Ngày mai hoặc thứ 2 TT điều chỉnh giảm mới có xu thế tiếp bước mốc 340 - 350 cùng với khối lượng khớ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuananhdao, 18/12/2008.

2767 người đang online, trong đó có 185 thành viên. 00:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 4080 lượt đọc và 82 bài trả lời
  1. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Khà . Các pác chiến thắng TAD xin chúc mừng ! Chúc mọi người luôn may máy hái ra tiền !
  2. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    21/12/2008 Thông tin thế giới N/A TBKTVN

    --------------------------------------------------------------------------------
    10 vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới năm 2008





    Có lẽ, chưa năm nào thế giới lại chứng kiến sự thay đổi quá lớn trong hệ thống tài chính toàn cầu như năm nay.

    Từ nước Mỹ, bóng đen khủng hoảng tài chính lan rộng khắp các châu lục, tác động tiêu cực tới mọi lĩnh vực và cho tới giờ vẫn chưa có hồi kết.

    Khi 2008 sắp qua, VnEconomy xin cùng độc giả điểm lại những vấn đề nổi bật của nền kinh tế toàn cầu năm nay, do Ban Biên tập của báo bình chọn.

    1. Khủng hoảng tài chính toàn cầu

    Đây là vấn đề xuyên suốt, trọng tâm của kinh tế thế giới năm 2008. Cuộc khủng hoảng này được ?ochâm ngòi? bằng hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn (sub-prime mortgage) dễ dãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ. Số lượng các khoản vay loại này phát triển bùng nổ trong thời kỳ hình thành bong bóng trên thị trường địa ốc ở Mỹ, do người đi vay đặt nhiều hy vọng vào việc mua nhà để bán kiếm lời, còn các ngân hàng thì nhận thấy những khoản lợi nhuận quá béo bở.

    Tuy nhiên, điều đáng nói là rủi ro của hoạt động vay nợ này không chỉ được giới hạn giữa người đi vay và các ngân hàng. Danh mục nợ này được các ngân hàng thương mại bán lại cho các ngân hàng đầu tư, để rồi các ngân hàng đầu tư sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitization) các khoản nợ địa ốc thành các loại chứng khoán (mortgage-backed securities ?" MBS), bán cho các nhà đầu tư khăp thế giới.

    Khi giá nhà đất ở Mỹ đạt đỉnh và bắt đầu sụt giảm, tỷ lệ nợ xấu và vỡ nợ tăng theo, kéo theo sự sụt giảm mạnh mẽ giá trị của các loại chứng khoán MBS nói trên. Tới lúc này, tai nạn xuất hiện theo kiểu hiệu ứng domino, từ người mua nhà, các ngân hàng thương mại, các ngân hàng đầu tư, tới các nhà đầu tư mua vào chứng khoán nợ địa ốc? cùng điêu đứng.

    Sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính Mỹ ở thời kỳ đỉnh điểm giữa tháng 9/2008 đã lan qua Đại Tây Dương, tới châu Âu, và gây ra những cơn ?odư chấn? ở châu Á. Sau nỗi hoảng sợ của cả thế giới là trạng thái đóng băng tín dụng gần như trên phạm vi toàn cầu. Các ngân hàng trước kia dễ dãi trong việc cho vay bao nhiêu, thì tới nay, họ lại dè dặt bấy nhiêu. Tình trạng đóng băng tín dụng - vốn là ?onguồn nhựa sống? của nền kinh tế - đang là một trong những mối đe dọa lớn nhất hiện nay của kinh tế thế giới.

    Thống kê của hãng tin tài chính Bloomberg cho thấy, từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu tới nay, các tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới đã cắt giảm khoảng 240.000 việc làm và báo lỗ cùng thâm hụt tài sản hơn 1.000 tỷ USD.

    2. Ba nền kinh tế lớn nhât thế giới đồng loạt suy thoái lần đầu tiên kể từ Đại chiến Thế giới thứ hai, kinh tế toàn cầu giảm tốc mạnh.

    Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ Đại khủng hoảng 1929 tới nay đã đẩy đồng loạt cả ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào suy thoái. Đây là lần đầu tiên, Mỹ, Nhật và châu Âu cùng suy thoái từ năm 1945 tới nay.

    Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo các nền kinh tế phát triển trên thế giới sẽ tăng trưởng âm 0,3% trong cả năm 2009, trong đó dự kiến tăng trưởng tại Mỹ sẽ là âm 0,7%, tăng trưởng tại Nhật Bản là âm 0,2%, tăng trưởng tại Eurozone là âm 0,5%.

    Suy thoái tại các nền kinh tế lớn - đồng thời là thị trường xuất khẩu chủ chốt của các nền kinh tế đang nổi lên - kéo tốc độ tăng trưởng sụt giảm trên phạm vi toàn cầu. Trong quý 3 vừa qua, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 9%, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 7,5% trong năm tới, thấp nhất từ năm 1990 tới nay.

    Cũng theo WB, kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 0,9% trong năm 2009, giảm mạnh so với mức dự báo 2,5% cho năm nay và mức tăng 4% trong năm 2006. Đây là mức tăng trưởng chậm nhất của kinh tế toàn cầu từ năm 1982 - năm kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 0,3% - tới nay. Về kinh tế các nước đang phát triển, WB cho rằng, mức tăng trưởng của năm tới sẽ là 4,5%.

    3. Sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng

    Là tâm điểm của khủng hoảng, nước Mỹ là nơi diễn ra nhiều vụ đổ vỡ nhất trong ngành tài chính - ngân hàng.

    Trước hết, phải kể tới sự ?obiến mất? của mô hình ngân hàng đầu tư độc lập (investment bank) của Phố Wall. Cả 5 ngân hàng đầu tư độc lập của con phố tài chính này đều trải qua những bước ngoặt số phận trong năm 2008: Lehman Brothers phá sản, Bear Stearns và Merill Lynch bị thâu tóm, Morgan Stanley và Goldman Sachs phải chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tổng hợp (bank holding company).

    Kế đến là hàng loạt vụ giải thể trong lĩnh vực ngân hàng thương mại của Mỹ. Tính tới ngày 15/12 vừa qua, số ngân hàng thương mại của Mỹ phải đóng cửa đã lên tới con số 25, so với con số 3 ngân hàng bị ngưng hoạt động trong cả năm 2007. Trong số này, phải kể tới những tên tuổi lớn như Washington Mutual, Wachovia, IndyMac?

    Sự đổ vỡ của các ngân hàng ở Mỹ ảnh hưởng mạnh tới tâm lý của người dân không chỉ ở nước này mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới. Các nền kinh tế lớn ở châu Á hầu như không có ngân hàng nào bị đóng cửa trong năm qua. Tuy nhiên, vào cuối tháng 9, tại Hồng Kông, do tin đồn thất thiệt, người dân đã đổ xô đi rút tiền gửi ở Ngân hàng Bank of East Asia (BAE).

    4. Năm của các kế hoạch giải cứu và kích thích kinh tế

    Tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến chính phủ các nước không thể không can thiệp. Nhiều ?ođại gia? tài chính của nước Mỹ và châu Âu có lẽ đã đổ vỡ nếu không có sự can thiệp kịp thời của chính phủ.

    Tại Mỹ, Chính phủ nước này năm qua đã phải tiếp quản hai tập đoàn tài chính nhà đất khổng lồ là cặp ?osinh đôi? Fannie Mae và Freddie Mac, hãng bảo hiểm AIG, và ngân hàng Citigroup.

    Tại châu Âu, danh sách các ngân hàng được các nhà chức trách can thiệp cũng tương đối dài. Nhiều ngân hàng lớn của châu lục này đã bị quốc hữu hóa một phần hoặc toàn bộ như Northern Rock và Bradford & Bingley của Anh, Fortis và Dexia của Bỉ, Hypo Real Estate của Đức; Kaupthing, Landsbanki và Glitnir của Iceland?

    Nói về các kế hoạch giải cứu quy mô lớn của Mỹ, cần nhắc tới kế hoạch 700 tỷ USD dành cho ngành tài chính, kế hoạch 800 tỷ USD để ?ophá băng? thị trường tín dụng, kế hoạch mua thương phiếu để tăng tính thanh khoản cho các doanh nghiệp không thuộc ngành ngân hàng, kế hoạch cứu các con nợ địa ốc khỏi mất nhà? Hiện Chính phủ Mỹ cũng đang tìm biện pháp để cứu ngành công nghiệp xe hơi của nước này sau khi một kế hoạch hỗ trợ 14 tỷ USD dành cho các hãng ôtô bị Thượng viện bác bỏ.

    Bên kia bờ Đại Tây Dương, sau nhiều tranh cãi, các nước sử dụng chung đồng Euro cũng đi tới một kế hoạch giải cứu tập thể cho ngành ngân hàng; nước Anh cũng tung ra một gói giải cứu trị giá 85 tỷ USD cho hệ thống tài chính của mình.

    Cùng với đó, thế giới cũng chứng kiến sự ra đời của những kế hoạch kích thích kinh tế lớn chưa từng có. Mở màn là gói kích thích kinh tế thông qua hoạt động hoàn thuế cho người dân và doanh nghiệp trị giá hơn 150 tỷ USD của Mỹ. Tổng thống đắc cử Barack Obama của Mỹ hiện đang có ý định đưa ra một gói kích thích kinh tế nữa, với trị giá có thể lên tới hơn 1.000 tỷ USD.

    Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới Trung Quốc cũng đã tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 568 tỷ USD. Gần đây nhất, hôm 12/12, Nhật Bản đã công bố kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 255 tỷ USD. Cùng thời điểm, EU cũng đưa ra một kế hoạch tương tự trị giá khoảng 267 tỷ USD.

    5. Nỗi lo lạm phát chuyển sang nỗi lo giảm phát, đói nghèo gia tăng trên toàn thế giới

    Ở nửa đầu năm nay, trong bối cảnh thị trường dầu thô liên tiếp lập kỷ lục và thiếu chút nữa chinh phục mốc 150 USD/thùng, lạm phát là nỗi lo canh cánh của cả thế giới. Tuy nhiên, càng về cuối năm, nỗi lo này càng giảm bớt cùng với sự đi xuống nhanh chưa từng có của giá nhiên liệu. Mặc dù vậy, thế giới lại phải đương đầu với một mối đe dọa mới là giảm phát - một vấn đề đáng ngại không kém gì lạm phát.

    Tại Mỹ, trong tháng 11, CPI giảm với tốc độ kỷ lục 1,7% sau khi đã giảm 1% trong tháng 10. Từ đầu năm tới nay, CPI ở nước này chỉ tăng có 0,7%, so với mức tăng 4,1% trong cả năm 2007.

    Tại châu Âu, lạm phát cũng đang giảm mạnh. Cơ quan Thống kê EU (Eurostat) cho hay, lạm phát trong tháng 11 của khu vực Eurozone đã giảm xuống còn 2,1% trong tháng 11 ?" mức thấp nhất trong vòng 14 tháng trở lại đây - từ mức 3,2% trong tháng 10.

    Tại Trung Quốc ?" nền kinh tế hồi đầu năm còn đặt nhiệm vụ hàng đầu là ?ogiảm nhiệt? tăng trưởng ?" lạm phát tháng 11 cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 22 tháng qua. Chỉ số CPI của nước này trong tháng chỉ tăng có 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 4% trong tháng 10.

    Tầng lớp dân nghèo của thế giới là một trong những đối tượng hứng chịu nhiều tác động nặng nề của sự biến động giá cả và khủng hoảng tài chính. Tính toán của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho thấy, Giá lương thực tăng cao và kinh tế suy thoái đã làm số ng?ời bị đói năm 2008 tăng thêm 40 triệu, nâng tổng số người thiếu đói toàn cầu lên 960 triệu.

    Nếu như lạm phát tất yếu đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của họ, thì giảm phát cũng có khả năng gây tác động tai hại không kém, vì giá cả lương thực giảm, dẫn tới hạn chế đầu tư phát triển diện tích trồng trọt, dẫn tới nguồn cung eo hẹp.

    6. Sự đổi hướng trong chính sách tiền tệ của các nước, xuất hiện những mức lãi suất thấp chưa từng có trong lịch sử

    Những biến động lớn chưa từng có trong nền kinh tế buộc ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đi tới những thay đổi hiếm gặp trong chính sách tiền tệ. Tựu chung, từ chủ trương thắt chặt tiền tệ để chống khủng hoảng, thế giới đã chuyển sang nới lỏng mạnh mẽ chính sách này để chống khủng hoảng và hỗ trợ tăng trưởng.

    Với chuỗi cắt giảm lãi suất 10 lần kể từ tháng 9/2007 tới nay, FED đã đưa lãi suất đồng USD từ mức 5,25% về khoảng thấp chưa từng có trong lịch sử 0 ?" 0,25%. ECB, ngân hàng trung ương với mục tiêu số một là chống lạm phát, cũng đã phải giảm mạnh lãi suất đồng Euro về mức 2,5% sau khi khủng hoảng tấn công mạnh vào châu Âu. Nhật Bản lần đầu tiên hạ lãi suất trong 7 năm trở lại đây, đưa lãi suất đồng Yên về mức 0,3%. Trung Quốc cũng liên tục cắt giảm lãi suất đồng Nhân dân tệ. Thụy Sỹ trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Âu hiện nay có mức lãi suất dưới 1% khi mới đây đưa lãi suất đồng Franc của mình về 0,5%...

    Đáng chú ý, các quốc gia không chỉ tiến hành cắt giảm lãi suất riêng lẻ, mà còn thực hiện những đợt phối hợp cắt giảm lãi suất toàn cầu, mà mở đầu là đợt cắt giảm lãi suất hôm 8/10 do FED, ECB và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dẫn đầu trong bối cảnh diễn biến khủng hoảng căng thẳng.

    Cùng với việc hạ lãi suất, các nước cũng liên tục bơm tiền với khối lượng lớn vào hệ thống tài chính và nền kinh tế để tăng cường tính thanh khoản cho thị trường. Hiện chưa có thống kê chính thức, tuy nhiên, số tiền mà Mỹ cam kết tới thời điểm này để vực dậy kinh tế và hỗ trợ ngành tài chính đã lên tới con số xấp xỉ 7.000 tỷ USD.

    7. Thị trường hàng hóa đạt đỉnh và tụt dốc

    Năm 2009 chứng kiến đỉnh cao và sự thoái trào của hoạt động đầu cơ trên thị trường hàng hoá.

    Hai mặt hàng được quan tâm nhiều là vàng và dầu thô đều cùng đạt đỉnh cao lịch sử trong năm nay, với mức trên 1.030 USD/oz đối với giá vàng vào thời điểm tháng 3, và mức trên 147 USD/thùng đối với giá dầu vào giữa tháng 7. Sau đó, giá cả hai mặt hàng này cùng trượt dốc dài.

    Tuy nhiên, với tư cách là một kênh đầu tư an toàn trong khủng hoảng, giá vàng không sụt giảm quá mạnh. Trong khi đó, giá dầu ?" một hàn thử biểu của sức khỏe kinh tế - đã ?ođánh mất? hơn 70% so với mức đỉnh nói trên.

    Tựu chung, chỉ số giá Reuters/Jefferies CRB Index của 19 loại hàng hóa, trong đó có vàng và dầu thô, đã giảm mất 38% tính từ đầu năm tới ngày 18/12 này.

    Sự thay đổi quá nhanh chóng của bộ mặt và viễn cảnh kinh tế thế giới, từ tích cực sang tiêu cực, là lý do chính dẫn tới sự tụt dốc này.

    8. Năm chao đảo của thị trường chứng khoán toàn cầu

    Khủng hoảng tài chính, kéo theo sự đổ vỡ và nguy cơ đổ vỡ của nhiều tập đoàn lớn trong ngành này, cùng với sự suy thoái của kinh tế toàn cầu, đã khiến thị trường chứng khoán thế giới liên tục rung chuyển trong năm 2008. Cũng theo số liệu của Bloomberg, tính tới ngày 19/12 này, thị trường chứng khoán thế giới đã sụt giảm 46% giá trị so với hồi đầu năm, còn 32.000 tỷ USD.

    Riêng tại thị trường Mỹ, tính tới ngày 17/12, chỉ số Dow Jones đã giảm 33,47%, chỉ số S&P 500 giảm 38,4%, còn chỉ số Nasdaq giảm 40,45%.

    9. Bầu cử tổng thống Mỹ, cả thế giới đặt hy vọng vào chính sách kinh tế của ông Barack Obama.

    Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008 này được xem là một cuộc bầu cử lịch sử trên nhiều phương diện như tính chất căng thẳng, mức độ tốn kém, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu? và đặc biệt việc là nước Mỹ đã bỏ phiếu để chọn vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử của mình.

    Là người được lựa chọn trong bối cảnh đất nước đối mặt nhiều khó khăn chồng chất, ông Obama lãnh sứ mệnh phải tạo ra những thay đổi. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu của ông là vực dậy nền kinh tế Mỹ khỏi thời kỳ suy thoái tồi tệ hiện nay và đẩy mạnh các nỗ lực hợp tác chống khủng hoảng trên phạm vi quốc tế.

    Phải tới ngày 20/1/2009 tới, ông Obama mới chính thức nhậm chức, việc ông có thể thực hiện được sứ mệnh của mình tới đâu còn phải chờ xem. Tuy nhiên, cả nước Mỹ và thế giới đang cùng đặt hy vọng vào vị Tổng thống Mỹ thứ 44 này, nhất là chính sách kinh tế của ông.

    10. Những vụ scandal tài chính và doanh nghiệp lớn

    Ngày 11/12, cả thế giới chấn động khi các nhà chức trách Mỹ bắt giữ cựu Chủ tịch Thị trường Chứng khoán Nasdaq Mỹ, đồng thời là một nhà giao dịch chứng khoán huyền thoại của nước này, ông Bernard Madoff. Ông Chủ tịch công ty chứng khoán Bernard L. Madoff Investment Securities LLC này đã dùng những thủ đoạn tinh vi để thu hút vốn của các nhà đầu tư, để rồi thua lỗ tới 50 tỷ USD.

    Danh sách ?onạn nhân? của ông ?otrùm lừa? này trải dài từ Mỹ, sang châu Âu và cả châu Á. Trong số những ?onạn nhân? lớn nhất trong vụ này phải kể tới công ty quản lý tài sản Fairfield Greenwich Group của Mỹ với thiệt hại 7,3 tỷ USD, ngân hàng Banco Santander với mức thiệt hại 3,6 tỷ USD, công ty kế toán và tư vấn tài chính Ascot Partners với thiệt hại 1,8 tỷ USD?

    Nhiều khả năng, đây sẽ là vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử Phố Wall, và nếu bị kết án, mức hình phạt đối với ông Madoff sẽ là 20 năm tù giam, cộng với 5 triệu USD tiền phạt.

    Ngoài vụ Madoff, một vụ bê bối khác cần phải kể tới trong năm qua là vụ Chủ tịch tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, ông Lee Kun Hee ?" vị doanh nhân quyền lực nhất nước này ?" phải từ chức vì bị buộc tội trốn thuế. Mức hình phạt dành cho ông Lee là 3 năm tù treo và khoản tiền phạt 109 triệu USD.
  3. akay_bupbe

    akay_bupbe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Đã được thích:
    19
    up phát
  4. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    mua mạnh vào nhé các pác cho TT UP tren nao mua CE ngay đầu giờ nhé ! Khà tuyệt
  5. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Tin cực hot !

    Thanh tra kiến nghị thu hồi 1.400 tỷ đồng, Vinaconex nói gì?
    HOÀNG VŨ21/12/2008 15:01 (GMT+7)

    Phần lớn số tiền 1.400 tỷ đồng mà Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi tại Vinaconex ?ođã được Thủ tướng Chính phủ quyết định?.

    Đây là thông tin giải trình từ Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), sau những kết luận của cơ quan thanh tra, cũng như kiến nghị thu hồi về cho ngân sách nhà nước số tiền 1.400 tỷ đồng tại tổng công ty này.

    Cụ thể, theo kết luận vừa công bố (11/12/2008), Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính ra quyết định thu của Vinaconex và các đơn vị thành viên về cho ngân sách nhà nước số tiền là 1.415 tỷ đồng.

    Số tiền trên gồm 1.324 tỷ đồng (1.082 tỷ đồng giá trị vốn nhà nước chưa xử lý tại thời điểm bàn giao sang công ty cổ phần và 241 tỷ tiền lãi chậm nộp) Vinaconex chưa nộp về ngân sách nhà nước; 84 tỷ đồng giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích do Vinaconex đã xây dựng vi phạm quy hoạch; 3,9 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Xây dựng 1 chưa nộp vào ngân sách nhà nước; 3,3 tỷ đồng, giá trị quyền sử dụng đất của 513,4m2 tại số 53 Lạc Long Quân, Hà Nội khi cổ phần hóa chưa đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp...

    Về kiến nghị trên, cũng như một số kết luận khác của cơ quan thanh tra, Vinaconex vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong đó ?ophản biện? một số nội dung đáng chú ý.

    Không đủ cơ sở để thu hồi?

    ?oKhông đủ cơ sở? là khẳng định mà Vinaconex đưa ra liên quan đến kiến nghị các khoản mục thu hồi trong số tiền nói trên. Những kết luận và kiến nghị của cơ quan thanh tra, theo tổng công ty này, là do chưa có sự thống nhất trong nhiều vấn đề.

    Cụ thể, trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất các tòa nhà cao tầng tại khu đô thị Trung Hòa ?" Nhân Chính, cơ quan thanh tra cho rằng phải tính vào giá trị doanh nghiệp (270 tỷ đồng), trong khi Bộ Tài chính lại cho rằng đất xây dựng các tòa nhà chung cư là thuộc quyền sử dụng chung của các hộ dân sống trong tòa nhà đó nên không thể tính giá trị quyền sử dụng cho một mình Vinaconex ?" chỉ là chủ sở hữu tầng 1.

    Thứ hai, liên quan đến việc xây dựng nhà cầu nối và chuyển nhượng diện tích tầng 1 các tòa nhà chung cư cao tầng tại khu đô thị nói trên, Vinaconex dẫn Công văn số 3945/UBND-XD của UBND thành phố Hà Nội, để khẳng định việc Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Thành phố chấp thuận cho Vinaconex xây dựng các nhà nối đó là hoàn toàn đúng pháp luật.

    Từ dẫn chứng và khẳng định trên, Vinaconex cho rằng ?oviệc xác định Vinaconex vi phạm quy hoạch xây dựng để từ đó đề nghị truy thu giá trị quyền sử dụng đất của các văn phòng này là không hợp lý?. Công văn trên của UBND thành phố Hà Nội cũng ?othừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của chủ đầu tư dự án nên không xác định việc bán các diện tích tầng 1 này là sai phạm?.

    Cũng liên quan đến những nhà cầu nối nói trên, cơ quan thanh tra cho rằng phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp với 84 tỷ đồng.

    Còn Vinaconex ?ophản biện? rằng: ?oTrên thực tế, các nhà văn phòng này được xây dựng trên một không gian mà phía dưới là tầng hầm còn phía trên là khoảng không sử dụng chung của tòa nhà chung cư. Do đó, không thể xác định quyền sử dụng đất cho các nhà nối này và chính vì không có quyền sử dụng đất nên giá trị của quyền sử dụng đất cũng không đủ căn cứ pháp lý để được tính vào giá trị doanh nghiệp?.

    Chiếm phần lớn trong số hơn 1.400 tỷ đồng mà cơ quan thanh tra kiến nghị thu hồi là số tiền thặng dư thu được từ đợt bán đấu giá lần đầu cổ phần phát hành thêm của Tổng công ty (hơn 810 tỷ đồng).

    Về vấn đề này, Vinaconex khẳng định toàn bộ số tiền thặng dư thu được đều thuộc về sở hữu của Nhà nước. Nhưng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 56/2005/QĐ-TTg ngày 18/3/2005, khoản thặng dư thu được từ đợt bán đấu giá cổ phần lần đầu của Vinconex sẽ được để lại doanh nghiệp để thực hiện quyền mua cổ phần của cổ đông Nhà nước khi Tổng công ty tăng vốn điều lệ.

    Ngày 5/12/2008, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có Công văn số 2141/TTg-ĐMDN chỉ đạo xử lý dứt điểm các tồn tại sau cổ phần hóa của Vinaconex, trong đó có việc quản lý sử dụng số vốn nhà nước chưa xử lý tại tổng công ty này sau cổ phần hóa. Theo đó, Vinaconex khẳng định: ?oviệc cơ quan thanh tra kiến nghị thu khoản thặng dư này đã không còn phù hợp?.

    Với những lập luận và giải trình tại những điểm cơ bản trên, Vinaconex nhấn mạnh trong văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán rằng: ?oCó thể thấy rằng, phần lớn trong số tiền 1.400 tỷ đồng mà cơ quan thanh tra kiến nghị Vinaconex phải nộp ngân sách nhà nước thực tế đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định. Khoản tiền còn lại là giá trị quyền sử dụng đất các nhà chung cư, nhà nối không có cơ sở pháp lý để kiến nghị thu của Vinaconex?.

    Nắm quyền là ?otất yếu khách quan?

    Ngoài nội dung quanh kiến nghị thu hồi số tiền hơn 1.400 tỷ đồng, Vinaconex cũng đưa ra những giải trình để chứng minh việc nắm các vị trí chủ chốt tại nhiều công ty con, một nội dung được đề cập trong kết luận của cơ quan thanh tra, là ?otất yếu khách quan?.

    Tại thời điểm cơ quan thanh tra vào cuộc, tại Vinaconex có những trường hợp 1 lãnh đạo của Tổng công ty nắm vị trí chủ chốt tại 9 công ty con và 2 đơn vị có vốn góp, hay 1 lãnh đạo kiêm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị 3 công ty thành viên?

    Vinaconex giải thích rằng, với vai trò và nhiệm vụ được giao, Tổng công ty cần thiết phải cử các cán bộ chủ chốt tham gia nắm giữ các chức danh chủ chốt tại các công ty cổ phần thành viên để đảm đương nhiệm vụ quản lý, ?obởi đây đều là những cán bộ có năng lực, kinh nghiệm và chuyên môn đã nhiều năm công tác tại Tổng công ty?.

    Văn phòng Tổng công ty cũng đồng thời là một đơn vị trực tiếp kinh doanh, với giá trị thường xuyên chiếm hơn 50% của toàn Tổng công ty. Vì thế, việc các cán bộ chủ chốt phải nắm giữ chức danh quản lý ở nhiều công ty cổ phần thành viên là ?otất yếu khách quan?.

    Tuy nhiên, Vinaconex cho biết cũng đã chấp hành chỉ đạo của Bộ Xây dựng, giảm dần việc kiêm nhiệm nói trên. Một số trường hợp ?ovẫn còn phải kiêm nhiệm? tại thời điểm thanh tra ngành làm việc là do còn chờ thủ tục phê duyệt của Đại hội đồng cổ đông.

    Về kết quả kinh doanh, tổng công ty này cho rằng dư luận vừa qua chưa khách quan khi chỉ so sánh kết quả năm 2004 (hơn 130 tỷ đồng) với năm 2003 (hơn 430 tỷ đồng) để đánh giá là hoạt động của Tổng công ty không hiệu quả.

    Năm 2003, Vinaconex được hạch toán phần lợi nhuận thu được từ dự án khu đô thị Trung Hòa ?" Nhân Chính. Theo đó lợi nhuận năm này tăng đột biến và cao nhất kể từ khi thành lập đến nay. ?oNếu loại bỏ yếu tố đột biến này thì kết quả kinh doanh năm 2004 không hề giảm sút so với năm 2003?.

    Và trong bản giải trình, Vinaconex một lần nữa khẳng định rằng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 sẽ vượt hơn mức dự kiến.
  6. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Jones mất điểm dù ngành ôtô được giải cứuDUY CƯỜNG20/12/2008 07:30 (GMT+7)

    Diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ trong ngày 19/12 đã không như kỳ vọng khi ngành công nghiệp ôtô được giải cứu. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng điểm với biên độ không đáng kể, trong khi đó, chỉ số Dow Jones lại giảm điểm
    Ngày 19/12, ngành ôtô bất ngờ được giải cứu nhưng diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ lại không như kỳ vọng.

    Hôm thứ Sáu, Nasdaq OMX Group vừa có đề nghị gửi lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) về việc hoãn thời hạn áp dụng quy định hủy niêm yết trên sàn Nasdaq sang tháng 4/2009.

    Theo quy định, nếu thị giá cổ phiếu của một công ty xuống dưới 1 USD trong 30 ngày liên tiếp thì sẽ bị sàn Nasdaq cảnh báo để công ty tìm cách nâng giá cổ phiếu lên hoặc đối diện với việc bị hủy niêm yết (quy định này cũng giống tại sàn NYSE). Ngoài ra, còn nhiều quy định mới khác liên quan đến việc hủy niêm yết cổ phiếu tại sàn Nasdaq.

    Nasdaq OMX Group cho rằng, thị trường sẽ còn biến động mạnh, nếu việc áp dụng quy định này sớm thì sẽ khiến nhiều công ty phải hủy niêm yết cổ phiếu. SEC sẽ có 30 ngày để trả lời yêu cầu cho Nasdaq OMX Group.

    Được biết, để duy trì việc niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq, giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu một công ty phải đạt tối thiểu 35 triệu USD. Trong năm 2008 - tính đến ngày 16/12, sàn Nasdaq đã hủy niêm yết cổ phiếu đối với 83 công ty, cao hơn so với mức 48 công ty trong năm 2007 và 52 công ty năm 2006.

    Chỉ số Dow Jones giảm 0,3%

    Ngày 19/12, Chính phủ Mỹ thông báo sẽ cho hai tập đoàn General Motors và Chrysler được vay 17,4 tỷ USD từ nguồn quỹ ?oChương trình giải trừ các tài sản xấu? ?"TARP trị giá 700 tỷ USD.

    Theo kế hoạch, General Motors, Chrysler sẽ được tiếp cận một khoản vay ngắn hạn trị giá 13,4 tỷ USD và đến tháng 1/2009 sẽ được vay 4 tỷ USD còn lại.

    Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Bush nói: ?oNgười Mỹ muốn các công ty ôtô tiếp tục hoạt động và tôi đã làm như vậy?.

    Liên quan tới khối ngân hàng, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor''s vừa công bố một danh sách các ngân hàng bị hạ triển vọng. Theo đó Bank of America bị hạ triển vọng từ ?oAA? xuống ?oAA-?o; Ngân hàng Citibank bị hạ triển vọng từ ?oAA-? xuống ?oA+?; Goldman Sachs bị hạ từ ?oAA-? xuống ?oA?; Ngân hàng Morgan Stanley bị hạ từ ?oAA? xuống ?oA?...

    Diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ trong ngày 19/12 đã không như kỳ vọng khi ngành công nghiệp ôtô được giải cứu. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng điểm với biên độ không đáng kể, trong khi đó, chỉ số Dow Jones lại giảm điểm.

    Trong ngày giao dịch, các chỉ số chứng khoán có lúc đã tăng từ 2-2,5% nhưng sau đó thị trường rơi vào xu hướng giảm điểm. Dù vậy, điểm đáng chú ý nhất là tính thanh khoản được cải thiện rõ nét khi khối lượng giao dịch trên sàn New York đã tăng gần gấp đôi so với phiên trước đó.

    Cổ phiếu của các nhà sản xuất ôtô đồng loạt tăng điểm sau khi Chính phủ công bố hỗ trợ ngành này, trong đó cổ phiếu của General Motors tăng 23% lên 4,49 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Ford lên 3,9% lên 2,95 USD/cổ phiếu.

    Cổ phiếu khối năng lượng đã đồng loạt mất điểm khi giá dầu giảm ngày thứ sáu liên tiếp và đang ở ngưỡng 33,87 USD/thùng ?" mức thấp nhất kể từ 10/2/2004. Trong ngày giao dịch cuối tuần, cổ phiếu Exxon Mobil giảm 2,6% xuống mức 75,02 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Chevron mất 3% xuống 33,87 USD/cổ phiếu.

    Trên sàn Nasdaq, nhiều cổ phiếu khối công nghệ đã tăng mạnh, trong đó cổ phiếu của Research in Motion ?" nhà sản xuất điện thoại BlackBerry, đã tăng 11,4%; cổ phiếu Oracle lên 7%...

    Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 25,88 điểm, tương đương -0,3%, đóng cửa ở mức 8.579,11 ?" giảm 0,59% trong tuần và thấp hơn 35,32% so với cùng kỳ năm ngoái.


    Biểu đồ diễn biến của 3 chỉ số chính ở Mỹ trong tuần - Nguồn: G.Finance


    Chỉ số Nasdaq phiên này lên 11,95 điểm, tương đương 0,77%, chốt ở mức 1.564,32 ?" tăng 1,53% so với tuần trước và mất 41,02% giá trị trong năm 2008.

    Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 2,6 điểm, tương đương 0,29%, đóng cửa ở mức 887,88 ?" tăng 0,26% so với tuần trước nhưng thấp hơn 39,55% so với đầu năm 2008.

    Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 2,42 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,74 tỷ cổ phiếu. Trên cả hai sàn giao dịch, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 3 cổ phiếu mất điểm.

    Chứng khoán châu Á đang dần phục hồi

    Chứng khoán châu Á đã có diễn biến trái chiều khi thị trường Nhật, Hồng Kông, Trung Quốc, Ấn Độ đã giảm điểm trong khi các thị trường khác vẫn duy trì được đà tăng điểm với biên độ dưới 1%.

    Dù không có được một phiên giao dịch thành công trọn vẹn nhưng tính chung cả tuần, các thị trường đã tăng mạnh từ 2,7% đến 7%.

    Liên quan đến thị trường Nhật, hôm thứ Sáu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vừa hạ lãi suất cơ bản đồng Yên của nước này từ mức 0,3% về mức 0,1%.

    Bên cạnh đó, BoJ cũng tuyên bố kế hoạch tạm thời mua vào thương phiếu do các công ty phát hành và tăng lượng mua vào trái phiếu Chính phủ hàng tháng để hỗ trợ thanh khoản cho các doanh nghiệp.

    Cũng trong ngày 19/12, Chính phủ Nhật tuyên bố sẽ mua vào khoảng 20.000 tỷ Yên, tương đương 223 tỷ USD, trị giá cổ phiếu do các ngân hàng nắm giữ để giúp các ngân hàng có thêm tiền mặt.

    Chứng khoán Nhật đã giảm gần 1% trong ngày 19/12 bất chấp việc BoJ hạ lãi suất cơ bản. Giá dầu giảm mạnh đã khiến cổ phiếu khối năng lượng mất điểm với biên độ lớn, trong đó cổ phiếu Nippon Oil Corp mất 4,6%, cổ phiếu Inpex trượt 5,9%, Showa Shell Sekiyu hạ 0,5%.

    Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 78,71 điểm, tương đương -0,91%, chốt ở mức 8.588,52 ?" tăng 4,3% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch đạt 1,9 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.

    Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,29 điểm, tương ứng -0,01%, chốt ở mức 4.694,52 - cao hơn 4,76% so với tuần trước.

    Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 5,06 điểm, tương đương 0,43%, chốt ở mức 1.180,97 - tăng 7% so với tuần trước.

    Chỉ số ASX của Australia lên 25,5 điểm, tương đương 0,72%, đóng cửa ở mức 3.547,2 ?" tăng 2,74% giá trị trong tuần.

    Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ hạ 55,01 điểm, tương đương -0,55%, chốt ở mức 10.021,42 ?" tăng 3,4% so với tuần trước.

    Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 3,97 điểm, tương đương -0,22%, chốt ở mức 1.794,98 ?" tăng 3,1% so với tuần trước.

    Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 280,6 điểm, tương đương -1,81%, đóng cửa ở mức 15.217,21 ?" cao hơn 3,1% so với tuần trước.

    Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 2,77 điểm, tương ứng 0,14%, đóng cửa ở mức 2.018,46 ?" tăng 3,28% giá trị trong tuần.
  7. emtoanthang

    emtoanthang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Tuấn vẫn đao cho dù đã được đưa đi chữa bệnh suốt 1 tháng qua!
  8. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Đoán chậm hai phiên hôm nay đúng roài . Chúc mừng tất cả các ACE lên tàu hôm nay ngày mai VNI và HA chính thức hồi sinh !

  9. meocon145

    meocon145 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Đã được thích:
    0
  10. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    23/12: Nhà đầu tư ngoại tăng giao dịch và mua ròng trên cả 2 sàn





    Trong phiên giao dịch sáng nay, khối nhà đầu tư nước ngoài đã tăng giao dịch trở lại trong đó đáng chú ý lượng mua vào của họ tăng khá mạnh trong khi đó lượng bán ra tiếp tục giảm xuống.

    Cụ thể, qua phương thức khớp lệnh, khối ngoại mua vào 53 mã cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ với tổng khối lượng đạt 1.818.810 đơn vị, giá trị là 44,672 tỷ đồng. Họ bán ra 39 mã cổ phiếu và 2 chứng chỉ quỹ với tổng khối lượng là 1.062.530 đơn vị giá trị tương đương 23,8 tỷ đồng.

    Về phần giao dịch thoả thuận, họ thoả thuận mua 2 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 356.200 cổ phiếu, giá trị là 21,89 tỷ đồng. 2 mã được thoả thuận mua là TCR (43.700 cp) và VPL (312.500 cp). Họ bán ra 1 mã cổ phiếu là TCR với khối lượng tương ứng mua vào.

    Tính chung trong toàn phiên hôm nay, nhà đầu tư ngoại mua vào 2.175.010 chứng khoán, giá trị là 66,562 tỷ đồng. Tăng 166% về khối lượng và tăng 142,37% về giá trị so với phiên giao dịch trước đó.

    Họ bán ra 1.106.230 chứng khoán, tương đương giá trị là 24,139 tỷ đồng. Giảm 25% về khối lượng và giảm 28,61% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua.

Chia sẻ trang này