Nghẹn ngào trào nước mắt !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi datset123, 15/08/2011.

3986 người đang online, trong đó có 317 thành viên. 08:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3214 lượt đọc và 54 bài trả lời
  1. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Chuyển hàng hóa và thiết bị vào đảo

    [​IMG]
    Dù mệt nhưng anh lính đảo vẫn nở nụ cười rất tươi
    [​IMG]

    Từ trong nhìn ra cầu cảng
    [​IMG]
    Một góc khác của cầu cảng

    [​IMG]
    Bảng chào mừng
    [​IMG]
    Nước trong nhìn thấy tận đáy

    [​IMG]
    Ngay từ cầu cảng có thể nhìn thấy hàng loạt các cột năng lượng gió và năng lượng mặt trời cho chiếu sáng
    (còn tiếp...)
  2. broker6789

    broker6789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    230
    Bác chụp bằng máy nào mà đẹp đến vậy? Nhìn thật đã mắt [r2)]
  3. dracula_hn

    dracula_hn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/03/2011
    Đã được thích:
    604
    Cái này photos
  4. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Một góc của khu Dự báo thời tiết
    [​IMG]

    Bánh chưng của lính đây :D

    [​IMG]
    Một thiết bị âm thanh tự chế của lính đảo

    [​IMG]
    Nụ cười tươi của anh lính đảo khi đang trong ca gác

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Lính đảo và các vật nuôi, chó, gà lợn ...

    [​IMG]

    [​IMG]
    Câu cá cải thiện bữa ăn

    [​IMG]

    [​IMG]
    Tự làm giá đỗ
    [​IMG]

    [​IMG]

    Rau xanh, trồng trong lồng kính, thức ăn xa xỉ<!-- [​IMG]
  5. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Trẻ em ở đảo Trường Sa Lớn

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đoàn em lên tặng quà cho trẻ em

    [​IMG]

    [​IMG]
    Chơi trên sân bay

    [​IMG]
  6. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Cây phong ba, bão táp, cây tra ... những loại cây duy nhất sống được ở đảo Trường Sa
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Vọng gác lúc hoàng hôn

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tạm biệt đảo Trường sa lớn, em rời đảo trong lúc mây đen dông kéo đến, kết thúc một chuyến hành trình thú vị.
  7. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Vì bí mật quân sự nên còn rất nhiều ảnh em ko được phép post, mong các bác thông cảm ! Chỉ biết được rằng đảo Trường Sa chúng ta gần như bất khả xâm phạm các anh em trên đảo dù điều kiện khó khăn vô vàn nhưng vẫn kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo cho Tổ quốc.
  8. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    [09. Gia đình xóm trưởng Trường Sa Lớn...
    [​IMG]

    10. Cô giáo trên đảo, và cũng là cô giáo có nghiệp vụ sư phạm duy nhất tại huyện đảo Trường Sa
    [​IMG]
    11. Căn hộ số 07 phố đảo Trường Sa
    [​IMG]
    12. Chuẩn bị rời đảo
    [​IMG]13. Tạm biệt và gửi lời chào đất liền
    [​IMG]
    tham gia cùng bác chủ một ít hình ảnh về Trường Sa, đảo xa của Tổ Quốc,
    # cầu cảng
    [​IMG]

    #Đảo Đá Tây, quần đảo Trường Sa
    [​IMG]

    # Lính đảo
    [​IMG]

    #Cột cờ, nhà đảo
    [​IMG]TRƯỜNG SA LỚN - TƯ LIỆU

    [​IMG][​IMG][​IMG]
  9. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    (Dân trí) - Ngày 7/5, chúng tôi ngang qua nhà giàn DK1. Biển vẫn động dữ dội nên việc lên nhà giàn thăm các chiến sĩ là không thể, đành phải liên lạc với các anh qua bộ đàm. Đứng trên tàu, thấy các chiến sĩ tay cầm cờ tổ quốc vẫy chào, ai cũng ứa nước mắt.
    >> Những “đặc sản” chỉ có ở Trường Sa
    >> Cô giáo duy nhất ở Trường Sa

    Những dấu lặng giữa biển
    Chúng tôi đến đảo Trường Sa Đông những ngày đầu hè. Đoàn có hơn 70 người, nhưng chỉ có khoảng hơn nửa được lựa chọn để ghé thăm đảo, số còn lại phải ở trên boong tàu do đảo không đủ chỗ bố trí ăn ngủ cho các thành viên trong đoàn.
    Mỗi người được lên đảo đều cảm thấy mình thật may mắn, còn những người ở lại tàu thì rất buồn, dù không ai nói ra. Đã vượt qua hàng ngàn hải lý của hành trình, nhưng đến đảo mà không được vào tận nơi thì kể cũng hơi éo le.

    Thực tế, để vào được đảo không dễ dàng gì. Chúng tôi phải đi bằng xuồng quả xoài của tàu, hoặc bằng xuồng CQ (một loại canô đặc chủng của hải quân), mất gần nửa tiếng chòng chành, nghiêng ngả trên biển mới tìm được luồng vào đảo. Đã lên đảo thì không về lại được tàu mà phải đợi đến sáng mai khi thủy triều lên, bởi lúc này nước cạn để lộ ra những bãi đá san hô lởm chởm.

    [​IMG]
    Lễ tưởng niệm các liệt sỹ hi sinh trên đảo Trường Sa Đông
    Tại đảo Trường Sa Đông, cả đoàn lặng im làm lễ viếng hương hồn 3 liệt sỹ đã hi sinh trong quá trình làm nhiệm vụ trên đảo. Đó là những con người còn rất trẻ, tuổi đời chỉ đôi mươi. Câu chuyện về các anh khiến mỗi người trong đoàn như lặng đi. Có người mất khi chỉ còn đúng một ngày nữa là đến sinh nhật của chính mình. Ngày sinh nhật trở thành ngày giỗ, nỗi buồn dường như nhân lên bội phần.

    Có anh lại hi sinh khi chỉ còn đúng 4 ngày nữa là được về quê ăn Tết cổ truyền. Thật khó mà nói được nỗi đau của những người cha, người mẹ, người anh, người chị khi nghe tin con mình, em mình đã hi sinh vào đúng ngày cận Tết. Hơn lúc nào hết chúng tôi mới hiểu quê hương, đất nước mà chúng tôi đang sống là sự hi sinh thầm lặng của các anh: những người chiến sĩ ở hải đảo thân yêu Trường Sa.
    [​IMG]
    Liệt sĩ Nguyễn Văn Thi mất khi còn một ngày nữa là đến sinh nhật của chính mình

    [​IMG]
    Liệt sĩ Vương Viết Mão hi sinh ngay những ngày cận kề Tết cổ truyền của dân tộc
    Bữa cơm ngắt quãng​

    Rời Trường Sa Đông đến đảo Phan Vinh, chúng tôi được tham dự một lễ cực kỳ đặc biệt: lễ chào cờ nhân kỷ niệm 34 năm giải phóng quê hương đất nước vào đúng ngày 30/4. Từ hồi đi làm đến giờ, mỗi người chúng tôi dường như quên mất buổi chào cờ truyền thống vào thứ hai đầu tuần của hồi còn đi học. Những dịp lễ trọng đại để đứng chào cờ cũng không có nhiều. Nhưng chào cờ trên Trường Sa vào đúng ngày giải phóng đất nước, thật không cảm xúc nào diễn tả hết ý nghĩa của nó.

    “Mỗi dấu chân chúng ta đặt lên đây có thể xem là dấu chân lịch sử. Thời khắc này cũng là thời khắc của lịch sử. Chúng ta kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của những anh hùng liệt sỹ đã hi sinh vì độc lập tổ quốc, để từ đó tự hào mình là con cháu, dòng dõi tiên rồng…”, có ai đó xướng lên khi bài quốc ca quen thuộc vừa chấm dứt.

    Buổi trưa hôm đó, cả đảo Phan Vinh như có hội. Các anh mời cả đoàn cùng ăn một bữa cơm thân mật. Cơm không có gì ngoài ít rau xanh tự trồng, một vài con cá mực các anh đánh bắt được để dành đón đoàn. Thịnh soạn nhất là các anh quyết định thịt một chú “hải cẩu” để đãi chúng tôi. Không đâu như Việt Nam, bữa ăn mới chính là lúc có thể chuyện trò thân mật nhất. Những nghi lễ xã giao đều bỏ qua trên bàn ăn, thay vào đó là uống một cốc rượu, gắp một ít thức ăn cho người cùng bàn - cách bày tỏ tình cảm chân thành nhất của người Việt từ xưa nay.

    Đang ăn cơm, bỗng tôi nghe anh Bảo, sĩ quan của đảo dừng bát, tai như dỏng lên lắng nghe cái thanh âm gì khác lạ. Chưa kịp hiểu điều gì, anh Bảo bỗng nhảy khỏi chỗ ngồi, vừa chạy vừa kêu to: “máy bay”. Một hồi kẻng báo động gióng lên giòn giã, khiến ai nấy trong đoàn đều buông bát cơm lo lắng. Một hiệu lệnh từ đâu đó vang lên thật rõ ràng, dứt khoát: “Tất cả xuống hầm”.

    Thế là không ai bảo ai đều nhanh chân tìm đến hầm trú ẩn của đảo. Mỗi người chiến sĩ lúc này trên tay đều đã lăm lăm súng AK, vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Từ lúc anh Bảo hô máy bay đến khi các chiến sĩ vào vị trí sẵn sàng chiến đấu nhanh không thể tả, ngay cả tôi cũng không hiểu khẩu súng mà các anh cầm trên tay lấy từ lúc nào, bởi lúc ăn cơm chỉ thấy các anh gắp thịt, cá cho chị em trong đoàn mà thôi. Lúc này tiếng ù ù của máy bay trên bầu trời dường như đã rõ hơn.

    Tầm hơn 5 phút sau, chỉ huy trưởng đảo thông báo tình hình yên bình, máy bay ngang qua bầu trời là máy bay giao thông vận tải chứ không phải máy bay quân sự. Mặc dù tôi cố gặng hỏi nhưng ông không nói là máy bay của nước nào, dường như để cho các thành viên của đoàn bớt lo lắng và cùng quay trở lại bữa cơm thân mật đang bị bỏ dở. Đó là bữa cơm ít ai trong chúng tôi có thể quên sau này.

    Hai anh lính ở lại

    Hành trình của đoàn chúng tôi thăm các đảo, điểm đảo trên quần đảo Trường Sa có lẽ sẽ tốt đẹp nếu như không có cơn bão số 1 xuất hiện vào cuối buổi hành trình. Tại đảo Thuyền Chài, không ai trong chúng tôi lại có cảm giác lo lắng như lúc ngồi trên xuồng tăng bo để vào đảo cũng như lúc từ đảo trở về tàu. Từng cơn sóng mạnh vỗ vào mạn xuồng, đẩy thuyền lên cao rồi đột ngột hạ xuống.

    Đi xuồng trên biển là một “cảm giác mạnh” ít người được tận hưởng, trải nghiệm. Trên biển mênh mông, tàu lớn như HQ 957 của chúng tôi cũng chỉ như cái lá tre bị sóng gió dập dềnh, huống hồ là những cái xuồng bé xíu. Lúc ở Thuyền Chài ra, thượng tá Đỗ Minh Tuấn, chính trị viên của tàu nói đầy lo âu: “Chỉ cần các anh chậm trễ chừng nửa tiếng thì phải ở lại đảo luôn rồi, đang có áp thấp nhiệt đới, ở lại đảo cũng phải ít nhất một tuần mới thoát được”.

    Đứng từ trên tàu nhìn qua nhà giàn, thấy các chiến sĩ tay cầm cờ tổ quốc vẫy chào chúng tôi mà ai cũng ứa nước mắt. Gần nhau đó thôi mà sao xa cách vời vợi. Những người chiến sĩ sống trên nhà giàn chật hẹp, quanh năm không một bóng người. Nay biết chúng tôi không ghé thăm được, các anh chỉ có một yêu cầu nho nhỏ: “được nghe các em gái trong đoàn hát một bài”.

    Bài hát qua bộ đàm nhè nhẹ, trầm ấm làm cả đoàn như lặng cả con tim. Sâu thẳm trong đáy lòng, ai cũng ước một điều thật giản dị: mong các anh ở trên nhà giàn luôn vững chắc tay súng, vững niềm tin làm nhiệm vụ thiêng liêng gìn giữ biển trời tổ quốc.
  10. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    ANH EM CHÚ Ý NGÀY HY SINH NHÉ !

    Có anh lại hi sinh khi chỉ còn đúng 4 ngày nữa là được về quê ăn Tết cổ truyền. Thật khó mà nói được nỗi đau của những người cha, người mẹ, người anh, người chị khi nghe tin con mình, em mình đã hi sinh vào đúng ngày cận Tết. Hơn lúc nào hết chúng tôi mới hiểu quê hương, đất nước mà chúng tôi đang sống là sự hi sinh thầm lặng của các anh: những người chiến sĩ ở hải đảo thân yêu Trường Sa.
    [​IMG]
    Liệt sĩ Nguyễn Văn Thi mất khi còn một ngày nữa là đến sinh nhật của chính mình

    [​IMG]
    Liệt sĩ Vương Viết Mão hi sinh ngay những ngày cận kề Tết cổ truyền của dân tộc
    Bữa cơm ngắt quãng​

Chia sẻ trang này