Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

5123 người đang online, trong đó có 577 thành viên. 20:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 56074 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    @ GentleAgreement : Em mải viết những dòng vừa trên. Viết xong đẩy lên thì thấy những bài viết của Bác.=((
  2. 8866

    8866 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    39
    Văn hóa Thần truyền: Lịch sử lâu đời của nghệ thuật hội họa Trung Quốc



    Bài của Tiêu Ngọc

    [MINH HUỆ 28-3-2010] Tranh Trung Quốc là sản phẩm của nghệ thuật hội họa truyền thống Trung Hoa. Nội dung và nghệ thuật sáng tác của các bức họa Trung Quốc phản ánh ý thức dân tộc và óc thẩm mỹ của người dân xứ này, thể hiện nhận thức của người xưa trên các phương diện tự nhiên, xã hội trong mối tương quan với chính trị, triết học và tôn giáo, đạo đức, văn nghệ, vv… Các bức họa Trung Quốc nhấn mạnh “Ngoại sư tạo hóa, trung đắc tâm nguyên” (Tạm dịch: Học trực tiếp từ tạo hóa, truyền hiểu biết trực tiếp vào tâm), hòa tan cái tôi của mình vào trong vạn vật, sáng tạo ra ý cảnh, yêu cầu “Ý tồn bút tiên, họa tận ý tại” (Tạm dịch: Trước khi cầm bút vẽ thì tâm ý phải tràn đầy, tác phẩm cuối cùng biểu hiện được hết toàn bộ tâm ý của tác giả), đạt tới khả năng “lấy hình tả thần”, “hình thần vẹn toàn”, cấu tứ sinh động.
    Nghệ thuật tranh Trung Quốc có lịch sử đã lâu đời. Hơn 2000 năm trước vào thời kỳ Chiến Quốc đã xuất hiện những bức tranh vẽ trên lụa là gấm vóc, còn ở thời kỳ nguyên thủy trước đó nữa đã có những tranh vẽ trên nham thạch và gốm màu. Những tác phẩm hội họa cổ xưa này đã đặt định cơ sở cho phương pháp tạo hình chủ yếu của nền hội họa Trung Quốc về sau. Thời kỳ Lưỡng Hán và Ngụy Tấn Nam Bắc triều, xã hội từ chỗ ổn định thống nhất nhanh chóng biến thành chia rẽ loạn lạc. Văn hóa bên ngoài Trung Quốc được đưa vào vùng đất này, xảy ra quá trình cọ xát và dung hợp, khiến lúc ấy hội họa có nguồn gốc tôn giáo chiếm vị trí chủ lưu. Các tranh vẽ miêu tả quê hương, các nhân vật lịch sử, lấy đề tài tác phẩm văn học cũng chiếm một tỉ lệ nhất định. Tranh sơn thủy, tranh hoa điểu cũng bắt đầu xuất hiện ở thời kỳ này.
    Thời kỳ Tùy – Đường, kinh tế, văn hóa xã hội hết sức thịnh vượng, hội họa cũng theo đó mà có được cục diện phồn vinh về mọi mặt. Tranh sơn thủy, tranh hoa điểu cũng phát triển hoàn thiện, các tranh về chủ đề tôn giáo đã đạt đến tột đỉnh, tranh vẽ nhân vật phần lớn là mô tả cuộc sống của giới quý tộc, còn xuất hiện những khuôn mẫu tạo hình nhân vật đặc thù của thời đại ấy. Đời sau các tranh vẽ văn nhân xuất hiện và phát triển, có phương pháp biểu hiện và ý tưởng sáng tác vô cùng phong phú.


    Hội họa chia làm 3 khoa

    Trong nghệ thuật hội họa Trung Quốc có câu nói “Hội họa phân làm 3 khoa”: nhân vật, sơn thủy, hoa điểu. Bề ngoài giống như là phân loại đề tài, nhưng thực chất là dùng nghệ thuật để biểu hiện một loại quan niệm và tư tưởng. Cái gọi là “Họa vi tam khoa”, tức là khái quát 3 phương diện vũ trụ cùng với nhân sinh: tranh vẽ nhân vật biểu hiện cho xã hội loài người, quan hệ giữa người với người. Tranh sơn thủy biểu hiện quan hệ giữa con người với tự nhiên, đưa con người cùng với tự nhiên hòa hợp thành một thể. Tranh hoa điểu biểu hiện các loại sinh mệnh trong tự nhiên vĩ đại, cùng chung sống hài hòa với con người. 3 nhóm ấy cấu thành nên chỉnh thể của vạn vật trong tự nhiên, bổ sung tương hỗ lẫn nhau.
    Tranh nhân vật lấy hình tượng nhân vật làm chủ thể. Tranh nhân vật Trung Quốc có lịch sử đã lâu đời. Căn cứ theo các ghi chép, vào thời kỳ Thương Chu đã xuất hiện các bức bích họa. Thời Đông Tấn có Cố Khải Chi chuyên môn vẽ tranh nhân vật, là người đầu tiên đưa ra chủ trương “Lấy hình để tả thần”. Tranh nhân vật cố gắng truyền đạt lại cá tính của nhân vật một cách hoàn hảo, có cấu tứ sinh động, cả hình và thần đều vẹn toàn. Phương pháp truyền thần của ông là thường khuếch đại biểu hiện của tính cách nhân vật, ở trong hoàn cảnh, bầu không khí, tư thế và động thái. Các tranh vẽ nhân vật nổi tiếng nhất có quyển “Lạc thần phú đồ” của Cố Khải Chi thời Đông Tấn, bức “Văn uyển đồ” của Hàn Hoảng thời Đường, “Hàn hy tái dạ yến đồ” của Cố Hoành Trung thời Nam Đường, Ngũ Đại. Muốn vẽ tranh nhân vật được tốt, ngoài việc kế thừa truyền thống, còn phải nghiên cứu hình thể con người, tỉ lệ, và quy luật biến hóa của sự vận động thân thể, mới có thể mô tả hình và thần của nhân vật một cách chuẩn xác.
    Tranh sơn thủy miêu tả cảnh sắc tự nhiên của núi sông là khoa mục nghệ thuật chủ yếu. Tranh sơn thủy thời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều cũng dần dần phát triển, nhưng vẫn phụ thuộc vào tranh nhân vật, phần lớn dùng làm bối cảnh cho nhân vật. Thời Tùy Đường bắt đầu tách ra độc lập, như các thể loại: Thiết sắc sơn thủy của Triển Tử Kiền, Kim bích sơn thủy của Lý Tư Huấn, Thủy mặc sơn thủy của Vương Duy, Bát mặc sơn thủy của Vương Hiệp… Thời Ngũ Đại, Bắc Tống tranh sơn thủy đạt đến thời kỳ cực thịnh, các tác giả xuất hiện rất nhiều, như Kinh Hạo, Quan Đồng, Lý Thành, Đổng Nguyên, Cự Nhiên, Phạm Khoan, Hứa Đạo Ninh, Yến Văn Quý, Tống Địch, Vương Sân, Mễ Phất, Mễ Hữu Nhân với thể loại tranh Thủy mặc sơn thủy. Vương Hy Mạnh, Triệu Bá Câu, Triệu Bá Túc với Thanh lục sơn thủy. Hai trường phái Nam Bắc đua tranh phát huy, hình thành 2 phái hệ lớn, đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Từ thời Đường tới nay, mỗi thời kỳ đều có những danh họa chuyên vẽ tranh sơn thủy. Mặc dù họ có thân thế, trình độ tu dưỡng, học phái, phương pháp khác nhau, nhưng đều có thể dùng bút mực, sắc thái, kỹ xảo để mô tả chân thực, khiến cảnh tượng tự nhiên tươi đẹp được chuyển tài vào tranh vẽ, hùng vĩ tráng lệ, cấu tứ thanh nhã. Thời nhà Nguyên tranh sơn thủy có xu hướng vẽ chấm phá truyền thần, dùng hư tả thực, thiên về bút mực thần vận. Truyền thống chia tranh sơn thủy thành các loại hình: Thủy mặc, Thanh lục, Kim bích, Một cốt, Thiển giáng, và Đạm thải.
    Trước thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều, hoa điểu là đối tượng biểu hiện của nghệ thuật Trung Quốc, liên tục xuất hiện trên các đồ gốm sứ và đồ đồng dưới dạng hoa văn trang trí. Tranh hoa điểu phần lớn là vẽ chim thú, bởi vì chúng thường thường có liên hệ nhất định với thần thoại, thậm chí có khi là nhân vật thần thoại chính. Như con Thỏ ngọc giã thuốc cho Vương Mẫu, con Quạ vàng trong vầng Thái dương, con Thiềm thừ trong cung Trăng, cùng với đại biểu của bốn phương vị là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ. (Rồng xanh, Hổ trắng, Tước đỏ, Rùa đen). Người ta cho rằng tranh hoa điểu đã trở thành khoa mục độc lập dưới thời Đường, có được thành tựu khá cao. Ngày nay có thể thấy trong các tác phẩm “Chiếu dạ bạch” của Hàn Kiền, “Ngũ ngưu đồ” của Hàn Hoảng cho đến “Bán ngưu đồ” danh tiếng của Đới Tung, đều thể hiện rõ được rằng mảng đề tài này đã có trình độ nghệ thuật tương đối cao.


    Tư tưởng “Thiên Nhân hợp nhất”

    Tranh Trung Quốc coi trọng cấu tứ, đòi hỏi “Ý tại bút tiên” (Tạm dịch: Trước khi cầm bút vẽ thì tâm ý phải sẵn sàng) và tư duy hình tượng, chú trọng sự thống nhất các đối tượng chủ thể và khách thể hình tượng nghệ thuật. Trong tạo hình thì không hạn chế vào khuôn mẫu, mà coi trọng việc “nằm ở ranh giới kỳ diệu giữa ‘giống’ và ‘không giống’ “, “giống mà như không giống”. Tranh Trung Quốc lấy kỹ xảo bút mực đặc biệt làm phương pháp thể hiện hình trạng cho đến truyền đạt tâm tư tình cảm. Nó lấy các điểm, đường kẻ, bề mặt để mô tả hình thức, hình dáng diện mạo, khung sườn, phẩm chất, ánh sáng cho đến sắc thái của đối tượng. Chúng đồng thời cũng là một dạng tải thể, có giá trị thẩm mỹ độc lập. Tranh Trung Quốc trong các tác phẩm nhấn mạnh đến “thư họa đồng nguyên”, chú trọng đến nhân phẩm và sự tu dưỡng của bản thân người họa sỹ. Trong các tác phẩm cụ thể ưa chuộng sự kết hợp hữu cơ giữa Thi, Thư, Họa, Ấn, đồng thời thông qua hình tượng mà viết thơ văn lời bạt lên trên, biểu đạt nhận thức của họa sỹ đối với xã hội, nhân sinh và nghệ thuật. Điều đó không những có tác dụng làm sâu sắc hơn chủ đề của bức tranh, mà còn là bộ phận cấu thành hữu cơ của nó.
    Tranh Trung Quốc trên các phương diện nhận thức quan sát, xây dựng hình tượng và thủ pháp biểu hiện đã cho thấy quan niệm triết học và thẩm mỹ truyền thống của người Trung Hoa. Trong việc nhận thức và quan sát sự vật khách quan, họ chọn dùng phương pháp lấy cái lớn để quan sát cái nhỏ, trong cái nhỏ nhìn thấy được cái lớn. Họ còn linh động trong việc quan sát và nhận thức sự vật khách quan, thậm chí có thể trực tiếp tham dự vào trong giữa sự vật ấy, chứ không phải là đứng bên ngoài quan sát, hay giới hạn tại những góc nhìn cố định nào đó. Nó thẩm thấu vào trong ý thức xã hội của mọi người, khiến hội họa có được giá trị nhận thức: “Ngàn năm tĩnh mịch, mở tranh ra thì có thể thấy rõ”. Còn khởi tác dụng giáo dục: “Ác dĩ giới thế, thiện dĩ kỳ hậu” (Tạm dịch: Ngăn cấm những chuyện ác, lưu truyền những chuyện thiện trong nhân thế). Cho dù là tranh sơn thủy, tranh hoa điểu hay thể loại nào đi nữa, các họa sỹ đều có thể mượn các đối tượng đó để thể hiện ý thức xã hội và sở thích thẩm mỹ, mượn cảnh để thể hiện tâm tình, lấy vật để thể hiện ý chí.
    Tranh Trung Quốc chẳng những có lịch sử lâu đời mà còn phản chiếu nghệ thuật truyền thống Trung Quốc, thể hiện được tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất” của văn hóa truyền thống Trung Hoa.


    Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/28/220575.html
    Bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2010/4/8/115969.html
  3. 8866

    8866 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    39
    Văn hóa Thần truyền: Tìm hiểu ý nghĩa văn hóa của cái chuông




    [MINH HUỆ 25-8-2007]
    Cái chuông ở chùa

    Trong nền văn hóa lâu đời của dân tộc, không thể không nhắc đến “Văn hóa gắn liền với chiếc chuông”.
    Người ta thường cho rằng tại Thiểm Tây khai quật được một chiếc chuông bằng sứ, có niên đại từ thời xã hội nguyên thủy, tính đến nay đã được 5000 năm tuổi là chiếc chuông lâu đời nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thời đó, những cư dân đầu tiên đã làm nên loại chuông sứ ấy để vui chơi giải trí sau thời gian lao động mệt nhọc. Ở thời nhà Thương, đã xuất hiện loại chuông và lục lạc bằng đồng có tay cầm, sau này dần dần phát triển thành những bộ chuông có nhiều chuông kích cỡ từ bé đến lớn khác nhau. Vào đầu thời nhà Chu, đã xuất hiện loại chuông nhạc có móc vào khung treo.
    Vào thời Lưỡng Hán, Phật giáo truyền vào Trung Quốc. Để làm hiệu lệnh gọi tăng lữ và dân chúng, chuông được thỉnh vào chùa chiền, trở thành một loại pháp khí của Phật giáo. Còn có tư liệu ghi chép lại rằng, vào thời Nam Bắc triều, Trung Quốc đã có những ngôi chùa dùng chuông có tiết diện tròn. Tương truyền vào thời kỳ Nam triều, ở kinh thành có gần 500 chùa, mà chùa nào cũng đều có chuông. Cuối cùng đến thời đại nhà Đường trở về sau, thì kỹ nghệ đúc chuông đã có một bước tiến lớn, sản phẩm đúc tinh xảo, tạo dáng đặc biệt xuất hiện hàng loạt. Trong các triều đại sau này, chuông có mặt khắp nơi trong nước, thế là xuất hiện câu nói: “Có chùa tất có chuông, không có chuông tức là không có chùa”. Chuông và chùa chiền đã là 2 thứ gắn liền với nhau trong tâm thức của mọi người.
    Thời cổ đại có rất nhiều người làm thơ miêu tả tiếng chuông.
    Như câu thơ của Trương Kế thời Đường: “Cô Tô thành ngoại hàn sơn tự, dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”
    (Dịch thơ của Tản Đà:

    “Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
    Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn”
    );

    Đỗ Phủ: “Dục giác văn thần chung, lệnh nhân phát thâm tỉnh”; (Tạm dịch: “Sớm mai thức dậy muốn nghe một tiếng chuông ngân, khiến tâm hồn thanh tỉnh”);
    Vương Duy : “Hàn đăng tọa cao quán, thu vũ văn sơ chung” (Tạm dịch: “Đèn khuya lạnh lẽo trên cao quán, Mưa thu nhạt nhòa tiếng chuông thưa”)
    Thường Kiến : “Sơn quang duyệt điểu tính, đàm ảnh không nhân tâm. Vạn lại đô thử tịch, đãn dư chung khánh âm” (Tạm dịch: “Ánh núi hòa tiếng chim ca, Tâm như mặt đầm thanh vắng. Không gian tràn đầy tĩnh lặng, Còn nghe vang vọng chuông ngân”)
    ……..
    Trong những bài thơ ấy tiếng chuông đều nổi bật lên giữa khung cảnh tịch lặng, hàng trăm ngàn năm qua khiến cho người ta cảm thấy tâm hồn khoáng đạt và thanh thản, hướng về nơi tiếng chuông ngân.
    Chuông là một pháp khí không thể thiếu trong lễ nghi của Phật giáo. Tại rất nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng, những gác chuông to lớn càng làm tăng thêm vẻ uy nghiêm của ngôi chùa. Âm thanh mượt mà vang vọng, thâm trầm trong vắt của tiếng chuông như rót vào tai: “Kinh tỉnh thế gian danh lợi khách, hoán hồi khổ hải mộng mê nhân” (Tạm dịch: “Khiến con người thế gian chạy theo danh lợi bừng tỉnh, kêu gọi người đời mau thoát khỏi bể khổ mênh mông”). Chuông chùa tùy theo cách sử dụng mà được chia làm 2 loại là Phạm chung và Hoán chung. Phạm chung còn được gọi là Đại chung, Chàng chung, Hồng chung, Kình chung. Nó được treo trong lầu chuông, dùng để triệu tập mọi người, hoặc là để báo giờ giấc sớm tối trong ngày. Hoán chung còn được gọi là Bán chung, Tiểu chung. Nó được treo ở một góc Phật đường, dùng để thông báo Pháp hội bắt đầu làm việc, vì lý do đó còn được còn là Hành sự chung.
    Chuông là hiệu lệnh của chùa chiền trong Phật giáo. Trong “Bách trượng thanh quy – Pháp khí” có nói: “Chuông lớn cũng đóng vai trò ra hiệu lệnh. Được gõ vào sáng sớm, nó phá tan màn đêm, đánh thức người ta dậy. Chuông ngân vào lúc hoàng hôn sẽ biến đổi màn đêm, khai thông những thành phần tăm tối”. Bất kể là để triệu tập sư tăng lên điện, tụng kinh làm lễ, còn là thường ngày khi thức dậy, ngủ, ăn cơm đều dùng chuông để làm hiệu lệnh. Tiếng chuông sáng sớm thì trước nhặt sau khoan, cảnh tỉnh mọi người đêm dài đã qua, chớ có ngủ mãi, cần phải nắm chắc thời gian tu luyện. Còn tiếng chuông đêm thì trước khoan thai sau gấp gáp, nhắc nhở người tu luyện biết màn đêm đã tới, và xua tan những thành phần xấu xa. Một ngày làm việc và nghỉ ngơi trong chùa bắt đầu bằng tiếng chuông mà kết thúc cũng bằng tiếng chuông. Nói chuyện nghe giọng, chiêng trống nghe âm. Cùng một cái chuông, nhưng người đánh chuông có tâm thái khác nhau thì tiếng chuông sinh ra cũng khác hẳn nhau.


    Câu chuyện ngày xưa về 2 chú tiểu đánh chuông

    Có một chú tiểu có nhiệm vụ đánh chuông. Theo quy định của chùa, hàng ngày vào lúc sáng sớm và khi chiều tà thì phải đánh một hồi chuông. Khi mới bắt đầu công việc, thì chú tiểu đánh chuông cũng khá nghiêm túc. Nhưng nửa năm trôi qua, chú tiểu cảm thấy công việc đánh chuông thật là đơn điệu nhàm chán. Thế là, cậu bèn làm chỉ cốt cho xong chuyện. Một ngày, sư trụ trì ngôi chùa đột nhiên tuyên bố muốn đưa chú tiểu xuống hậu viện chẻ củi gánh nước, không để cho cậu đánh chuông nữa. Chú tiểu thấy lạ quá, bèn hỏi sư trụ trì: “Không biết có phải tại con đánh chuông không đúng giờ, không vang tiếng hay sao?”. Sư trụ trì bảo: “Con đánh chuông rất là vang, nhưng tiếng chuông rỗng tuếch, èo uột, bởi vì trong lòng con không hiểu được ý nghĩa của việc đánh chuông, cũng không có chú tâm làm việc ấy. Tiếng chuông không những là thước đo cho thời gian làm việc nghỉ ngơi trong chùa, mà quan trọng nhất ấy chính là thức tỉnh tâm mê muội của chúng sinh. Vì vậy, tiếng chuông chẳng những cần phải vang dội, mà còn cần phải mượt mà, hùng hậu, thâm trầm, lan xa. Người mà trong tâm không có chuông, có nghĩa là không trọng Phật. Nếu không thành kính, thì làm sao đảm đương chức vụ đánh chuông được?”. Chú tiểu nghe xong, đỏ mặt xấu hổ, rồi sau đó dốc sức tu luyện, cuối cùng trở thành một cao tăng nổi tiếng.
    Có một vị hòa thượng già một sớm mai nghe được một tràng chuông ngân, không khỏi chú tâm lắng tai nghe. Đến khi âm thanh dứt hẳn, ông không cầm lòng được bèn gọi người đến hỏi: “Sáng sớm hôm nay ai đánh chuông thế?”. Người ấy trả lời:“Đó là một hòa thượng mới xuất gia vừa đến đây”.
    Thế là lão hòa thượng hỏi tiểu hòa thượng mới tới: “Sớm hôm nay khi đánh chuông nội tâm con như thế nào vậy?”.
    Chú tiểu trả lời: “Thưa không có tâm tình nào cả, chỉ là đánh chuông thôi”.
    Lão hòa thượng hỏi: “Không phải vậy chứ? Trong lúc con đánh chuông, trong lòng nhất định có tâm tư. Bởi vì ta nghe tiếng chuông hôm nay vô cùng cao quý và vang dội. Đó là thanh âm mà người có thành tâm thành ý hướng Phật mới có thể đánh chuông xuất ra được”.
    Chú sa di suy nghĩ rồi nói: “Kỳ thực con không có nghĩ gì khác, chỉ là khi con chưa xuất gia, cha con thường xuyên nhắc nhở rằng: trong lúc đánh chuông thì phải nghĩ rằng chuông cũng chính là Phật, phải thành kính trai giới, kính trọng chuông như kính trọng Phật, cần dùng tâm như nhập định khi thiền định cùng với tâm thành kính lễ bái mà đánh chuông”.
    Lão hòa thượng nghe xong hết sức vừa ý, cứ nhắc nhở mãi: “Sau này xử lý chuyện gì, con nhất định đừng quên bảo trì một tâm thái giống như khi gõ chuông hôm nay nhé”.
    Kỳ thực đạo lý ấy không chỉ đúng với việc đánh chuông, mà làm bất kể chuyện gì, dùng hết tâm ý hướng vào đó cũng là điều vô cùng trọng yếu. Vị tiểu hòa thượng đầu tiên tại sao lại bị miễn chức đánh chuông? Bởi vì chú xem việc đánh chuông như là một công việc tầm thường chán ngắt, đánh chuông để mà đánh chuông, không xem việc đánh chuông như một việc tu luyện thần thánh, trong lòng không có thành kính, lại không có dụng tâm mà làm, không có tinh thần trách nhiệm trong việc làm, cho nên chú đánh chuông phát ra thanh âm rỗng tuếch. Chú tiểu thứ 2 có thể đánh chuông thật tốt, ấy là vì cậu hiểu được đạo lý “Kính chuông như Phật”, trong lòng tràn ngập thành kính đối với Phật, tự nhiên có dụng tâm, có trách nhiệm, có thành tâm thành ý trong lúc đánh chuông, cho nên hiệu quả tất nhiên là tốt. Ngạn ngữ có câu: “Có chí khí hay không, thì cứ xem cách nhóm lửa quét sân là rõ”, chỉ có dụng tâm làm tốt việc nhỏ thì mới có thể làm được việc lớn. Điều này cũng cho thấy Đạo lý rằng: chỉ có tâm niệm chân chính, thì việc làm mới có thể chân chính được.


    Cảm nghĩ hôm nay

    Trong các chùa thời cổ, các nhà sư xem tiếng chuông như hiệu lệnh, tự giác theo đúng giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi. Mọi người thống nhất dùng tiếng chuông làm thước đo thời gian, tuân thủ thống nhất về thời gian tu luyện, duy trì và bảo vệ truyền thống của nhà chùa và sự tôn nghiêm của Phật giáo. Tu luyện trong xã hội người thường ngày nay, đương nhiên không thể hàng ngày có tiếng “Thần chung mộ cổ” vọng về gọi chúng ta đi học Pháp, luyện công và Phát chính niệm. Chúng ta có lúc thật sự là vì bận công tác hoặc làm việc mà bỏ qua thời gian phát chính niệm đồng bộ toàn cầu, như thế làm sao có thể làm được đúng hạn, đúng giờ những việc chúng ta đáng ra phải làm cho tốt được đây? Rất nhiều đồng tu dùng đồng hồ báo thức, điện thoại di động để nhắc giờ, thế là có tác dụng rất tốt. Có đồng tu dùng điện thoại để báo giờ 24 lần một ngày, chỉ cần có điều kiện là buông bỏ tất cả mọi chuyện, tĩnh tâm phát chính niệm. Như thế bảo đảm phát chính niệm hiệu quả, cũng bảo trì được sự tinh tấn trong tu luyện, rất đáng cho chúng ta học tập.


    Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2007/8/25/161446.html
    Bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2007/9/25/89903.html
  4. 8866

    8866 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    39
    Văn hóa Thần truyền: Đi tìm đức Phật



    [MINH HUỆ 16-11-2009] Ngày xưa, có 500 người mù sống tại thủ đô Vaisali của đất nước Licchavi. Bởi vì họ không nhìn thấy gì, họ chẳng thể làm được một công việc nào cả. Họ ăn xin để sống qua ngày, còn người ta thì đối xử với họ rất tệ bạc.
    Khi ấy Thái tử Tất Đạt Đa đã trở thành Phật. 500 người mù ấy nghe được tin tốt lành rằng đức Phật đang ở cõi trần gian thì rất xúc động, bởi vì họ biết những ai được gặp đức Phật thì mọi khổ đau bệnh tật đều tiêu tan, và tất cả phiền não đều được hóa giải. Họ tụ tập lại và bàn bạc với nhau. Họ nói: “Chúng ta dù thế nào cũng phải đi gặp đức Phật! Chỉ cần chúng ta được gặp đức Phật, chúng ta sẽ có thể được trông thấy thế giới này!”.
    Một người thường hay dẫn đầu trong số những người mù ấy nói: “Đúng thế! Chúng ta nên đi gặp đức Phật thay vì ngồi đây chờ đức Phật tới gặp chúng ta, phải không?”.
    Mọi người trả lời đầy tuyệt vọng: “Làm sao chúng ta đến được với Ngài đây? Chúng ta thậm chí còn chẳng nhìn thấy đường đi nữa là!”.
    Người cầm đầu trả lời: “Nếu chúng ta thật sự muốn đi gặp đức Phật, chúng ta cần phải tìm một người nào đó dẫn đường. Chúng ta sẽ làm như thế này nhé. Chúng ta gắng hết sức đi ăn xin, mỗi người cố thu thập cho đủ 1 đồng tiền vàng. Đến khi đã thu thập được 500 đồng tiền vàng, chúng ta có thể thuê mướn ai đó dẫn đường cho chúng ta đi tìm đức Phật”.
    Thế là những người mù ấy tản đi khắp nơi ăn xin. Sau một thời gian khá dài chịu đựng nhiều đắng cay khổ sở, họ đã có đủ 500 đồng tiền vàng, và thuê được một người dẫn đường cho họ.
    Người dẫn đường đi trước, còn đám người mù nối đuôi nhau, người sau nắm quần áo người trước thành một hàng dài dằng dặc, rồng rắn kéo nhau đi trông rất ấn tượng.
    Họ hướng về Sravasti nơi đức Phật đang nghỉ chân tại đó. Trong suốt cuộc hành trình, họ phải hứng chịu đủ mọi khó khăn gian khổ, nhưng họ cảm thấy tâm hồn tràn ngập niềm tin sáng ngời, và cảm thấy chuyến đi trở nên đỡ gian nan hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trên con đường tiến về Magadha, họ phải lội qua một đầm lầy ở trong khe núi. Người dẫn đường thấy cuộc hành trình phía trước sẽ rất khó khăn bèn tìm cớ chuồn đi mất, đang tâm bỏ mặc những người mù ấy.
    Họ chờ mãi, chờ mãi, nhưng kẻ dẫn đường không bao giờ quay trở lại như lời hắn đã hứa. Họ cảm thấy rất sợ hãi và bảo nhau: “Thế là những nỗ lực của chúng ta uổng phí mất rồi. Tên vô lại ấy đã cướp hết số tiền của chúng ta và bỏ rơi chúng ta. Phải làm sao bây giờ?”.
    Mọi người đều hoang mang lo lắng, nhưng người cầm đầu đám người mù nghe thấy tiếng nước chảy ở phía trước. Anh biết rằng ấy chắc hẳn là cái đầm lầy mà họ cần phải lội qua, thế là anh bảo mọi người nắm tay nhau đi về phía ấy. Khi họ đang mò mẫm tiến về phía trước, bỗng họ nghe thấy tiếng một người giận dữ quát: “Thật là tồi tệ, các người mù cả rồi hay sao? Các người đã giẫm nát hoa màu mà tôi gieo trồng hết cả rồi!”.
    “Trời ơi! Chúng tôi thật lòng xin lỗi. Chúng tôi thật sự là bị mù. Nếu chúng tôi nhìn thấy được, chúng tôi đã không phạm phải lỗi lầm như thế rồi. Chúng tôi van xin Ngài, hỡi người tốt bụng, hãy giúp đỡ chúng tôi bằng trái tim nhân từ của Ngài và hãy chỉ cho chúng tôi đường đến Sravasti! Một kẻ lưu manh đã lấy hết tiền của chúng tôi rồi, nên chúng tôi chỉ có thể đền đáp lại lòng tốt của Ngài trong tương lai mà thôi. Chúng tôi sẽ giữ đúng lời hứa của mình!”.
    Người chủ ruộng cảm thấy những người mù ấy thật đáng thương. Ông thở dài và nói với họ: “Thôi hãy quên chuyện này đi vậy! Lại đây, tôi sẽ tìm cho các vị một người dẫn đường đến Sravasti”.
    Những người mù vô cùng vui mừng và biết ơn người chủ ruộng. “May mắn thay, chúng tôi đã được gặp ông, một người thật là tốt bụng!”.
    Thế là người chủ ruộng đi tìm một người dẫn họ đi đến Sravasti. Khi họ đến nơi, họ rất hạnh phúc. Nhưng không may, người trụ trì của ngôi chùa ấy bảo họ: “Các bạn đến trễ quá. Đức Phật đã đi đến Magadha rồi”.
    Những người mù rất thất vọng, nhưng họ vẫn tìm đường trở lại Magadha. Họ đã phải chịu đựng rất nhiều khổ sở dọc đường, nhưng khi đến Magadha họ mới biết là đức Phật đã trở lại Sravasti rồi.
    Mặc dù đã kiệt sức, họ vẫn tin tưởng vững chắc rằng cuối cùng thế nào rồi họ cũng sẽ gặp được đức Phật, thế là một lần nữa họ lại hướng về Sravasti. Họ đã quyết tâm sẽ không ngừng nghỉ chừng nào họ còn chưa được gặp đức Phật. Đáng buồn thay, họ một lần nữa lại không gặp được đức Phật ở Sravasti.
    “Đức Phật đã lại tới Magadha rồi”. Vị sư trụ trì ngôi chùa nói với họ bằng một giọng nói đầy thông cảm. Những người mù buộc phải trở lại Magadha lần thứ 2.
    Sau khi họ đi qua đi về giữa 2 thành phố ấy đến lần thứ 7, đức Phật thấy rằng Thiện tâm của họ đã đạt được tiêu chuẩn, thế là Ngài bèn đợi họ ở tịnh xá của Ngài tại Sravasti.
    Những người mù cảm nhận được ánh sáng ấm áp trong ánh hào quang nhân từ mà Đức Phật tỏa ra. Cuối cùng, họ đã gặp được đức Phật mà họ mong mỏi trông chờ bấy lâu nay.
    500 người mù quỳ mọp xuống dưới chân đức Phật và bày tỏ lòng biết ơn vô bờ của họ. “Đức Phật, Ngài cứu độ tất cả sinh linh, những ai đang phải chịu khổ đau. Cầu xin Ngài hãy cho chúng con sáng mắt để chúng con được chiêm ngưỡng Ngài, một đức Phật tỏa ánh quang minh như ánh sáng của Thiên Đàng”.
    Thấy họ chân thành như vậy, đức Phật nói với họ: “Các con thành kính như thế, và đã trải qua một chặng đường dài đầy chông gai với một niềm tin kiên định. Ta sẽ ban cho các con ánh sáng”. Thế là 500 người mù ngay lập tức sáng mắt trở lại. Họ quỳ trên mặt đất cảm ơn và nói: “Xin cảm ơn Ngài, hỡi đức Phật từ bi vô lượng! Xin Ngài hãy thu nhận chúng con làm đồ đệ, chúng con muốn đi theo và phụng sự Ngài mãi mãi”.
    Đức Phật nói: “Được rồi, các đồ đệ của ta!”.
    Họ đã trở thành các đồ đệ của đức Phật và tu luyện rất tinh tấn. Cuối cùng, họ đều đạt được quả vị A-la-hán.
    Những người mù ấy đã từng phải sống trong bóng tối mịt mùng, nhưng con tim của họ tràn đầy ánh sáng. Tâm cầu Đạo của họ chói lọi như ánh vàng kim rực rỡ. Trong suốt cuộc hành trình đi tìm đức Phật, họ đã không đánh mất niềm tin mãnh liệt của mình vào Phật Pháp, bất kể bao nhiêu khó khăn gian khổ mà họ đã phải gánh chịu.
    Có một số người cứ mãi nghĩ rằng: “Tôi không tin chuyện tu luyện. Chỉ sau khi chính mắt tôi nhìn thấy thì tôi mới tin”. Những người như thế sẽ không bao giờ thấy nổi sự thật, bởi vì nếu trái tim của họ không thể nhận ra Chân Lý trước tiên, thì cặp mắt kia có tác dụng gì đâu.
    Một số người không thể hiểu được vì sao những người tu luyện lại tin theo Phật Pháp. Họ mãi cho rằng những người tu luyện thật là ngốc nghếch, bởi vì người tu luyện không thể trông thấy những quyền lợi vật chất tầm thường đặt ngay trước mắt mình. Đúng vậy. Ở phương diện này, người tu luyện chẳng khác nào những người mù ấy, không nhìn thấy được những cảnh đẹp xung quanh.
    Một số người lại nghĩ việc tu luyện quá huyền bí và cho rằng ấy không phải là một việc mà người bình thường có thể làm được. Thực ra, tu luyện chẳng phải là một điều gì huyền hoặc cả. Chỉ cần bạn có một tâm hồn trong sáng, rồi một ngày nào đó bạn sẽ gặt hái được thành công.
    Bản tiếng Hán: http://minghui.ca/mh/articles/2009/11/16/212615.html
    Bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2010/2/5/114434.html
  5. 8866

    8866 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    39
    Văn hóa Thần truyền: Hàm nghĩa văn hóa sâu sắc của âm nhạc cổ truyền Trung Quốc



    Bài của Tiêu Ngọc
    [MINH HUỆ 24-2-2010] Âm nhạc dân tộc Trung Quốc có truyền thống lịch sử đã lâu đời. Trong lịch sử Trung Quốc từng có những thời đại mà văn hóa âm nhạc phát triển phồn vinh thịnh vượng. Âm nhạc dân tộc Trung Quốc là bộ phận trọng yếu trong văn hóa truyền thống, phản ánh tinh thần tu thân dưỡng tính, thể hiện ý chí, đạo đức, văn hóa và khát vọng của dân tộc Trung Hoa.
    Văn hóa âm nhạc dân tộc Trung Quốc đã bắt rễ thật sâu vào miền đất văn hóa truyền thống Trung Quốc. Truyền thống văn hóa đặc sắc ấy đã tạo nên một nền âm nhạc dân tộc đặc sắc.
    Âm nhạc truyền thống cùng với thư pháp, hội họa, thơ ca cùng nhau cấu thành nét văn hóa đặc trưng của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Trong đó quan trọng nhất là Cầm Kỳ Thi Họa. Âm nhạc mà những cây đàn cổ thể hiện chính là cảnh giới và tư tưởng siêu phàm thoát tục, thiên nhân hợp nhất. Nội hàm văn hóa “Thanh, u, đạm, viễn” (Thanh tao, trầm tĩnh, đạm bạc, cao xa), thứ âm nhạc ấy phù hợp tối đa với tư tưởng “Trung hòa” trong văn hóa truyền thống, trở thành phương pháp tốt nhất để cho người xưa tu thân dưỡng tính và hoàn thiện nhân cách của bản thân.
    Âm nhạc chẳng những có tác dụng lột tả nhân cách, mà còn mang theo ý chí an bang tế thế. Trong sách “Lã thị Xuân Thu – Thích âm” có nói rằng: “Phàm âm nhạc thông hồ chính nhi di phong bình tục giả dã”. (Tạm dịch: “Âm nhạc hài hòa mang đến sự hòa hợp, giúp xã hội ổn định và trật tự”). Trong sách “Lễ ký – Nhạc ký” có nói: “Dùng Lễ nghi và Âm nhạc làm cho thiên hạ thái bình”. Chế độ “Lễ nhạc” có tác dụng củng cố và phát triển xã hội thời cổ đại. Nhà Nho là những người khởi xướng ra “Lễ nhạc” đầu tiên. “Nhạc giả thiên địa chi hòa dã, Lễ giả thiên địa chi tự dã”. (Tạm dịch: “Người sáng tác âm nhạc phản ánh sự hài hòa của trời đất, người chế tác Lễ nghi phản ánh trật tự của trời đất”). Nhạc ở đây là nói về nhã nhạc cung đình, công dụng của nó là phụ trợ cho “Lễ”, hình thức âm nhạc cảm động lòng người kết hợp cùng với Lễ nghi, tạo ra sức mạnh to lớn ngưng tụ và xuyên thấu lòng người. Khổng Tử cực kỳ coi trọng nội dung và hình thức của âm nhạc. Ông tán dương thể loại nghệ thuật ca vũ nhạc cổ đại có tên là “Thiều” mang nội dung ca ngợi Vua Thuấn nhân đức, đã đạt tới mức độ hoàn thiện ngang bằng với tác phẩm “Cửu biện” nổi tiếng của Tống Ngọc. Trong sách “Luận ngữ – Thuật nhi” có viết: “Khổng Tử ở tại nước Tề nghe nhạc “Thiều”, say mê đến độ suốt ba tháng không màng đến chuyện ăn thịt”. Khổng Tử đánh giá nhạc Thiều là hoàn hảo tột cùng. Ông cũng hết lời tán dương nghệ thuật âm nhạc và ca múa có tên là “Đại Vũ” của vương triều nhà Chu. Tuy vậy, có một tình tiết trong Đại Vũ mô tả thành tựu cuộc chiến của Chu Vũ Vương phạt Trụ diệt nhà Thương bị ông phê bình là: “Đại Vũ cực Mỹ rồi nhưng chưa cực Thiện”.
    Câu “Núi cao nước chảy gặp tri âm” mà tại Trung Quốc nhà nhà đều biết, chính là nói về câu chuyện xưa Bá Nha – Tử Kỳ, trong sách “Lã thị Xuân Thu” và “Liệt tử”.
    Du Bá Nha giỏi đánh đàn cổ Cầm, còn Chung Tử Kỳ giỏi lắng nghe. Có một lần, trong lúc Bá Nha đang ý niệm miêu tả ngọn núi cao lớn nguy nga mà gảy đàn, Tử Kỳ liền hồi đáp: “Thiện tai, núi cao cao quá”. Còn khi ý niệm miêu tả dòng nước chảy, Chung Tử Kỳ liền cảm khái nói: “Thiện tai, dào dạt mênh mông tựa như sông lớn”. Bất kể Bá Nha đánh đàn hàm ý như thế nào, Tử Kỳ đều có thể tâm lĩnh thần hội. Bá Nha đi du ngoạn núi Thái Sơn gặp trận mưa to, đành phải trú mưa ở trên một vách núi cao dựng đứng. Bá Nha cảm thấy buồn, bèn gảy đàn để giải tỏa tâm tình. Tiếng đàn lúc ban đầu thể hiện tiếng mưa rơi lâu mãi không ngừng, về sau biểu hiện tiếng vọng vang dội của núi băng. Mỗi khúc nhạc tấu lên, Tử Kỳ đều có thể nói rõ từng tiếng lòng của Bá Nha, làm Bá Nha vô cùng cảm động.
    Sau này Chung Tử Kỳ bị bệnh rồi mất, Du Bá Nha vô cùng đau đớn. Trên đời không còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của ông như thế nữa. Thế là Bá Nha đập vỡ cây đàn, suốt đời không bao giờ gảy đàn nữa. Thành ngữ “Núi cao nước chảy”, “Bá Nha tuyệt cầm”, “Bá Nha chi thán” … đều là xuất phát từ điển cố này. Đời sau có câu cảm thán: “Vạn lượng vàng ròng còn dễ kiếm, một kẻ tri âm cực khó tìm”.
    Âm nhạc dân tộc là chiếc gương soi phản chiếu văn hóa truyền thống Trung Quốc. Nó phản chiếu cả lịch sử lâu dài của dân tộc Trung Hoa lẫn nội hàm bác đại tinh thâm của nền văn hóa Thần truyền ấy.
    Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/24/218763.html
    Bản tiếng Anh: http://www.clearwisdom.net/html/articles/2010/3/20/115464.html
  6. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Bác 8866 đã chia sẻ cùng chúng ta những câu chuyện rất hay, rất ý nghĩa. Các câu truyện trong các điển tích đưa ra có thể mang một ý nghĩa riêng nào đó của tác giả nhưng với người đọc chúng ta cũng cần có cái nhìn của bản thân mình sao cho có ích cho nhận thức và thực hành trong cuộc sống. Câu chuyện về Bá Nha, Tử Kỳ đã được rất nhiều người đọc và hầu hết đều tâm đắc với nhau một điều là: "Vạn lượng vàng ròng còn dễ kiếm, một kẻ tri âm cực khó tìm". Hầu hết chúng ta đều dùng câu đó để than vãn trong cuộc sống này mà đã có ai tự hỏi mình rằng: "Mình đã là người tri âm của người khác hay chưa?"
  7. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    @ Shifu2010: Nay Em uống rượu nhiều từ sáng đến trưa lẩn thẩn thặng Bác bài thơ vậy.:pGiọt rượu rơi.Giọt sầu rơi.Này giọt rượu buồn.Này giọt rượu đắng.Này giọt rượu cay.Này giọt rượu đời.Say......................
  8. topup68

    topup68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    73


    hay. Thank
  9. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    @Trovecatbui:

    ...
    Đôi khi một linh hồn học yêu thương bằng cách trở thành điều mà nó khinh bỉ nhất.
    Có những linh hồn sẽ chọn lựa một kiếp sống đầy khó khăn nhằm tăng tốc cho tiến trình tâm linh của nó; hay như một hành động của tình thương nhằm giúp đỡ, dẫn lối và nuôi dưỡng những người đang phải trải qua một kiếp sống khó khăn như vậy. Một kiếp sống khổ cực không phải là sự trừng phạt, mà là một cơ may. Chúng ta phải trải nghiệm tất cả. Nghiệp chướng là công lý duy nhất. Nghiệp chướng mang hàm ý học tập chứ không phải trừng phạt.
    ...

    (Thông điệp của các bậc chân sư)
  10. kipsailam68

    kipsailam68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    1.264
    Mọi người ở đây là đệ tử Phật gia ? Vậy mọi người có tin vào Phật ko ? Có tin vào kiếp này , kiếp trước - luân hồi chuyển thế , hay thần tiên , thiên đường và địa ngục ko ? Nếu chúng ta tin có người ngoài hành tinh thì tại sao ko nghĩ thần tiên chính là người ngoài hành tinh mà chúng ta luôn muốn biết đến ? Chúng ta đi lễ chùa là để cầu xin hay là để học theo Phật ? [-([-([-([-([-([-(

    Cá nhân tôi đã từng ko tin vào những chuyện có vẻ như viển vông , ko tưởng ấy . Nhưng dần dần mọi thứ khiến tôi ko thể ko tin cho đc ; nào là căn nguyên , duyên phận , tìm người thân , mộ thông qua ngoại cảm , vòng bát quái thập nhị giáp ... Có người thuộc căn cô đồng , gặp lúc lễ hội là có thể múa đồng rất dẻo (cả nam lẫn nữ) , phi tiền như giấy nhưng được lộc lại gấp nhiều lần chỗ phi ấy ; số khác là căn ông Hoàng 7 cờ bạc giỏi ; số ít khác là căn cơ của Phật Từ (mà tôi là 1 trong số ấy) với chuyện đời trải qua nhiều sóng gió (như tôi đã chết đi sống lại nhiều lần ; đến h chỉ chưa gặp vụ : thuốc độc , điện giật (hoặc sét đánh) , truy sát , tự sát , hoả hoạn ) . ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^

    Có khoa học nào giải thích cho những điều vô thường duy tâm ấy ko ????!!!! :-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??

Chia sẻ trang này