1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

4883 người đang online, trong đó có 367 thành viên. 17:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 56210 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. biglie

    biglie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2009
    Đã được thích:
    2.676
    Cụ chungkhoanhanghieu có ám chỉ tận thế 21/12/2012 k ạ? Công nhận các cụ người Maya dã man, hơn 3k năm trc đã tiên đoán tận thế chính xác đến đơn vị ngày. Kinh hãi hơn nữa, ngày này được khoa học hiện đại công nhận là ngày hệ mặt trời nằm trên một đường thẳng với một lô các loại hệ khác nên lực hút là lớn khủng khiếp. Các hiện tượng thiên nhiên đột nhiên ngày càng dữ dội khi trái đất đi về điểm đó (tình hình thiên tai mấy năm qua quả cũng ác ôn thật). Hình như để đi đến vị trí đó thì chu kỳ ~20 ngàn năm, vãi chưởng.

    Người Maya k nói chơi. Họ thậm chí đã biết bản đồ hình dáng mặt đằng sau của mặt trăng trước khi LX với Mỹ thám hiểm mặt trăng hàng ngàn năm.

    Vấn đề là nếu họ đúng thì các cụ lập trình thế nào cho 2 năm ngắn ngủi còn lại giờ ~X
  2. Tr0vecatbui

    Tr0vecatbui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2010
    Đã được thích:
    0
    :))Ý chị Hiệu khác cơ. Để Em copy về cho Cụ đọc nhé. Xin lỗi chị Gái trước.:-ss

  3. biglie

    biglie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2009
    Đã được thích:
    2.676
    Cụ Hiệu mơ mộng qué :))
  4. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    một sớm mai,
    đất trời tưng bừng mở hội
    chiếc lá vàng rơi khẽ xuống
    từng mảnh phước điền y
    che phủ đất vọng tâm
    phiền não đã bao lần xin cúi mặt
    tham sân si từng lúc vội mất dần
    cỏ biến mình cho hoa nở
    đất sình lầy làm nền móng kim cương
    có phải thiện tâm
    người gieo hạt
    vạn đoá sen từ đất,
    vươn lên, mủm mỉm cười
    cho thuyền từ rời bến ra khơi
    đưa từng lớp người
    qua khỏi bến sông mê …. @};-
  5. natural

    natural Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    1
    Lại một tuần nữa đã qua!

    Xin các bác hãy để tâm trí nghỉ ngơi sau bao tính toán rắc rối, bao cảm xúc thăng trầm, và nếu có thể hãy dành thời gian nghe một số bài giảng Audio Mp3 về Nhân Quả tuyệt vời qua lời giảng rất uyên thâm , sâu sắc của Thượng tọa Thích Chân Quang. Hy vọng mọi người sẽ thu hoạch được nhiều điều bổ ích, lợi lạc (Em tìm thấy các files này trên mạng ạ. Cảm ơn bạn nào đã post chia sẻ) :

    Nhân quả :
    File 1a :
    http://www.mediafire.com/?hzz3yj1etdu
    File 1b :
    http://www.mediafire.com/?dmxuilmm39f
    File 2 :
    http://www.mediafire.com/?txfdbcfsj7e

    Luận về nhân quả :

    http://www.mediafire.com/?qd2v4gqynwz

    http://www.mediafire.com/?ugjjm2wwzjj

    http://www.mediafire.com/?zzfn3hzmxty

    http://www.mediafire.com/?kjzmzqzowjn


    Trong cuộc sống, phần đông chúng ta hàng ngày đều phải lao đầu đi kiếm tiền và khao khát kiếm nhiều tiền để nuôi sống bản thân và gia đình, và để có nhiều tiện nghi tài sản hơn, cuộc sống sung túc hơn. Nhưng thực sự chúng ta đã có lúc nào ngẫm nghĩ được toàn diện ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong đồng tiền chưa? Đã hiểu nguyên nhân vì sao có người dễ dàng kiếm tiền, có người lại khó nhọc kiếm tiền? Và làm thế nào để sử dụng đồng tiền cho đúng nhất, chính xác nhất, lợi lạc nhất cho mình và cho cả người khác nữa?... Mời các bác hãy nghe Thầy Thích Chân Quang thuyết giảng một cách đầy đủ qua loạt bài về " Triết lý đồng tiền" :

    Triết lý đồng tiền :
    Phần 1 :
    http://www.mediafire.com/?jrqcxuluiry
    Phần 2 :
    http://www.mediafire.com/?fum09yqygbd

    Triết lý tiền bạc :
    File 1 :
    http://www.mediafire.com/?4sndugzxzt8
    File 3 :
    http://www.mediafire.com/?e14zsz1ezm2
    File 4 :
    http://www.mediafire.com/?79jfogifgxb


    Và với bài giảng về "Làm phước" của Thầy , hy vọng các bác sau khi nghe xong sẽ luôn phát tâm hoan hỷ làm việc phước đức ngay khi có điều kiện ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Bởi vì sao? Mời các bác nghiền ngẫm :

    Làm phước :
    File1 :
    http://www.mediafire.com/?yy9nrlidgso
    File 2 :
    http://www.mediafire.com/?tyvfxgxbd1g
    File 3 :
    http://www.mediafire.com/?i5w1nvrub23


    Nói chung, nghe Thầy giảng mới biết có những vấn đề mình tưởng là đơn giản ai cũng biết rồi nhưng phân tích ra đến nơi đến chốn lại có thể sâu xa, phức tạp, ẩn chứa nhiều điều quá lớn lao, nhiều quy luật - đạo lý vĩ đại về nhân sinh - thế giới - vũ trụ đến thế. Thầy Chân Quang còn nổi tiếng là giảng sư có phong cách giảng logic, rõ ràng, khúc chiết, gần gũi với đời sống thực tế và liên hệ mở rộng đến nhiều khía cạnh khoa học, giáo dục, xã hội, thời sự, môi trường, nghệ thuật, thế giới ... hiện đại cũng như lịch sử qua nhiều câu chuyện, hình ảnh , ví dụ sinh động hợp lý và dí dỏm đúng lúc nên rất thu hút, hấp dẫn đối với thính giả thuộc nhiều tầng lớp. Lúc đầu em cũng định thử nghe tí thôi xem sao, nhưng nghe rồi thì thấy hay ko dứt ra được. Em đưa trước lên mấy files, hy vọng các bác cùng nghe và có cùng cảm nhận giống như em. Nếu các bác thích, em sẽ post tiếp ạ. Còn nhiều đề tài hay lắm.

    Very highly recommended!

    Chúc các bác cuối tuần sảng khoái, vui vẻ bên gia đình - bè bạn!
  6. huusau

    huusau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Đã được thích:
    22
    Phật mà cũng ham hố thú vui trần thế vậy sao.
  7. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0


    Người ta cho rằng đạo Phật chán đời, yếm thế không có niềm vui. Nói như thế là chủ quan, chưa hiểu gì về đạo Phật. Thực tế đạo Phật tràn trề sức sống, tràn trề niềm vui, những niềm vui của đạo Phật phát xuất từ cạn đến sâu nơi tâm người qua năm giai đoạn tu tiến.

    1-Niềm vui xuất phát từ tâm TÙY HỶ. Tùy là theo, hỷ là vui mừng. Tùy hỷ là vui mừng theo. Khi thấy bạn hay người thân làm điều lành hay việc tốt chúng ta phát tâm vui theo, đó là tùy hỷ. Người làm lành vui bao nhiêu chúng ta vui bấy nhiêu. Người phát được niềm vui đó công đức bằng công đức người làm việc lành. Thí dụ ông A đem mười đồng đến chùa cúng, chúng ta nghèo không có tiền cúng, thấy ông A cúng chùa ông vui sướng, chúng ta vui theo thì công đức của ông A cúng mười đồng với công đức tùy hỷ của chúng ta bằng nhau. Mới nghe qua thấy như bất công vô lý, chúng ta không cúng một xu nào tại sao công đức bằng ông A cúng mười đồng được? Nhưng Phật nói công đức hai người bằng nhau.
    Có người hỏi:
    Bạch đức Thế Tôn, tại sao công đức tùy hỷ và công đức bố thí bằng nhau?
    Phật trả lời bằng một thí dụ: Cây đuốc thứ nhất đang cháy, có một người cầm cây đuốc thứ hai đến mồi. Khi mồi xong, cây đuốc thứ nhất cháy, cây đuốc thứ hai cũng cháy, ánh sáng hai cây đuốc đó không hơn kém nhau. Cây đuốc bị mồi, ánh sáng cũng không giảm bớt. Cũng vậy, người làm việc lành, chính họ đã có công đức và người phát tâm tùy hỷ công đức cũng ngang bằng với người làm lành đó. Tu nhẹ nhàng quá, không đợi chúng ta có nhiều tiền mới làm được việc công đức. Chỉ thấy ai làm lành chúng ta tùy hỷ tán thán là có công đức rồi.
    Tại sao tùy hỷ có công đức lớn như vậy? Người có công có của đem ra giúp người là họ xả được tâm tham lam ích kỷ. Còn người phát tâm tùy hỷ thì xả được tâm tật đố, vì thông thường người thế gian thấy ai hơn mình là sanh tâm đố kỵ. Thí dụ hai huynh đệ đi chùa, ông A có mười đồng cúng chùa, mình không có thì buồn rồi nói móc nói ngoéo, chớ không có tâm tùy hỷ vui theo. Thấy người làm được mình làm không được sanh đố kỵ là tật xấu. Bây giờ chúng ta phát tâm tùy hỷ là dẹp được tật đố xấu xa nơi mình rồi. Người bố thí xả được tâm tham lam ích kỷ, người tùy hỷ xả được tâm tật đố thì công đức hai người bằng nhau.@};-
  8. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Điều 3 : Điều thứ ba trong "Mười Điều Tâm Niệm" dạy rằng:"Cứu xét tâm tính thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo. Hãy lấy khúc mắc làm thú vị". Tại sao vậy? Bởi vì tâm tính của chúng ta, vì duyên theo cảnh trần, cho nên không cố định, thường xuyên thay đổi. Gặp cảnh thuận lòng vừa ý, tâm trạng của chúng ta vui tươi, hớn hở, hỷ hạ, hân hoan, hài lòng. Gặp cảnh trái tai gai mắt, tâm trạng của chúng ta nổi sóng gió ngay, nhẹ thì còn giữ được trong lòng, nặng thì phun ra miệng những cơn bực dọc, tức tối. Gặp đối phương biết nhẫn nhịn, thì mọi việc còn có thể êm xuôi, qua chuyện. Gặp phải người cứng cổ, cang cường, ngoan cố, thì câu chuyện không biết sẽ kết thúc như thế nào? Có thể người đi nhà thương hay vào nhà xác, còn người khác đi nhà tù!
    Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có dạy: "Căn bản của sanh tử luân hồi là vọng tâm. Căn bản của bồ đề niết bàn là chân tâm". Nghĩa là tâm tính của chúng ta luôn luôn xao xuyến, loạn động, bất an, được gọi là "vọng tâm", tức là tâm vọng động vì duyên theo cảnh trần. Lúc tâm trạng buồn thảm, thê lương, thì chúng ta cảm thấy cảnh vật chung quanh cũng chẳng có gì vui vẻ cả. Trái lại, khi trong lòng thấy vui, có niềm hoan hỷ, chúng ta cảm thấy cảnh vật chung quanh dường như đang chia xẻ niềm vui hân hoan đó với chúng ta. Chính vọng tâm là căn bản của sanh tử luân hồi. Tại sao vậy? Bởi vì vọng tâm lúc vui lúc buồn, lúc thương lúc ghét, lúc tốt lúc xấu, lúc nghĩ chuyện đông lúc nghĩ chuyện tây, lúc nghĩ chuyện hiện tại, lúc nghĩ chuyện quá khứ, vị lai, lúc vầy lúc khác, lúc có lúc không, lúc còn lúc mất, sanh diệt liên miên trong từng sát na, trong từng giây phút, ví như con ngựa chạy lung tung linh tinh lang tang khắp chốn, ví như con vượn chuyền từ cành cây này sang cành cây khác khắp nơi vậy.
    "Vọng tâm" là động lực chính dẫn dắt chúng sinh tạo nghiệp trong vòng sanh tử luân hồi. Muốn tâm được an, mỗi khi vọng tâm khởi lên, chúng ta nhận biết ngay, dừng lại lập tức, đừng theo đuổi nó, thì được giải thoát khỏi những hệ lụy ưu phiền sau đó, phiền não và khổ đau sẽ không đến! Khi sống ở đời, tiếp xúc với mọi cảnh, mọi sự, mọi việc, vẫn sinh hoạt như bao nhiêu người khác, nhưng tâm vẫn như như, an định, không xao xuyến, không loạn động, tức là chúng ta đang sống trong cảnh giới niết bàn, an lạc, tịch diệt, nói cách khác, lúc đó chúng ta sống với "chân tâm" đó vậy. Chân tâm ví như mặt biển yên lặng, phẳng lờ, rộng rãi, bao la bát ngát. Vọng tâm ví như những ngọn sóng do gió thổi gây nên, gió nhẹ sóng nhỏ, gió mạnh sóng to. Sách có câu: Tâm buồn cảnh được vui sao. Tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an.
    Tục ngữ cũng có câu: "Dò sông dò biển dễ dò. Đố ai lấy thước mà đo lòng người". Nghĩa là tâm tính của con người biến thiên không cùng, lòng dạ con người còn khó dò hơn sông hơn biển, cho nên khi cứu xét tâm tính, chúng ta không thể nào tránh được những khúc mắc. Chúng ta đừng nãn lòng vì những khúc mắc đó. Bởi vì chính những khúc mắc đó giúp chúng ta thêm nhiều thú vị, hăng hái hơn trên bước đường tu tâm dưỡng tính, xả bỏ những tạp niệm, vọng tâm, loạn tưởng. Chúng ta luôn luôn thúc liễm thân tâm trong từng giây phút, đừng để vọng tâm dối gạt, nghĩ rằng mình tu đã khá lắm rồi, đã hiền thiện lắm rồi, đã đạt được điều này điều nọ. Có những lúc chúng ta làm những điều bất thiện, lợi mình hại người, kiện thưa người khác, đòi bồi thường bạc triệu, đó là lòng tham lam. Chúng ta đem bố thí hay cúng chùa vài chục bạc, vọng tâm dối gạt mình: thế là xong, hết tội rồi! Trong thiền tông, chư Tổ dạy chúng ta phải "sống trong tỉnh thức", hay "sống trong chính niệm", chính là nghĩa đó vậy.@};-
  9. devil68

    devil68 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Đã được thích:
    0
    @};-
  10. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0

    Chúng tôi là cư sĩ
    Bạch Tầm Xuân
    Chắc hẳn bà con cư dân mạng sẽ thấy từ "cư sĩ" là lạ, nhưng chúng tôi là cư sĩ, hay nói cách khác, chúng tôi là Phật tử.
    Chúng tôi sinh ra và lớn lên ở làng quê, ở phố thị, người giàu kẻ hèn nhưng tất cả có một điểm chung: giác ngộ Phật pháp. Một con người khi đã bước chân trên con đường giác ngộ, thì tất yếu, người đó sẽ sống thận trọng, tử tế, vị tha, nỗ lực hơn. Bạn thử hình dung xem, bạn được sống trong một nhóm bạn toàn những người tử tế, vị tha thì dễ chịu nhường nào. Tôi cam đoan là dễ chịu đến mức hài lòng với cuộc sống! Vì thế, người cư sĩ là những người nỗ lực nhiều thứ... để trở thành sự dễ chịu cho những người xung quanh.
    Chúng tôi là cư sĩ - là doanh nhân, là buôn bán, là sinh viên, là bốc vác, là bác sĩ, là phóng viên... Dù là ai, chúng tôi cũng cố gắng thực hành buông xả sở hữu vật chất, tiền bạc - buông xả được nhiều thì sẵn lòng chia xẻ cho tha nhân được nhiều, buông xả ít thì chia xẻ chút ít, dần dần cho tới khi giác ngộ tốt hơn!
    Là cư sĩ, cũng có khi, chải chuốt hình thức cho cuộc giao dịch, cũng có khi đóng bộ đồ lịch sự nơi công sở, cũng có khi khoác áo lam bước vào cổng chùa. Dù đóng vai trong những bộ dạng nào, tâm chúng tôi vẫn luôn luôn hướng về Phật, nhớ lời Phật dạy, và cố gắng thực hành. Lời Phật dạy đơn giản và dễ nhớ như thế này:
    Điều ác xin chớ làm
    Duyên lành xin gắng gieo
    Nội tâm giữ an nhiên
    Câu thiêng Thế Tôn dạy.
    Bốn câu thơ ngắn vậy thôi, nhưng chúng tôi thực hành đến hết đời cũng không xong. Dù sao, chúng tôi vẫn bình tĩnh mà gieo - gieo những mầm thiện cho mỗi ngày. Tặng ai đó một nụ cười, tặng ai đó một cái bánh mì, tặng ai đó một lời động viên, giúp ai đó một hành động, biếu ai đó một tờ polyme, hay một điều gì đó mà bạn thấy lạ! Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy chúng tôi cúi rạp người sát đất để quỳ lạy trước tượng Phật. Bạn sẽ tò mò khi thấy chúng tôi ngồi kiết già, thiền định giống tư thế của tượng Phật. Mỗi ngày, chúng tôi chọn một niềm vui từ những điều như thế!
    Sống như thế, vô hình chung, chúng tôi giảm bớt tham, sân, si từng ngày, từng ngày... Khi tấm lòng bao dung, vị tha tăng lên là khi tham, sân, si hạ xuống. Điều đó tương ứng với sự gia tăng chỉ số EQ.
    Trí tuệ cảm xúc EQ trong mỗi người tỷ lệ thuận với đạo đức và lương tâm. Trí tuệ EQ giúp chúng tôi thích nghi với công việc tốt hơn, giảm thiểu stress trong cuộc sống tốt hơn. Sự thật hiển nhiên như thế, như mặt trăng dịu êm hơn mặt trời!
    Những cụm từ trừu tượng như "bản ngã, từ bi, vô ngã" có khiến bạn quan tâm? Với chúng tôi, đó là những "chìa khóa" thần chú hàng ngày.
    Bản ngã, trong nó có cái tôi vị kỷ, hẹp hòi, có cái tôi vị tha tử tế, có cái tôi kiêu căng ngã mạn, có cái tôi khiêm tốn bé nhỏ. Cái tôi này cá tính xương gai, cái tôi kia dịu dàng tinh tế... Tất cả theo guồng quay 24h mỗi ngày!
    Từ bi sâu sắc, xa xôi... Khó lắm, chúng tôi rèn luyện EQ, kỹ năng vị tha trong suốt 3 năm, thậm chí 5-10 năm, may ra tâm từ bi le lói. Hiểu một cách sơ sơ, "từ" nghĩa là vui niềm vui của người, bi là xót xa cho nỗi buồn tha nhân. Chúng tôi lần bước trên từng viên gạch của sự tôn trọng người khác, tử tế, bao dung, từng viên gạch của lòng yêu thương cỏ cây, muông thú... cứ thế, cứ thế, chúng tôi mang sự bao dung, vị tha của mình để đối đãi với đời!
    Tương lai phía xa xa. Một ngày nào đó, cái tôi mòn mỏng bay đi theo gió, chúng tôi trở thành vô ngã.
    Vô ngã và vị tha tuyệt đối là hai mặt của một đồng xu! Vị tha để đi trên @};-

Chia sẻ trang này