngạc khác bởi vì mới năm 2020 các hãng chip của nước này vẫn đang cố gắng vượt qua mốc 40 nanomet. Thông tin này do hãng TechInsights đưa ra sau khi mổ xẻ con chip mới nhất của SMIC. Tờ South China Morning Post cho biết SMIC không phủ nhận cũng không xác nhận họ đã sản xuất được loại chip này. Các chuyên gia trong ngành bán dẫn cho rằng con chip này được sử dụng trong các máy đào tiền mã hóa có thể dựa vào công nghệ của hãng TSMC và không biết SMIC đã thủ đắc bằng con đường nào.

    Trung Quốc đã bắt đầu nỗ lực tự sản xuất chip bán dẫn từ năm 2015 trong kế hoạch chung “Made in China 2025”. Nước này đã đổ ra cả trăm tỉ đô la đầu tư vào ngành sản xuất chip đồng thời buộc các công ty nước ngoài hoạt động tại đây chuyển giao công nghệ. Đến nay người ta ước tính Trung Quốc đã sản xuất được 37% lượng chip nước này tiêu thụ.

    Các doanh nghiệp Trung Quốc đều ấp ủ các dự án làm chip để tránh phụ thuộc vào công nghệ Mỹ như Xiaomi làm chip cho camera điện thoại di động; Oppo làm chip quản lý công nghệ sạc nhanh; Baidu có hai dự án làm chip riêng lẻ, một con dùng trong xe hơi thông minh tự lái, một con dùng cho công nghệ nhận diện giọng nói; Alibaba làm chip trí tuệ nhân tạo… Hai tập đoàn Tencent và ByteDance dù chậm hơn cũng có những dự án liên quan đến chip – Tencent thì đầu tư vào một startup sản xuất chip là Enflame còn ByteDance chuẩn bị làm chip cho máy chủ.

    Thuận lợi lớn nhất của Trung Quốc là sở hữu một thị trường tiêu thụ chip rộng lớn nhất thế giới; chừng nào nước này còn là công xưởng sản xuất đủ loại hàng hóa cho thế giới thì chừng đó các nhà sản xuất chip không thể bỏ qua thị trường này. Ngay cả các hãng lớn của Mỹ như Apple sản xuất điện thoại iPhone cũng cần mua chip và trong thực tế đã cân nhắc đặt mua chip của YMTC.

    Chính vì thế điều khoản cấm các công ty đầu tư hay mở rộng sản xuất chip cao cấp ở Trung Quốc trong vòng 10 năm bị nhiều tập đoàn phản đối vì họ cho rằng làm như thế là đẩy họ vào thế kém cạnh tranh trên thị trường thế giới, gián tiếp giúp các hãng chip Trung Quốc vươn lên chiếm lĩnh thị trường.

    Một điều có thể đoán trước: từ nay nếu thế giới thiếu chip, lý do không hẳn là tắc nghẽn chuỗi cung ứng mà lý do có thể là từ các yếu tố chính trị, phi thương mại.

    :drm1:drm1:drm1
    luongson_trucanh đã loan bài này
  9. luongson_trucanh

    luongson_trucanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Đã được thích:
    4.255
    Đại bàng xây tổ tiếp là đây :drm1:drm1:drm1

    Apple Watch và Macbook sẽ được sản xuất tại Việt Nam
    17/08/2022 - 13:30

    Việt Nam đón nhận công nghệ sản xuất tiên tiến từ Apple

    Nikkei Asia đưa tin hôm 17/8, trích dẫn nguồn tin từ những người quen thuộc với vấn đề này cho biết, các nhà cung cấp Trung Quốc của Apple là Luxshare Precision Industry và nhà lắp ráp iPhone Foxconn đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm Apple Watch và MacBook ở Việt Nam.

    [​IMG]
    Apple đã chuyển một số khu vực sản xuất iPhone từ Trung Quốc sang các thị trường khác, bao gồm cả Ấn Độ, nơi họ bắt đầu sản xuất iPhone 13 trong năm nay và cũng đang có kế hoạch lắp ráp máy tính bảng iPad.

    Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, cùng với các quốc gia như Mexico và Việt Nam đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà sản xuất hợp đồng, chuyên cung cấp sản phẩm cho các thương hiệu Mỹ khi họ cố gắng đa dạng hóa sản xuất khỏi Trung Quốc.

    Apple, Foxconn và Luxshare Precision không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters. Dù vậy vào tuần trước, nhà sản xuất theo hợp đồng Foxconn (Đài Loan) đã đưa ra triển vọng tăng trưởng thận trọng hơn cho quý hiện tại sau khi công bố kết quả vượt quá kỳ vọng, với lý do nhu cầu điện thoại thông minh chậm lại sau đợt bùng nổ hậu đại dịch.

    Giống như các nhà sản xuất toàn cầu khác, Foxconn - chính thức được gọi là Hon Hai Precision Industry Co Ltd – đang phải ứng phó với tình trạng thiếu chip xử lý nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sản xuất. Vấn đề hình thành do tắc nghẽn chuỗi cung ứng từ đại dịch kéo dài và cuộc chiến Ukraine tiếp tục khiến các kênh hậu cần căng thẳng.

    [​IMG]
    Một hộp trưng bày Apple Watch Sport tại cửa hàng bán lẻ của Apple ở San Francisco, California
    Việt Nam là lựa chọn hàng đầu cho chuyển dịch dây chuyền sản xuất

    Việt Nam vốn đã là trung tâm sản xuất quan trọng nhất của Apple bên ngoài Trung Quốc, sản xuất một loạt các sản phẩm chủ lực cho công ty Mỹ, bao gồm máy tính bảng iPad và tai nghe AirPods.

    Theo các chuyên gia trong ngành, Apple Watch thậm chí còn yêu cầu kỹ thuật tinh vi hơn. Họ cho rằng việc ép nhiều linh kiện vào một chiếc vỏ nhỏ như vậy đòi hỏi kỹ năng công nghệ cao. Sản xuất thiết bị này sẽ là một chiến thắng cho Việt Nam khi quốc gia nỗ lực nâng cấp hơn nữa lĩnh vực sản xuất công nghệ của mình.

    Apple cũng đã tiếp tục chuyển hoạt động sản xuất iPad sang Việt Nam sau khi các vụ phong tỏa liên quan đến COVID-19 ở Thượng Hải gây ra sự gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng. Công ty BYD của Trung Quốc là người đầu tiên hỗ trợ sự thay đổi này, mặc dù các nguồn tin nói với Nikkei Asia rằng Foxconn cũng đang giúp sản xuất nhiều iPad hơn ở Việt Nam. Apple hiện đang đàm phán với các nhà cung cấp để xây dựng dây chuyền sản xuất thử nghiệm cho loa thông minh HomePod của mình tại Việt Nam.

    Ở mặt trận MacBook, Apple đã yêu cầu các nhà cung cấp thiết lập dây chuyền sản xuất thử nghiệm tại Việt Nam. Tuy nhiên, tiến độ chuyển giao dây chuyền sản xuất hàng loạt vẫn diễn ra chậm chạp, một phần do sự gián đoạn liên quan đến đại dịch nhưng cũng do việc sản xuất máy tính xách tay liên quan đến một chuỗi cung ứng lớn hơn. Mạng lưới đó hiện tập trung vào Trung Quốc và rất cạnh tranh về chi phí.

    Một nguồn tin chia sẻ với Nikkei Asia: "AirPods, Apple Watch, HomePod và hơn thế nữa ... Apple có những kế hoạch lớn ở Việt Nam, ngoài việc sản xuất iPhone. Các thành phần của MacBook đã được mô-đun hóa nhiều hơn so với trước đây, điều này giúp cho việc sản xuất máy tính xách tay bên ngoài Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn. Nhưng làm thế nào để nó có giá thành cạnh tranh lại là một thách thức khác".

    [​IMG]
    Nhiều nhà sản xuất là đối tác cung cấp linh kiện cho Apple hiện có mặt tại Việt Nam
    Sự đa dạng hóa của Apple sang Việt Nam bắt đầu với AirPods vào năm 2020. Tai nghe này là một trong những sản phẩm Apple đầu tiên được chuyển lắp ráp ra khỏi Trung Quốc sau khi cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh nổ ra dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

    Động thái này báo hiệu một sự thay đổi cách tiếp cận đối với Apple, công ty đã phụ thuộc vào Trung Quốc cho hầu hết các nhu cầu sản xuất trong nhiều thập kỷ.

    Đối với Việt Nam, sự thay đổi chính sách của Apple và căng thẳng Mỹ-Trung nói chung là một cơ hội. Theo phân tích của Nikkei Asia, số lượng nhà cung cấp của Apple hiện có cơ sở tại Việt Nam đã tăng lên ít nhất 22, từ con số 14 vào năm 2018. Nhiều nhà sản xuất điện tử lớn khác như Google, Dell và Amazon cũng đã thiết lập dây chuyền sản xuất tại Việt Nam để đa dạng hóa sản phẩm ngoài Trung Quốc.

    Eddie Han - một nhà phân tích cấp cao của Isaiah Research - nói với Nikkei Asia rằng, các nhà sản xuất thiết bị điện tử đang cố gắng đạt được sự cân bằng trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

    Ông Han giải thích: "Về mặt địa lý, chúng tôi nhận thấy các thương hiệu điện tử quốc tế lớn như Apple và Samsung đang cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào việc sản xuất các sản phẩm bên trong Trung Quốc. Nhưng mặt khác, các công ty quốc tế này đã thông qua nhiều nhà cung cấp có trụ sở tại Trung Quốc hơn như Luxshare và BYD cho Apple và Huaqin Han nói. Đó là những động thái nhằm cân bằng các tác động địa chính trị”.

    Tấn Vĩ (theo Reuters, Nikkei Asia)
    --- Gộp bài viết, 17/08/2022, Bài cũ: 17/08/2022 ---
    Mai gặt >5% roài :drm
    SONLAM1166 thích bài này.
  10. SONLAM1166

    SONLAM1166 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/11/2017
    Đã được thích:
    3.034
    cũng ko biết lúc nào nó chạy, thấy giá tốt thì cứ mua cầm thôi bác
    hatronluongson_trucanh thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này