1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

5563 người đang online, trong đó có 424 thành viên. 10:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 56204 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Thêm câu chuyện cuối tuần :

    Thấy cha mình lục đục cặm cụi ngoài sân, đứa con trai hí hửng chạy đến hỏi :
    "Cha làm gì đẹp vậy cha ?".
    Người cha trả lời :
    "Cha đang làm chiếc xe".
    Mừng rỡ, đứa con reo lên :
    "Ồ, hay quá ! Cha làm xe cho con chơi"
    "Không con ạ !" Người cha giải thích tiếp :
    "Cha làm xe để kéo ông Nội lên bỏ trên núi cho thú dữ ăn thịt".
    Đứa bé xịu xuống, hốt hoảng : "Tại sao vậy cha ?"
    Người cha đáp : "Tại ông Nội già yếu rồi, không còn làm gì có lợi cho nhà mình nữa"
    Đứa bé sáng mắt lên : "Đổ ông Nội xong, cha đem xe về cho con nhé"
    Người cha thắc mắc : "Để chi vậy con ?"
    Đứa bé tỉnh bơ : "Để mai mốt cha già, con đẩy cha đi đổ, khỏi làm xe" !
    Người cha : ".........."
  2. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thực hành thư giãn cơ thể

    Hành giả nên chọn một nơi yên tĩnh, tránh bị quấy rầy trong quá trình luyện tập.
    • Nằm áp lưng xuống sàn, hai cánh tay thả lỏng bên hông. Co gối lại sao cho hai long bàn chân áp xuống mặt sàn. Nằm yên trong tư thế đó, điều hòa hơi thở một lúc.
    • Hướng tâm cảm nhận khắp cơ thể bạn, nhận biết những khu vực đang thư giãn êm ái cũng như các cơ bắp đang căng cứng. Hãy cảm nhận cái cách mà cơ thể bạn tiếp xúc với nền sàn: Nó đang ép mạnh mặt sàn, đang lún êm xuống hay đang bồng bềnh trên mặt sàn?
    • Đừng cố làm gì để thay đổi tình thế, hãy tiếp tục thở đều, cảm nhận và lặng lẽ chờ đợi. Các bắp cơ sẽ giãn ra dần. Cơ thể con người con người biết cách tự điều chỉnh chính nó, chỉ cần chúng ta mở rộng lòng mình tin tưởng vào nó.
    Thông qua bài tập này, hành giả rèn luyện khả năng cảm nhận sức sống cũng như phản ứng của cơ thể trong trạng thái bình lặng và nhu thuận. Khả năng ấy sẽ phát triển dần theo thời gian luyện tập, cho phép hành giả chủ động thực hiện thư giãn trong khi tiến hành các hoạt động trong cuộc sống đời thường.
  3. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thực hành tĩnh tâm

    Một cõi lòng tịch lặng như hư không sẽ mở ra vô số tiềm năng kỳ diệu. Đối với nhiều hành giả, cảnh giới hư tâm là đích đến của một cuộc hành trình dài. Hãy bắt đầu từ các bài tập thực hành tĩnh tâm, cảm nhận nhịp sống quân bình lặng lẽ diễn ra trong cõi lòng bản nhiên của bạn.
    • Tìm một gian phòng yên tĩnh, chọn một thời điểm thích hợp để có thể ngồi yên lặng trong khoảng 10 phút mà không bị quấy rầy.
    • Trải một tấm đệm nhỏ trên mặt sàn, xếp bằng ngồi thẳng lưng lên đó. Nếu cảm thấy bất ổn trong tư thế ngồi truyền thống ấy, bạn có thể ngồi thẳng lưng trên ghế. Thực tế, trạng thái tinh thần là yếu tố quan trọng hơn nhiều so với yếu tố tư thế ngồi.
    • Điều hòa hơi thở, ổn định tư thế ngồi trong vòng vài phút. Đừng khởi một ý niệm nào cả. Hãy chú tâm vào hiện tại, nhận diện bất kỳ ý nghĩ và hình ảnh nào xuất hiện trong tâm trí bạn - chỉ nhận diện chứ không phân biệt, theo đuổi hay ngăn chặn chúng. Hãy cho phép các ý tưởng lướt qua tâm trí, lặng lẽ chờ đợi cõi lòng bạn lắng dịu xuống và chìm dần trong cảm giác bình an.
  4. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Trong kinh Nikaya - kinh Nguyên Thủy của HT Thich Minh Châu có dịch các bản kinh bằng tiếng Pali hoặc Sancrit từ thời Đức Phật, Đức Phật có dậy 19 đề mục hơi thở trong đó có các đề mục : " hít thở, tôi biết tôi hít thở" hoặc " thở dài tôi biết tơi thở dài" " thở ngắn tôi biết tôi thở ngắn"..., Em nghe giảng là Hơi thở chỉ cần biết thôi, không cố ý điều khiển, nếu điều khiển sẽ bị ức chế tâm, gây rối loạn tim mạch, rối loạn điều khển các cơ... nếu kéo dài sẽ dẫn đến bị điên, thần kinh( tầu hỏa nhập ma) do có thêm nhiều tưởng giải ( tưởng tượng và giải thích các sự vật, hiện tượng ) kể cả các hiện tượng đồng cốt.
    Có 1 vị thầy dạy theo đúng đường lối tu hành của Đức Phật là làm chủ Sinh , Lão , Bệnh , Tử.
    Lúc sống thì ăn ít, có 1 bữa trưa, ngủ ngày 3 tiếng, đi kinh hành và ngồi thiền cả ngày. Luôn thanh thản, an lạc, tự tại. Khi có bệnh thì có thể ra lệnh cho thân không còn các cảm thọ( cảm giác trên thân) khổ nữa. Về già không bị lẩm cẩm. Có thể muốn chết lúc nào thì chết, mà không thấy khổ đau chút nào.

    Con người ta, khi sinh ra không ai là không bị đau ốm 1 lần, không ai là không chết...
  5. Dap_xich_lo

    Dap_xich_lo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Bác giảng cho Em câu này được ko ?:-??
  6. biglie

    biglie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2009
    Đã được thích:
    2.676
    Em đọc sách thấy Đạo Phật dạy về "chánh niệm" rất hay. Làm cái gì thì làm 1 thứ thôi, đi bộ thì cứ tập trung mà đi bộ, ngồi ăn thì chỉ nghĩ đến chuyện ăn thôi, uống bia thì cứ chăm chú uống bia đừng có lan man sang cái khác làm gì. Trước mình cứ nghĩ làm nhiều việc 1 lúc là hay, như cảnh cụ gì Phượng Sồ trong sách Tàu mắt đọc, tai nghe, miệng nói... rất dễ tẩu hỏa nhập ma, mà đúng là tèo sớm thật :))

    Mà công nghệ giờ cũng chứng minh hoạt động đơn nhiệm là hiệu quả nhất. Iphone chạy mượt hơn hẳn các em window mobile :D
  7. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    :)) Để ý những CM của Cụ trên F319 rất nhiều thâm ý (Kể cả chém gió ).;)) Rất đáng đọc , đáng ngẫm.@};-
    Em kể 1 chuyện chơi vậy : Cách đây đã lâu đêm 30 Tết ta Em có lên chùa chơi. Nhiều người đi hái lộc trên chùa, sư Thầy đuổi mọi người. Bảo lên núi mà hái. Em nói với sư Thầy"Chúng sinh bình đẳng sao Thầy lại cho hái trên núi, ở đây lại không cho". Sư Thầy tý thì văng tục. Nhưng giờ nghĩ lại mình cũng chẳng ra gì trong chuyện này.:((
  8. eegVN2009

    eegVN2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy có một khía cạnh khác trong vấn để làm giá CP và tham sân si, ví như một mã CP tốt mà bị dìm giá hoặc mọi người đánh giá thấp, không để ý,... thì mình cùng tham gia để PR ( thổi giá :)) ) cho nó về đúng giá trị thực ( trạng thái cân bằng ) âu cũng là dỡ bỏ bớt tham sân si cho mình và mọi người !!! :)). Hoặc thấy mã nào làm giá và mức độ Tham sân si cao quá thì ta PR dạng cảnh báo ! [r23)] để giảm bớt ... :))
    Mạn đàm đôi dòng suy nghĩ kiểu thư giãn về một sô ý niệm trong phật pháp trên chứng trường, các kụ đừng cười tui nha ! ;));));))
  9. eegVN2009

    eegVN2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Thực Tập Thiền Quán

    Hòa thượng Mahasi Sayadaw

    Dịch Giả: Tỳ khưu Khánh Hỷ (Trần Minh Tài)
    Hiệu Đính: Tỳ khưu Kim Triệu

    Lời Mở Đầu
    Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổ và mọi người đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc. Khắp nơi trên thế giới nhân loại đang tìm đủ cách để ngăn ngừa hoặc làm vơi đi nỗi đau khổ và tạo an vui hạnh phúc. Tuy nhiên mục đích chính yếu của họ chỉ nhằm tạo hạnh phúc thể chất bằng phương tiện vật chất. Thật ra, hạnh phúc hay không đều do ở tâm của chúng ta. Vậy mà rất ít người nghĩ đến vấn đề phát triển tinh thần. Những người muốn rèn luyện tinh thần lại càng hiếm hoi hơn nữa.
    Để thỏa mãn những nhu cầu vật chất người ta thường để tâm đến những việc tầm thường như tắm giặt sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Họ quan tâm nhiều đến việc kiếm thức ăn, quần áo, nhà cửa. Tiến bộ khoa học đã giúp họ nhiều trong việc nâng cao đời sống vật chất: chẳng hạn những tiến bộ trong sự chuyên chở và truyền tin, những phát minh y học để ngừa bệnh và trị bệnh. Phải nhìn nhận những cố gắng ấy rất ư là quan trọng, nhưng chúng chỉ giúp bảo vệ và nuôi dưỡng cơ thể mà thôi. Những phát minh và những thành công đó không thể nào tiêu diệt hay giảm thiểu được nỗi khổ của tuổi già, bệnh tật, gia đình xáo trộn và khủng hoảng kinh tế.
    Tóm lại, không thể nào thỏa mãn nguyện vọng con người bằng phương tiện vật chất. Chỉ có sự rèn luyện tinh thần mới có thể giúp con người vượt qua những nỗi đau khổ này. Bởi vậy phải tìm một phương cách hữu hiệu để rèn luyện, ổn định và thanh lọc tâm hồn. Phương cách này được tìm thấy trong MahaSatipatthana Sutta, một thời pháp mà đức Phật đã giảng dạy cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm. Đức Phật dạy:
    "Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
    Giai Đoạn Chuẩn Bị
    Nếu bạn thật sự thực tập thiền để đạt được tuệ giác giải thoát ngay trong kiếp hiện tại, bạn phải gạt bỏ mọi tư tưởng và hành vi thế tục trong thời gian hành thiền. Làm như thế là để trau dồi phẩm hạnh thanh cao. Đó là bước căn bản cho việc phát triển thiền. Bạn phải giữ mình trong sạch, đạo đức vì đạo đức là bước chính yếu để phát triển tuệ giác. Bạn phải giữ các giới luật của người phật tử tại gia đối với các vị xuất gia phải giữ gìn giới luật mình đã thọ. Trong khóa thiền tập nhiều ngày thiền sinh phải giữ tám giới (bát quan trai).
    1. Không sát sanh
    2. Không trộm cắp
    3. Không hành dâm
    4. Không nói dối
    5. Không uống rượu và các chất say
    6. Không ăn sái giờ (quá ngọ không ăn)
    7. Không múa hát, thổi kèn đờn, trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn, đeo tràng hoa
    8. Không nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
    Một điều nữa là không được có lời nói hay hành động bất kính đối với những người đã có trình độ giác ngộ cao (các bậc thánh).
    Theo truyền thống các thiền sư xưa thường khuyên bạn đặt lòng tin vào Đức Phật, vì như thế sẽ giúp bạn bớt hốt hoảng khi những hình ảnh bất thiện hoặc sợ hãi xuất hiện trong tâm bạn lúc bạn đang hành thiền. Trong lúc thiền tập bạn cũng cần có một thiền sư hướng dẫn để chỉ cho bạn biết một cách rõ ràng mình đang thiền như thế nào và kết quả đến đâu, cũng như để chỉ dẫn cho bạn khi cần thiết.
    Mục đích chính và thành quả lớn lao của việc hành thiền là giúp bạn loại bỏ tham, sân, si - ba nguồn cội của mọi khổ đau và tội lỗi. Vậy bạn hãy nỗ lực tích cực hành thiền với quyết tâm loại bỏ tham, sân, si; có như thế việc hành thiền mới hoàn toàn thành công. Cách thực tập thiền quán trên căn bản Tứ Niệm Xứ (Satipatthana) này là phương pháp mà Đức Phật và chư thánh tăng đã hành trì để giác ngộ. Bạn hãy vui mừng bởi mình có cơ duyên thực hành loại thiền quí báu này.
    Bốn điều bảo vệ hay quán tưởng sau đây cũng rất cần thiết cho bạn khi bạn bắt đầu vào khóa thiền tập. Bạn hãy suy tưởng đến Đức Phật, đến lòng từ ái, đến thân thể bất tịnh và đến sự chết.
    1. Trước tiên hãy tỏ lòng tri ân kính ngưỡng Đức Phật bằng cách suy niệm đến những đức tánh thánh thiện của Ngài:
    "Con đem hết lòng thành kính làm lễ Đức Thế Tôn, Ngài là đấng toàn giác, tỉnh thức, trí đức vẹn toàn, hiểu thấu đáo mọi sự, thầy của Trời và người, đấng an lành và đem lại sự an lành".
    2. Sau đó hãy hướng lòng từ ái đến mọi chúng sanh, hãy hòa mình với tất cả mọi loài không mảy may phân biệt:
    "Mong cho tôi thoát khỏi thù hận, bệnh tật và phiền muộn. Mong cho cha mẹ tôi, thầy tôi, bạn bè tôi cùng tất cả mọi người, mọi loài thoát khỏi thù hận, bệnh tật và phiền muộn. Cầu mong tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau".
    3. Hãy suy tưởng đến sự bất tịnh của thân thể, đó là sự luyến ái bất thiện mà phần đông thường mắc phải. Hãy chú ý đến tính cách bất tịnh, dơ dáy của dạ dày, ruột, đờm dãi, mủ, máu, để loại bỏ những tư tưởng luyến ái bám víu vào xác thân.
    4. Suy tưởng đến tình trạng mỗi người đều tiến dần đến cái chết. Đấy là suy tưởng có lợi ích về phương diện tâm lý. Đức Phật thường nhấn mạnh rằng : sự sống thật bấp bênh, tạm bợ, nhưng cái chết là điều chắc chắn không thể tránh né. Mục tiêu cuối cùng của đời sống là cái chết. Tiến trình của cuộc sống gồm có : sanh ra, già đi, bệnh tật, khổ đau và cuối cùng là cái chết.
    Lúc thực tập bạn có thể ngồi kiết già, hay bán già hoặc ngồi hai chân không chồng lên nhau. Nếu thấy ngồi dưới sàn nhà khó định tâm hay làm bạn khó chịu, bạn có thể ngồi trên ghế. Tóm lại, bạn có thể ngồi cách nào miễn thấy thoải mái là được.
    Bài Tập Thứ Nhất
    Hãy chú tâm vào bụng. Nên nhớ là chú tâm, chứ không phải chú mắt vào bụng. Chú tâm vào bụng bạn sẽ thấy được chuyển động phồng xẹp của bụng. Nếu không thấy rõ được chuyển động của bụng, bạn có thể đặt hai tay lên bụng để "cảm giác" sự phồng xẹp. Một lúc sau, bạn sẽ nhận rõ sự chuyển động vào ra của hơi thở. Bạn hãy ghi nhận sự phồng lên khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra. Mọi chuyển động của bụng đều phải được ghi nhận. Từ bài tập này bạn biết được cách chuyển động của bụng. Bạn không cần để ý đến hình thức của bụng mà chỉ cần theo dõi cảm giác, sức ép do chuyển động của bụng tạo nên mà thôi.
    Đối với những người mới tập thiền, đây là phương pháp rất có hiệu quả để phát triển khả năng chú ý, định tâm và tuệ giác. Càng thực tập lâu càng thấy sự chuyển động rõ ràng hơn. Khi tuệ giác phát triển trọn vẹn thì ta sẽ nhận thức được những diễn tiến liên tục của tiến trình tâm-sinh-lý qua mỗi giác quan. Vì là người sơ cơ hành thiền, sự chú ý và khả năng định tâm còn yếu nên bạn sẽ thấy khó giữ tâm trên những chuyển động phồng xẹp liên tục. Do đó bạn có thể nghĩ rằng: "Ta chẳng biết cách giữ tâm trên mọi chuyển động phồng xẹp này". Bạn cần nhớ rõ đây là một tiến trình học hỏi vì vậy hãy yên tâm tiếp tục hành thiền. Chuyển động phồng xẹp của bụng luôn luôn hiện hữu, vì vậy ta không cần tìm kiếm chúng. Thực ra, những thiền sinh mới chỉ cần đơn thuần chú tâm trên hai chuyển động phồng xẹp mà thôi nên sự thực tập cũng không khó khăn lắm. Bạn hãy tiếp tục thực tập bài tập số một này bằng cách chú tâm vào chuyển động phồng xẹp. Đừng bao giờ lập đi lập lại ra lời những chữ phồng xẹp, chỉ cần niệm thầm mà thôi. Niệm thầm sẽ giúp quí bạn dễ chú tâm vào đề mục. Nhưng nếu niệm thầm cản trở sự chú tâm của bạn, thì bạn chỉ ghi nhận sự chuyển động của bụng mà không cần niệm thầm cũng được. Nên thở đều đặn tự nhiên tránh thở dài hay ngắn quá. Nhiều thiền sinh muốn thấy rõ sự phồng xẹp nên hay thở dài hoặc thở nhanh, làm như thế sẽ khiến bạn mệt..........................( còn tiếp )

    Mời vào link: http://www.budsas.org/uni/1-bai/phap024.htm
  10. doquoccuong

    doquoccuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    0
    theo mình nghĩ, đạo phật chỉ gói gọn trong câu này:

    "nhất thiết duy tâm
    vạn pháp duy thức"

    VẠN PHÁP LÀ VÔ THƯỜNG.

    NẾU HIỂU ĐƯỢC Ý NGHĨA CỦA CÂU NÀY CÁC BÁC SẼ THẤY CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC.

Chia sẻ trang này