nghe đồn TH Milk làm ăn với HNM

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ngotngao_deme, 27/01/2014.

2461 người đang online, trong đó có 59 thành viên. 02:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 46586 lượt đọc và 944 bài trả lời
  1. KhiemTKT

    KhiemTKT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    338
    ui chà nhìn giao dịch HNM ko ngóc nổi 4 tháng qua thì cho tiền mấy ông chơi chứng cũng ko dám tin là sự thật
    cứ để ra tết khắc rõ
  2. secretdata

    secretdata Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2013
    Đã được thích:
    468
    Em này chờ tích lũy thêm 2 tháng nữa mới phi...
  3. KhiemTKT

    KhiemTKT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    338
    tháng 2 phi đến hết năm 2014 luôn và ngay vượt vNM
    kiểm chứng
  4. KhiemTKT

    KhiemTKT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    338
    chun đây rồi định gom hàng à
  5. phu_quy299

    phu_quy299 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2012
    Đã được thích:
    24
    hnm cho vnm hít khói
  6. phu_quy299

    phu_quy299 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2012
    Đã được thích:
    24
    nhiều đại gia ngắm cô gái hà nội bầu sữa căng phồng
    nhưng chỉ yêu anh xứ nghệ :)]
  7. phu_quy299

    phu_quy299 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2012
    Đã được thích:
    24
    Cuối năm, các bà mẹ lại méo mặt vì giá sữa tăng
    TRANG CHỦ>KINH DOANH>THỊ TRƯỜNG
    08:25 AM, 18-12-2013

    Mặc dù Bộ Tài chính đã có yêu cầu các DN sản xuất, kinh doanh sữa có biện pháp tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhưng trái với mong đợi giá sữa sẽ giảm trong thời gian tới của người tiêu dùng, nhiều cửa hàng, đại lý lại kinh doanh mặt hàng này thời gian qua lại rục rịch điều chỉnh… tăng giá bán.



    [​IMG]


    Giá sữa tăng khiến các bà mẹ đắn đo hơn khi lựa chọn sữa cho con.


    Bất chấp bình ổn, giá sữa vẫn tăng

    Kể từ cuối tuần qua, một số loại sữa Enfa của Mead Johnson đã tăng giá thêm 5 - 7% . Cụ thể sữa Enfa Grow 3A+ tăng 54.000 đồng từ 781.000 đồng lên 835.000 đồng/hộp 900g, sữa EnfaMamaA+ Vanilla DHA power plus từ 192.000 đồng tăng lên 205.000 đồng/hộp 400g. Sữa EnfaMil A+ tăng 35.000 đồng đẩy giá bán lẻ lên 534.000 đồng/hộp… Nhiều đại lý cho biết họ nhận được thông báo tăng giá trước đó vài ngày, lý do tăng giá được các đầu mối giải thích là do giá sữa thế giới tăng từ trước đó nên thời điểm này buộc phải áp dụng tăng.

    Một trong những hãng sữa chiếm thị phần lớn tại thị trường Việt Nam khác là Abbott dù chưa có bất kỳ thông báo chính thức nào cho khách hàng nhưng cũng đã đánh tiếng về việc tăng giá sản phẩm. Nhân viên một cửa hàng kinh doanh sữa ở quận Ba Đình, Hà Nội, cho biết, cuối tháng 11, cửa hàng nhận được thông báo của Abbott: Kể từ tháng 12/2013 tới, hãng này sẽ tăng giá 3% tất cả sản phẩm sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung…

    Như vậy, bất chấp Thông tư 30/TT- BYT về việc quản lý giá sữa và các thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tuổi đã chính thức có hiệu lực từ 20/11, nhiều hãng sữa vẫn chuẩn bị cho một đợt tăng giá mới vào dịp cuối năm.

    Theo chuyên gia tài chính Ngô Trí Long, Thông tư 30 chỉ chuẩn hóa lại tên gọi thuộc diện quản lý giá của Nhà nước bao gồm cả sữa và thực phẩm dinh dưỡng nằm trong diện kiểm soát về giá. Còn thực chất để kiểm soát được triệt để và hiệu quả giá sữa, Nhà nước còn cần phải sử dụng nhiều biện pháp và công cụ khác...

    "Có muôn vàn lý do được các hãng sữa đưa ra để lý giải cho việc tăng giá bán như giá nguyên liệu, tỷ lệ thành phần dưỡng chất bổ sung nhiều hơn, thay đổi mẫu mã mới, thậm chí là chi phí vận chuyển… đủ để trở thành lý do chính đáng đứng ra gánh "trách nhiệm" trong chuyện tăng giá" - ông Long chỉ ra.

    “Thuốc” chưa ngấm?

    Trên thực tế, Thông tư 30 chỉ yêu cầu các doanh nghiệp (DN) kê khai giá, nhưng lại chưa thể kiểm soát được triệt để giá sữa nhập khẩu hay giá sữa thành phẩm sau sản xuất. Thêm vào đó, Luật Giá hiện đang cho phép các DN sữa được tăng giá từ 15 - 20% mỗi lần tăng giá phải cách nhau tối thiểu 15 ngày. Như vậy, các DN sữa vẫn thoải mái tăng giá vài lần trong năm, thậm chí một tháng tăng hai lần mà vẫn không sai luật!

    TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, khi đã đưa các loại sữa vào danh mục bình ổn, Cục Quản lý giá phải kiểm tra rõ chi phí đầu vào, xem hóa đơn chứng từ, so sánh giá các nước..., khắc phục hiện tượng DN khai báo chi phí một chiều, không được kiểm soát hoặc kiểm soát lỏng lẻo. Chuyên gia này cũng chỉ ra chính sách thuế đang tạo điều kiện cho DN lách được kẽ hở để bán hàng giá cao nhưng nộp thuế lại thấp.

    "Cần có chính sách thuế linh hoạt, sử dụng công cụ thuế để điều tiết thu nhập DN. Giả dụ có chính sách khuyến khích nếu DN bán hàng với mức lãi thấp thì sẽ phải nộp thuế ở mức thấp, nếu đẩy lãi cao thì phải chịu mức thuế cao thì sẽ không còn nhiều DN bán hàng giá cao nữa" - ông Phong đề xuất.

    Theo báo cáo của Bộ Tài chính, qua kiểm tra 8 DN sản xuất, phân phối, kinh doanh sữa lớn tại Việt Nam về thuế và giá năm 2012 và 9 tháng năm 2013, đoàn kiểm tra đã phạt, nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 10 tỷ đồng tiền thuế, đồng thời đôn đốc thu nộp hơn 400 tỷ đồng tiền thuế còn nợ đọng.

    Các chuyên gia cho rằng, nếu giá sữa vẫn như "con ngựa bất kham" như vậy thì chỉ càng thúc đẩy khách hàng tìm đến với các sản phẩm sữa khác để thay thế nhu cầu sử dụng sữa bột. Cũng có chuyên gia tỏ ra lạc quan khi cho rằng nguồn cung tăng sẽ giúp giá sữa trong năm tới giảm. Tuy nhiên, điều này khó lòng xảy ra, vì thị trường Việt Nam đang phụ thuộc quá lớn vào hàng nhập khẩu khi mà sữa sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu.
  8. phu_quy299

    phu_quy299 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2012
    Đã được thích:
    24
    Sữa Mead Johnson “mở màn” lộ trình tăng giá cuối năm
    14/12/2013 - 09:51
    Giá nhiều loại sữa MeadJonhson đã được điều chỉnh tăng lên khoảng 7% so với trước đó, tương đương với việc tăng giá từ 30.000- 60.000 đồng/hộp. Đây dường như là sự mở đầu cho việc tăng giá của nhiều hãng sữa trong thời gian tới.

    “Lùa” giá sữa “vào chuồng”
    Sữa tươi = giá cao?
    [​IMG]
    Theo đó, một số đại lý đã nhận được thông báo của Mead Johnson về việc tăng giá sữa từ vài ngày trước với mức tăng khoảng 7%, tương đương với việc đội giá từ 30.000 đến gần 60.000 đồng/hộp sữa. Mức tăng giá này đã bắt đầu được áp dụng từ ngày 12/12.

    Cụ thể, mức tăng của một số loại sữa như sau Enfa Grow 3A+ loại hộp 900g tăng 54.000 đồng khiến giá một hộp sữa tăng từ 781.000 đồng lên 835.000 đồng; sữa EnfaMamaA+ Vanilla DHA power plus, hộp 400g, tăng từ 192.000 đồng tăng lên 205.000 đồng/hộp; sữa EnfaMil A+ loại 900g, tăng 35.000 đồng đẩy giá bán lẻ lên 534.000 đồng/hộp.

    Tại nhiều cửa hàng bán sữa và cửa hàng tạp hóa, giá của nhiều sản phẩm sữa Enfa đã được các chủ cửa hàng áp dụng với mức giá mới. Tương tự trên nhiều website bán mặt hàng sữa thì giá nhiều loại sữa Enfa cũng đã thay đổi so với tuần trước.

    Theo đại diện Công ty TNHH Phân phối Tân Tiến - đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm Mead Johnson tại Việt Nam cho biết, do giá sản phẩm nhập từ hãng tăng, bắt buộc doanh nghiệp phải tăng theo. Nguyên nhân tăng giá quá hợp lý và cũng chung chung như thường thấy, đủ để trở thành lý do chính đáng đứng ra gánh “trách nhiệm” trong chuyện tăng giá.

    Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu sữa cũng đồng loạt “ca bài” cũ khi cho rằng bước vào đầu năm 2014 giá sữa thế giới có thể tăng mạnh nên việc tăng giá sản phẩm là khó tránh. Dường như giá sữa đang lặp lại “lộ trình” tăng giá của mọi năm khi cứ cận Tết và đầu năm mới là gây xáo động về giá. Nhưng với tình hình kinh tế năm nay, lương thưởng của các bậc phụ huynh giảm hẳn, tiền đổ về túi các gia đình dịp cuối năm không dồi dào như trước, thì chuyện cứ cuối năm sữa “làm giá” sẽ chẳng còn tác dụng, mà chỉ khiến người tiêu dùng thêm ức chế, tìm sản phẩm khác thay thế mà thôi.
    Theo báo Tuổi Trẻ, hôm qua 13/12, thanh tra Bộ Tài chính cho biết vừa kết thúc đợt thanh tra tài chính tại 8 doanh nghiệp kinh doanh sữa. Cụ thể, Bộ Tài chính đã thành lập 4 đoàn kiểm tra về thuế và giá năm 2012, cũng như chín tháng năm 2013 tại 8 doanh nghiệp sản xuất, phân phối, kinh doanh sữa lớn tại Việt Nam. Theo đó, cơ quan quản lý đã thu phạt vào ngân sách nhà nước hơn 10 tỉ đồng tiền thuế. Sai phạm hầu hết của các doanh nghiệp sữa như chi vượt quy định về tỉ lệ hoa hồng quảng cáo, giảm thời gian khấu hao tài sản để tăng chi phí sản xuất...
  9. phu_quy299

    phu_quy299 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2012
    Đã được thích:
    24
    Sữa tươi “nóng”
    Chủ Nhật, 26/1/2014, 13:58 (GMT+7)
    Hoàng Phi

    [​IMG]
    Khách hàng chọn mua sửa tại một siêu thị. Ảnh: Kinh Luân.
    (TBKTSG) - Thị trường sữa Việt Nam năm 2013 vẫn tăng trưởng mạnh. Thống kê cho thấy nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của cả năm là 1,099 tỉ đô la Mỹ, tăng 130,7% so với năm 2012. Cuộc chiến về sữa chưa bao giờ bớt nóng, trong đó thị trường sữa tươi đang chứng kiến những nhân tố có thể làm đảo lộn cuộc chơi.

    Bước chuyển mình của những “ông lớn”

    Theo một nguồn tin, doanh số của TH Milk trong những tháng vừa qua tăng vọt khi lên đến 300 tỉ đồng/tháng, doanh thu cả năm hơn 3.000 tỉ đồng. Con số này nếu so với 32.000 tỉ đồng của Vinamilk hay khoảng vài chục ngàn tỉ đồng của FrieslandCampina thì chẳng thấm tháp gì, nhưng nếu biết rằng TH Milk mới xuất hiện vài năm gần đây và mới chỉ có hai dòng sản phẩm là sữa tươi và yogurt, mới thấy TH Milk là một nhân tố mới đáng chú ý trong cuộc chơi.

    Theo một chuyên gia, trong doanh thu của TH Milk, khoảng một phần ba là từ thị trường miền Nam, còn lại là thị trường miền Bắc. Tuy nhiên, thị trường miền Nam đang tiêu thụ khoảng 60% lượng sữa nước trong khi nhà máy TH Milk lại đặt ở miền Bắc, khâu vận chuyển và bảo quản làm tăng chi phí. Bước đi kế tiếp của TH Milk là sẽ xây dựng một trang trại thứ hai cùng nhà máy ở miền Nam để tiếp cận nhanh chóng hơn thị trường rộng lớn này. Trên thực tế, đã có những cuộc tiếp xúc giữa TH Milk với lãnh đạo một số tỉnh khu vực Tây Nguyên để thực hiện dự án.

    Một tỉ đô la Mỹ cũng là doanh số hiện tại của thị trường sữa nước Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của thị trường này trong những năm qua luôn ở mức hai con số.

    Theo tính toán của Devondale - nhà sản xuất sữa tươi của Úc, cho đến nay, lượng sữa trung bình mỗi người dân Việt Nam uống hàng năm vẫn còn ít so với các quốc gia trong khu vực, chỉ khoảng 14 lít. Điều đó có nghĩa thị trường sữa nước ở Việt Nam hiện ở mức 1,260 tỉ lít.

    Chỉ mấy năm trước, giữ thế thượng phong trên thị trường hầu như chỉ có Vinamilk và Cô Gái Hà Lan, nhưng đến nay đã có hàng chục thương hiệu trong nước, cả cũ lẫn mới, cạnh tranh với nhau khốc liệt.
    Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk, cho biết Vinamilk hiện chiếm đến 50% thị phần sữa nước, và không hề muốn mất đi bất cứ phần trăm thị phần nào. Sau khi đưa vào hoạt động hai nhà máy lớn, trong đó có nhà máy sữa tươi công suất giai đoạn đầu là 400 triệu lít/năm (từ tháng 9 năm ngoái), Vinamilk cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Mới nhất, Vinamilk đã chính thức có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh một công ty tại Campuchia, nắm 51% cổ phần trong tổng vốn đăng ký hơn 80 tỉ riel, tức hơn 420 tỉ đồng Việt Nam. Công ty Miraka ở New Zealand nơi Vinamilk có 19,3% cổ phần cũng đã điều chỉnh vốn đầu tư từ 121 triệu đô la New Zealand lên hơn 147 triệu, tương đương 2.534 tỉ đồng Việt Nam để đầu tư dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng UHT. Vinamilk cũng đã đầu tư 7 triệu đô la Mỹ để nắm 70% cổ phần của Công ty Driftwood Dairy Holding Corporation có trụ sở tại tiểu bang California, chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm từ sữa và nước hoa quả cùng đồ ăn nhẹ. Tất cả đang phục vụ cho mục tiêu doanh thu 3 tỉ đô la Mỹ vào năm 2017.

    Cuộc đua trên từng cây số

    Trên thị trường khoảng hơn 1,2 tỉ lít/năm, phân khúc sữa tươi cao cấp cũng có những cuộc cạnh tranh không kém phần sôi động. Tháng 8-2013, Devondale đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Tổng giám đốc phụ trách tiếp thị của Devondale, bà Suzanne Douglas, cho biết Devondale là nhà sản xuất sữa lớn của Úc, chiếm khoảng một phần ba sản lượng sữa của nước này. Công ty này hiện có đàn bò lên đến 580.000 con trên các nông trại.

    Theo nghiên cứu của công ty này, phân khúc sữa tươi cao cấp có giá trị khoảng 60 triệu lít/năm, tốc độ phát triển ở mức 18%/năm. Devondale kỳ vọng sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần 30%. Mới hoạt động sáu tháng, Devondale từ chối bình luận về công việc kinh doanh vì cho rằng “vẫn còn quá sớm để đánh giá”. “Đây là một thị trường có tiềm năng lớn. Devondale nhìn nhận các đối thủ của mình là các nhà nhập khẩu các thương hiệu sữa từ Úc, New Zealand và châu Âu vốn có chung sản phẩm sữa tươi UHT”, đại diện Devondale nói.

    Thực tế, trên quầy kệ ở các siêu thị, các sản phẩm sữa tươi nhập khẩu cũng khá phong phú. Các thương hiệu sữa tươi như Anchor của New Zealand và Meadow Fresh đều có mức giá từ 35.000-43.000 đồng/lít khi đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra còn có sữa Emborg từ Đức, sữa Paysan Breton của Pháp... Đắt nhất là loại sữa Emmi Swiss Premium của Thụy Sỹ có mức giá 70.000 đồng/hộp 1 lít.

    Phần lớn nguồn nguyên liệu của các công ty sữa ở Việt Nam được phát triển từ các trang trại bò sữa của các nhà máy, và từ các hộ dân liên kết. Tổng đàn bò của Việt Nam hiện tại là hơn 180.000 con, phần lớn ở khu vực phía Bắc, mỗi năm cho ra lượng sữa khoảng 420.000 tấn. Vinamilk là khách hàng mua sữa tươi từ nông dân nhiều nhất với khoảng 550 tấn/ngày từ 65.000 con bò trên cả nước. TH Milk sở hữu trang trại bò sữa lớn nhất với khoảng 30.000 con hiện tại, theo con số của TH Milk cung cấp. FrieslandCampina cũng gia nhập cuộc chơi với việc hàng năm thu mua sữa khá nhiều từ hơn 35.000 con bò sữa trên khắp cả nước.

    Cuộc đua xây dựng trang trại cũng đang nóng. Theo bà Mai Kiều Liên, Vinamilk, coi như đã hoàn tất khâu xây dựng nhà máy và đang tập trung vào phát triển vùng nguyên liệu. Công ty này đã bỏ ra hơn 700 tỉ đồng để xây dựng 5 trang trại với hơn 8.000 con bò trước đây, và nay đang tiếp tục mở rộng thêm. Vinamilk đã nhận được giấy phép đầu tư khu trang trại lớn tại Thanh Hóa, từ nông trường Lam Sơn, cùng với trang trại tại Hà Tĩnh và Tây Ninh. Đặc biệt, nông trường tại Thanh Hóa sẽ là một trang trại theo tiêu chuẩn quốc tế, với số lượng đàn bò lên đến 25.000 con, trên diện tích 2.600 héc ta.

    Theo ông Trần Bảo Minh, Giám đốc điều hành IDP, sản phẩm sữa tươi ngon hay dở đều phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào, vì thế nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư vào trang trại cũng là điều dễ hiểu. “Trong thời gian tới, ai làm chủ nguồn nguyên liệu, người đó sẽ thắng”, ông Minh nói.
  10. phu_quy299

    phu_quy299 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2012
    Đã được thích:
    24
    Theo một nguồn tin, doanh số của TH Milk trong những tháng vừa qua tăng vọt khi lên đến 300 tỉ đồng/tháng, doanh thu cả năm hơn 3.000 tỉ đồng. Con số này nếu so với 32.000 tỉ đồng của Vinamilk hay khoảng vài chục ngàn tỉ đồng của FrieslandCampina thì chẳng thấm tháp gì, nhưng nếu biết rằng TH Milk mới xuất hiện vài năm gần đây và mới chỉ có hai dòng sản phẩm là sữa tươi và yogurt, mới thấy TH Milk là một nhân tố mới đáng chú ý trong cuộc chơi.

    thằng TH nó sẽ bỏ xa VNM thòi gian tới
    khi thói quen người tiêu dùng muốn sp là sữa tươi
    thòi gian qua TH cung không đủ cầu

Chia sẻ trang này