Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

6098 người đang online, trong đó có 668 thành viên. 21:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 56121 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. small_best

    small_best Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Đã được thích:
    9

    Đó là quy luật "nhân - quả". Con người sinh ra đều trong sáng như một tờ giấy trắng, đều hiền lành thánh thiện, môi trường xung quanh sẽ tạo nên tính cách của mỗi con người sau này. Một tên tướng cướp lúc mới sinh ra thì tâm hồn cũng đáng yêu như bao đúa trẻ khác, nhưng môi trường, và đặc biệt là gia đình sẽ đẩy nó trở thành một tên có thể giết người không ghê tay!
  2. doquoccuong

    doquoccuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Đó là quy luật "nhân - quả". ĐÚNG, NHƯNG CON NGƯỜI sinh ra KO PHAI AI CŨNG đều trong sáng như một tờ giấy trắng. BÁC NÓI NHƯ THẾ CÓ NGHĨA LÀ: NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN, NHƯNG THEO MÌNH NGHĨ THÌ : NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN HAY NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN ÁC CŨNG ĐỀU CHƯA ĐÚNG, MÀ PHẢI LÀ: "NHÂN CHI SƠ TÍNH TÙY NGHIỆP" THÌ MỚI ĐÚNG THEO LUẬT NHÂN QUẢ.
  3. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Nhưng không không sẽ thành có.

    Không không không trở về lại hư vô.

    Không không không không lại thành hiện hữu.@};-
  4. biglie

    biglie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2009
    Đã được thích:
    2.676
    ~X
    @};-

    (làm em nhớ tới chuyện 'Tôi đã trở thành ông nội của chính mình như thế nào' của Mark Twain, siêu thông minh và hài hước)
  5. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    :p "Nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, Vô-vi không, tất kính không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bản tính không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tính không, tự tính không, vô tính tự tính không".
    ~X...@};-
  6. biglie

    biglie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2009
    Đã được thích:
    2.676
    Mời các cụ thư giãn

    Tôi đã trở thành ông ngoại của chính mình như thế nào

    Tôi kết hôn với một goá phụ. Vợ tôi có một con gái đã lớn. Cha tôi phải lòng con gái của vợ tôi, kết hôn với nó, vậy cha tôi trở thành con rể tôi, còn con gái của vợ tôi trở thành mẹ tôi.

    Vợ chồng tôi sinh được một con trai, vậy cha tôi là em rể của con trai tôi, còn con trai tôi là chú tôi, vì nó là em của con gái của vợ tôi.

    Rồi vợ của cha tôi lại sinh một con trai. Đó chính là em trai tôi và cũng là cháu ngoại tôi, vì nó là con của con gái của vợ tôi. Luận ra thì vợ tôi chính là bà ngoại tôi, vì nàng là mẹ của mẹ tôi. Tôi là chồng nàng đồng thời là cháu ngoại của nàng. Mà chồng của bà ngoại phải là ông ngoại, vì thế tôi chính là ông ngoại của tôi.
  7. eegVN2009

    eegVN2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2009
    Đã được thích:
    0
    =))=))=)) ( mọi khái niệm trở thành vô nghĩa hết ! )
  8. Dap_xich_lo

    Dap_xich_lo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2010
    Đã được thích:
    0

    Bác với bác Bụi làm Em ù hết cả đầu.~X
  9. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    Sức mạnh của niềm tin là vĩnh viễn....
  10. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Nhẫn nhục trong đạo phật

    Trước tiên, người dưỡng tánh Nhẫn Nhục phải nên luôn nhớ điều nầy:

    * không phải vì để được người đời tán thán, khen ngợi mà người ta Nhẫn,

    * không phải vì sợ sệt trước oai lực của kẻ khác mà ta Nhẫn,

    * không phải vì mong được chức tước quyền lợi mà ta Nhẫn,

    * không phải vì lười nhác muốn xuôi tay cho khỏe trước cuộc đời bất công mà ta Nhẫn,

    * không phải không biết nhục nhã, thiếu nhân cách mà ta Nhẫn.

    Nếu vì những lý do trên mà ta Nhẫn thì cái Nhẫn ấy còn nguy hại hơn là sự phẫn nộ vì nó là tay sai đắc lực của dục vọng: tham lam, kiêu mạn, hèn nhát, ích kỷ …

    ** Ta nuôi dưỡng tánh Nhẫn Nhục là vì một đại nguyện, một mục đích cao quí, một tình thương lớn lao, một trí tuệ sáng suốt.

    ** Ta Nhẫn Nhục là vì muốn trau giồi đức tánh, muốn đối trị cái bệnh nóng giận do tham lam, ích kỷ, ngạo mạn, si mê gây ra.

    Cái Nhẫn trên [​IMG] là cái Nhẫn đê hèn, cái Nhẫn dưới (**) mới là Nhẫn cao quí, đúng theo ý nghĩa của giáo lý. Cái Nhẫn dưới mới là Nhẫn mà chúng ta cần nuôi dưỡng hằng ngày. Mặc dù trước hoàn cảnh như thế nào, cử chỉ chúng ta luôn luôn dịu dàng, nhã nhặn, lời nói chúng ta luôn luôn ôn tồn, điềm đạm, ý nghĩ chúng ta luôn luôn sáng suốt để phân tách vì đâu có cảnh ấy, vì sao chúng ta không nên nóng giận. Ta phải luôn luôn vận dụng đến tình thương, là một thứ nước cam lồ có thể dập tắt bao nhiêu lửa dữ.@};-

    Mỗi khi nỗi bực bội, chán chường, oán tức sắp nổi dậy, chúng ta hãy bình tĩnh đọc đi đọc lại mấy câu thơ dưới đây:

    “Nhẫn, nhẫn, nhẫn, trái chủ oan gia tùng thử tận!
    Nhiêu, nhiêu, nhiêu, thiên tai vạn họa nhứt tề tiêu;
    Mặc, mặc, mặc, vô hạn thần tiên tùng thử đắc;
    Hưu, hưu, hưu, cái thế công danh bất tự do”.

    (Nhẫn, nhẫn, nhẫn – thân nhẫn, miệng nhẫn, tâm nhẫn - thì những điều trái chủ oan gia từ đây dứt hết!
    Nhịn, nhịn, nhịn. thì ngàn tai muôn họa đều tiêu tan.
    Nín, nín nín, thì cảnh giới thần tiên vô hạn cũng do đấy mà được.
    Thôi, thôi, thôi, thì những công danh lớn lao nhất trên thế giới cũng không làm gì được ta.)

    Làm được như thế trong mọi địa hạt, trong mọi hoàn cảnh, trong mọi thời gian thì tánh Nhẫn Nhục của Phật đã sẵn có ở trạng thái tiềm phục trong ta sẽ được hoàn toàn hiển lộ.@};-

    *
    TƯ LIỆU THIỀN HỌC

Chia sẻ trang này