Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

2444 người đang online, trong đó có 117 thành viên. 01:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 56042 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. VNI_2010

    VNI_2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/01/2010
    Đã được thích:
    1
    @trovecatbui: xem ra bác có nghiên cứu và quan tâm rất nhiều về phật... nhưng chỉ thấy bác đề cập nhiều về tâm..mà ko bàn đến pháp. điều này thường thì các tăng ni phật tử chỉ thường tụng kinh, niệm phật mà ko mấy ai được tiếp cận pháp thuật của nhà phật là sao hả bác?? phải chăng nó ko tồn tại?
    :-w:-w:-w
  2. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Bác ạ : Phật dạy " Tâm dẫn đầu các Pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác" ( Tâm hoặc Ý).Tâm ở đây chính là ý thức của chúng ta. Ý thức biết điều này là thiện, điều kia là ác để tâm luôn hướng tới điều thiện, làm cho THÂN , KHẨU, Ý luôn luôn ở trong trạng thái THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ. Đây chính là trạng thái NIẾT BÀN vậy. Và Tâm luôn luôn ở trong trạng thái như vậy, không có một điều thiện hay ác có thể tác động được.@};-
    Chính vì post ở F319 nên Em sẽ đề cập dần Bác ạ.
  3. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Có thể nhiều người cho rằng đó là lý thuyết cao siêu, thậm chí là viển vông. Nhưng hãy nghĩ đời thường một chút đi, sẽ hiểu.
    Hôm nay, tôi đi viếng thăm nghĩa trang liệt sỹ, nhìn hàng ngàn hàng vạn ngôi mộ vô danh ngay ngắn thẳng hàng trong khuôn viên nghĩa trang, giống nhau đến từng chi tiết, tưởng chừng những người nằm dưới mộ đều ra đi thanh thản bởi chiến tranh, chấp nhận hy sinh để khi nằm xuống, trên bia mộ chi khắc ghi hàng chữ: TỔ QUỐC GHI CÔNG. Không phải đâu, họ nằm đó nhưng mỗi người ra đi mỗi cảnh khác nhau, họ đều mong được sống lắm chứ, nhưng họ phải hy sinh trong hoàn cảnh không thể khác được. Họ cũng muốn lúc chết đi cũng có danh có phận, có người thân ruột thịt nhớ tới chứ? Vậy mà ... giờ đây họ có danh mà không có phận. Nỗi đau ấy, không phải ai cũng hiểu và cảm nhận được. Bác ruột của tôi cũng nằm trong số đó, và có lẽ bác nằm trong số ít liệt sỹ may mắn khi có thể nói được với tôi những điều đó. Trong hàng ngàn hàng vạn mộ liệt sỹ vô danh, tôi đã nhận ra bác nằm đó. Bác buồn lắm. Trong mộ, bác chỉ có một phần cơ thể, còn phần còn lại của người đồng đội hy sinh cùng bác do khi hy sinh, cả mấy người cùng bị chết cháy trong hang bị phục kích và được bốc cùng một lúc. Tổ quốc ghi công bác, hàng ngày có người chăm sóc phần mộ của bác sạch sẽ, nhưng có ai hiểu nỗi khát khao của bác muốn được qui tập về với phần mộ gia tộc hoặc chí ít, khắc cho bác cái tên lên bia mộ? Danh vọng không còn ý nghĩa gì với bác nữa cả, bác chỉ cần tình cảm gia đình, sự hương khói nhớ đến của chính những người thân ruột thịt của mình, gọi đúng tên bác trước phần mộ. Tôi biết rõ bác nằm đó, chắc chị Phan Thị Bích Hằng và chú Liên cũng sẽ hiểu và tin điều đó, nhưng chính quyền không cho khắc tên bác lên bia mộ chỉ vì ko có bằng chứng. Lời người âm có phải ai cũng hiểu và nghe được đâu. Cuộc sống là hữu hạn mà linh hồn là vô hạn. Đau đớn lắm khi một điều ước nguyện giản dị vậy của bác mà tôi cũng không thực hiện được. Bởi mọi người chưa có niềm tin, không ai dám khẳng định nếu khai quật mộ người chiến sỹ vô danh đó để kiểm tra ADN xác minh huyết thống có đúng là bác tôi hay không. Tôi chỉ là bậc con cháu, trẻ ranh ko biết gì. Điều duy nhất tôi có thể làm được lúc này là thắp hương lên mộ bác, chắp tay xin bác tha lỗi và khóc cạn nước mắt. Tôi chỉ biết thầm nói với bác: Bác ơi, Phật từ bi và ông trời có mắt, sẽ giúp bác đạt được ý nguyện. Mô Phật. @};-@};-@};-

    Hãy sống làm sao để khi ta sinh ra, ta khóc còn mọi người cười. Nhưng khi ta ra đi về cõi vĩnh hằng, ta cười còn mọi người đều khóc cho ta.

    (Bác tôi đang yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sỹ của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình)
  4. toiyeuphunu1988

    toiyeuphunu1988 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Đã được thích:
    18
    @};-
  5. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    @ Chị Gái : Chia sẻ với Chị.@};-
  6. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Ngồi một mình, chợt nhận ra hơi thở mình củn lủn như người chưa từng biết thở. Những trong lành, những sâu lắng chưa kịp vào thân đã vội hắt ra. "Hít vào thật sâu, thở ra thật dài". Thở thôi, đã khó. Hơi thở cũng triết lý cao vời. Chớ chi ai cho mình bình tâm và nghị lực khi giận dữ, khi mất mát, âu lo. Hơi thở cũng là sự sáng suốt, vững chãi và bình lặng đến không ngờ. Dường như trong hơi thở nhẹ nhàng sâu lắng đã sẵn có tiếng nói hóa giải sân giận, khổ đau, cho lòng bao dung và khả năng buông bỏ. Còn thở, còn khả năng để trở lại làm chủ bản thân. Trọn vẹn hơi thở cho trọn vẹn nụ cười. @};-
  7. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Thanks mọi người đã cùng chia sẻ. Điều tôi muốn nói rằng, trong mỗi gia đình, khi chúng ta vui sống hàng ngày, các cụ, ông bà, những người thân thiết đã mất vẫn đang ở bên cạnh chúng ta đấy. Chúng ta không nhìn thấy họ thôi nhưng họ vẫn tồn tại thói quen và suy nghĩ như khi còn sống và biết tất cả mọi việc chúng ta làm. Nếu vô tình lãng quên họ, điều không may có thể xảy đến với chúng ta chính là sự nhắc nhở, quở phạt của họ mà thôi, giống như khi còn sống, ông bà cha mẹ có thể phạt roi con cháu vì tội không thèm chào hỏi hoặc hỗn láo hoặc ngược lại, cho quà khi chúng ta ngoan. Cái đó cũng có thể gọi là luật nhân quả. @};-
  8. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Theo quy luật của vũ trụ, vạn vật tuân theo sự vận hành : Thành - Trụ - Hoại - Không. Con người thì tuân theo quy luật : Sinh - Già - Bệnh - Chết... cứ thế Luân hồi không bao giờ dứt. Đã sinh ra thì sẽ già lão, bệnh tật rồi đến một ngày sẽ ra đi, trở về cát bụi. Biết về luân hồi để người đắn đó với việc mình làm( điều ác). Biết về luân hồi để dấn lên việc mình làm(điều thiện)@};-
  9. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0

    Chúng ta đều nhìn nhận rằng nội dung của đạo Phật không ở nghi lễ, triết học hay thần thoại, mà chính là ở trong lối sống, trong cách ứng xử của bản thân, giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên vũ trụ. Nếu không nhờ những đặc trưng trên, có lẽ giáo lý đạo Phật khó vượt thắng bao nhiêu luận thuyết của ngoại đạo trong xã hội Ấn Độ trước và cùng thời với Đức Phật, và cũng khó tồn tại trong một chiều dài lịch sử hơn 25 thế kỷ. Nổi bật trong lối sống, trong cách ứng xử đó, là tinh thần khéo hành xử Trung đạo. Cuộc đời hoằng pháp độ sanh 49 năm của Đức Phật đã thể hiện sự xóa bỏ nhị biên giữa các cặp phạm trù đối đãi "nhận và khước từ", "nhớ và quên", "nói và không nói", "đi và dừng".

  10. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    1. Đức Phật khước từ tất cả mà nhận tất cả
    Khước từ những gì ?
    - Khởi đầu là khước từ cung vàng điện ngọc, gia đình, địa vị, cuộc sống vương giả an nhàn ; nói chung là khước từ dục lạc, là việc lập hạnh đầu tiên của người xuất thế tục gia vì "đa dục là khổ". Người hành đạo phải thiểu dục tri túc, chỉ giữ những vật cần thiết để duy trì mạng sống mà hành đạo.
    - Đến lúc qua bên kia bờ sông A-nô-ma, Đức Phật lại cạo bỏ râu tóc (thể hiện chấm dứt phiền não), gởi trả châu báu, vương phục (thể hiện cởi bỏ mọi ràng buộc với gia đình, với địa vị).
    Nhận những gì ?
    - Đức Phật đã nhận bát sữa để đánh dấu sự từ bỏ khổ hạnh vô nghĩa, nhận tám bó cỏ Kusa làm phương tiện tọa thiền, nhận y bát để làm phương tiện hoằng hóa, nhận tinh xá Trúc Lâm, Kỳ Viên để làm nơi an trú cho Tăng đoàn. Tóm lại, Đức Phật nhận tất cả những gì cần thiết hỗ trợ cho việc tu hành của cá nhân người tu sĩ hay của tập thể Tăng đoàn, cũng có khi Đức Phật nhận vì lòng bi mẫn đối với chúng sanh mà làm phước điền cho thí chủ.
    Nhận hay khước từ, đó là Đức Phật đã tùy duyên mà ứng xử vì LỢI MÌNH, LỢI NGƯỜI, LỢI CHO ĐẠO PHÁP, trước sau chẳng mâu thuẫn nhau.
    2. Đức Phật nhớ tất cả mà quên tất cả
    Nhớ tất cả :
    - Khi sao Mai vừa mọc, Đức Phật đắc đạo, liền dành thời gian bảy ngày chiêm ngưỡng cây Bồ-đề, nơi đã che mưa đỡ nắng, trợ duyên cho Ngài an trụ trong thiền định suốt 49 ngày đêm và đắc quả vị Phật.
    - Sau đó, Ngài tuần tự nhớ nghĩ đến hai vị Thầy dạy mình đầu tiên là "A-la-sa" và "Úc-đa-ca", muốn tìm phương tiện độ cho được giải thoát, nhưng cả hai vị đều đã qua đời, rồi đến năm anh em ông Kiều-trần-như, nhớ lời ước hẹn với vua Tần-bà-sa-la, nhớ cô thôn nữ Sujata dâng bát sữa, nhớ cậu trai Svastika dâng cỏ cát tường để trải tòa thiền định, nhớ vua cha Tịnh Phạn và dòng họ Thích-ca Tóm lại, Đức Phật nhớ tất cả chúng sanh.
    Quên tất cả :
    - Là quên kẻ thù, kẻ làm thân Phật chảy máu, quên mọi nguyên nhân làm mình khổ (quên những sự thù hằn, thóa mạ, vu khống của ngoại đạo, quên tội tày đình của Đề-bà-đạt-đa). Tóm lại, Đức Phật không nhớ lỗi chúng sanh.
    Ở đây, nhớ và quên không phải là mâu thuẫn, mà là trạch pháp : Điều thiện dù nhỏ chẳng bỏ qua, điều ác dù nhỏ phải dứt trừ. Vả lại, chư Phật thị hiện ở đời đều vì đại bi, đại nguyện đối với chúng sanh nên bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, trong từng niệm, chư Phật đều vì chúng sanh, đều thương tưởng chúng sanh.

Chia sẻ trang này