Ngày mai Vni up 10 điểm!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kakalotta, 02/05/2007.

4329 người đang online, trong đó có 525 thành viên. 19:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 5380 lượt đọc và 102 bài trả lời
  1. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    tụi nó đem bán mấy cổ phiếu dưới 8x ra là xu hướng ngược đời chưa từng có, hôm nay chen lấn mãi mới mua được vf1 mở hàng
  2. coxchia

    coxchia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Cánh báo chí PR thô thiển quá. Hôm nay TT mới lên có 11 p mà đã hô hào giá CP tăng , dư bán bằng 0. Pó tay
  3. bac_tom

    bac_tom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay giao dịch 550 tỷ CP thì Tây đã tham gia 300 tỷ rồi (trừ bán 130 tỷ còn mua net 170 tỷ). Đúng là dân ta đa số án binh bất động. Tây nó bán 150 tỷ trái phiếu nữa, chắc để lấy tiền mua CP.

    Kiểu này nếu tiếp tục 1, 2 phiên nữa các bác nhà tao quen bắt chước Tây thế nào cũng alaxo mua vào, có thể lại vượt ngưỡng kháng cự mất thôi.
  4. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Nhìn giao dịch của Tây hôm nay >>>> kakalotta hay quá, vote cho em nào? thấy em tường thuật trực tiếp hay ko!
  5. lazy2008

    lazy2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Đã được thích:
    6
    vào nhìn giao dịch nước ngoài chỗ nào mà nhanh vậy.
    tôi xem ở ssc chiểu mới có!
  6. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    www.vse.org.vn vào thông tin gd - kết quả giao dịch cuối - giao dịch nhà đầu tư nn.
  7. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [SÀI GÒN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
    Chương trình xây mới 5 triệu m² nhà/năm
    Cần cơ chế thu hút nhiều nguồn lực
    SGGP:: Cập nhật ngày 01/05/2007 lúc 18:33''(GMT+7)
    Theo chương trình phát triển nhà ở của TPHCM, đến năm 2010 sẽ nâng diện tích nhà ở bình quân trên địa bàn TP hiện nay từ 10,3m² lên 14m²/người, như vậy mỗi năm thành phố phải xây mới 5 triệu m2 nhà. Để đạt được mục tiêu này cần có chính sách thông thoáng để thu hút nhà đầu tư.

    Tiềm năng lớn

    Một khu chung cư đang xây dựng tại quận 2, TPHCM.

    Để có thêm được 5 triệu m² nhà mỗi năm như chỉ tiêu đề ra, từ nay đến năm 2010 TPHCM sẽ xây dựng gần 80 ngàn căn hộ chung cư. Đây quả một chỉ tiêu rất lớn, để đạt được không phải dễ.

    Đồng thời đây cũng là một cơ hội lớn để các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản phát huy khả năng của mình. Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Đất Phương Nam, cho biết, đối với một công ty lớn để xây dựng được 100.000m² sàn xây dựng, mất ít nhất cũng từ 2 đến 3 năm. Bình quân một tổng công ty xây dựng lớn tại TP mỗi năm xây dựng được 500.000m².

    Như vậy để đạt được mục tiêu đề ra TP cần có những bước đi thích hợp, có cơ chế để thu hút các nhà đầu tư. Từ nay đến 2010, Công ty CP Đầu tư kinh doanh nhà TP thuộc Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn cũng chỉ dự kiến triển khai xây dựng trên dưới 500.00m² sàn xây dựng nhà ở. Từ thực tế năng lực của các doanh nghiệp trên địa bàn TP cho thấy để đạt được chỉ tiêu đề ra không thể trông chờ vào các doanh nghiệp nhà nước mà cần sự hợp lực rất lớn từ nhiều doanh nghiệp trong và cả ngoài nước.

    Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp
    Hiện nay để triển khai dự án bất động sản, nhiều doanh nghiệp sợ nhất không phải là vốn mà là thủ tục hành chính. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, cho rằng thủ tục hành chính quá nhiêu khê, bày ra nhiều ?ocửa? không đáng có, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

    Ông Đực tin rằng nếu tháo bỏ được các thủ tục rào cản thì ngành địa ốc sẽ tăng trưởng nhanh chóng, nhà đầu tư sẽ mạnh dạn triển khai nhiều dự án hơn. Theo Hiệp hội Bất động sản TP, hiện nay còn nhiều vướng mắc khi doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản.

    Vừa qua hiệp hội đã kiến nghị UBND TPHCM tháo gỡ những vướng mắc đó, cụ thể là: chỉ tính tiền sử dụng đất trên diện tích xây dựng chung cư, còn diện tích xung quanh thì không nhằm khuyến khích đầu tư xây dựng chung cư; cho nộp chậm tiền sử dụng đất 5 năm; cho doanh nghiệp được huy động vốn ngay sau khi bồi thường giải phóng mặt bằng, duyệt quy hoạch 1/500 và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cho phép doanh nghiệp được chuyển nhượng dự án, dự án thành phần ngay sau khi giải phóng mặt bằng, đã được duyệt quy hoạch 1/500 và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khi đã bồi thường được 80% diện tích đất dự án, đề nghị nhà nước hỗ trợ để doanh nghiệp được triển khai thực hiện dự án?

    Thời gian qua nhiều tập đoàn bất động sản trên thế giới đến TPHCM để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Các nhà đầu tư đánh giá cao tiềm năng thị trường bất động sản tại TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Nếu nhà đầu tư được tạo điều kiện về cơ chế chính sách một cách tốt nhất, chắc chắn trong thời gian không xa nhiều công trình về nhà ở, cao ốc cao cấp tầm cỡ trong khu vực sẽ được triển khai. Kênh đầu tư này sẽ góp phần hữu hiệu vào chương trình 5 triệu mét vuông nhà ở của thành phố trong thời gian tới.


  8. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    SÀI GÒN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
    Hội nhập ngân hàng: Tăng lực và cộng sinh
    SGGP:: Cập nhật ngày 01/05/2007 lúc 17:16''(GMT+7)
    Theo lộ trình hội nhập, hệ thống ngân hàng thương mại trong nước phải đứng trước tình thế cạnh tranh gay gắt, trước mắt là với các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và sau đó là những ngân hàng nước ngoài đang quan tâm tới thị trường của một đất nước có đến 84 triệu dân.

    Không dễ thôn tính


    Hoạt động tại sở Giao dịch 2, Incombank

    Nhiều ý kiến cho rằng khi mở cửa hội nhập sẽ có không ít ngân hàng Việt Nam bị ?onuốt chửng?, tuy nhiên theo tôi có nhiều yếu tố phải tính đến: Về tiềm lực tài chính, có sự khác nhau rất lớn giữa các loại hình ngân hàng nước ngoài. Cụ thể chi nhánh ngân hàng nước ngoài có lợi thế vượt trội về tài chính - do họ có thể cho vay hoặc hoạt động dịch vụ trên nền tảng tiềm lực của ngân hàng mẹ, trong khi ngân hàng 100% vốn nước ngoài chỉ được phép cho vay và phát triển dịch vụ trên cơ sở vốn tự có tại Việt Nam, mà số vốn này thường không lớn. Đối với khối ngân hàng liên doanh, số vốn điều lệ cũng không nhiều và lại rất khó tăng vốn do phía Việt Nam không có khả năng tài chính (trong tỷ lệ liên doanh luôn phải đảm bảo 50 - 50, trừ khi được cổ phần hóa) nên tiềm lực cũng hạn chế.

    Nhìn chung các ngân hàng nước ngoài hơn hẳn ngân hàng Việt Nam về năng lực quản lý và quản trị rủi ro cũng như kinh nghiệm phát triển dịch vụ mới. Tuy nhiên họ gặp trở ngại lớn về mạng lưới và tỷ lệ tổng chi phí trên tổng tài sản khá cao. Vì vậy đến nay các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại nước ta chỉ tập trung phục vụ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số ngân hàng phải liên minh với ngân hàng nội địa để có mạng lưới rộng hơn trong kinh doanh bán lẻ và phát triển dịch vụ thẻ. Để ?onuốt? nhau không phải dễ, trên thực tế đã có một số ngân hàng nước ngoài buộc phải rời thị trường Việt Nam.

    Tuy vậy, ta cũng phải nhìn nhận đúng mức tiềm lực của ta: Hầu hết các ngân hàng nội địa đều là ngân hàng nhỏ vì vậy các NHNN ắt phải nghĩ đến chiến lược thôn tính, tức mua lại, sáp nhập. Tuy nhiên, họ đang gặp trở ngại pháp lý do quy định không được mua quá 15% cổ phần đối với một ngân hàng và không quá 30% cổ phần đối với tất cả các ngân hàng nước ngoài tại một ngân hàng Việt Nam. Vì vậy, một số ngân hàng nước ngoài buộc phải lựa chọn những phương thức thành lập ngân hàng 100% vốn hoặc cả hai cách (vừa mở chi nhánh vừa lập ngân hàng 100% vốn). Buộc phải lựa chọn một chiến lược như vậy quả là không hiệu quả nhưng họ sẽ chờ đợi những thay đổi chính sách trong tương lai cho phép ngân hàng nước ngoài sở hữu nhiều hơn cổ phần tại ngân hàng nội địa.

    Tăng cường năng lực nội sinh

    Điểm yếu nhất của ngân hàng nội địa không phải là vốn mà là quản trị doanh nghiệp. Nhiều ngân hàng kể cả ngân hàng lớn đều thiếu các định chế quản trị cơ bản hoặc nếu có cũng hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt là quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ và hệ thống thông tin quản lý. Vì vậy chất lượng tài sản (đo bằng tỷ lệ nợ xấu) của các ngân hàng Việt Nam kém xa các ngân hàng khu vực, nếu hạch toán theo cùng chuẩn mực kế toán. Thêm vào đó nền tảng công nghệ khá lạc hậu và chất lượng nhân lực thấp đã?hạn chế đáng kể khả năng phát triển dịch vụ mới. Ngoài ra các ngân hàng nội địa đang cung ứng dịch vụ ngân hàng chủ yếu cho các doanh nghiệp nội địa, mà phần lớn trong số họ được xếp hạng thấp về năng lực tài chính và uy tín tín dụng. Các ngân hàng quốc doanh còn gặp những trở ngại khác về cơ chế khiến cho việc áp dụng các chuẩn mực quản trị hiện đại gặp nhiều khó khăn.

    Tình thế hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề rất cấp bách mà ngành ngân hàng nội địa phải đối mặt. Sẽ có cạnh tranh quyết liệt giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài về dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Dịch vụ phục vụ doanh nghiệp lớn và tài trợ thương mại cũng sẽ là những lĩnh vực cạnh tranh quyết liệt nhất. Tuy nhiên tới thời điểm này tôi thấy lĩnh vực trên đang diễn ra theo hướng hợp tác giữa ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài và dường như hai bên ?ocùng thắng?. Với dịch vụ chất lượng tốt, chi phí hợp lý người được lợi chủ yếu vẫn là khách hàng, dân chúng.

    Như vậy, trên bình diện tổng thể, có cuộc chạy đua về cạnh tranh đối đầu hoặc hợp tác giữa các loại hình ngân hàng nhưng nền kinh tế có lợi. Tôi tin rằng cạnh tranh sẽ làm cho nhiều ngân hàng nội địa hoạt động có hiệu quả và lớn mạnh nhanh chóng, đồng thời cũng có một số ngân hàng gặp khó khăn, sẽ bị sáp nhập hay biến mất. Có điều chắc chắn là nhờ có cạnh tranh công bằng mà nền kinh tế trở nên có hiệu quả và phát triển bền vững. Nếu không có cạnh tranh nghĩa là ngân hàng và cả nền kinh tế đều thua. Đối với từng ngân hàng cụ thể, để nâng cao năng lực cạnh tranh, cần tập trung khắc phục các điểm yếu vốn có, đồng thời cập nhật thông tin, kiến thức về quản lý để có thể đo lường được năng lực nội tại của đối thủ và của chính mình. Chỉ trên cơ sở ?obiết mình, biết người?, mỗi ngân hàng mới có thể lựa chọn phân khúc thị trường và chiến lược thích hợp để tồn tại, phát triển.

    T.S Lê Xuân Nghĩa
    Vụ trưởng Vụ Chiến lược,
    NHNN Việt Nam

    ]
  9. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank:
    Hội nhập - Lực đẩy ngân hàng nội địa



    Hội nhập là một cuộc chơi bình đẳng và chuyên nghiệp, đòi hỏi các ngân hàng nội địa phải chuẩn bị cẩn trọng, từng ngân hàng phải tìm cho mình một lợi thế cạnh tranh nhất định và xây dựng một chiến lược phù hợp với từng thời kỳ. Đến thời điểm này các ngân hàng nội địa đều đang ráo riết chuẩn bị đón cuộc chơi này.

    Sacombank là ngân hàng tiên phong niêm yết cổ phiếu trên TTCK - đây là một mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập của Sacombank. Thương hiệu và uy tín của Sacombank đã được nâng lên rất nhiều đối với thị trường tài chính cả trong nước và nước ngoài, nhờ đó khả năng huy động vốn để đầu tư phát triển sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Các nhà đầu tư đánh giá cao triển vọng phát triển của Sacombank qua hệ thống mạng lưới rộng lớn khắp mọi miền đất nước, qua danh mục đầu tư hiệu quả, giá trị tích sản hữu hình và vô hình, khả năng tái đầu tư?

    Những lợi thế lớn của Sacombank trong hoạt động kinh doanh ngoài việc tối đa hóa lợi ích cho cổ đông còn góp phần thúc đẩy các ngân hàng khác nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhanh chóng niêm yết trên TTCK. Bức tranh hội nhập ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay thật sự sống động. Với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, thị trường tài chính- ngân hàng trong nước chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi và phát triển mạnh hơn nữa.

    Ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng Giám Đốc Ngân Hàng TMCP Quốc Tế:
    Chủ động đón nhận thách thức



    Sự cạnh tranh giữa ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài sẽ ngày càng trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Nó tỷ lệ thuận với khoảng thời gian các ngân hàng nước ngoài hiện diện ở nước ta cũng như lộ trình mở cửa theo cam kết WTO đối với ngân hàng nước ngoài. Đến nay đã có sự gia tăng mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài trong các hoạt động tài trợ dự án và tài trợ thương mại, nhất là đối với các tổng công ty quốc doanh và các doanh nghiệp xuất khẩu.

    Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh này đã thâm nhập ngày càng sâu hơn vào khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiến dần vào các hoạt động ngân hàng bán lẻ và tài trợ tiêu dùng. Mở cửa hội nhập, thị trường Việt Nam ngày càng hấp dẫn đối với cộng đồng tài chính quốc tế, sự cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài sẽ còn gay gắt hơn nữa trên mọi lĩnh vực. VIB Bank đã có quá trình chuẩn bị rất sớm để chấp nhận thách thức, bằng cách phối hợp với các nhà tư vấn quốc tế để tái cấu trúc bộ máy quản trị và kinh doanh của VIB theo mô hình hoạt động của các ngân hàng quốc tế; mạnh dạn đầu tư công nghệ hiện đại giúp ngân hàng kết nối trực tuyến tất cả các điểm giao dịch trên cả nước? Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý để phát triển nguồn nhân lực cũng là một chiến lược cốt lõi để giúp VIB Bank khẳng định thương hiệu của mình trong bối cảnh mới.

    Nhận diện cơ hội và thách thức

    Thị trường tài chính phát triển


    Giao dịch tại Ngân hàng TMCP Việt Á

    Đến nay, sự tham gia góp vốn, mua cổ phần trong các ngân hàng TMCP (với tỷ lệ không quá 30% tổng vốn điều lệ theo quy định) của nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn thấp. Do đó các nhà đầu tư nước ngoài - đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài - vẫn còn nhiều cơ hội tham gia góp vốn mua cổ phần trong các ngân hàng TMCP. Điều này sẽ kích thích nhà đầu tư trong nước đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng. Giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường (chính thức và không chính thức) sẽ tiếp tục xu hướng tăng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng trong nước tăng vốn hiệu quả. Gắn liền với quá trình tăng vốn là quá trình mở rộng quy mô mạng lưới, mở rộng hoạt động huy động vốn, cho vay và các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác có liên quan.

    Do việc tăng vốn, mở rộng quy mô hoạt động, công nghệ và dịch vụ của các NHTM tiếp tục phát triển nhanh, tiếp cận được phương pháp quản trị ngân hàng hiện đại. Trong năm 2007 các ngân hàng chú trọng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử với mức độ sâu rộng hơn. Từ việc tham gia góp vốn mua cổ phần của các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng trong nước tiếp cận được phương pháp quản trị điều hành ngân hàng hiện đại. Với tư cách là cổ đông gắn liền quyền lợi và trách nhiệm, các ngân hàng tham gia góp vốn sẽ tư vấn và định hướng cho các ngân hàng trong nước phương pháp quản trị, quản lý ngân hàng hiệu quả, đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ. Tốc độ tăng trưởng của các nguồn vốn đầu tư gián tiếp và sự tham gia góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài đã kích thích thị trường phát triển: cổ phiếu ngân hàng liên tục tăng cao và tiếp tục tăng với xu hướng bền vững trong thời gian tới.

    Áp lực cạnh tranh

    Theo cam kết với WTO, bắt đầu từ tháng 4-2007, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Với sự phát triển không hạn chế chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, thị trường tiền tệ trở nên sôi động hơn, cạnh tranh hơn. Tuy nhiên áp lực cạnh tranh sẽ gay gắt hơn khi các tổ chức tín dụng nước ngoài được đối xử bình đẳng, không phân biệt trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ ngân hàng, Đây là có thể coi là thách thức lớn nhất, bởi lẽ công nghệ - dịch vụ - nguồn nhân lực của các tổ chức tín dụng nước ngoài có ưu thế vượt trội so với các ngân hàng trong nước về mặt chất lượng và trình độ.

    Tác động hội nhập có thể xuất hiện sự dịch chuyển theo hướng là các tổ chức tín dụng nhỏ, khả năng tài chính thấp sẽ phải liên kết, hợp nhất, sáp nhập để tiếp tục tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Quá trình này diễn ra không phải luôn thuận lợi mà sẽ xuất hiện những khó khăn nhất định gắn liền với những vấn đề liên quan đến việc chuyển dịch cơ cấu hệ thống. Việc mở cửa thị trường và giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng vào thị trường Việt Nam sẽ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ trong nước có thể sẽ xuất hiện đối với những ngành sản xuất hàng hóa mà khả năng cạnh tranh thấp so với hàng ngoại nhập. Quá trình này sẽ tác động đến hoạt động tín dụng ngân hàng trong mối quan hệ hữu cơ ngân hàng ?" khách hàng - nền kinh tế theo hai hướng: rủi ro tín dụng tiềm ẩn gia tăng hoặc nhu cầu tín dụng hạn chế.


  10. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Sẽ giảm lãi suất huy động?
    SGGP:: Cập nhật ngày 01/05/2007 lúc 17:52''(GMT+7)
    Đứng trước nguồn vốn khả dụng trên thị trường có hiện tượng dư thừa kéo dài, các ngân hàng thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa có thỏa thuận sẽ giảm lãi suất huy động VNĐ. Tuy nhiên trước bối cảnh cạnh tranh hiện nay liệu cam kết này có được thực hiện?

    Chờ tín hiệu


    Khách hàng gửi tiền tại ngân hàng Đông Á

    Các ngân hàng thương mại đều thừa nhận nguồn vốn huy động tại ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt. Song qua một thời gian dài liên tục tăng lãi suất, đến nay việc giảm lãi suất là cần thiết để đảm bảo lợi nhuận cho các ngân hàng cũng như giảm sức ép về lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn. Tuy nhiên, thời điểm nào giảm và giảm bao nhiêu hầu như các ngân hàng chưa có kế hoạch, vẫn ?ovờn? nhau, chờ tín hiệu từ ngân hàng khác. Theo ông Phạm Văn Thành, Phó Phòng nghiên cứu phát triển Eximbank, việc xây dựng biểu lãi suất huy động mới của ngân hàng căn cứ vào việc cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng, xu hướng lãi suất chung đang áp dụng trên thị trường và mức lãi suất thỏa thuận do các thành viên VNBA đề ra... Vì vậy, nếu lãi suất giữa các ngân hàng được điều chỉnh giảm trong thời gian tới cũng cần có thời gian.

    Ông Phạm Linh, Giám đốc kinh doanh của VIB Bank TPHCM, nhận định đa số các ngân hàng đều huy động tốt, nhưng rào cản làm các ngân hàng chưa giảm lãi suất là do các ngân hàng mới thành lập có nhu cầu huy động vốn lớn nên đưa ra biểu lãi suất cao để huy động. Điều này gây áp lực cạnh tranh lên các ngân hàng khác. Bởi nếu đơn phương một ngân hàng giảm lãi suất thì sẽ ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng đó. Theo giám đốc một ngân hàng TMCP bậc trung, hiện nay mức lãi suất huy động (lãnh lãi cuối kỳ) của các ngân hàng TMCP ở kỳ hạn 3 tháng thường là 0,73%/ tháng, 6 tháng 0,76%/ tháng, 9 tháng 0,78%/ tháng và 12 tháng 0,8%/ tháng. Nếu thực hiện theo thỏa thuận thì phải giảm lãi suất từ 0,09 ?" 0,11%/ tháng đối với các kỳ hạn.

    Có còn cạnh tranh lãi suất?

    Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc EAB, cho rằng việc giảm lãi suất là cần thiết nhưng các ngân hàng phải cân nhắc thận trọng để bảo đảm quyền lợi cho khách hàng, không ảnh hưởng xấu đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Thực tế thời gian qua nguồn vốn nhàn rỗi tăng lên nhưng vốn chỉ dư thừa trong ngắn hạn. Về mặt dài hạn các ngân hàng rất cần vốn để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Nếu giảm lãi suất thì ngân hàng dễ có nguy cơ mất khách. TTCK và thị trường bất động sản được đánh giá là sẽ tiếp tục sôi động và sẽ thu hút một lượng vốn lớn của các nhà đầu tư. Trong khi đó, các doanh nghiệp đang bước vào chu kỳ sản xuất kinh doanh mới, nhu cầu vay vốn sẽ tăng lên. Do vậy nhiều ngân hàng phải tính trước ?ocon bài? lãi suất để thu hút vốn.

    Ông Phạm Linh nhận định lãi suất cho vay hiện nay ở các ngân hàng có phần cao nhưng doanh nghiệp vẫn có thể chấp nhận được. Song khi ngày càng có nhiều các tổ chức tín dụng nước ngoài vào nước ta, áp lực cạnh tranh gia tăng là điều các ngân hàng phải tính lại. Trong năm nay các doanh nghiệp vẫn chịu được áp lực lãi suất cho vay cao nhưng bắt đầu năm sau các doanh nghiệp sẽ khó chấp nhận được, sẽ tìm nguồn cung ứng vốn rẻ hơn.

    Mai Thảo

    Lãi suất USD tăng

    Từ đầu tháng 4-2007, Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) đã cho tăng lãi suất USD, mức tăng từ 0,05-0,4%/ năm tùy từng kỳ hạn. Mới đây nhất, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) điều chỉnh lãi suất tiết kiệm USD theo hướng tăng từ 0,05-0,2%/ năm. Trong đó lãi suất loại không kỳ hạn tăng mạnh nhất từ 1,3 lên 1,5%/ năm, kỳ hạn 2 tháng và 3 tháng với mức tăng tương ứng 4,15 và 4,30%/ năm. Trước đó, từ ngày 23-4, Ngân hàng Á Châu (ACB) cũng công bố tăng lãi suất USD kỳ hạn từ 1 đến 9 tháng. Đây là đợt điều chỉnh lãi suất USD thứ hai của ACB kể từ đầu năm nay. Trong khi đó, Vietcombank TPHCM đang có chương trình phát hành chứng chỉ tiền gửi USD lãi suất bậc thang đợt II-2007 (kéo dài đến hết ngày 11-6), gửi dưới 15.000 USD lãi suất kỳ hạn 3 tháng 4,4%/ năm, 6 tháng 4,7%/ năm; gửi từ 15.000 USD trở lên lãi suất 4,45%/ năm (kỳ hạn 3 tháng), 4,75%/ năm (kỳ hạn 6 tháng).

    Theo ông Đặng Bảo Khánh, Giám đốc Trung tâm Thanh toán và ngân hàng đại lý Techcombank, lãi suất USD trên thế giới đã có sự điều chỉnh tăng, nên sự điều chỉnh của Techcombank là nhằm phù hợp với tình hình mới. Hơn nữa, từ đầu năm nay, nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp tăng mạnh do hoạt động xuất nhập khẩu khởi sắc, trong khi đó nguồn cung ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu khiến các ngân hàng có biện pháp kích thích huy động ngoại tệ.

    >>>> giảm lãi suất huy động VNĐ đi là đúng rồi! Chơi trò rút thăm trúng thưởng là vui nhất, nhất là trúng điện thoại di động đấy và cái thẻ ghi nợ đấy

Chia sẻ trang này