Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

2529 người đang online, trong đó có 40 thành viên. 04:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 56030 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    3. Đức Phật nói rất nhiều mà phủ nhận tất cả
    Với 49 năm "giáo hóa độ xuân thu", cụ thể nhất là với 82.000 bài kinh do chính Tôn giả A-nan ghi nhớ được, chứng tỏ Đức Phật thuyết giáo rất nhiều, thế nhưng, cuối cùng Ngài tuyên bố : "Ta chưa từng nói lời nào !"… ? … Tuy Ngài nói vậy nhưng nào phải vọng ngữ ! Chẳng qua vì chúng sanh căn cơ hạ liệt nên Đức Phật đã chọn lọc trong rừng kiến thức của bậc Nhất thiết trí (ví như lá trong rừng) rút ra những nhận thức cốt tủy của Phật pháp (ví như lá trong nắm tay Phật) để phương tiện khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật. Đó là cách làm của bậc Y vương, biết căn bệnh trầm kha của chúng sanh là chấp mắc nên cho món thuốc xả chấp đó thôi. Giáo lý Như Lai dạy chỉ nên coi như thuyền bè đưa chúng sanh vượt qua bờ sanh tử, đừng dại dột nắm giữ mãi chiếc bè, đừng để bị kẹt vào giáo pháp mà hành xử một cách u mê, máy móc, thiếu trí xét đoán, không đúng lúc, đúng thời. Quá chấp vào lời kinh, để trở thành "tam thế Phật oan".

    4. Đức Phật đi khắp nơi mà dừng lại
    Chỉ với đôi chân trần mà vì lợi lạc cho chư Thiên và loài người, Đức Phật đã hành trình suốt từ Bắc Ấn đến Nam Ấn, có lúc độc hành, có lúc cùng đại chúng và cuối cùng, Ngài về Vesàli để nhập Niết-bàn :
    "Nhất bát thiên gia phạn
    Cô thân vạn lý du
    Kỳ vi sanh tử sự
    Giáo hóa độ xuân thu".
    Đức Phật luôn khuyến tấn các đệ tử phải đi và chính Ngài đã đi cùng khắp. Đi để giáo hóa, để đưa tất cả trở về với giáo pháp chơn như, giáo pháp của TỪ BI, BÌNH ĐẲNG, GIẢI THOÁT, nhưng Đức Phật lại bảo Angulimàla rằng : "Như Lai đã dừng lại lâu rồi !" khiến kẻ đang say máu giết người này bàng hoàng thức tỉnh, xuất gia theo Phật, và cuối cùng đạt quả vị giải thoát. Cho nên, đối với các bậc Thánh nhân, không có nhị biên giữa đi và dừng. Dừng là dừng mọi bất thiện pháp và đi thì mỗi bước chân của chư vị đều nhiếp đủ cả Tam tụ tịnh giới : Luật nghi giới, Thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu tình giới.
    Điểm nổi bật trong giáo lý của Đức Phật Thích-ca, đó là tính nhân bản, tính bình đẳng, tính vô ngã và tính từ bi.

  2. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    1. Tính nhân bản
    "Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật".
    Thật không một tôn giáo nào, không một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như đạo Phật. Theo Phật giáo, con người là chủ nhân mọi hành vi của chính bản thân mình, là vị Thượng đế duy nhất toàn quyền thưởng phạt mình, cho nên Đức Phật luôn luôn khuyên nhủ mọi người hãy tránh ác, làm thiện, gột rửa nội tâm để trở thành một con người hoàn thiện về đức hạnh và trí tuệ.

    2. Tính bình đẳng
    Kinh Đại Báo Ân đã tán thán Đức Phật : "Như cơn gió lốc thổi dồn tất cả các thứ lá lại một chỗ, Đức Cồ-đàm giáo hóa tất cả, trí thức ngu si, vương giả bần cùng, nghèo hèn giàu sang, già cả niên thiếu, đàn bà đàn ông, kẻ ác người thiện, tất cả và hết thảy, Đức Cồ-đàm đều mang vào giáo pháp và xem như nhau. Đạo của Đức Cồ-đàm là đạo bình đẳng, không phân biệt vậy !"
    Thành tích tuyệt vời đó sở dĩ Đức Phật làm được là do từ nhận định hết sức bình đẳng : "Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ; không có hận thù trong giọt nước mắt cùng mặn". Đức Phật đã ra sức giáo hóa, chiêu cảm, cứu vớt, thương yêu, độ tận mọi loài chúng sanh, cuối cùng đưa chúng sanh vào con đường giải thoát.

    3. Tính vô ngã
    Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới này đều hoàn toàn không có một cái chủ tể nhất định, luôn chuyển động, đổi thay qua bốn giai đoạn "sanh, trụ, dị, diệt".
    Ngay khi còn sống trong cung vui, Đức Phật đã từng than thở cùng công chúa Da-du-đà-la : "Ta nghe trong ta, trong em và trong cả mọi người, mỗi ngày mỗi đổ vỡ, dưới sức tàn phá của búa thời gian, tất cả những gì quý giá của đời người Chúng ta ôm giữ một cách tuyệt vọng những bảo vật ở trong ta, như ôm giữ một cái bóng, như nắm bắt một làn hương" (PHẬT HỌC PHỔ THÔNG, q. 1, trang 248). Chủ tể đã không thì phải phá bỏ ngã chấp, có vậy mới mong giải thoát tự thân và thực hiện vị tha. Cái bi kịch của kiếp người không do một định mệnh khắt khe nào, không do một đấng sáng thế nào sắp đặt, mà chính do con người tự đày đọa mình trong vòng vô minh của NGÃ CHẤP vậy.

  3. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    4. Tính từ bi
    "Từ năng dữ lạc, bi năng bạt khổ". Cứu khổ ban vui, đó chính là trọng trách thiêng liêng của Phật giáo và cũng chính nhờ sứ mệnh cao cả này mà Phật giáo tồn tại trên một lịch sử lâu dài của nhân loại : TỪ BI là thứ tình thương vượt qua mọi ranh giới, mọi quan hệ và bao trùm lên tất cả muôn loài, không phân biệt đây kia, thân sơ, bạn thù, giàu nghèo, sang hèn, người vật. Trên tinh thần đó, chắc chắn Phật giáo sẽ tồn tại mãi mãi. Đức Phật dạy : "Hận thù không dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù, đó là định luật của ngàn xưa".
    Tồn tại 2545 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt, mang tính phương tiện nhất thời. Lối hành xử của Đức Phật vượt ra ngoài mọi đối đãi nhị biên nên chẳng những đã phá bỏ mọi chấp thủ mà còn đem lại sự giải tỏa mọi ức chế trên tâm lý con người, vì thế đạo Phật sẽ mãi mãi tiếp tục được sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
    Tuy thành tựu vẻ vang và tuyệt vời trong công trình hoằng hóa "có một không hai", nhưng Đức Phật chẳng bao giờ tự nhận hay chấp nhận người khác tôn thờ mình như một người sáng tạo ra học thuyết, hay một người có quyền năng của Thượng đế hoặc Thần linh. Đến với đạo Phật để mà "thấy" chớ không phải đến để mà "tin", đó là điều mà Đức Phật muốn phát huy cái khả năng Phật tánh ở mỗi con người để tự mình thắp lên ngọn đuốc của chính mình.
    Do những lẽ trên, con người thời đại ca ngợi đạo Phật vì đã có dịp kiểm nghiệm vai trò tôn giáo của đạo Phật qua thực tế cuộc sống, huống chi những người sinh ra đời gặp Phật, được chứng kiến Thánh hạnh của Đức Phật, bản thân cũng tự giác ngộ được những tri kiến "như thật", dĩ nhiên đã không ngớt lời tán thán Đức Thế Tôn : "Thật vi diệu, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để cho ai có mắt có thể thấy" (Kinh Sa-môn Quả, TRƯỜNG BỘ KINH, trang 156).
  4. TheBanker

    TheBanker Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Đã được thích:
    3
    Thấy các bác nói về Phật đầy ý nghĩa, em cũng mạo muội trích dẫn một ví dụ của đạo Thiên Chúa, em chỉ muốn đề cập ý nghĩa của đạo, đạo nào cũng được, k bàn luận về tôn giáo và quan niệm tôn giáo.


    "Vì chính lúc thứ tha là khi được tha thứ"

    Lúc bạn cảm thấy tức giận , buồn bực vì đang mang trong lòng một mối thù , hay căm ghét một ai , bạn phải làm gì khi đối diện với người đó , trả thù hay tha thứ?
    Điều tôi muốn nói với bạn là hãy chọn sự tha thứ , vì chính lúc thứ tha là khi được tha thứ. Tất cả mọi người đều có lầm lỡ , bạn hãy nghĩ đến sự lầm lỡ của bản thân mà tha thứ cho người khác . Vì nếu bạn mở rộng tấm lòng để tha thứ , thì những tội lỗi bạn đã phạm cũng sẽ được Thiên Chúa thứ tha . Vì Chúa đã nói :"Hãy yêu thương , làm ơn , cầu nguyện và tha thứ cho kẻ thù". Tôi không biết bạn thù ghét người đó vì lý do gì . Có thể là bạn bị người đó làm tổn thương vì : lừa dối tình cảm , tiền bạc hoặc có những thái độ , lời nói... khiến bạn cảm thấy rất ghét người đó , và bạn có ý định muốn trả đũa lại người đó. Vậy mời bạn xem câu chuyện sau đây , để biết được ý nghĩa cao đẹp của sự tha thứ.


    Một cách trả thù.

    Có hai người thổ dân rất thù ghét nhau. Một ngày kia, một trong hai người gặp cô con gái nhỏ của kẻ thù mình trong rừng . Hắn đã bắt lấy cô con gái và chặt đứt hai ngón tay của cô bé. Cô bé vừa chạy về vừa khóc lóc đau đớn, còn tên hung thủ thì vừa đi vừa đắc chí hô lớn: ta đã trả thù được rồi.
    Mười mấy năm sau, cô bé đáng thương ấy đã có gia đình. Một hôm có một người ăn xin đến gõ cửa nhà cô. Cô nhận ra người hành khất chính là kẻ đã chặt tay cô cách đây mười mấy năm. Không một chút oán hờn , không một lời trả đũa, cô vội vàng vào nhà và mang thức ăn ra hầu hạ cho kẻ đã từng hành hạ mình. Khi người hành khất đã ăn no rồi, người đàn bà liền đưa bàn tay cụt mất hai ngón cho ông ta xem và nói : Tôi cũng đã trả được thù rồi.
    Ý NGHĨA:
    "Lấy ân trả oán": Đó là phương châm hành động của người Kitô hữu chúng ta. Không có cách trả thù nào cao quý hơn bằng yêu thương và tha thứ cho chính kẻ thù. Nói như thánh Phaolô: chúng ta không mắc nợ ai điều gì ngoài tình thương mến.
    Chỉ có tình thương , chỉ có lòng tha thứ mới có thể tiêu diệt được hận thù. Lấy hận thù để tiêu diệt hận thù, lấy bạo động để tiêu diệt bạo động , con người chỉ đổ thêm dầu vào hận thù và bạo động mà thôi.
    Cuộc cách mạng bạo động và đẫm máu nào cũng chỉ mang lại tang thương chết chóc và không biết bao nhiêu hệ lụy khổ đau khác. Chỉ có một cuộc cách mạng duy nhất có thể cứu vãn được nhân loại đó là cuộc cách mạng Chúa Giêsu đã đề ra. Chỉ có cuộc cách mạng tình thương ấy mới có thể tiêu diệt được hận thù. Thay vì tiêu diệt kẻ thù, chúng ta hãy tiêu diệt chính sự hận thù trong tâm hồn chúng ta.
    Bạn thử đặt tâm trạng , mình đang làm chuyện gì đó có lỗi với ai , người bị bạn làm tổn thương không những không ghét bạn nhưng vẫn đối xử tốt với bạn , tâm trạng bạn sẽ ra sao ? Bạn sẽ cảm thấy cắn rứt lương tâm vì mình thì đối xử tệ với người ta , người ta đúng ra phải thù ghét mình nhưng lại có thái độ rất tốt đối với mình . Vậy bạn hãy dùng tình yêu thương đó mà đối xử với người mà bạn đang thù ghét và có ý định trả thù , như vậy người hổ thẹn là người kia không phải là bạn . Ngoài ra , bạn cũng đã làm được một việc rất cao thượng . Có một thứ tình yêu còn quý giá hơn tình yêu nam nữ , tình bạn , tình thân ... Đó chính là yêu thương và tha thứ chính kẻ thù của mình . Tha thứ cho kẻ thù đã khó , mà Chúa Giêsu còn dạy chúng ta phải yêu thương kẻ thù . Vậy bạn hãy từ bỏ ý định trả thù để cảm thấy tự hào về bản thân , vì mình đã làm được một việc mà khó có ai làm được , không chỉ vậy , bạn còn cảm thấy luôn bình an và vui tươi trong tâm hồn vì không còn phải nghĩ cách gì để trả thù . " Thêm một người bạn còn hơn thêm kẻ thù". Giờ đây , lúc nào bạn cũng cảm thấy hạnh phúc , vì đã trút bỏ được những gánh nặng , những thù hận để sống hòa nhã yêu thương mọi người . Hy vọng rằng những lời này sẽ giúp bạn tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc sống làm người là
    : "Chúng ta hãy yêu thương nhau".
  5. TheBanker

    TheBanker Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Đã được thích:
    3
    ACE nếu có thời gian nghiền ngẫm Kinh Hòa Bình này sẽ thấy thật ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Hãy bỏ qua những ý niệm về tôn giáo, chỉ chú tâm ý nghĩa của từ chúng ta sẽ thấy bài kinh sâu sắc biết bao. Lần đầu tiên em nghe bài kinh này em cũng rớm nước mắt @};-



    Lạy Chúa từ nhân
    Xin cho con biết mến yêu
    Và phụng sự Chúa trong mọi người

    Lạy Chúa xin hãy dùng con
    Như khí cụ bình an của Chúa

    Ðể con...
    Ðem yêu thương vào nơi oán thù
    Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục
    Ðem an hòa vào nơi tranh chấp
    Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm

    Ðể con...

    Ðem tin kính vào nơi nghi nan
    Chiếu trông cậy vào nơi thất vọng

    Ðể con...

    Rọi ánh sáng vào nơi tối tăm
    Ðem niềm vui đến chốn u sầu

    Lạy Chúa xin hãy dậy con:

    Tìm an ủi người hơn được người ủi an
    Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết
    Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu
    Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh
    Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân
    Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ
    Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời

    Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con
    Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ....Ơn an bình


    Chias!
  6. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Tình thương trong đạo phật
    Có nhiều người cho rằng đạo Phật là đạo diệt dục, là đạo lý dạy con người diệt trừ tất cả mọi ước mơ, mọi mong muốn, mọi thương yêu, là giáo lý bi quan yếm thế… Nói như vậy quả là một ngộ nhận rất lớn và chứng tỏ là họ chưa hiểu gì về đạo Phật. Trong khi đó giáo lý về tình thương là một đề tài rất lớn mà đức Phật luôn đề cập đến trong nhiều kinh, được xem là vấn đề cốt tuỷ trong đạo Phật.

    Tình thương là một loại năng lượng có thể thực hiện được nhiều phép lạ. Khi người ta thương, người ta có thể làm được những việc mà người không thương không thể làm được. Tuy nhiên có loại tình thương đem đến cho ta và người niềm vui và hạnh phúc và có loại tình thương đem đến cho ta và người sự bi lụy khổ đau. Loài người ngụp lặn trong khổ đau vì trong đời sống hàng ngày tình thương của họ còn mang nhiều tính chất của hệ lụy và vướng mắc. Vì vậy muốn vượt thoát khổ đau, chúng ta cần có được tình thương chân thật, một tình thương có khả năng đem lại hạnh phúc, an vui cho người và mình.

    Giáo lý về tình thương được gọi là Tứ Phạm Trụ, Brahmavihara (The Four Abodes of Brahma). Brahma có nghĩa là Phạm Thiên hay là cao quý. Vihara là chổ ở, là cư xá, có khi được dịch là tu viện. Ðó là nơi cư trú của Phật và Bồ Tát. Nếu ta muốn hạnh phúc thì ta hãy xin vào cư trú ở đó để sống chung với Phật và Bồ Tát. Tứ Phạm Trụ tức là Từ, Bi, Hỷ và Xả mà chúng ta thường gọi là bốn tâm vô lượng. Vô lượng tức là không thể đo được, và có thể phát huy đến vô cùng. Bốn tâm không có biên giới là tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ và tâm Xả.

    Trước hết là tâm Từ. Chữ Phạn là Maitri, chữ Pàli là Metta. Maitri có nghĩa là khả năng hiến tặng niềm vui, hiến tặng hạnh phúc (The capacity to offer joy and happiness). Ðức Phật sắp ra đời để nối tiếp sự nghiệp của Phật Thích Ca tên là Maitreya, nghĩa là đức Phật của tình thương.

    Thứ hai là tâm Bi, Karuna, có nghĩa là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Nó gồm ý chí muốn vơi đi nỗi khổ, muốn chuyển hóa nỗi khổ của con người; Và gồm cả phương pháp và khả năng chuyển hóa nỗi khổ.

    Hỷ tức là Mudita, là niềm vui. Tình thương đích thực, có Từ, có Bi sẽ đem tới sự nhẹ nhõm và niềm vui tươi. Tình thương mà chứa chất sầu đau thì không phải là tình thương trong đạo Phật. Cho nên Mudita là một yếu tố của tình thương đích thực. Tình thương có thể đem lại cho người thương và người được thương hạnh phúc mới đúng là tình thương chân thật. Còn thứ tình thương mỗi ngày gây đau khổ và vướng mắc cho nhau, thì không phải là tình thương của đạo Phật. Hỷ là yếu tố thứ ba của tình thương ấy.

    Và sau cùng, Xả (Upeksa) là sự nhẹ nhàng, thư thái, tự do và không kỳ thị. Thương như thế nào mà ta còn giữ được tự do cho ta và cho người ta thương thì mới đích thực là tình thương. Thương như thế nào mà hai người không dìu nhau vào ngục tù. Tình cha con, tình thầy trò, tình anh em, tình yêu nam nữ cũng vậy.

    Tứ vô lượng tâm là giáo lý dạy rất đầy đủ về tình thương. Tình thương này có năng lực trị liệu. Từ, Bi, Hỷ, Xả không phải là triết lý, là mục tiêu xa xôi mà là sự thực tập. Từ không phải chỉ là ước muốn đem lại hạnh phúc cho người. Chính sự thực tập Từ đem lại hạnh phúc cho người. Có người càng thương thì càng làm cho người kia khổ. Thương như vậy chưa phải là Từ, mới chỉ có ý chí thương nhưng không có khả năng thương. Bi cũng vậy. Bi cũng là ước muốn và có khả năng làm vơi đi nỗi khổ. Hỷ là ước muốn và khả năng tạo hạnh phúc cho mình và người. Và Xả tức là ước muốn và khả năng hiến tặng sự tự do và sự không kỳ thị cho mình và cho người.@};-
  7. vcriver

    vcriver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Riêng tư một chút: Bác chủ topic nói chuyện Phật mà có cái avatar vậy thấy có vẻ không hợp lắm.
  8. biglie

    biglie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2009
    Đã được thích:
    2.678
    Haha, bác có thể ăn thịt, hút thuốc, nói năng bặm trợn cũng k sao cả. Phật tính tại tâm. Em thích giáo lý của sư vàng đại thừa phóng khoáng hơn sư nâu tiểu thừa ép xác.
  9. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    @ Vcriver : Về riêng tư Em hút thuốc lâu rồi ko bỏ được. Ý chí của Em khá kém=((. Về chung thì bác Biglie đã trả lời hộ Em rồi:)>-. Cảm ơn Bác nhiều. Thanhs Bác 2 lần. Mà pic này Em sợ lôi lên ko phải ngày nghỉ dễ MOD khoá lắm.:-ss
  10. VNI_2010

    VNI_2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/01/2010
    Đã được thích:
    1
    mod Tanng sẽ ko bao giờ xóa pic này bác ợ.. nếu bác đề xuất rất có thể được làm top dính ấy chứ bác
    phật đạo.. rất thiện vào thấu tình
    @};-@};-@};-@};-

Chia sẻ trang này