?-'?-'?-"?-? Ngày mai không khởi nghĩa dưới mọi hình thức ?-"?-"?-'?-'

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi _Arwen_, 30/09/2008.

5981 người đang online, trong đó có 758 thành viên. 22:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5477 lượt đọc và 106 bài trả lời
  1. Drtungbo

    Drtungbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Đã được thích:
    6.546
    Rất buồn cười ở chỗ là khi chẳng có một cái tin tức vĩ mô nào tốt thì người ta hô hào khởi nghĩa, còn khi mà có hàng loạt tin tốt thì người ta lại cố tìm ra được những cái khả năng xấu ở một thì tương lai xa lắm trước mắt để hô thị trường sắp sập.
    Tình hình hiện tại tốt nhất là cứ nằm im, không tranh bán, thằng nào ngóc đầu tới tham chiếu hoặc hơn thì xả ngay, thích thì cuối phiên mua lại ăn 5-7%
  2. huhu12201

    huhu12201 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đúng là Trời thương
    Cho thằng đọc lệnh tiền để chạy mà cũng không xong
    Thành ra lại hay khà khà
  3. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi. Mọi người đừng nghe lời anh TZ. Anh ấy đánh MB, T+0, 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần. TZ hô xuống thì theo ngay chứ hô lên thì phải cẩn thận, sàn niêm yết không theo thế được đâu
  4. duckwater

    duckwater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    1.196
  5. doctorleader

    doctorleader Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Đã được thích:
    159
    Arwen nói ra những điều này cũng là để tự trấn tĩnh chính mình trước sức nóng đang ngày một tăng từ diễn đàn
    Con đường đã vạch ra rõ ràng thì cứ như vậy mà đi thôi em gái ạ !
  6. thebest1

    thebest1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2007
    Đã được thích:
    833
    Sức nóng của thị trường là cả một núi than ngìn độ chứ không phải là sức nóng của 1 vài ký than - nếu gặp thiên thời địa lợi nhân hoà thì đống cổ phiếu kia cũng chả là cái gì...
  7. duckwater

    duckwater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    1.196
    Nghề cho bú thuê hồi sinh vì bê bối sữa bột

    Cuộc khủng hoảng sữa nhiễm hóa chất gây sỏi thận tại Trung Quốc mang đến cơ hội làm ăn cho một trong những nghề từng thịnh hành dưới thời phong kiến: bán sữa cho con của người khác.

    Hàng nghìn mục quảng cáo từ những sản phụ muốn kiếm thêm tiền bằng cách cung cấp sữa cho trẻ sơ sinh xuất hiện nhan nhản trên các trang web. Những trung tâm cung cấp dịch vụ gia đình tại nhiều thành phố cho biết, các bà mẹ mới sinh đổ xô đi tìm người cho bú thuê do lo ngại về sữa bột chứa melamine.

    Vài thập kỷ sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập (năm 1949), hầu như mọi phụ nữ Trung Quốc đều nuôi con bằng sữa mẹ bởi họ không đủ tiền mua sữa bột.

    Nhưng khi nền kinh tế phát triển từng ngày, nhiều phụ nữ thành thị tránh xa việc cho con bú do lo ngại nó sẽ làm hỏng vóc dáng của họ hoặc do bị mê hoặc bởi những lời quảng cáo về sữa bột.

    Hai tuần sau khi vụ bê bối sữa độc bùng nổ, hàng trăm nghìn trẻ em đã được đưa tới bệnh viện để xét nghiệm sỏi thận. Gần 13.000 trẻ phải điều trị trong bệnh viện, trong đó 4 em tử vong.


    "Khi bê bối sữa bột nổ ra, nhu cầu thuê người cho con bú tăng vọt. Đó là một cách để những bà mẹ trẻ như tôi kiếm tiền", Zhan nói.


    Các phụ huynh Trung Quốc đưa con tới một bệnh viện ở Hà Bắc để xét nghiệm sỏi thận. Ảnh: AP.

    Một phụ nữ tại thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên cho biết, cô chỉ cho con của người khác bú nếu được trả 40 USD/ngày. Tuần trước cô nhận được hơn 30 cú điện thoại. Các luật sư khẳng định dịch vụ bán sữa của cô hoàn toàn hợp pháp.

    Chỉ có những gia đình giàu có mới đủ khả năng đáp ứng được mức giá mà người phụ nữ trên đưa ra. Ở Thành Đô, vú em thường ở với chủ và được trả từ 1.100 tới 2.700 USD mỗi tháng.

    Luật pháp Trung Quốc cho phép phụ nữ nghỉ sinh 4-6 tháng, nhưng nhiều phụ nữ không muốn nghỉ sinh vì đặc thù công việc.

    "Họ đang ở trong thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, hoặc có thể mất việc nếu nghỉ sinh. Vì thế, họ không muốn mất vài tháng để cho con bú", Lin Zhimin, giám đốc một công ty chuyên cung cấp dịch vụ gia đình tại Bắc Kinh, giải thích.



    Theo nhiều thống kê, khoảng 40-65% bà mẹ ở thành thị phải dùng sữa bột để nuôi con. Nhiều người cho rằng con số thực cao hơn rất nhiều.

    Bộ trưởng Y tế Trung Quốc, ông Chen Zhu, cho rằng sự thay đổi trong lối sống đã gây nên tác động tiêu cực tới thói quen nuôi con bằng sữa mẹ.

    "Các bà mẹ trẻ đang phải đối mặt với áp lực lớn từ xã hội. Chúng ta thường thấy sản phụ thường không thể cho con bú đầy đủ do họ phải đi làm. Vì thế, chẳng có gì lạ khi nhu cầu đối với sữa bột ở Trung Quốc là rất lớn", ông Chen nói.

    Các hãng sản xuất sữa luôn tung ra những mục quảng cáo với những lời lẽ hết sức ấn tượng. Họ thường thuê bác sĩ, dược sĩ và nhiều đối tượng trong ngành y tế để quảng bá sữa bột. Tình trạng này tác động mạnh tới nhận thức của người dân.

    "Ở Trung Quốc, người ta tin rằng sữa bột giàu dưỡng chất hơn sữa mẹ. Đó là một lời nói dối. Chẳng có điều kỳ diệu nào có thể khiến sữa bột vượt trội hơn sữa mẹ", Yanhong Wheeler, tác giả của nhiều cuốn sách về nuôi dạy trẻ em, phát biểu.

    Một bộ phận phụ nữ Trung Quốc tin rằng họ không thể sản xuất đủ sữa để nuôi con. Một số khác lại lo ngại rằng việc cho con bú sẽ khiến vòng một của họ xấu hơn.

    Vú em là một nghề quan trọng ở thời phong kiến. Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa, được cho là bú sữa của vú em tới tận khi ông bước vào tuổi thiếu niên.

    Ngày nay, quan điểm của người dân về nuôi con bằng sữa mẹ vẫn chưa thống nhất. Một nữ cảnh sát ở Trung Quốc từng được ca ngợi như anh hùng khi cô cho vài chục trẻ em mồ côi trong trận động đất ngày 12/5 tại Tứ Xuyên bú. Nhưng nhiều gia đình vẫn cho rằng các bà vợ không nên cung cấp sữa cho những đứa trẻ không phải là con của họ. Tình trạng này khiến nhiều vú em phải giấu kín việc làm của mình.

    Trên một diễn đàn dành cho vú em ở Trung Quốc, một người đàn ông có nickname "Blue forever" khẳng định anh ta sẽ trừng phạt vợ đích đáng nếu cô làm nghề cho bú thuê.

    "Ai mà thích cái cảnh con của người khác bú sữa của vợ mình chứ?", anh viết.

    Việt Linh (theo AP)
  8. fish79

    fish79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Đã được thích:
    0
    cân nhắc mọi quyết định khi mọi thứ chưa ổn định
    Doanh nghiệp Mỹ đua nhau vỡ nợ
    Thứ ba, 30/9/2008, 16:05 GMT+7

    Khủng hoảng ở Phố Wall khiến cả doanh nghiệp trong các lĩnh vực phi tài chính ở Mỹ cũng điêu đứng theo. Theo giới chuyên môn, tình trạng thắt chặt tín dụng đang là nỗi ám ảnh đối với gần như tất cả mọi lĩnh vực tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.

    Danh sách ?ođen"

    Thiếu vốn đang là lý do khiến số công ty Mỹ đã và chuẩn bị vỡ nợ đang tăng mạnh.

    Thống kê của Standard & Poor?Ts cho thấy, từ đầu năm nay tới ngày 9/9 vừa qua, đã có 57 công ty của Mỹ lâm vào cảnh vỡ nợ (không tính các vụ phá sản theo quy định của pháp luật Mỹ), với tổng số nợ lên tới 43,5 tỷ USD, so với mức 22 công ty vỡ nợ trong cả năm 2007.

    Trong số 57 ?onạn nhân? này, có 45 công ty không nằm trong ngành tài chính. Trong thời gian tới, số vụ vỡ nợ sẽ còn gia tăng vì có tới 70% doanh nghiệp phi tài chính ở Mỹ đang có mức xếp hạng tín nhiệm dưới mức đầu tư.

    Standard & Poor?Ts dự báo, tỷ lệ vỡ nợ của thời kỳ 3 năm từ 2008 - 2010 đối với các doanh nghiệp phi tài chính có mức xếp hạng tín nhiệm thấp sẽ tăng lên mức 23,2%, cao kỷ lục từ năm 1981 tới nay.

    Khó có thể khẳng định đâu là những doanh nghiệp Mỹ tiếp theo lâm vào cảnh vỡ nợ. Tuy nhiên, Standard & Poor?Ts đã liệt kê ra 162 doanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ cao nhất trong vòng 12 tháng tới.

    Trong danh sách ?ođen" này, phải kể tới những cái tên lớn trong giới doanh nghiệp Mỹ như UAL - tập đoàn mẹ của hãng hàng không United Airlines, hãng xe hơi lớn nhất nước Mỹ General Motors, công ty điều hành công viên Six Flags, tập đoàn Trump Entertainment Resorts chuyên về bất động sản du lịch của tỷ phú Donald Trump?

    gongco.jpg

    Tình trạng thắt chặt tín dụng đang là nỗi ám ảnh đối với gần như tất cả mọi lĩnh vực tại nền kinh tế lớn nhất thế giới

    "Tiền mặt là số một"

    Cuộc khủng hoảng đang diễn ra có tác động đặc biệt mạnh tới các hãng sản xuất ôtô và các hãng hàng không của Mỹ.

    Ngày 19/9 vừa qua, hãng GM cho biết đang sử dụng nốt phần 3,5 tỷ USD trong hạn mức tín dụng 4,5 tỷ USD của mình. Các chuyên gia của tập đoàn Goldman Sachs thì cho rằng, GM cần phải huy động khoảng 8 tỷ USD để trang trải cho khoản phí hoạt động hàng tháng lên tới 14 tỷ USD.

    Trong khi đó, hãng UAL cũng phải xoay đủ mọi cách để tồn tại. Hãng này vừa mới đạt được một thỏa thuận vay vốn 1 tỷ USD từ Ngân hàng JPMorgan Chase, đồng thời nỗ lực sắp xếp để cho 737 chiếc máy bay đã cũ ?ovề hưu?.

    Giám đốc tài chính của UAL cho biết: ?oTiền mặt lúc này là số một. Trong tình hình khó khăn chưa từng có như hiện nay, mức thanh khoản hợp lý là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết?.

    Nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng lớn khác của Mỹ cũng không ?omiễn nhiễm? với khủng hoảng. Vào ngày 19/9 vừa qua, các doanh nghiệp nhận quyền kinh doanh của hãng đồ ăn nhanh McDonald?Ts được ngân hàng Bank of America thông báo, ngân hàng này không thể cấp cho họ các khoản vay mới để mua thiết bị và thay đổi diện mạo cửa hàng nhằm chuẩn bị cho việc ra mắt các bar cà phê mới.

    ?oỞ thời điểm này, Bank of America phụ thuộc vào việc thu hồi các khoản vay trước đây để có thêm vốn?, ngân hàng này cho biết trong một tài liệu do tờ BusinessWeek thu thập được. ?oCác hóa đơn đã đến hạn thanh toán, các cửa hàng phải gõ cửa ngân hàng. Nhưng các ngân hàng cũng gặp khó khăn?, ông Richard Adams, một nhà tư vấn làm việc với 300 cửa hàng McDonald?Ts cho hay.

    Tuy nhiên, người phát ngôn của McDonald?Ts thì cho rằng, cho dù Bank of America từ chối cho họ vay tiền, nhiều ngân hàng khác vẫn sẵn sàng cấp vốn.

    Ngành công nghệ cũng vay nợ nhiều

    Các sòng bạc ở Mỹ cũng đang điêu đứng vì người tiêu dùng Mỹ cắt giảm chi tiêu vào những sản phẩm và dịch vụ không phải là thiết yếu.

    Tập đoàn sòng bạc Mohegan Sun and Boyd Gaming mới đây đã tuyên bố ngừng các dự án mở rộng, trong khi đối thủ Pinnacle Entertainment cũng từ bỏ kế hoạch mua lại một công ty khác.

    Tương lai của hãng Trump Entertainment Resorts của tỷ phú Donald Trump thì đang phụ thuộc vào việc dự án Atlantic City''s Trump Marina trị giá 316 triệu USD có bán lại được hay không.

    Cũng dễ hiểu khi các công ty không muốn đề cập tới những khó khăn về vốn của họ. Tuy nhiên, các số liệu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp ở Mỹ có tỷ lệ vay nợ cao. Trong đó, công ty sản xuất chất làm ngọt nhân tạo Merisant bị Standard & Poor?Ts coi là doanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ cao nhất trong vòng 12 tháng tới là một ví dụ. điển hình.

    Thậm chí ở một số công ty công nghệ - lĩnh vực có truyền thống vay nợ ít hơn các ngành khác - cũng có tỷ lệ vay nợ khá cao. Do nhu cầu của khách hàng sụt giảm mạnh, nhà cung cấp thiết bị bán dẫn MKS Instrument mới đây đã phải cắt giảm lương của các lãnh đạo công ty để có thêm tiền mặt. Giới phân tích thậm chị còn hạ dự báo mức tăng trường chi tiêu của ngành công nghệ Mỹ từ mức 9% xuống còn âm 6% trong năm nay.

    Công ty điều hành công viên Six Flags thì không trả cho cổ đông được một đồng cổ tức nào trong hai quý vừa qua. Xếp hạng tín nhiệm mà Standard & Poor?Ts dành cho công ty này là CCC+. Với mức xếp hạng tín nhiệm này, khả năng vỡ nợ của Six Flags là 25%.

    Theo Mai Phương
    thoibaokinhte.gif
  9. Odysse

    Odysse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Cứ khởi nghĩa đấy, làm gì nhau nào...
  10. huhu12201

    huhu12201 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Mai cứ nhắm mắt đặt giá FL + 1 bước giá mấy em chân dài

Chia sẻ trang này