1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

3365 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 05:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 56218 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Gặp bất kỳ ai thì cũng nên bố thí, vì cuộc sống này hầu hết chúng ta đều là kẻ nghèo đói cả. Người nghèo đói về vật chất, người nghèo đói về tình cảm, tri thức,... Tuy nhiên việc bố thí lại hoàn toàn không dễ dàng.... Rất ít người có khả năng làm việc đó. Nếu có người ăn xin giả thì cũng có rất nhiều người bố thí giả đó bác à.
  2. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Em chỉ nói về bố thí thôi.

    Theo đạo Phật là phát tâm từ .Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy: "Thi ân, bố thí bất trụ tướng, phước đức bất khả tư lượng". Nghĩa là chúng ta làm ơn bố thí, nhưng không chấp mình là người ban ơn làm phúc, không thấy có người thọ nhận việc phúc mình làm, Không nhớ mình làm phúc giúp đỡ điều gì, không tính mình giúp đỡ bao nhiêu người. Được như vậy, chúng ta sẽ ăn ngon ngủ yên, tâm trí không bất an vì những chuyện phúc đã làm, vì gặp những người vô ơn, không tiếc nuối những vật đã đem cho, không ân hận đã giúp đỡ lầm người.

    Làm ơn có nghĩa là làm phúc, tạo phúc bòn phúc, cứu đời giúp người, khi cần thiết, lúc hoạn nạn, chỉ vì lòng tốt, vì tâm lượng từ bi, vì muốn chuyển hóa tâm tính của chính mình, thì như vậy mới có thể làm ơn được lâu dài, giúp được nhiều người, nhiều lần và phúc báu vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn. Sách có câu: "Thi ân bất cầu báo đáp", chính là nghĩa đó vậy. Hàng phục được tâm ý, chuyển hóa được tính tình như vậy, chúng ta mới có thể phát nguyện độ tất cả chúng sinh, mà không thấy có chúng sinh nào được độ. Cho nên

    Đức Phật dạy hãy coi thi ân như đôi dép bỏ, làm ơn làm phúc xong rồi thì quên ngay đi, bỏ qua liền, đừng ghi nhớ trong tâm thức cho thêm phần nặng nề.
    @}


    P/S : Còn về chuyện Bác nêu ra Em ko bàn thêm.
  3. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Ngày nay người mua công đức thì nhiều mà người làm bố thí hỏi có mấy ai?
  4. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Tệ cái điều này đúng.=((
    Người giàu, có người rửa tiền, có người nhận tiền, có người đầu cơ đất, đầu cơ vàng, lũng đoạn thị trường CK, gián tiếp giết người vì những thủ đoạn đó ( thành công của ng này là thất bại của người kia, người này kiếm dc 1 tỷ, người kia mất một tỷ) , và người ta sống trong sợ hãi, để giải quyết, người ta rải tiền bố thí (vứt ra đường vài chục triệu cho người khác nhặt gánh thay han), hay gặp thầy ngoại cảm làm lễ vài trăm triệu....
    Tệ cái nữa Em chỉ thấy họ tiến chứ ko lùi.=((

  5. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Cái đó gọi là đầu tư công đức bác Bụi à. Còn việc tiến hay lùi thì có thể nhìn nhận thế này: Thứ nhất là những thành quả hiện tại của họ có được là do nhân họ đã gieo trong quá khứ và những nhân họ đã và đang gieo ngày hôm nay thì chưa thấy được kết quả đâu. Thứ hai là việc tiến hay lùi chỉ có thể xét ở một phương diện nào đó mà thôi. Một đời sống đạt được sự cân bằng ở mọi phương diện mới thực sự đáng quý đó bác.
  6. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay nói chuyện đời vậy. Em nghĩ rằng ( Lại nghĩ : Chán).Trước hết mình cứ sống trung thực với bản thân mình đã. Đơn giản là sống sao cho mình ít phải nói xin lỗi với chính bản thân mình. Đánh giá rất cao câu " Một đời sống đạt được sự cân bằng ở mọi phương diện mới thực sự đáng quý" Cảm ơn Bác@}
  7. 8866

    8866 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    39
    Lại có đôi lời về chuyện bố thí: Không phải tiền cứ cho người khác đã là tốt. Ở một phương diện, đúng là đã xả bỏ cái tâm cầu lợi, nhưng nó có đúng là một hành động giúp đời không lại là chuyện khác. Chẳng hạn các bác cho tiền bọn Sư giả như thế này, không khéo lại là tạo nghiệp, giúp cái tệ nạn đó tiếp tục tồn tại:

    http://vietnamnet.vn/psks/2008/08/797520/

    Kỳ 3: Phục bắt sư giả

    Cập nhật lúc 07:37, Thứ Năm, 07/08/2008 (GMT+7),Ngay sau loạt phóng sự “Vạch mặt sư giả”, ******* phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức - TPHCM đã kết hợp với phóng viên phục bắt những kẻ lừa tiền bằng chiêu thức “khất thực”. 5 giờ ngày 30-7. Tôi cùng trung úy Đặng Minh Tuấn và dân phòng viên Cao Văn Phong, đều mặc thường phục, bắt đầu bước nhanh ra khỏi trụ sở ******* phường Hiệp Bình Chánh. Cách đó hơn 300 m, tại một trạm xe buýt, những nhà sư giả đầu đội mũ rộng vành, tay cầm bọc đồ lớn ngồi tụ lại, mắt ngóng xe vào TP.

    Bị “tóm” lúc tinh mơ

    5 giờ 10 phút, chúng tôi đi thành hàng dọc, tiến sát đến chỗ nhóm sư giả đang ngồi chờ xe. Các “sư” vẫn tỉnh bơ. “Ngồi im!”, trung úy Đặng Minh Tuấn hô lớn. Hai tay anh ghì vai, giữ bịch đồ của một người đàn bà. Bà ta gồng lên làm chiếc mũ đang đội bị lệch qua một bên lộ nửa chiếc đầu trọc. Cùng lúc, anh Cao Văn Phong giữ chặt tay một sư giả khác. Sư giả cùng tang vật ở trụ sở ******* phường Hiệp Bình Chánh quận Thủ Đức - TPHCM. Ảnh: N.PhúBị tấn công đột xuất, nhóm sư giả nháo nhác. Vài người vội vã chạy trốn. Anh ******* và dân phòng “tóm” hai “sư” cùng một người đàn ông liên quan đưa về trụ sở ******* phường Hiệp Bình Chánh. 5 giờ 30 phút, trung úy Đặng Minh Tuấn tiếp tục chở tôi vào thẳng nhà của hai sư giả khác ở hẻm 87, đường 16, khu phố 3. Trung úy Tuấn gõ cửa. Một “sư” thò đầu ra, trên người đang mặc bộ đồ nhà chùa nâu chuẩn bị đi “hành nghề”. Trung úy Tuấn nghiêm giọng: “Yêu cầu bà theo chúng tôi về trụ sở”. Bà ta hốt hoảng, đứng đơ người. Người con trai bà ta chừng 30 tuổi đang ở trong phòng nhìn ra cũng tím mặt lo sợ. Chuông điện thoại di động của anh ta reo lên. Điện thoại đang ở chế độ bật loa ngoài nên chúng tôi nghe rõ giọng của chị gái anh, cũng là người hành nghề “khất thực”: “Em ơi, tụi chị vừa ra đón xe buýt thì thấy ******* đến bắt. Chị trốn được. Em nói mẹ đừng ra nhé”. Anh ta rầu rĩ: “Ra gì mà ra nữa, ******* đang ở nhà mình...”. .

    Quyết tâm giải tỏa xóm sư giả

    Tại trụ sở *******, 3 sư giả bị bắt lần lượt được lấy lời khai. Người trẻ nhất là Nguyễn Thị Vân, 27 tuổi, quê Thanh Hóa. Người già nhất tên Nguyễn Thị Diễm Hương, 56 tuổi, quê Thừa Thiên - Huế. Người thứ ba có hộ khẩu TPHCM, tên Trần Thị Ngọc Hoa, 52 tuổi, ở khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh. Khi ******* yêu cầu các sư mở túi hành nghề, lần lượt bình bát, áo nhà chùa màu vàng, điện thoại di động đời mới cùng những chiếc ví tiền căng phồng hiện ra. Theo lời khai của “sư” Trần Thị Ngọc Hoa, các “sư” khác mà Báo NLĐ từng phản ảnh như ông Tư, “thầy” Huề, Hùng Đại Dương... đều là láng giềng, “đồng nghiệp” của họ. Tóm sư giả ngay trạm xe buýt ở phường Hiệp Bình Chánh. Ảnh: N. PhúĐặc biệt, Hùng Đại Dương là người cầm đầu một nhóm sư giả gồm 8 đối tượng tuổi từ 20-40. Nhóm này khét tiếng trong xóm sư giả về “thành tích” bia ôm, cờ bạc. Thượng úy Hoàng Tuấn Hải, Phó trưởng ******* phường Hiệp Bình Chánh, khẳng định những đối tượng giả dạng nhà sư đang lẩn trốn tại phường sẽ lần lượt bị tóm. Hướng xử lý những đối tượng có hộ khẩu tại địa phương là sẽ cho viết cam kết không tái phạm, đồng thời đưa ra kiểm điểm trước dân. Những đối tượng khác, nếu có thể sẽ được chuyển vào trung tâm bảo trợ xã hội.

    Khất thực ở TP.HCM là hoàn toàn giả mạo

    Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó Ban Thường trực Thành hội Phật giáo TP.HCM, cho biết: Từ năm 1981, đã nêu rõ nếu sư nào muốn khất thực phải có giấy giới thiệu của ban trị sự Phật giáo tỉnh, TP. Riêng ở TPHCM, đến nay chưa có sư nào xin giấy phép đi khất thực. Hơn nữa, khất thực chỉ xin thực phẩm chứ không nhận tiền. Vì vậy tình trạng khất thực như hiện nay là hoàn toàn giả mạo. Những người đi khất thực dứt khoát không phải là nhà sư thật. Nếu toàn bộ người dân đều biết và cảnh giác thì hiện tượng sư giả sẽ chấm dứt. Bà Võ Thị Hằng, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, khẳng định: “Phường sẽ quyết tâm giải tỏa xóm sư giả. Nhưng để triệt phá tận gốc nạn giả dạng nhà sư này, rất cần sự hợp tác của người dân địa phương”. Giấy giới thiệu giả một ni cô mang từ An Giang lên TP.HCM

    An Giang: Sư giả cũng phổ biến

    Chiều 30-7, ******* phường Hiệp Bình Chánh cung cấp cho phóng viên giấy giới thiệu của một người mặc đồ ni cô tự nhận tên là Nguyễn Thị Tâm, đến TPHCM để quyên góp tiền cho chùa Từ Quang ở huyện Chợ Mới - An Giang. Giấy giới thiệu có dán ảnh chân dung của bà Tâm và đóng dấu, chữ ký của “chủ trì chùa Từ Quang: Ni sư Như Hiếu”. Tuy nhiên, thượng tọa Thích Thiện Thống, Phó Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo An Giang, khẳng định ở tỉnh này có chùa Từ Quang nhưng không có trụ trì nào tên Như Hiếu. Chùa này cũng không có ai tên Nguyễn Thị Tâm và cũng không cho đi quyên góp. Thượng tọa Thích Thiện Thống cho biết tại An Giang mỗi năm cũng bắt được vài chục người giả dạng nhà sư đi quyên góp, khất thực. “Cái khó hiện nay là chưa có chế tài cụ thể để răn đe những đối tượng này. Cách xử lý cũng dừng lại ở việc tịch thu đồ nhà chùa, cho viết cam kết không tái phạm. Do vậy, cần có chế tài phạt thật cụ thể để ******* có cơ sở giải quyết hiện tượng nhức nhối này” - thượng tọa nói.


    http://www.google.com.vn/imglanding...isch:1&start=15#tbnid=nCGvv3IMYRshiM&start=19
  8. 8866

    8866 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    39
    Những mẫu chuyện trong Phật giáo: Chỉ nhận bố thí của người nghèo

    Tháng20, 2006 04:52

    [ChánhKiến] Khi Phật Thích Cacòn sống, ngài dạy đệ tử đi khất thực mỗi ngày. Theo lời chỉ dẫn các đệ tử phải đi đến từng nhà một không cần biết gia chủ có bố thí hay không.

    Đức Phật có nhiều đệ tử. Subhuti và Dajiaye là hai người trong đám đệ tử. Hai người có quan điểm khác nhau khi xin đồ ăn của người ta. Dajiaye chỉ xin bố thí từ những người nghèo trong khi đó Subhuti thì chỉ xin bố thí của những người giàu có. Dajiaye tin rằng những người nghèo cần giúp đỡ để được cứu độ từ trong những kiếp sốngđau khổ và được đến bờ cứu rỗi, và xin đồ ăn của họ thì họ được tích đức. Riêng Subhuti thì tin rằng người nghèo đời sống khó khăn và sẽ thêm gánh nặng cho họ khi các nhà sư xin bớt phần ăn của họ, nhưng người giàu việc bố thí cho các nhà sư thì dễ dàng.

    Nói về Dajiaye. Một hôm đến thành phố Wangshe gặp một lão bà rất nghèo. Bà không nhà cửa, không có thân nhân và con cái. Bà đi lang thang trên các đường phố lúc ban ngày và ban đêm thì ngủ ở góc hẻm nhỏ. Bà mặc vải rách làm bằnglá tre. Một ngày kia bà bị bệnh không ngồi dậy được. Bà đang chờ chết. Chỗ bà nằm có nhiều mảnh ngói bể. Một người đầy tớ của nhà giàu cảm thấy thương xót bà nên đổ nước vo gạo trên miếng gói bể. Lảo bà sẽ uống nước đó khi bà khát hay đói.

    Dajaiye đến thăm bà khi biết bà như vậy. Chưa có người nào đến thăm từ khi bà mắc bệnh. Khi Dajiaye xuất hiện trước mặt bà, bà cố ngồi dậy và nhìn thấy nhà sư trang nghiêm đang đến xin thức ăn.

    Bà liền hỏi: “Ông nghèo hơn tôi sao? Tôi rất yếu, vì tôi không có thức ăn trong bụng và không có vải để che thân tôi. Tôi đang sống trong cát bụi và đang chờ chết. Không có một người nào trên thế gian nầy có thể nghèo hơn tôi. Ông là người có thể trợ giúp tôi, tại sao lại xin tôi thức ăn?”

    Dajiaye ôn tồn nói với bà: “Đức Phật là đấng tôn kính và từ bi nhất trên thế gian nầy. Những ai sống trong sự dạy dỗ nhân từ của Ngài là những người hạnh phúc nhất trên thế gian nầy. Lý do mà ngày hôm nay tôi xin thức ăn của bà là để giúp bà. Tôi nghĩ đến giúp bà về tài chánh, nhưng sau đó nó sẽ làm cho bà nghèo hơn nữa. Nếu bà cho tôi cái gì bà sẽ tích đức, bà sẽ tái sanh vào gia đình giàu có hoặc được lên thiên đàng để hưởng hạnh phúc lâu dài hơn.

    ”Lảo bà xúc động vì lời nói của Dajiaye. Nhưng bà không thể tìm được cả một món đồ nhỏ để cho Dajiaye. Bà buồn bả nức nở nói, “Tôi nhớ lời ân cần dạy dỗ của ông, nhưng tôi không có thức ăn hay quần áo để cho ông.

    ”Dajiaye nói: “ Người nghèo nhất là những người giàu có mà không muốn cho.

    ”Khi nghe lời dạy, lảo bà trở nên sung sướng và rất hy vọng. Hai tay bà nâng lên những miếng ngói bể có nước vo gạo cho Dajiaye. Dajiaye kính cẩn tiếp nhận và uống nước trước mặt bà. Sau đó không lâu bà lảo chết và được lên thiên đàng. Bà trở thành tiên nữ vì hành động đạo đức cho nhà sư nước vo gạo. Khi bà nghĩ bến lòng nhân từ của Dajiaye, bà luôn đến thế giới loài người để truyền bá sự ban ơn của bề trên và đức hạnh của Dajiaye. http://www.pureinsight.org/pi/index...zhengjian.org/zj/articles/2006/7/3/38376.html
  9. 8866

    8866 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    39
    Những mẫu chuyện trong Phật giáo: Vì nhận bố thí của người giàu có.

    Tháng 8, 20 200604:49

    [ChánhKiến] Học trò của đức Phật là Subhuti chỉ đi xin bố thí của những người giàu. Ông ta không bao giờ đếnvới người nghèo vì ông biết rằng họ đã có đời sống gian khổ và rất khó khăn cho họbố thí. Khi các học trò của đức Phật rời am để đi khất thực thì Subhuti chỉ đi một mình. Không cần biết ông phải đi bao xa và đói bụng baonhiêu, ông không bao giờ đến xin của bố thí từ người nghèo.

    Ngày nọ, một bạn sư hỏi ông: “Subhuti tôn kính, ông đi tìm của bố thí của người giàu ở nơi xa xăm mà khi đó lại quên người nghèo ở gần nơi đây. Ông có nhìn người nghèo thấp hay không?

    ”Subhuti trả lời: “ Vâng, tôi không xin của bố thí từ người nghèo vì tôi biết họ sống gian khổ họ không thể giúp đỡ lấy họ. Đôi khi họ ước muốn cho chúng ta thức ăn, nhưng họ không thể làm được. Mặc dầu họ có một ít thức ăn thừa, tôi miễn cưỡng phải tăng gánh nặng cho họ. Nhưng rất dễ dàng đối với người giàu có cho tôi thức ăn.

    Nhà sư cười Subhuti: “Ông có bị ràng buộc vào thức ăn ngon của người giàu?

    ”Subhuti ân cần giải thích với nhà sư, “Tôi đã không thành nhà sư nếu tôi chú trọng đến thức ăn ngon.

    ”Một ngày nọ, Subhuti hỏi người bạn học trò đức Phật, Dajaye, “Quan điểm khất thực của ông khác với tôi. Xin tha lỗi sự kém lịch sự của tôi nếu tôi hỏi ông lý do tại sao ông chỉ đến khất thực với người nghèo?”Dajaye giải thích: “Subhuti tôn kính, chúng ta là nhà sư và được ngườitrợ giúp thức ăn. Người mà cung cấp thức ăn cho chúng ta có thể tích tụ may mắn và trí tuệ. Tôi xin thức ăn của người nghèo là cho họ sự tưởng thưởngvận may mắn trong tương lai. Những sự tưởng thưởng sẽ làm cho người nghèo thoát khỏi nghèo khó trong những kiếp tới. Nhưng mà những người giàu có họ đã có vận may mắn. Xin thức ăn của họ và cho họ vận may trong tương lai thì giống như có thêm một cánh hoa trong bó hoa. ”

    Sau khi nghe Dajayenói Subhuti gật đầu và dẫn giải, “Chúng ta có sự hiểu biết khác nhau. Mọi người chỉ phải đi theo sự hiểu biết riêng của mình về lời dạy của đức Phật. ”

    Trên thật tế, đức Phật nói rằng “phương pháp thành thật để xin bố thí không phân biệt người giàu hay nghèo, dơ hay sạch. Đến với phong cách long trọng và nghiêm túc. Viếng từng nhà một không bỏ sót nhà nào hết.

    ”Thật ra, không biết một người giàu hay nghèo, khi mà người ấy đến thế giới loài người, họ đang chịu đau khổ đắng cay của chính riêng họ. Chỉ có tuluyện Phật Pháp mới cứu độ người ta trong sự cay đắng.

    http://www.pureinsight.org/pi/index...zhengjian.org/zj/articles/2006/7/7/38431.html
  10. niubi

    niubi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    0
    "Một cuộc sống đạt được sự cân bằng về mọi phương diện mới thật sự đáng quí. "

    Vâng, một phát biểu rất hay.
    Thấy bác sufi lấy avatar là Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh tôi lại nhớ đến Tiếu ngạo giang hồ. Trong tiểu thuyết của Kim Dung tôi rất thích bộ "Tiếu ngạo giang hồ", và thấy là tư tưởng Phật giáo trong tiểu thuyết này rất nhiều. Cuối tuần xì pam chút, có bác nào thích TNGH giống tôi không?

Chia sẻ trang này