Ngày này năm xưa - Chó khựa chiếm đảo Gạc ma

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phanboboaiai, 14/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3868 người đang online, trong đó có 320 thành viên. 18:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 2171 lượt đọc và 45 bài trả lời
  1. theluan

    theluan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    1.255
    cam on cac anh
  2. NuPhuThuy

    NuPhuThuy Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhục nhã là cái nhóm nào bắt báo chí phải im miệng ấy!
  3. duongteo

    duongteo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Đã được thích:
    462
    Thôi được rồi, sai thì sửa, bổ sung thêm đây: Còn dùng để đánh (chả biết lên hay xuống) cả HBB nữa. [r24)]
    [r2)]
  4. Koooler

    Koooler Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2008
    Đã được thích:
    62
    Lịch sử không bao giờ quên...
    Với mình không có khái niệm 8 chữ vàng với lũ chó này...
  5. duongteo

    duongteo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Đã được thích:
    462
    Nhục là nhục ở chỗ vẫn có nhiều thằng huênh hoang rằng mình là nhà báo, vẫn dùng cái thẻ ấy để kiếm ăn và tiến thân cơ mà [r24)]
  6. cop3mong

    cop3mong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    371
    Thối tha nhẩy ~X
  7. phuonglinh02

    phuonglinh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2010
    Đã được thích:
    1.955
    Ngày 17 tháng 2/1979 & 14/3/1988 nhắc lại cuộc chiến tranh biên giới, như nhiều người Việt cũng dặn lòng và dặn nhau, không có nghĩa là để khơi lại căm thù, nhưng để luôn luôn tỉnh táo và cảnh giác, nhất là ngày nay, khi Trung Cộng lại càng giàu mạnh hơn gấp bội và ngày càng bộc lộ rõ tham vọng bành trướng không che giấu!
  8. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    Còn vụ đánh úp năm 1979 nữa:

    Biên Giới Tháng Hai
    at 2/20/2012 11:35:00 AM

    Huy Đức


    Tháng Hai, những cây đào cổ thụ trước cổng đồn biên phòng Lũng Cú, Hà Giang, vẫn chưa có đủ hơi ấm để đâm hoa; những khúc quanh trên đèo Tài Hồ Sìn, Cao Bằng, vẫn mịt mù trong sương núi. Sáng 7-2 nắng lạnh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quế, 82 tuổi, nhà ở khối Trần Quang Khải 1, thị xã Lạng Sơn, ngồi co ro kể lại cái chết 30 năm trước của con trai mình, anh Nguyễn Văn Đài. Năm ấy, Đài 22 tuổi. Ông Quế nói: “Để ghi nhớ ngày ấy, chúng tôi lấy Dương lịch, 17-2, làm đám giỗ cho con”. Năm 1979, vào lúc 5giờ 25 phút sáng ngày 17-2, Trung Quốc nổ súng trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, đánh chiếm từ Phong Thổ, Lai Châu, tới địa đầu Móng Cái.


    “Những đôi mắt”
    Hôm ấy, ông Quế không có nhà, vợ ông, bà Dự, bị dựng dậy khi bên ngoài trời hãy còn rất tối. Bà nghe tiếng pháo chát chúa ở hướng Đồng Đăng và phía dốc Chóp Chài, Lạng Sơn. Bà Dự đánh thức các con dậy, rồi 4 mẹ con dắt díu nhau chạy về xuôi. Tới ki-lô-mét số 10, đã quá trưa, bà rụng rời khi hay tin, anh Đài đã bị quân Trung Quốc giết chết. Anh Đài là công nhân đường sắt, thời điểm ấy, các anh đương nhiên trở thành tự vệ bảo vệ đoạn đường sắt ở Hữu Nghị Quan. Anh em công nhân trong đội của Đài bị giết gần hết ngay từ sáng sớm. Đài thuộc trong số 3 người kịp chạy về phía sau, nhưng tới địa bàn xã Thanh Hòa thì lại gặp Trung Quốc, thêm 2 người bị giết. Người sống sót duy nhất đã báo tin cho bà Dự, mẹ Đài.
    Cùng thời gian ấy, ở bên núi Trà Lĩnh, Cao Bằng, chị Vương Thị Mai Hoa, một giáo viên cấp II, người Tày, mới ra trường, cũng bị giật dậy lúc nửa đêm rồi theo bà con chạy vào hang Phịa Khóa. Hàng trăm dân làng trú trong hang khi pháo Trung Quốc gầm rú ở bên ngoài, rồi lại gồng gánh theo nhau vào phía Lũng Pùa, chạy giặc. Chị Hoa không bao giờ có thể quên “từng đôi mắt” của dòng người gồng gánh ấy. Giờ đây, ngồi trong một cửa hàng bán băng đĩa trên phố Kim Đồng, thị xã Cao Bằng, chị Hoa nhớ lại: “Năm ấy, tôi 20 tuổi. Tôi nghĩ, tại sao mình lại chạy!”. Chị quay lại, sau khi thay quần áo giáo viên bằng bộ đồ chàm vì được những người chạy sau cho biết, rất nhiều người dân ăn mặc như cán bộ đã bị quân Trung Quốc giết chết. Từ trên đồi, chị Hoa thấy quân Trung Quốc gọi nhau ý ới và tiến vào từng đoàn.

    “Cuộc Chiến 16 Ngày”

    Ngày 15-2-1979, Đại tá Hà Tám, năm ấy là trung đoàn trưởng trung đoàn 12, thuộc lực lượng Biên phòng, trấn ở Lạng Sơn, được triệu tập. Cấp trên của ông nhận định: “Ngày 22 tháng 2, địch sẽ đánh ở cấp sư đoàn”. Ngay trong ngày 15, ông ra lệnh cấm trại, “Cấp chiến thuật phải sẵn sàng từ bây giờ”, ông nói với cấp dưới. Tuy nhiên, ông vẫn chưa nghĩ là địch sẽ tấn công ngay. Đêm 16-2, chấp hành ý kiến của Tỉnh, ông sang trại an dưỡng bên cạnh nằm dưỡng sức một đêm bởi vì ông bị mất ngủ vì căng thẳng sau nhiều tháng trời chuẩn bị. Đêm ấy, Trung Quốc đánh.
    Ở Cao Bằng, sáng 16 tháng 2, tất cả các đồn trưởng Biên phòng đều được triệu tập về thị xã Cao Bằng nhận lệnh, sáng hôm sau họ tìm về đơn vị triển khai chiến đấu khi Trung Quốc đã tấn công rồi. Sáng 17-2, Tỉnh Cao Bằng ra lệnh “sơ tán triệt để khỏi thị xã”; đại đội 22 của thị xã Cao Bằng được trang bị thêm 17 khẩu súng chống tăng B41. Ngày 18-2, một chiếc tăng Trung Quốc có “Việt gian” dẫn đường lọt tới Cao Bằng và bị tiêu diệt. Nhiều nơi, chỉ khi nhìn thấy chữ “Bát Nhất”, người dân mới nhận ra đấy là tăng Trung Quốc. Đại tá Hà Tám công nhận: “Về chiến lược ta đánh giá đúng nhưng về chiến thuật có bất ngờ”. Tuy nhiên, Đại tá Hoàng Cao Ngôn, Tỉnh đội trưởng Cao Bằng thời kỳ 17-2, nói rằng, cho dù không có bất ngờ thì tương quan lực lượng là một vấn đề rất lớn. Phần lớn quân chủ lực của Việt Nam đang ở chiến trường Campuchia. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng cầm chân Trung Quốc ở tuyến một, hướng Cao Bằng, chủ yếu là địa phương quân, chỉ có khoảng hơn 2 trung đoàn.
    Trong khi, theo tài liệu từ Trung Quốc, chỉ riêng ở Cao Bằng trong ngày 17-2, Trung Quốc sử dụng tới 6 sư đoàn; ở Lạng Sơn 3 sư và Lào Cai 3 sư. Hôm sau, 18-2, Trung Quốc tăng cường cho hướng Cao Bằng 1 sư đoàn và 40 tăng; Lạng Sơn, một sư và 40 tăng; Lào Cai, 2 trung đoàn và 40 tăng. Lực lượng Trung Quốc áp sát Biên giới vào ngày 17-2 lên tới 9 quân đoàn chủ lực. Ngày 17-2, Trung quốc tiến vào Bát xát, Lao Cai; chiều 23-2, Trung Quốc chiếm Đồng Đăng; 24-2, Trung Quốc chiếm thị xã Cao Bằng; ngày 27-2, ở Lạng Sơn, Trung Quốc đánh vào thị xã.
    Thế nhưng, bằng một lực lượng nhỏ hơn rất nhiều, các đơn vị Biên giới đã nhanh chóng tổ chức chiến đấu. Theo cuốn “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt”, xuất bản lần đầu năm 1993 của NXB Đại học Tứ Xuyên, quân Trung Quốc đã gọi con đường tiến vào thị xã Cao Bằng của họ là những “khe núi đẫm máu”. Đặc biệt, tiểu đoàn Đặc công 45, được điều lên sau ngày 17-2, chỉ cần đánh trận đầu ở kilomet số 3, đường từ Cao Bằng đi về xuôi qua đèo Tài Hồ Sìn, cũng đã khiến cho quân Trung Quốc khiếp vía. Những người dân Biên giới cho đến hôm nay vẫn nhớ mãi hình ảnh “biển người” quân Trung Quốc bị những cánh quân của ta cơ động liên tục, đánh cho tan tác. Đầu tháng 3-1979, trong khi hai sư đoàn 346, Cao Bằng và 338, Lạng Sơn, thọc sâu đánh những đòn vu hồi. Từ Campuchia, sau khi đuổi Pol Pốt khỏi Phnompênh, hai quân đoàn tinh nhuệ của Việt Nam được điều ra phía Bắc. Ngay sau khi Quân đoàn II đặt những bước chân đầu tiên lên Đồng Mỏ, Lạng Sơn; Quân Đoàn III tới Na Rì; ************* ra lệnh “Tổng Động viên”… ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước.
    Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị ********, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang thì tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.

    Lặng Lẽ Hoa Đào

    Ngồi đợi ông Nguyễn Thanh Loan, người trông giữ nghĩa trang Vị Xuyên, Hà Giang, chúng tôi nhìn ra xa. Tháng Hai ở đây mới là mùa hoa đào nở. Nghĩa trang có 1680 ngôi mộ. Trong đó, 1600 mộ là của các liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến tranh từ ngày 17-2. Ở Vị Xuyên, tiếng súng chỉ thật sự yên vào đầu năm 1990. Năm 1984, khi Trung Quốc nổ súng trở lại hòng đánh chiếm hơn 20 cao điểm ở Thanh Thủy, Vị Xuyên, bộ đội đã phải đổ máu ở đây để giành giật lấy từng tấc đất. Rất nhiều chiến sỹ đã hy sinh, đặc biệt là hy sinh khi tái chiếm đỉnh cao 1509. Ông Loan nhớ lại, cứ nửa đêm về sáng, xe GAT 69 lại chở về, từng túi tử sỹ xếp chồng lên nhau. Trong số 1600 liệt sỹ ấy, chủ yếu chết trong giai đoạn 1984, 1985, có người chết 1988, còn có 200 ngôi mộ chưa xác định được là của ai. Sau khi hoàn thành việc phân giới cắm mốc, cái pháo đài trên đỉnh 1509 mà Trung Quốc dành được và xây dựng trong những năm 80, vẫn còn. Họ nói là để làm du lịch. Từ 1509, có thể nhìn thấu xuống thị xã Hà Giang. Năm 1984, từ 1509 pháo Trung Quốc đã bắn vào thị xã.
    Trên đường lên Mèo Vạc, sương đặc quánh ngoài cửa xe. Từng tốp, từng tốp trai gái H’mông thong thả cất bước du xuân. Có những chàng trai đã tìm được cho mình cô gái để cầm tay. Một biên giới hữu nghị và hòa bình là vô cùng quý giá. Năm 1986, vẫn có nhiều người chết vì đạn pháo Trung Quốc nơi đoạn đường mà chúng tôi vừa đi, nơi các cô gái, hôm nay, để cho các chàng trai cầm tay kéo đi với gương mặt tràn trề hạnh phúc.
    Quá khứ, rất cần khép lại để cho những hình ảnh như vậy đâm chồi. Nhưng cũng phải trân trọng những năm tháng đã thuộc về quá khứ. Tháng Hai, đứng ở bên này cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn, nhìn sang bên kia, thấy lừng lững một tượng đài đỏ rực mà theo các sỹ quan Biên phòng, Trung Quốc gọi là “ đài chiến thắng”. Trở lại Lạng Sơn, những chiếc xe tăng Trung Quốc bị quân và dân ta bắn cháy hôm 17-2 vốn vẫn nằm bên bờ sông Kỳ Cùng, giờ đã được bán sắt vụn cho các khu gang thép. Ở Cao Bằng, chúng tôi đã cố nhờ mấy người dân địa phương chở ra kilomet số 3, theo hướng đèo Tài Hồ Sìn, tìm tấm bia ghi lại trận đánh diệt 18 xe Trung Quốc của tiểu đoàn đặc công 45, nhưng không thấy. Trở lại Tổng Chúp, phải nhờ đến ông Lương Đức Tấn, Bí thư Chi bộ, nguyên huyện đội phó Hòa An, đưa ra cái giếng mà hôm 9-3-1979, quân Trung Quốc giết 43 thường dân Việt Nam. Ông Tấn cũng chính là một trong những người đầu tiên trở về làng, trực tiếp đỡ từng xác phụ nữ, trẻ em, bị chặt bằng búa, bằng dao rồi quăng xuống giếng. Cái giếng ấy bây giờ nằm sâu trong vườn riêng của một gia đình, không có đường đi vào. Hôm ấy, anh Tấn phải kêu mấy thanh niên đi theo chặt bớt cành tre cho chúng tôi chụp hình bia ghi lại sự kiện mà giờ đây đã chìm trong gai tre và lau lách.

    Huy Đức
  9. pilot

    pilot Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Điệp viên cục tình báo Hoa nam vào Vn hơi bị nhiều
  10. duongteo

    duongteo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Đã được thích:
    462
    THÁNG BA, NGÀY 14, VIỆT NAM ƠI!

    Hà Văn Thịnh

    Tháng Ba

    Mùa Xuân chở mây ra khơi xa

    Nước xanh như màu mây ấy

    Biển thét gào nỗi đau sống dậy:

    64 linh hồn uất nghẹn

    Gạc Ma!



    Tháng Ba

    Tự cổ chí kim chưa thấy bao giờ:

    64 người con hy sinh vì Tổ Quốc

    Chết cho Nước khỏi sống quỳ sống nhục

    Bị biến thành ma!?



    Tháng ba

    Sao tôi chẳng được quyền kể về các anh?

    Lỡ gọi tên có thể là tù tội

    Anh dũng hiên ngang bị vùi trong bóng tối

    Việt Nam ơi, nhức mỏi đến bao giờ?



    Tháng Ba

    Nỗi đau Ngày Mười Bốn Tháng Ba

    Năm có hai số tận cùng Phát Phát (1988)

    Các anh chết để cho ai phát tài, phát nhát?

    Phát cả tai ương – dân tộc đoạ đày

    Phát cả nỗi căm hờn thành hữu hảo chua cay…



    Tháng Ba

    Xương cũng hoá thành bùn héo rũ những vòng hoa

    Thành mười sáu chữ vàng nhức buốt

    Lũ giặc Tàu nghênh ngang cùng lũ chuột

    Rứt rỉa đau thương bày tiệc trận cười!



    Tháng Ba

    Chẳng có cái chết nào có thể hoá phôi pha

    Dẫu bạo ngược cường quyền muốn thế

    Dẫu cuộc đời ngập chìm dâu bể

    ViệtNamơi, không khiếp sợ, bao giờ!



    Tháng Ba

    Chúng muốn ta quỳ mỏi gối xin cho

    Để Hoàng Sa, Trường Sa máu cuộn cùng nước mắt

    Các anh đã hy sinh để hôm nay, sự thật

    Tổ Quốc biết những gì CÒN – MẤT

    Từ những ngọn sóng xanh bầm đỏ căm thù!



    Tháng Ba

    Nỗi đau ngày đuổi tận mơ đêm

    Cả dân tộc nhớ thương bằng tiếng thĩ thầm

    Khen kẻ ngoài là chê bên trong dở

    Nhắc lại ngày xưa là chê thời nay đó

    Thuỷ Hoàng ư? Khép nép tẽn tò…



    Tháng Ba

    Tôi viết bài ngợi ca người Nhật

    Tsunami! Chẳng thèm rơi nước mắt

    Bonsai như nửa nụ cười…

    Có kẻ chỉnh nhắc rằng, khen ít lại, vừa thôi!



    Tháng Ba

    Ngày mười bốn, mỗi năm

    Người Việt nào cũng khóc

    Khóc bởi 24 năm qua không biết chỗ

    Các Anh nằm

    Khóc bởi biết rằng trong chốn mù tăm

    Các anh hiểu hàng triệu người vẫn nhớ!



    Tháng Ba,

    Không thể gọi là thơ những câu chữ ghép vần

    Nhưng tiếng trái tim của muôn người là sự thật

    Lịch sử sẽ ghi những dòng tươi sáng nhất

    Tên các anh

    Mãi mãi rạng ngời

    Trong bất khuất Lạc Hồng

    Sống mãi, Việt Nam ơi!…

    Huế, tháng Ba, 2012.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này