Ngày mai Vni up 10 điểm!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kakalotta, 02/05/2007.

4329 người đang online, trong đó có 525 thành viên. 19:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 5380 lượt đọc và 102 bài trả lời
  1. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    mai gom HRC tiếp đi các bác
  2. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [đôla đang tăng kìa các bạn hichic, vàng đang thủ thế, điểm hỗ trợ vàng này khá cứng
  3. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    mai gom VSH kìa các bạn
  4. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    ai cần con nào nói đi
  5. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [mai vf1 tăng hay đi ngang
  6. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    đang check vsh sam và vpk
  7. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [VFMVF1: Điều chỉnh giá phát hành thêm Chứng chỉ Quỹ




    Được sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước tại công văn số 496/UBCK-QLKD ngày 27/04/2007 về việc điều chỉnh giá phát hành cho đợt tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ của Qũy đầu tư chứng khoán Việt Nam VF1. Ngày 02/05/2007, Công ty Quản lý Quỹ VFM gửi công văn số 110/CV-VFM về việc điều chỉnh giá phát hành áp dụng cho đợt tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ của Qũy đầu tư VF1 theo đó:

    Giá phát hành đã được công bố ngày 26/03/2007: 33.164 đồng/đơn vị

    Giá phát hành mới được điều chỉnh: 23.700 đồng/đơn vị

    Phí phát hành: 2%/mệnh giá/đơn vị (200 đồng/đơn vị)

    Thời gian chuyển nhượng quyền mua: từ ngày 16/04/2007 đến ngày 11/05/2007

    Thời gian đăng ký, đóng tiền: từ ngày 16/04/2007 đến ngày 15/05/2007

    Lý do điều chỉnh: để đảm bảo thành công của đợt phát hành nhằm tăng vốn điều lệ của Qũy đầu tư VF1.

    Giá phát hành điều chỉnh này cũng sẽ được áp dụng cho các đơn vị bảo lãnh phát hành trong trường hợp số lượng chứng chỉ quỹ dư do không được nhà đầu tư mua hết theo quyền mua của đợt tăng vốn sau khi kết thúc thời hạn đăng ký và đóng tiền của đợt tăng vốn.
  8. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    sam được nhưng check lại tình hình taic 1hính cho tối ưu,vsh em hiểu tại sao hôm nay rớt rồi, áp lực cho ban giám đốc nhìu nhỉ, vpk thì được lứơt sóng được đang theo dõi hìhì, mai chắc mua giá sàn vsh hichic, mấy ngày hôm nay có mưa, vsh chú ý là lúc nào em cũng xem chi ph1i quản lý doanh nghiệp cũa bác này
  9. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Say cổ phiếu, đổ tiền và đau đứt ruột



    n Hoàng Lộc


    Trong vòng 2 tháng qua, trên thị trường niêm yết và cả thị trường tự do, giá cổ phiếu lên tới ?ođỉnh núi? rồi trượt đốc gần như không có phanh, nhiều nhà đầu tư vốn ít thua lỗ nặng, mất toi gần nửa căn nhà đang thế chấp hay mất toàn bộ số tiền tiết kiệm mà vợ chồng dành dụm gần 5 năm trời.

    Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, chỉ số VN-Index sụt 265 điểm, từ mức kỷ lục 1.170,67 điểm xuống tới 905,53 điểm vào phiên ngày 25/4/2007, HASTC-Index cũng sụt mạnh tương tự khiến rất nhiều nhà đầu tư ?oăn không ngon, ngủ không yên?, vợ chồng lục đục và công việc cơ quan bê trễ.

    Theo thống kê chưa đầy đủ, khoảng 70% trong số 107 cổ phiếu đang niêm yết trên sàn Tp.HCM có giá giảm 25%-35% trong gần 2 tháng qua, một số cổ phiếu giá giảm tới 40%. Đặc biệt, giá một số cổ phiếu được giới đầu tư đánh giá là ?osáng chói? nhất Việt Nam cũng sụt thê thảm.

    Mặc dù không thể thống kê được bao nhiêu nhà đầu tư thua lỗ và mất đứt bao nhiêu triệu, mấy tỷ đồng (do tâm lý các nhà đầu tư ở Việt Nam là lãi ít thì khoe lãi lớn, lỗ nhiều thì kêu là... chịu đựng được) nhưng cứ kết thân và hỏi một số nhân viên ở các công ty chứng khoán là họ ?obật mí? cho biết tài khoản của nhà đầu tư A, B hay C mở ở công ty chứng khoán của họ đã có bao nhiêu triệu, tỷ đồng ?ođội nón ra đi? mà hầu hết những người thua đau là những nhà đầu tư mới tham gia mua bán cổ phiếu từ sau Tết trở lại đây với số vốn nhỏ nhoi.

    Chị Nguyễn T.A. mở tài khoản tại Công ty Chứng khoán Bảo Việt thiết tha đề nghị: ?oĐừng đăng tên tôi lên báo thì tôi kể cho nghe bởi nếu chồng tôi biết thì nguy to?. Chị A tâm sự: ?oTôi giấu chồng rút tiền tiết kiệm chơi cổ phiếu từ ngày giữa tháng 11/2006, suốt hơn hai tháng trời, giá lên vùn vụt, tiền lãi nhìn thấy hàng ngày, tôi càng say máu, cầm cố cổ phiếu, vay tiền ngân hàng đổ thêm vào cổ phiếu và bắt đầu từ giữa tháng 3/2007 đến cuối tháng 4, toàn bộ tiền lãi trước đó và hơn một nửa tiền vốn bỏ ra đã ?ođội nón ra đi?, bàng hoàng cả người mỗi khi nhìn lên bảng điện tử thấy toàn là màu đỏ (giá cổ phiếu giảm)?.

    Nhóm của chị A có 6 người, họ tập trung ?ođánh? những cổ phiếu ?ohàng hiệu?, nên mức thua lỗ đậm hơn do giá những cổ phiếu này rất cao, khi giảm xuống mức giá sàn là mất ngay 15-20.000 đ/cổ phiếu mỗi phiên.

    Ngay những phiên đầu tiên sau Tết, sau khi đã đi chùa xin ?olộc?, các chị mua 10 mã cổ phiếu thuộc loại hàng đầu và đến phiên ngày 24/4, toàn bộ giá 10 mã cổ phiếu này đã sụt 20%-30% và gần nửa số vốn bỏ ra đã bay theo mây khói.


    Say cổ phiếu, đổ tiền và đau đứt ruột



    n Hoàng Lộc


    Phiên ngày 26 và 27/2, các chị mua 20.000 cổ phiếu ABT (Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre) với giá 150.000 đồng/cổ phiếu, sau 2 tháng (phiên 24/4), giá ABT sụt còn 99.000 đồng/cổ phiếu, không cầm cự nổi, các chị bán ra hết và ?olên cơn đau tim? (lời chị Nguyễn T.A.) khi mất đứt hơn 1 tỷ đồng vì giá giảm 51.000 đồng/cổ phiếu.

    Chưa hết, các chị mua cổ phiếu nào thì giá cổ phiếu đó đều rớt rất mạnh trong 2 tháng qua, chẳng hạn: FPT giảm từ 640.000 đồng (phiên 26/2) xuống còn 434.000 đồng/cổ phiếu (phiên 24/4), tương tự BMP (Nhựa Bình Minh) giảm từ 260.000 đồng, còn 175.000 đồng/cổ phiếu, CII (Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM) sụt từ 92.000 đồng, xuống tới 60.000 đồng/cổ phiếu, PVD (Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí) rớt từ 296.000 đồng, xuống chỉ còn 199.000 đồng/cổ phiếu, mất đứt 97.000 đồng/cổ phiếu... ?oQuá đau xót !?, chị A than thở.

    Tại sàn các công ty chứng khoán ACBS, VCBS, SBS... cũng có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ, ít vốn, mới tham gia mua bán cổ phiếu theo phong trào sau Tết cũng đang ?odở khóc dở cười?, giữ lại cổ phiếu thì è cổ trả lãi ngân hàng mà bán đi thì lỗ rất lớn.

    Anh Nguyễn Hoàng Minh mở tài khoản tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng ACB cho biết: ?oKhoảng 50% số tiền nhóm chơi cổ phiếu của tôi là mượn họ hàng, bạn bè và ngân hàng. Sau khi trúng được kha khá, bọn tôi liều mạng, thế chấp sổ đỏ, giấy hồng để đổ cả vào canh bạc cổ phiếu, nay coi như mất nửa căn nhà sau khi bọn tôi bán tống bán tháo gần hết cổ phiếu trong tay trong phiên 23 và 24/4?.

    Theo những nhân viên môi giới tại một số công ty chứng khoán, những người bán tống bán tháo cổ phiếu chủ yếu là những người mới chơi, vốn ít hay vay mượn, những nhà đầu tư có vốn lớn, đã chơi vài năm nay, có kinh nghiệm sẽ cầm cự chờ giá lên và thay đổi danh mục đầu tư để tránh lỗ.

    Những người ?ogià dặn? chơi cổ phiếu thường đầu tư theo phương châm ?oChậm mà chắc, ăn ít no lâu?, ?okhông bỏ tất cả trứng vào một rọ?. Họ không chờ giá cổ phiếu tới đỉnh mới bán hay xuống gần sát ?ođáy? mới mua, khi thiên hạ đổ xô đi mua hay bán họ đều bình tĩnh quan sát và có những phân tích, nhận định và quyết đoán riêng của mình.

    Lời thề ?osông núi? của những nhà đầu tư cá nhân lâu niên trên thị trường chứng khoán là: ?okhông vay mượn, không dốc hết túi, không chạy theo đám đông, liên tục thu thập và phân tích thông tin, tham khảo trực tiếp, riêng tư những nhận định của các chuyên gia tài chính và thị trường chứng khoán và tự mình suy xét quyết định không phụ thuộc vào ý kiến của các nhà đầu tư hoặc nhóm đầu tư khác?.


  10. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [Đấu giá Đạm Phú Mỹ: Những tính toán sai lầm?



    Không ai có thể ngờ giá đấu thầu bình quân của một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả như Đạm Phú Mỹ chỉ có 54.400 đồng/cổ phiếu (giới đầu tư vẫn thường gọi Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) là Đạm Phú Mỹ).

    Nhưng điều đó đã diễn ra vào ngày 21/4/2007 khi tham gia đấu thầu có 4.565 nhà đầu tư tổ chức và cá nhân, đăng ký mua tổng cộng 139 triệu cổ phiếu, chỉ cao hơn 8% so với số lượng bán ra là 128,6 triệu cổ phiếu.

    Những tính toán sai lầm?

    Trong cuộc tọa đàm lần thứ ba về tình hình thị trường hiện nay giữa các thành viên Câu lạc bộ Tài chính - Chứng khoán cuối tuần trước tại Saigon Times Club, ai nấy đều bất ngờ trước số lượng đăng ký mua cổ phần Đạm Phú Mỹ.

    Ông Trịnh Kim Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACBS đưa ra hai lý do: khối lượng chào bán quá lớn, nhà đầu tư không mua hết; nhà đầu tư thất vọng do giá đấu giá một số công ty trước đó được bỏ quá cao, ở mức không tưởng.

    Ông Nguyễn Đức Thắng, Phó giám đốc chi nhánh Công ty Chứng khoán Thăng Long tại Tp.HCM, bổ sung thêm: ?oDo giá khởi điểm của Đạm Phú Mỹ cao nhất từ trước đến nay, nhà đầu tư muốn mua phải đặt cọc nhiều. Những người đăng ký mua để bán quyền phải đắn đo trong trường hợp bỏ cọc. Thêm vào đó thị trường đang trên đà đi xuống, tâm lý nhà đầu tư nghiêng về quan sát nhiều hơn. Còn nước ngoài chỉ mua với giá vừa phải. Họ không mua với bất cứ giá nào. Các cuộc đấu giá trước Đạm Phú Mỹ, hầu như không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia?.

    Ông Trần Thanh Tân, đại diện cho Dragon Capital, thì giải thích: ?oChúng tôi luôn biết mình cần tham gia ở mức giá nào, bán ra ở mức giá nào. Chúng tôi không chấp nhận giá khởi điểm của Đạm Phú Mỹ, nên đứng ngoài?.

    Đầu tháng 4/2007, một tổ chức tài chính lớn trên thị trường khi được hỏi có tham gia đấu giá Đạm Phú Mỹ, đã trả lời là không. Họ phân tích: ?oTrong bối cảnh thị trường hiện tại, giá có thể bị đẩy lên 100.000-120.000 đồng/cổ phiếu. Nếu có yếu tố đầu cơ, giá có khả năng lên tới 150.000 đồng/cổ phiếu. Quá cao nên chúng tôi quyết định không tham gia?.

    Thật vậy, bản công bố thông tin của Đạm Phú Mỹ đã ghi rõ: ?oGiá khí nguyên liệu đầu vào đã được điều chỉnh lên gần gấp hai lần (từ 1,3 đô la/1 triệu BTU lên 2,2 đô la/1 triệu BTU) sẽ làm lợi nhuận đạt được hiện nay giảm đi gần 50%?. Nếu lợi nhuận trước thuế của Đạm Phú Mỹ năm 2006 là chừng 1,161 tỉ đồng thì dự kiến năm 2007 chỉ còn chừng 430 tỉ đồng. Tỷ lệ cổ tức trong ba năm tới chỉ trên dưới 7%/năm. Trong khi đó, theo lộ trình, giá khí nguyên liệu điều chỉnh lên gần gấp ba lần (3,66 đô la +2% năm/1 triệu BTU) sẽ làm lợi nhuận giảm nữa.

    Thế là đã rõ. Nhiều nhà đầu tư cá nhân và tổ chức không tham gia đăng ký đấu giá Đạm Phú Mỹ bởi e ngại lặp lại tình trạng đấu giá cổ phiếu của những đơn vị trước đây như Kem Kinh Đô, Cadivi, Nhiệt điện Bà Rịa, Bảo hiểm Dầu khí...

    Ông Võ Hữu Tuấn, Phó giám đốc chi nhánh Công ty Chứng khoán Bảo Việt tại Tp.HCM, nói: ?oCác nhà đầu tư vừa qua quá liều lĩnh trong bỏ giá đấu giá. Chúng tôi là tổ chức chuyên nghiệp, mà nếu tham gia, chỉ dám bỏ giá bằng một nửa của họ?.

    Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là ngày đấu giá Đạm Phú Mỹ đã rơi không đúng thời điểm. Lẽ ra đợt IPO của công ty phải được tổ chức sớm hơn, ngay sau Tết Nguyên đán, khi nhu cầu đầu tư chứng khoán rất cao. Ở thời điểm gần cuối tháng 4 này, thị trường đang trên đà điều chỉnh sâu, việc tung ra khối lượng cổ phiếu lớn như vậy, rõ ràng, là không thích hợp, nếu nhìn dưới góc độ cung cầu thị trường.

    Chữa cháy??

    Ngay sau khi số lượng đăng ký đấu giá Đạm Phú Mỹ được công bố, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký Văn bản số 495TTg-ĐMDN dừng việc giảm giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, được quy định tại Nghị định 187 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Các phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt, nhưng chưa bán đấu giá trước ngày 20/4/2007, phải điều chỉnh giá bán đối với nhà đầu tư chiến lược. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư chiến lược của Đạm Phú Mỹ sẽ không được giảm giá 20% so với giá đấu giá bình quân.

    Chiều ngày 20/4/2007, trước ngày đấu giá Đạm Phú Mỹ, một doanh nghiệp dự kiến sẽ được chọn là đối tác chiến lược của Đạm Phú Mỹ với số lượng cổ phiếu mua bằng 1% vốn điều lệ công ty, nói: ?oĐây là biện pháp chữa cháy!?.

    Vì sao ?ochữa cháy?? Có thể nói với quy mô, hiệu quả kinh doanh, sự hỗ trợ của cổ đông (chi phối) nhà nước thông qua PetroVietnam, việc IPO của Đạm Phú Mỹ được hy vọng mang về cho ngân sách mười mấy ngàn tỉ đồng. Song với giá trúng thầu bình quân nhỉnh hơn giá khởi điểm không bao nhiêu, số tiền ngân sách thu được chỉ khoảng 7.000 tỉ đồng, thấp hơn nhiều so với dự kiến. Cho dù điều chỉnh giá bán cho đối tác chiến lược, mức Nhà nước thu được thêm cũng không đáng kể.

    Câu hỏi gây thắc mắc là vì sao Đạm Phú Mỹ lại đưa ra giá khởi điểm cao? Vì sao chọn cuối tháng 4 để đấu giá? Nói như ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, là Nhà nước muốn gì? Muốn thu được nhiều tiền cho ngân sách, không thất thoát tài sản nhà nước thông qua đấu giá giá cao? Hay muốn tăng nguồn cung để điều hòa thị trường, cân bằng cung cầu, đưa giá chứng khoán trở về mức giá trị thực? Giả sử Nhà nước muốn bán giá cao, thì giá nào là cao? Giá nào là thấp?

    Không thể trách cứ nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư tổ chức. Khi biết khối lượng đăng ký mua thấp, không ai dại gì bỏ thầu giá cao. Vào cuộc chơi, họ phải tính toán!

Chia sẻ trang này