1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

4659 người đang online, trong đó có 348 thành viên. 20:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 56212 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. proxy17

    proxy17 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa Thần truyền: Khơi dậy Thiện tâm, khuyến khích những thuần phong mỹ tục đã bị mai một


    Bài của Lục Văn

    [MINH HUỆ 20-8-2007] Kỷ Quân, tự là Hiểu Lam, là một vị học giả đồng thời là một nhà văn nổi tiếng vào đời nhà Thanh. Ông là người huyện Hiến (nay thuộc Hà Bắc). Ông đỗ tiến sỹ dưới thời Càn Long, làm quan đến chức Thượng thư bộ Lễ, kiêm đại học sỹ. Ông từng đảm nhiệm chức quan Quán tổng toản, tổng biên tập và quản lý việc biên soạn bộ sách “Tứ khố toàn thư” (đây là bộ sách lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, và có lẽ cũng là lớn nhất trong lịch sử thế giới). Ông đã biên soạn “Mục lục trọng điểm tóm tắt của bộ sách Tứ khố toàn thư”, sử dụng tri thức uyên bác và trí tuệ hơn người để thực sự nghiên cứu và khám phá những đạo lý uyên thâm tinh túy, thu thập mọi tinh hoa, làm rõ những ý nghĩa bí mật hàm chứa bên trong chúng, và trình bày lại chi tiết hơn 10.000 bản viết tay từ bộ sách của hoàng gia và các thư viện khác. Tác phẩm “Duyệt vi thảo đường bút ký” (Tạm dịch: “Duyệt xem các ghi chép trong nhà cỏ của những ẩn sỹ”), chính là một bộ vũ khí sắc bén để loại bỏ thuyết Vô thần. Trong cuốn sách ông đã đưa ra rất nhiều dẫn chứng thực tế để chứng minh rằng Thần Phật là có thật, mang lại nhiều lợi ích cho tâm hồn của người đời.

    Trong bộ sách “Duyệt vi thảo đường bút ký” quyển 7 chương 61 (các chương trong sách không có tiêu đề. Để thuận tiện cho người đọc, người viết bài này đành phải đánh dấu lại như thế), có ghi chép lại mấy câu chuyện thực tế sau đây.

    Chuyện thứ nhất:

    Cô Du là vợ của một người tên Hàn Thủ Lập, bình thường rất có hiếu với bà của mình. Vào năm Canh Thìn đời vua Càn Long, bà của cô 2 mắt bị mù, cô tìm mọi cách để trị bệnh cho bà, nhưng đều không trị được. Cô còn cầu nguyện Thần Phật một cách thành kính nhưng cũng không có kết quả. Lúc ấy, có một tên lưu manh lừa gạt cô, bảo rằng: “Cô cắt thịt của mình rồi thắp hương đốt nến cầu Thần linh, thì mắt của bà cô sẽ khỏi bệnh”. Cô Du tính tình đôn hậu chất phác, không biết người nọ cố ý lừa gạt trêu cợt mình. Cô thực sự đã cắt thịt của mình, đốt đèn rồi cầu khấn thần linh. Tên bịp bợm kia thấy thế thì vô cùng giễu cợt chế nhạo. Nhưng không ngờ hơn 10 ngày sau, hai mắt của bà cô đã thực sự sáng tỏ trở lại!

    Kỷ Hiểu Lam biết chuyện này, phân tích bình luận như sau: “Cô Du bị lừa gạt mà cắt thịt cầu khấn thần linh, là một hành động rất dại dột. Nhưng mà, trong sự ngu muội đó có bao hàm lòng thành kính và đạo hiếu của cô, nên cuối cùng đã cảm động đến Thần Phật. Thần Phật đã trợ giúp cho cô một chút, giúp cô hoàn thành tâm nguyện của mình. Chuyện này nhìn có vẻ như vô lý, không có khoa học, nhưng bên trong lại bao hàm những điều chí lý!”… “Đối với những người không tin Thần Phật mà xét, thì điều này là không thể xảy ra được, nhưng trên thực tế thì thật sự là chuyện này đã diễn ra như thế. Ngẫm kỹ lại: câu chuyện thực tế này chắc chắn là có đạo lý. Bởi vì Thần Phật luôn có năng lực siêu phàm. Chỉ là có một số người quá cố chấp rằng phải tự mình nhìn thấy thì mới tin mà thôi”.

    Câu chuyện thứ 2:

    Có một người ăn mày tên là Vương Hy Thánh, hai chân bị liệt không đi đứng được. Ông ta dùng đôi tay để chống đi, lết từng lết trên mặt đất. Có một ngày, ông ta nhặt được một gói đồ ở trên đường, bên trong có 200 lạng vàng. Ông ta ôm gói đồ nấp vào trong bụi cỏ bên đường, ngồi bất động chờ đợi người mất của đến. Chờ một lúc lâu, có một thương nhân tên là Trương Tế Phi hoảng loạn chạy tới tìm kiếm. Vương Hy Thánh hỏi ông ta đang tìm kiếm cái gì. Đi qua hỏi han, thì những gì người ấy kể nói rất tương ứng với vật bị mất, Vương Hy Thánh bèn trả lại bao tài vật đó cho ông ta. Trương Tế Phi muốn cho ông một nửa số vàng trên, nhưng Vương Hy Thánh không chịu nhận lấy. Trương Tế Phi bèn mời ông về nhà mình, bày tỏ ý nguyện muốn phụng dưỡng ông cả đời.

    Vương Hy Thánh nói: “Thân thể của tôi tàn phế, là ông Trời căn cứ theo lỗi lầm từ kiếp trước của tôi mà trừng phạt tôi. Nếu tôi làm trái với ý Trời, ở lại đây hưởng phúc, ăn không ngồi rồi, thì sẽ phải gánh chịu sự trừng phạt còn nặng nề hơn nữa”. Thế là ông dứt khoát rời đi.

    Sau này, có một ngày Vương Hy Thánh mệt mỏi nằm ngủ trong một cái miếu Thần. Trong cơn mơ ông nhìn thấy một người say rượu tới nắm chặt 2 chân của mình, vừa kéo vừa lắc rất đau. Người say rượu kia bỏ đi, thì tự nhiên Vương Hy Thánh lại có thể đi đứng và sinh hoạt bình thường trở lại. Vương Hy Thánh sống đến năm Kỷ Mão đời vua Càn Long mới qua đời. Kỷ Hiểu Lam còn đặc biệt nói rõ: Trương Tế Phi là người quen thân của một vị trưởng bối trong nhà ông, và chính ông đã từng gặp Trương Tế Phi rồi. Chuyện này chính là Trương Tế Phi tự mình kể lại cho Kỷ Hiểu Lam, một cách hết sức chi tiết.

    Tiếp theo, tác giả lại viết:

    “Việc thiện mà Vương Hy Thánh làm đáng ra phải được thiện báo. Nhưng ông ta lại muốn an mệnh, không chịu để cho người ta báo đáp. Thần Phật xét thấy thành tâm của ông là vô cùng đáng trân trọng, cho nên dùng người say rượu để lôi kéo đôi chân của ông, từ đó cấp cho ông phúc báo. Chuyện này và câu chuyện ở trên xem ra đều vô lý, thực tế không phải là cũng hàm chứa những điều chí lý bên trong đó sao?”. (Kỷ Hiểu Lam có ý nói rằng: Có một số người không tin những chuyện Thần kỳ giống như thế này, còn gạt bỏ cho rằng câu chuyện này là vô lý. Kỳ thực chúng đều là sự thật, lại còn hàm chứa cái Lý to lớn ở bên trong. Đó là vì “Thiện ác chắc chắn có báo ứng” là Luật trời, cho nên chuyện đó là chí lý).

    Tiếp theo, với tài năng văn chương sắc sảo của mình, Kỷ Hiểu Lam viết:

    Có một vị tiền bối tên là Qua Giới Chu, ông ta phê bình nhân viên biên soạn ở Cơ quan biên soạn bộ sách “Huyện chí” tại sao lại đem 2 sự kiện trên chép vào trong sách “Huyện chí”, nói là hết sức hoang đường, là làm trái ngược với nguyên tắc viết sử. Kỷ Hiểu Lam nghiêm chính chỉ rõ rằng: sách “Huyện chí” tả lại những câu chuyện điển hình có thật đã phát sinh ở trong huyện, “Toàn bộ sách đều tuân thủ các thể lệ và nguyên tắc viết sử một cách rất nghiêm túc. Ông ta ghi lại 2 câu chuyện này, đó thực sự là chuyện về những người dân tầm thường đã làm xúc động được đến Thần linh. Câu chuyện có thể dùng để khơi dậy tâm Thiện, khuyến khích những thuần phong mỹ tục đã bị mai một. Đây không phải là tiểu thuyết hoang đường, mà là ghi lại những câu chuyện chân thật có ý nghĩa giáo dục vô cùng to lớn”.

    Trong chương ấy, Kỷ Hiểu Lam chọn dùng thủ pháp văn chương là vừa ghi chép vừa nghị luận. Ông thả bút tung hoành, sảng khoái bác bỏ quan điểm cho rằng đó là câu chuyện thần kỳ hoang đường, tức là bác bỏ quan điểm của Thuyết vô thần. Qua Giới Chu là bậc tiền bối, nhưng Kỷ Hiểu Lam kiên quyết nói chuyện phải trái, lý lẽ rõ ràng. Ông biểu hiện niềm tin kiên định vào Thần Phật, cùng với tấm lòng mong muốn cứu người cứu đời của mình. Kỷ Hiểu Lam muốn “Khơi dậy Thiện tâm, khuyến khích những thuần phong mỹ tục đã bị mai một”. Đó chính là trình bày tâm nguyện của những người có niềm tin vào Thần Phật, muốn tất cả mọi người hiểu được nguyên lý “Thiện ác đều có báo ứng” , từ đó làm cho nhân tâm hướng thiện, khuyên bảo người đời chớ làm điều xấu. Ông có tư tưởng “nỗ lực ngăn chặn sự suy đồi của đạo đức, còn bản thân tuân theo tiêu chuẩn đạo đức cao trong khi các tiêu chuẩn đạo đức toàn xã hội đã thoái hóa”. Ngoài ra, “2 câu chuyện (trong bộ sách “Huyện chí” kể trên) kể lại chân thực những chuyện mắt thấy tai nghe về những thường dân đã làm cảm động Thần linh” cũng là câu nói hết sức sâu sắc và có sức lay động mạnh mẽ.

    Tóm lại, thiên văn chương này của Kỷ Hiểu Lam nếu dùng câu chữ hiện đại ngày nay mà diễn đạt, thì chủ đề tư tưởng chính là:

    “Toàn bộ các câu chuyện trên đều là Sự thật. Tin tưởng vào Thần Phật và tuyên truyền Phật Pháp đều là những việc làm đúng đắn!”.
    Bản tiếng Hán: http://minghui.ca/mh/articles/2007/8/20/161144.html
    Bản tiếng Anh: http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2007/9/6/89275.html
    Đăng ngày 15-2-2010; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.
  2. devil68

    devil68 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Đã được thích:
    0
  3. proxy17

    proxy17 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa Thần truyền: Trà đạo của người Trung Hoa
    Bản inBài của Thanh Phong[MINH HUỆ 2-2-2010]

    1) Nguồn gốc của trà


    Người Trung Quốc có câu “Trong nhà có 7 thứ: củi, gạo, dầu, muối, tương, dấm, trà”. “Trà” tuy bị xếp vào vị trí cuối cùng trong các nhu yếu phẩm trong cuộc sống thường nhật của con người. Nhưng bởi người Trung Quốc có một tập quán lâu đời là “Ăn xong uống một tách trà”, cho nên Trà có nội hàm văn hóa và lịch sử rất sâu sắc. Dân tộc Hoa Hạ là nguồn gốc của trà và là cái nôi của văn hóa trà, do đó trà đã làm bạn với dân tộc Trung Hoa suốt 5000 năm qua. “Nhất bôi xuân lộ tạm lưu khách, lưỡng dịch thanh phong kỷ dục Tiên” (Tạm dịch: “Một chén trà xuân tạm giữ khách, một cuộc sống thanh bạch làm người ta muốn trở thành Tiên”). Khách tới nhà thì mời trà là truyền thống đẹp của người Trung Hoa.Nói về nguồn gốc của trà, ở Trung Quốc xưa nay lưu truyền một truyền thuyết về Thần Nông như sau: “Thần Nông nếm thử trăm thứ cỏ, ngày trúng phải 72 thứ độc, nhờ trà mà giải được độc”. Tương truyền tổ tiên Thần Nông của người Trung Quốc có một cái bụng trong suốt như thủy tinh, bất kỳ thứ gì ăn vào cũng đều có thể thấy rõ ràng. Lúc đó, con người đang trong trạng thái nguyên thủy, dù là thịt cá hoa quả đều ăn sống nuốt tươi, nên tất nhiên là thường mắc bệnh. Truyền thuyết kể rằng Thần Nông vì để giúp đỡ loài người, bèn lợi dụng cái bụng thủy tinh của mình để nếm thử trăm thứ cỏ, nhìn xem những thứ đó sau khi ăn vào trong bụng sẽ xảy ra biến hóa như thế nào. Quanh năm suốt tháng ông trèo đèo lội suối, có một ngày, khi Thần Nông gặp một loài cây lá xanh hoa trắng, thì ăn thử lá của loài cây ấy. Thật kỳ lạ, sau khi ăn lá, ông phát hiện trong dạ dày phát sinh biến hóa kỳ diệu. Những chiếc lá ấy chẳng những lưu chuyển trong ruột từ trên xuống dưới, gột tẩy sạch sẽ những thứ đồ ăn thừa, mà sau khi ăn vào miệng còn có mùi hương, cảm giác thơm ngọt. Phát hiện tác dụng giải độc của loại lá cây này, Thần Nông vô cùng mừng rỡ. Thần Nông cho rằng phát hiện ra trà ấy là do Thiên Thần cảm động, niệm tình ông tuổi già tâm thiện, khổ công hái thuốc chữa bệnh cho con người, nên ban tặng ông lá ngọc ấy để cứu giúp chúng sinh. Thế là Thần Nông cảm ơn Trời xanh, đồng thời càng chăm chỉ đi thu thập thảo dược. Sau này, mỗi lần nếm phải cỏ độc, ông dùng loại lá này để giải độc. Bởi loại lá xanh này giống như một vị lương y, kiểm tra và gột tẩy cho cái bụng của Thần Nông, nên ông bèn gọi loại lá xanh ấy là “Tra” (nghĩa là kiểm tra). Sau này người ta biến đổi chữ ấy thành “Trà”. Đó chính là nguồn gốc của Trà.Trà có tác dụng giải khát, làm tinh thần và trí óc tỉnh táo, lợi tiểu giải độc. Sau đó trà dần dần được khai thác, thu thập và gieo trồng, được người ta dùng làm một loại diệu dược dưỡng sinh. Như thế trà dần dần được con người hiểu rõ, ngoài tác dụng làm thuốc người ta còn dùng nó làm đồ cúng tế, làm đồ ăn thức uống. Sau khi được cải biến nhiều lần qua các thời đại, hình thành loại trà có hương vị mà chúng ta thưởng thức hôm nay. Vì vậy trà là vị thuốc hay mà tổ tiên Thần Nông đã phát hiện, là thiện tâm cảm động trời xanh của ông ấy đã được Trời cao hồi đáp. Thần cố ý để cho Thần Nông phát hiện ra trà lưu lại cho hậu thế, tạo phúc cho nhân loại.

    2) Sự phát triển của văn hóa uống trà

    Trà được tổ tiên Trung Quốc phát hiện ra, đối với cách thức sử dụng đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi mới có phương thức uống trà “Khai thủy xung bào tán trà” như hôm nay.Thời thượng cổ tổ tiên Trung Quốc đã dùng trà làm thuốc. Người thời đó cắt cành lá cây hoang, lặt lấy mầm non, đun trong nước, sau đó uống nước, đó chính là nguyên thủy của “Chúc trà pháp”. Như vậy đun ra được nước trà, mùi vị đắng chát, nên ngày xưa trà được gọi là “Rau đắng”.Đến thời Tần Hán, người ta sáng tạo ra phương pháp đặc chế và sử dụng trà gọi là “Bán trà bán ẩm”, tức là không trực tiếp đun lá chè tươi, mà chế thành các bánh trà, nướng trên lửa, sau đó giã nhỏ nghiền nhuyễn, cho vào nước sôi, sau đó thêm hẹ, gừng, quýt cho điều hòa, gọi là “Trà nướng”.Đến thời Đường Tống, mọi người chế thành bánh trà, người ta lấy trà chế thành bánh trà, trước khi uống thì lấy từng bánh trà bóp vụn, giã nhuyễn, rồi bỏ vào trong chén, đổ nước sôi, đó chính là “Nghiên cao đoàn trà điểm trà pháp”. Phong tục uống trà rất thịnh hành, đồng thời theo sự phát triển của văn hóa, “uống trà” dần dần trở thành “nếm trà”. Lúc bấy giờ ở hoàng cung, chùa chiền, trong giới các văn nhân học sỹ còn thịnh hành Tiệc trà. Tiệc trà có bầu không khí trang trọng, hoàn cảnh lịch sự tao nhã, lễ tiết nghiêm khắc, mà lại thường dùng trà hảo hạng, lấy nước từ các con suối trong lành nổi tiếng, tuyển chọn dùng các bộ đồ uống trà sang quý lừng danh. Tiệc trà có nội dung đại khái là trước tiên người chủ trì buổi tiệc tự mình mời trà hoặc đích thân chỉ đạo việc mời trà, tỏ ý kính cẩn với khách, sau đó dâng trà, tiếp trà, nghe hương trà, xem sắc trà, nếm vị trà. Qua 3 tuần trà, bèn bình luận đánh giá đẳng cấp của trà, xưng tụng đạo đức của người tạo ra trà ấy, và ngắm cảnh tâm tình, làm văn ngâm thơ, vv…Đến thời nhà Minh, trực tiếp pha trà trong ấm trà hoặc chén trà, như thế phương thức uống trà trở nên đơn giản thuận tiện cho mọi người. Nhưng cũng theo sự thay đổi của thời đại, người ta càng chú trọng vào cuộc sống gấp gáp, tất cả xuất phát từ hiệu suất công việc. Một số người dùng loại trà ngâm uống liền, hoặc uống các loại trà chăm sóc sức khỏe, phần lớn người ta là “uống trà” chứ không còn “nếm trà” nữa.

    3) Văn hóa trà đạo

    Thời Đường có người tên là Lục Vũ, thông qua việc quan sát nghiên cứu về trà nhiều năm, đã viết thành một quyển “Trà kinh”, tổng kết ra một danh mục các loại trà, phương pháp chọn trà, đun trà, nếm trà, còn xây dựng cho nghệ thuật uống trà một loại nội hàm văn hóa sâu sắc, hình thành nên trà đạo nguyên sơ. Người đời sau tôn xưng Lục Vũ là “Thánh trà”.Văn hóa trà đạo có đặc điểm thể hiện truyền thống văn hóa tinh thần phương Đông, là sự kết hợp của “Trà” với “Đạo”.Lão Tử thời cổ đại từng nói: “Đạo khả Đạo, phi thường Đạo”. (Tạm dịch: Gọi là Đạo cũng được, nhưng là Đạo phi thường; con đường ấy có thể đi nhưng là con đường phi thường). Còn nói: “Đại Đạo phiếm hề, kỳ khả tả hữu” (Tạm dịch: Đại Đạo tràn ngập trong mọi thứ, có thể thao túng mọi thứ). Có thể thấy rằng “Đạo” là vô xứ bất tại. Như vậy “Đạo” thực ra là gì? Trong kinh điển “Trung Dung” nổi tiếng của nhà Nho Trung Quốc có giảng: “Thiên mệnh chi vị tính; suất tính chi vị Đạo” (Tạm dịch: Thiên mệnh là một đặc tính, thuận theo đặc tính ấy là Đạo).Kỳ thực “Đạo” có ý nghĩa chân chính là cho chúng ta biết rằng: trong vũ trụ mọi sự vật, gồm sự vận chuyển của Thiên thể, sự sinh sôi của loài người, sự thay đổi các triều đại, vòng sinh lão bệnh tử của đời người, chúng đều là theo Đạo mà vận hành, đều là có quy luật nhất định. Thành, Trụ, Hoại, Diệt ấy đều là quy luật của vũ trụ. Cho nên con người có thể “Phản bổn quy chân”, trở về với bản tính tiên thiên, bởi vì bản tính tiên thiên ấy là chân chính, là thiện lương, là liên thông với vũ trụ, như vậy mới có thể đạt tới cảnh giới Thiên nhân hợp nhất, Đạo pháp tự nhiên. Đó chính là “Đạo” mà người tu hành xưa kia thường hay nhắc tới.Bởi vì “Đạo” thể hiện phép tắc và quy luật của vũ trụ và nhân sinh, nên người Trung Quốc xưa không tùy tiện nói về Đạo, cho rằng ấy là điều vô cùng cao thâm, không thể nói rõ ràng ra được. Người Trung Quốc cận đại đều bị hai chữ “Mê tín” ngăn trở và rời xa “Đạo”. Không như ở Nhật Bản, trà có trà đạo, hoa có hoa đạo, hương có hương đạo, kiếm có kiếm đạo, luyện võ nghệ giao đấu cũng có nhu đạo, đài quyền đạo (teakwondo). Kỳ thực tại Trung Quốc thời cổ đại các ngành các nghề đều có “Đạo”, mọi người cũng đều có tâm cầu Đạo, cho nên người xưa nếm trà cũng có Trà Đạo.Văn hóa Trà đạo là một loại văn hóa “Trung gian”, lấy trà làm phương tiện truyền đạt, kế thừa tinh thần của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Thời Đường có Lưu Trinh Lượng trong tác phẩm “Ẩm trà thập đức” cũng sáng suốt đưa ra: “Dùng trà có thể hành Đạo, dùng trà có thể đạt được chí khí thanh cao”. Như vậy, Trà Đạo là gì?Bề ngoài mà nói chính là do ở “Trà lễ, trà quy, trà pháp, trà kỹ, trà nghệ, trà tâm” sáu việc này cấu thành nên, gọi là “Trà đạo lục sự”. Tu tập Trà Đạo chính là thông qua trà đạo lục sự ấy mà chứng ngộ được tinh thần của trà đạo. Nhìn bề ngoài thì tu tập Trà Đạo có vẻ là “Kỹ năng”, nhưng cần phải tu tập Trà tâm, tiếp theo còn phải bắt đầu tu tập trà kỹ, cần phải hiểu được đạo lý này mới có thể đàm luận về Trà Đạo được.

    1) “Vị đắng” của Trà đạo

    Trà thì đắng, nhưng lại là đắng có ý vị, người nếm trà từ mùi vị của trà mà thưởng thức vị đắng của nhân sinh. Phật gia cho rằng, Sinh, Lão, Bệnh, Tử, gặp người mình oán giận, xa người mình yêu thương, cầu mà không được, vv… tất cả đều là khổ, có rất nhiều thứ khổ. Tóm lại, thường tất cả những gì cấu thành sự tồn tại của loài người, tất cả vật chất cùng với tất cả nhân tố tinh thần trong quá trình sinh tồn của loài người đều có thể khiến cho con người ta chuốc lấy “buồn khổ”. Cho nên Phật nói: “Bể khổ vô biên, quay đầu là bờ”‘. Câu này so với câu “Phản bổn quy chân” thực ra là có cùng một đạo lý, vì thế muốn hiểu thấu được đời người, khám phá bí mật của sinh và tử, mới có thể đạt được sự giải thoát khỏi “Khổ”. Đặc tính của Trà cũng là đắng. Lý Thời Trân trong “Bản thảo cương mục” có viết: “Trà đắng mà tính hàn, trong âm có âm, cực kỳ tốt khi dùng để kháng lại tính hỏa, hỏa là trăm bệnh, nhờ vậy trăm bệnh tất có thể được thanh trừ”. Theo đặc tính của trà là trước đắng sau lại ngọt, trong đắng có ngọt, nhờ đó mà hiểu ra được đạo lý làm người: tiết kiệm, đạm bạc, lấy khổ làm vui.

    2) Cái đẹp của sự tĩnh lặng hư không của Trà đạo

    Trà đạo nghiên cứu “Hòa tĩnh di chân”, lấy “Tĩnh” để đạt tới trạng thái Tâm Không, gột sạch những kiến giải sai lầm, sáng tỏ con đường phải đi để đạt Đạo. Cái “Tĩnh” trong “Tĩnh Hư” này, phải chăng có nghĩa là từ đầu tới cuối cần phải “Tĩnh” để đạt được sự nghiêm túc trang trọng? Đương nhiên không phải như vậy. Nói đến cái “Tĩnh Hư” này, trong văn hóa trà đạo Trung Quốc thực chất là nói về sự tĩnh lặng của thế giới tâm hồn, đến mức tĩnh lặng với mọi hoàn cảnh bên ngoài. Chỉ cần tâm hồn của bản thân không mất đi “Hư tĩnh”, thì uống trà cũng được, nói cười cũng được, nghe nhạc cũng được, xem kịch cũng được, không có gì là không thể được. Trước khi nếm trà, cần buông bỏ những phiền muộn, những điều cố chấp trong lòng, tĩnh tâm lại, bắt đầu tiến vào cảnh giới thẩm mỹ nếm trà, lặng lẽ lĩnh hội sắc của trà, hương của trà, vị của trà, hình tượng của trà… , từ đó mà tĩnh lặng quan sát, nghĩ lại về cuộc sống nhân sinh, bồi dưỡng tâm tính, đạt tới cảnh giới “Tĩnh Không” trong tâm hồn, nhận thức được cái đẹp của “Tĩnh Hư”.

    3) Sự “Tầm thường” của Trà đạo

    Bậc thầy trà đạo người Nhật Bản tên là Sen no Rikyu từng nói: “Cần phải biết rằng gốc rễ của trà không gì khác hơn là nấu nước châm trà”. Nói như vậy là một câu đã trúng đích. Bản chất của Trà đạo quả thật là từ những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống thường ngày mà hiểu được sự huyền bí của vũ trụ và triết lý của nhân sinh. Tu Phật tu Đạo cũng là muốn mọi người thông qua việc “Tu sửa và tinh luyện” từng chút một trong cuộc sống, từ những việc tầm thường nhỏ bé mà triệt ngộ được Đại Đạo. Cho nên người xưa nói: “Chớ vì việc Thiện nhỏ bé mà không làm, chớ vì việc Ác nhỏ bé mà làm”. Không nên bời vì một việc tốt thật nhỏ mà không chịu làm, bởi vì mỗi lần làm một việc thiện sẽ tích được phúc đức. Đương nhiên cũng không nên cho rằng một việc xấu nào đó là nhỏ nhoi mà tùy tiện làm bừa, bởi vì hễ làm điều xấu thì sẽ bị tiêu giảm phúc phận, nếu nghiêm trọng còn có thể bị giảm thọ, hại lây đến cả người nhà. Có lẽ bạn không lập tức nhìn thấy được kết quả, nhưng tích tiểu thành đại, những việc thiện ác nhân quả trên thế gian không thể nào tránh được một ngày nào đó sẽ phải hoàn trả báo ứng.

    4) Sự “Buông xả” trong Trà đạo

    Nỗi buồn khổ của con người, xét cho cùng là bởi vì “Buông bỏ không được”, cho nên Phật gia giảng “Buông bỏ”. Tu hành cần phải tu buông bỏ tất cả mới có thể nhập Đạo, nếu không thì chỉ phí công vô ích. Buông bỏ tất cả nghĩa là gì? Buông bỏ sự buồn rầu của đời người, buông bỏ Danh, Lợi, Tình của thế gian, buông bỏ các dạng tâm cố chấp, dục vọng, buông bỏ tất cả các loại tâm “Buông xả không được”, buông xả tất cả, thì con người tự nhiên nhẹ nhõm ung dung vô cùng, nhìn thấy trời xanh biển thắm, sơn thanh thủy tú, nhật lệ phong hòa, nguyệt minh tinh lãng. Nếm trà cũng nhấn mạnh đến “Buông bỏ”. Buông bỏ công việc đang phải làm, tranh thủ được nửa ngày nhàn nhã kiếp phù sinh, buông lỏng một chút cái thần kinh đang căng thẳng, nới lỏng một chút cái tâm hồn bị phong kín kia ra. Có câu thơ tuyệt hay rằng: “Phóng hạ diệc phóng hạ, hà xử lai khiên quải? Tố cá vô tâm nhân, tiếu đàm tinh nguyệt đại” (Tạm dịch: Buông là buông bỏ thôi, cần chi phải bận lòng? Làm một người thảnh thơi, tận hưởng trời trăng sao). Mong mọi người đều có thể buông bỏ được mọi thứ, trở thành người có được sự thảnh thơi.Tu hành Trà Đạo quan trọng nhất là tu tâm dưỡng tính, từ vị đắng của trà mà nhìn thấu được nhân sinh, tĩnh lặng mà xem sự biến hóa của nó, tâm tính linh hoạt kỳ ảo, trong cuộc sống thường ngày thấy được chân tướng sự thật, cuối cùng có thể buông bỏ được sướng khổ của đời người, thấu triệt triết lý của nhân sinh, sự ảo diệu của vũ trụ, từ đó mà phản bổn quy chân (quay trở về nguồn cội). Vì vậy mà Thần đã trao cấp cho con người trong mỗi ngành nghề, trong mỗi loại văn hóa đều có thể giúp người ta tu luyện tâm tính, nâng cao cảnh giới của sinh mệnh. Bởi vì trong mắt của Thần, con người căn bản không phải là sống tại thế gian để làm người, mà là có ý nghĩa rất thâm sâu hàm chứa bên trong. Thần mỗi thời khắc đều cố gắng thức tỉnh con người một cách lặng lẽ, che chở cho con người, hy vọng con người có thể chân chính bước đi trên con đường thành Thần.Tại thời kỳ Mạt kiếp này, trong thời kỳ giải cứu con người và cấp cho họ Pháp lớn của vũ trụ, cấp cho họ cái thang trở về Trời này, đông đảo những chúng sinh có duyên vẫn cứ mãi chìm nổi trong biển khổ, không hiểu không biết nổi dụng ý thiện lương khổ nhọc của Thần. Các bạn ơi, nếu như các bạn muốn lý giải được vũ trụ bí ẩn diệu kỳ, muốn biết được Thiên cơ chân chính, thì xin bạn sau khi ăn cơm uống trà, có chút thời gian hãy để tâm tĩnh lặng, nghiêm túc đọc thử xem cuốn sách “Chuyển Pháp Luân“, có lẽ tất cả các bạn đều có thể thấu hiểu được.

    Bản tiếng Hán: http://minghui.org/mh/articles/2010/2/2/217321.html Bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2010/3/26/115611.html
  4. natural

    natural Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    1
    Ngày 1/2/1942, trên báo “Việt Nam Độc lập” phát hành tại chiến khu, Bác đã viết bài "Nên học sử ta". Bài báo mở đầu bằng 2 câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” cũng là câu mở đầu của tập diễn ca “Lịch sử nước ta" được xuất bản vào cùng tháng 2/1942.

    Ngày 18/2/1946, hơn 5 tháng sau ngày đọc “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 22 CNV/CC cho công chức cả nước được nghỉ ngày Giỗ tổ mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tổ tiên. Ngày 18/9/1954, trước Đền Hạ thuộc Đền Hùng, Phú Thọ, đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô. Bác căn dặn: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.". Ngày nay, càng suy ngẫm lời Bác, chúng ta càng thấm thía tâm huyết của Người đối với đất nước và dân tộc, càng thấy tầm nhìn xa trông rộng của Người!

    Dân gian ta cũng có câu :

    “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

    Như vậy có thể nói ngày Giỗ tổ thực sự là một sự kiện trọng đại, một lễ hội lớn của dân tộc ta nhằm tôn vinh công lao vĩ đại của các bậc tiền nhân và nhắc nhở các thể hệ con cháu chúng ta phải luôn có trách nhiệm đời đời ghi nhớ công ơn và tỏ lòng tôn kính sâu sắc đến các bậc Quốc Tổ - Quốc Mẫu đã có công dựng nước cùng các vị Tổ Tiên đã anh dũng xả thân bảo vệ Tổ quốc thân yêu qua hàng nghìn năm lịch sử hào hùng bi tráng của dân tộc Việt Nam. Không phải đất nước nào cũng có một ngày giỗ Tổ trang trọng như vậy! Người Việt mình theo một cái đạo rất đẹp: đạo thờ cúng ông bà. Và trên cả ông bà, là thờ cúng tổ tiên. Đi đến tận ngọn nguồn, chính là ngày Quốc giỗ.

    Thiêng liêng vậy đấy!

    Cũng nhân dịp Quốc giỗ, để hiểu rõ thêm về lịch sử giống nòi Lạc Hồng ta và truyền thống oanh liệt của Ông Cha ta, mời các bác bớt chút thời gian nghiền ngẫm bài giảng "Đất nước quê hương" và "Nhớ cội nguồn" của Thượng toạ Thích Chân Quang : (source : tìm thấy trên mạng, cảm ơn bạn nào đã up lên)

    Đất nước quê hương :

    http://www.esnips.com/doc/5c0eb3fe-8a41-44db-8386-bfd87b846e61/2.9datnuocquehuongA

    http://www.esnips.com/doc/1089bb7f-b423-40ee-8acf-1aefe9e38d1c/3-datnuocquehuongB

    Nhớ cội nguồn :
    http://www.mediafire.com/?zimymmdydbt

    Và cùng hát vang lên bài ca "Dòng máu Lạc Hồng" nhé :)

    http://onlinemtv.net/mtv/Nhac-tien-.../channel73/artist0/album0/video2654/watch.htm

    Dòng Máu Lạc Hồng

    Sáng tác: Lê Quang

    Dòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn năm
    Dòng máu đỏ tươi chảy trong tim mình
    Nòi giống Lạc Hồng, giống rồng tiên nguyện ôm bao đời đất mẹ
    Nhịp trống hào hùng, mãi còn vang, bao lớp người đi ra nơi biên thùy
    Hình bóng mẹ già, đứng đợi con, tạc vào sử sách.... hào hùng.......

    ĐK:

    Việt Nam ơi ! yêu mến ngàn đời
    Yêu lũy tre xanh, có con sông chảy quanh
    Nào ta hát, khúc hát Lạc Hồng,
    là muôn cánh chim bay rợp biển Đông
    Việt Nam ơi ! Hãy nắm chặt tay,
    tiến bước đi lên viết thêm trang sử vàng
    Nào ta hát, khúc hát Việt Nam, con cháu rồng tiên
    Con cháu Lạc Hồng, tự hào hai tiếng Việt Nam


    Chúc các bác một kỳ nghỉ vui và đầy ý nghĩa! :)
  5. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Chúng ta không cần một nhà tiên tri để biết tương lai mình ra sao -ta chỉ cần nhìn ngay tâm mình. Nếu như chúng ta có trái tim nhân hậu, sẳn sàng giúp đỡ người khác thì ta sẽ tiếp tục được hạnh phúc. Trái lại, nếu tâm ta chỉ chứa đầy những tư tưởng sân hận, muốn hại người, ta sẽ gặp toàn những chuyện không may. @}
  6. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    @ proxy17 : Thấy Bác nói chuyện trà Em lẩn thẩn viết linh tinh lạc đề chút cho nó đời.:pUống trà, đó là cái gu của mỗi người. Người thích nhạt, người thích đậm, nhưng theo người xưa, hoặc những người sành trà, nếu trà pha nhạt quá thì chả khác mấy nước vối, mà đặc quá thì chát xít, uống vào lưỡi se lại còn nói chi cảm giác. Thử thì đúng thé thật. Người Bắc uống trà khác người Sài Gòn. Sài Gòn nóng, văn hóa trà mới có vài chục năm từ khi Bắc di cư vào, không phải bản sắc nên trà chỉ là những cốc to đùng toàn đá đúng kiểu uống để trôi đi cơn khát, cái nóng. Người Bắc thì khác, không phải uống trà mà phải là thưởng trà. Người nghiện trà, lại hầu như chả bao giờ uống trà đá. Ở ưới Thanh Xuân, nhà B6 có trà ông Lư già, quán rất đông, toàn các bạn trẻ. Trà thì đặc sệt, cho đá vào thì tủa lên gọi là "trà sữa", trà nóng thì nhấp xong một ngụm nhỏ thôi thì sau đó ăn cả cái kẹo lạc thì cũng chỉ cảm nhận được vị nhọt của nửa sau thanh kẹo. Cách uống trà đó, người biết uống trà gọi là học đòi, nặng nề hơn ta gọi là đú. Muốn thành dân chơi, đú. Muốn thành quý tộc, đú. Giờ lại còn "đú" cả chuyện uống trà nữa, chả biết còn cái gì không đú được đây?Trà Mạn, hay còn gọi Trà Tàu, khác với các loại trà Tây, kiểu như Dilmah hay Lipton. Các loại trà như Dilmah, Lipton người ta người gọi là Trà Đen. Để làm loại trà này, lá trà được hái, ủ cho lên men rồi sấy khô, sau mới xay vụn ra, thêm hương liệu rồi đóng vào túi lọc. Còn trà mạn, thì hái lá, rửa sạch rồi vò nhàu đem sao ngay. Sao trà cũng lắm công phu, và nhiều giai đoạn. Thông thường, để được một mẻ trà ngon người ta thường phải sao ba lần. Lần đầu để tiệt khuẩn, và cũng để lá trà xoăn lại, sau đó bỏ ra khỏa cho hết nóng. Lần thứ hai sao để trà khô hoàn toàn, lại bỏ ra hết nóng. Lần sao cuối là lần để "lên màu". Trà ngon thường có màu "mốc", người ít kinh nghiệm nhiều khi hay bị lừa bởi các loại "mốc giả" mà trà kém chất lượng phải làm hàng. Thêm nữa, lá trà già không có vị ngọt ở cái "tiền khổ hậu cam hậu cam cam" - khi uống vào thì thấy đăng đắng, một lúc sau thấy ngọt và cứ thế vị ngọt còn mãi -, thì thường bỏ vụn mỳ chính vào khâu sao thứ hai để trà được nâng cấp với những người ít kinh nghiệm. P/S: Em cũng đang uống trà.:x
  7. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Khi có một đời sống đạo ta sẽ thấy mọi hoạt động trong đời sống đều là nghệ thuật, là đạo.
  8. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Thanh Bác. Em tưởng đưa trà đạo vào đây các Bác lại mắng. Thôi rảnh rỗi Em lại đưa những cảm nhận của Em vậy. Mong các Bác đừng cười.
  9. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Nếu chúng ta thưởng thức trà đạo theo cách dập khuôn những hình thức, phong cách, nghi thức,... có lẽ cả cuộc đời chúng ta cũng khó thấy được đạo vị của nó.
  10. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Đúng Bác ạ. Em không phải dân am hiểu chè cháo nhưng cũng xin nhàn đàm mấy câu về pha chè (trà)Uống chè (trà) (đúng hơn phải kể cả quá trình chuẩn bị, pha chè,...) đúng là một thú chơi, hay nói cao hơn là một thứ "văn hóa chè cháo". [:D]Có điều, thú chơi này nó hơi xa xỉ, chỉ thích hợp với các nhà triệu phú, ít nhất là triệu phú về thời gian. [:p]Ngày trước các cụ nhiều thời gian, văn hóa uống chè rất thịnh. Vua chúa cũng vậy, họ uống chè khá cầu kỳ.Bây giờ cuộc sống chuyển sang "công nghiệp hóa, hiện đại hóa", nhịp độ cuộc sống tăng nhanh một cách chóng mặt thì cái tinh tế của sự uống chè không còn nữa. =((Thay vào đó là cách uống ào ào như :Ông A uống bia tây.Ông B uống bia ta.Ông C uống bia ôm.=))=))=))Chè(trà) không còn là chè(trà).=((

Chia sẻ trang này