1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

3197 người đang online, trong đó có 116 thành viên. 06:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 56219 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    [r2)][r2)][r2)]
  2. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Để có thể thực hành được hạnh bố thí thì điều cốt yếu là chúng ta phải có đủ ít nhất 3 điều kiện: có đủ trí tuệ, có đủ từ bi và có thứ mà chúng ta sẽ bố thí cho người khác. Một trái tim từ bi giúp ta rung động trước sự thiếu thốn của tha nhân và nó là xuất phát điểm cho chúng ta có thể bố thí cho những người nghèo khó. Một trí tuệ sáng suốt giúp chúng ta thấy được những nghèo khó của người khác và biết cách bố thí thứ mà thực sự giúp ích cho họ. Con người thì nghèo khó nhiều thứ lắm chứ không chỉ có vật chất. Những nhà sư giả trong câu chuyện trên đây thực sự là những người nghèo khó. Họ nghèo khó về kiến thức, nghèo khó về lòng tự trọng, thiếu thốn công ăn việc làm,... Nhưng chúng ta không đủ từ bi, chúng ta không đủ trí tuệ để thấy được điều đó. Chúng ta chỉ thấy được tội lỗi, và giải pháp của chúng ta là trừng phạt, là roi vọt. Thật đáng tiếc là đó lại không phải thứ họ cần. Và điều kiện quan trong thứ 3 nữa là để có thể bố thí cho người khác thứ gì thì chúng ta phải có cái đó trước đã.Như vậy, thay vì nghĩ đến việc bố thí, chúng ta hãy tự làm giàu cho chính bản thân mình trước đã: Giàu có về từ bi, giàu có về trí tuệ, giàu có về vật chất,... Khi bạn giàu có những thứ này, việc bố thí chỉ là sự đơm hoa kết trái một cách tự nhiên của hạt giống từ bi, trí tuệ mà thôi.
  3. CaiBang

    CaiBang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2010
    Đã được thích:
    627
    MÔ PHẬT @}
  4. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    A Di Đà Phật !
    Khách vào "Chùa" hôm nay, không "uống trà" nữa.
    >:D<
  5. ngoandong

    ngoandong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2010
    Đã được thích:
    6
    shifu2010 "Một đời sống đạt được sự cân bằng ở mọi phương diện mới thực sự đáng quý đó bác."
    Câu nói rất hay nhưng làm sao "đạt được sự cân bằng ở mọi phương diện" khi con người (là có cái con rồi mới đến cái người) luôn có hai mặt và vạn vật cũng có hai mặt.
    trovecatbui viết Trước hết mình cứ sống trung thực với bản thân mình đã. rất hay
    Hai câu này bổ xung cho nhau nếu thiếu một câu thì mất cân đối.
    Tôi có nhớ một câu nói "đời người có được mấy ai"
  6. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Các hệ tư tưởng lớn như Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa đều luôn khuyên con người ta sống trung thực. Như trong đạo Phật. "Tôn trọng sự thật, nghĩ điều thật, nói lời thật và làm bằng khả năng, bằng tấm lòng những điều xét thấy thật sự hữu ích cho đời. " Nó đã bao hàm gần đủ ý.
  7. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Cuối tuần vào chùa ăn chay :

    Hỏi & Đáp : Đã ăn chay, sao còn giả ?

    Có rất nhiều Phật tử cũng có thắc mắc giống như bạn khi thấy những thức ăn chay bán ở ngoài làm giống y như động vật.
    Bạn ạ, không phải ai ăn chay cũng là Phật tử và ăn vì lòng từ bi.
    Trên thế giới bây giờ người ta quay về ăn chay nhiều vì nhận ra rằng những người ăn mặn có tỉ lệ ung thư, áp huyết, tim mạch … và những bệnh hiểm nghèo khác lớn hơn rất nhiều so với những người ăn chay.
    Những người ăn chay thường có tuổi thọ cao và thân tâm an lạc hơn.
    Cho nên nhiều người ăn chay vì lý do sức khoẻ, có người ăn chay theo …mốt, có người muốn thưởng thức đồ chay vì tò mò…
    Những người ăn chay không vì lòng từ bi thì thường cảm thấy đồ ăn chay không ngon, ăn chay đối với họ là một cực hình.
    Nắm được tâm lý đó các nhà sản xuất đã chế biến ra những thức ăn chay giống hệt đồ ăn mặn cả về hình thức lẫn nội dung, rồi đặt tên cũng giống luôn để thu hút khách hàng.
    Chúng ta phải biết rằng những thức ăn chay chế biến như vậy cực kỳ độc hại vì nó có rất nhiều chất hoá học để bảo quản, tạo màu, tạo mùi vị, tạo vị.
    Theo tôi được biết những sản phẩm chay làm giả động vật đó được sản xuất từ Đài Loan nhưng người dân Đài Loan và các nước khác họ không còn ăn những thứ đó nữa vì nó quá độc.
    Là một Phật tử bạn có thể góp phần làm lành mạnh hoá thức ăn chay bằng cách không ăn những thức ăn đó vì trước hết nó thực sự rất hại cho sức khoẻ. Thứ hai nó tác động không tốt tới tâm từ bi mà mình đang nuôi dưỡng.
    Trong những buổi tu tập tại chùa hay trong những nhóm bạn cùng ăn chay, bạn nên chia sẻ cái hiểu của mình về đồ ăn chay giả động vật để mọi người ‎cùng ý thức, rồi dần dần nó sẽ tạo thành tâm thức cộng đồng.
    Theo thời gian, với quy luật vô thường đồ ăn chay làm giả động vật sẽ được hạn chế và xoá bỏ tại các quán ăn chay.
    Cầu không còn thì cung sẽ mất thôi.
  8. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Có thể ý nghĩa của từ "Cân bằng" của bác ngoandong khác với cái ý nghĩa với ý nghĩa cân bằng mà tôi muốn nói. Truyền thông một điều gì đó luôn là điều khó khăn nhất, mặc dù vậy tôi cũng xin được nói ngắn gọn thế này: Khi chúng ta còn nhìn nhận mọi việc bằng con mắt nhị nguyên thì vĩnh viễn chúng ta không đạt được cân bằng.

    "Trước hết cứ sống trung thực với chính mình"
    , để hiểu được ý nghĩa của câu này chúng ta cần tìm hiểu xem:"chính mình" là gì?, "sống" là gì? và "trung thực" là gì? Khi bạn hiểu được chúng, bạn sẽ thấy rằng: sống là trung thực là chính mình.
  9. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Chuyện đời, khó nghe nhất là nghe ai đó nói xấu mình. Càng khó hơn là nhìn nhận bản thân mình là xấu.Đôi khi cũng phải nhìn thẳng vào những điểm chưa hoàn hảo của mình để cải tiến, hoàn thiện bản thân.Đôi khi: Cũng phải tự giễu mình. Tự nhiên lẩn thẩn quá. Chắc nghỉ nhiều, đâm ra vậy.=((
  10. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề của chúng ta cứ mãi phát sinh bởi cái hố ngăn giữa "sống" và "chính mình" không sao lấp đầy. Từ khoảng cách này chúng ta vẽ ra cây cầu "trung thực" nhằm nối liền hai thứ đó. Nhưng cây cầu có ý nghĩa gì nếu chúng ta không biết được "chính mình", chúng ta không biết "sống"? (đương nhiên là khi bạn biết được hai điều này thì từ trung thực cũng chẳng còn tác dụng nữa) và "trung thực" đã trở thành công cụ cho những ham muốn, những mê lầm,... lộng hành, nhiều khi cái "trung thực" đã phải quay lại xin lỗi cái dục vọng vì đã không đáp ứng được nhu cầu của nó chứ không phải xin lỗi "chính mình" đâu.

Chia sẻ trang này