Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

7103 người đang online, trong đó có 907 thành viên. 13:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 55980 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
  2. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Trí Tuệ Trong đạo Phật

    Thích Thông Huệ

    Một nhà bác học đã thừa nhận: “Điểm tận cùng của khoa học chỉ là mức khởi đầu của Phật giáo”. Đạo Phật là đạo trí tuệ, vì vị Giáo chủ đã tỏ ngộ chân lý tuyệt đối và giảng dạy cho đồ chúng những gì Ngài biết bằng trí tuệ siêu xuất của mình. Nền khoa học cách đây 25 thế kỷ vẫn còn sơ khai, con người chưa có kính hiển vi hay viễn vọng, cũng chưa có phi thuyền không gian, thế mà Đức Phật đã biết trong ly nước có vô số vi trùng, trong vũ trụ có hằng sa thế giới. Những lời dạy của Ngài về vũ trụ nhân sinh, cho đến nay vẫn là chân lý; và khoa học càng tiến bộ, càng chứng minh sự đúng đắn của mọi điều Ngài tuyên thuyết. Trí tuệ ấy do đâu mà có? - Chỉ do sức thiền định sâu xa, tự nơi mình mà nhận lấy. Trí huệ ấy cũng sẵn có trong tất cả chúng sanh, chỉ vì vô minh che lấp nên mãi chịu kiếp đọa đày trong trần lao sinh tử, như mặt trăng luôn hiện hữu trên trời không, vì mây phủ che nên trái đất bị bao trùm trong bóng tối.
    Nhưng làm thế nào mà mây tan trăng hiện?
    1- Tam huệ học.
    Khi nghe thuyết pháp hay đọc kinh sách, có lúc ta chợt hiểu ra nhiều vấn đề mà xưa nay ta chừa hề chú ý, hoặc có lưu tâm nhưng mờ mịt không rõ căn nguyên. Như nhìn hoa nở rồi tàn, cảnh hợp rồi tan, người sinh rồi tử; cho đến thân ta nay mạnh mai đau, tâm ta cũng buồn vui thương ghét không chừng. Liên hệ đến lời Phật dạy về vô thường nơi thân-tâm-cảnh, ta thấy quả Đức Phật nói không sai chút nào. Đây là nhờ nghe mà tỉnh sáng (Văn huệ).
    Suy gẫm về Lý vô thường, càng ngày ta càng thấm thía. Vô thường chi phối mọi sự vật hiện tượng, mọi giống loài ở cả ba thời, nên là chân lý vượt thời gian và không gian. Giở lại những tấm ảnh ngày xưa còn bé, so với gương mặt ta hiện giờ thật khác xa nhau lắm. Nhớ lại tâm trạng ta ngày mới ra trường, bằng cấp trong tay và tương lai rạng ngời trước mắt, ngỡ mình có thể ôm trọn cả thế giới…, bây giờ chỉ còn những lo toan trong cuộc sống thường nhật, những vết nhăn trên trán và hố thẳm trong tâm hồn. Có dịp dạo quanh một Tháp Chàm cổ kính, ta tự hỏi một vương triều hùng mạnh giờ đang ở đâu, lầu các nguy nga sao nay chỉ là bạt ngàn cỏ xanh ngăn ngắt? Càng có thời gian chiêm nghiệm, ta càng có khả năng giải thích nhiều thắc mắc về cuộc sống và con người. Nhà Phật gọi đó là Tư huệ, trí tuệ do suy tư mà có.
    Nghe và suy nghĩ mà hiểu biết, chúng ta tiến đến Tu huệ. Quán chiếu thân-tâm-cảnh vốn vô thường, ta không tham cầu địa vị, tài sản cung phụng cho thân vì biết nó nay còn mai mất. Ta không buồn đau vì sự tráo trở của tình người, vì biết vọng tâm luôn biến đổi. Ta không bận lòng trước hoàn cảnh thuận nghịch, vì biết chúng chuyển biến theo tiến trình sanh-trụ-dị-diệt, thành-trụ-hoại-không. Nhờ tu tập, ta phân biệt được chánh-tà, thiện-ác, gắng tránh điều dữ, nguyện làm việc lành. Thân tâm chuyển hóa, dần dần ta trở thành người hiền thiện, góp phần Phật hóa gia đình và thanh tịnh hóa xã hội. Ta cảm nhận sự an lạc trong chánh pháp, phiền não tham-sân-si dần dần giảm thiểu.
    Tam huệ học thuộc Trí hữu sư, trí tuệ do Thầy truyền dạy, nhờ Thầy mà phát triển. Nhà Phật gọi là Giác ngộ bậc hạ giúp người tu giảm thiểu phiền não, nhưng vẫn chưa ra khỏi sinh tử, nên được xem là hữu lậu (còn rơi rớt). Dù vậy, đây là những bước cơ bản, như nền móng của tòa nhà, như chân đế của tượng đài, như cội rễ của cây cối. Nếu nền cội không vững chắc, tòa nhà càng cao càng dễ sụp đổ, cây càng lớn càng dễ tróc gốc khi giông bão ập đến. Cho nên, Tam huệ học là nền tảng tối cần thiết cho mọi người con Phật trong những bước đầu tìm đến hương vị giải thoát.
    Có trí tuệ nên phân biệt rành rẽ thiện ác chánh tà, biết tránh làm những việc mình không muốn người khác làm cho mình,. Có từ bi vì biết chúng sanh bình đẳng ở tánh giác, nên có sự cảm thông, có tình thương rộng lớn với muôn loài muôn vật, không nỡ làm điều gì tổn hại đến người và vật. Tâm hồn ta trở nên thanh cao, mọi đức hạnh và thiện pháp được trưởng dưỡng.
    Người tu chúng ta đều biết bài kệ sau:
    Không làm mọi điều ác
    Vâng làm các việc lành
    Giữ tâm ý trong sạch
    Là lời chư Phật dạy.
    Hai câu đầu là nội dung của Giới. Câu thứ ba “Giữ tâm ý trong sạch” có hai ý nghĩa: Một là không nghĩ tưởng những điều xấu ác. Vì nghiệp phát sinh từ thân miệng ý, trong đó ý dẫn đầu, nên hành giả phải ngăn chặn ngay từ thời điểm mà tội lỗi chỉ mới tượng hình trong ý nghĩ. Thứ hai, thanh tịnh tâm ý là không để tâm tán loạn. Thường chúng ta mãi duyên theo trần cảnh bên ngoài, phân biệt phải quấy tốt xấu, lại cứ suy nghĩ xăng việc mình việc người, hết nhớ về quá khứ đến tưởng tượng tương lai. Vì tán tâm nên ta không đủ sáng suốt, gặp việc hay mất bình tĩnh, nói năng hành động không hợp lý. Như cây đèn dầu không bóng đặt trước gió, ngọn lửa cứ chao qua lại, không soi tỏ vật gì. Nếu đèn có bóng, đặt ở nơi yên gió, ánh sáng sẽ chiếu soi mọi vật. Khi tâm an định, Huệ phát sinh, như mặt hồ yên tĩnh, ánh trăng soi bóng sáng ngời. Trí tuệ nầy không từ bên ngoài mà được. Phát khởi khi vắng bặt mọi vọng tưởng đảo điên, tâm trở về trạng thái rỗng rang thanh tịnh. Trí tuệ có sẵn nơi mỗi chúng sanh, ở Phật không thêm nơi phàm phu chẳng bớt, nên gọi là Trí vô sư, như lời Đức Bổn sư tuyên bố: “Ta học đạo không thầy”.

    Đức Phật là Bậc Giác ngộ viên mãn, chư Tổ nối tiếp theo Ngài là những vị đã giác ngộ, chư Tăng ni - trưởng tử Như Lai là những người kế thừa sự nghiệp hoằng truyền chánh pháp, thì Phật tử tại gia cũng không thể là những kẻ si mê. Dù chỉ như đốm lửa nhỏ hay ánh sáng đom đóm, chúng ta cũng phải làm phương tiện soi đường cho chính mình và cho người xung quanh đi theo dấu chân Đức Phật. Có phước duyên sâu dày được sống trong vòng giáo huấn của Ngài, chúng ta nên lựa chọn cho mình một pháp môn thích hợp và tinh tấn hành trì không gián đoạn. Khi nhận ra Phật tâm thường hằng hữu, phát khởi Trí vô sư, sống trọn vẹn bằng gia tài đồ sộ, ta mới thoát kiếp cùng tử lang thang trong luân hồi vô tận. Có như thế, ta mới không cô phụ bản hoài của chư Phật và không cô phụ tánh linh của chính mình.
    Thiền thất Viên Giác
    Ngày Phật thành đạo, PL 2549
  3. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Câu chuyện Thần Giếng :

    Ngày xưa rất xưa, tại một ngôi làng nọ có cái giếng nước bên gốc đa già sum suê.
    Cả làng dùng chung cái giếng ấy và không biết tự bao giờ, dân làng kể cho nhau nghe về vị Thần Giếng.
    Ông bà kể cho cháu con nghe, cha mẹ kể cho con cái trong nhà, người cũ kể cho khách qua đường và ngưới mới tới làng biết.
    Cứ thế từ đời này sang đời khác, câu chuyện có lẽ được tô vẽ thêm ít nhiều, nhưng tựu trung đều có một chủ đế là "Thần Giếng" rất linh thiêng, dù thực tế không biết có ai đã được chứng kiến sự linh ứng của vị Thần Giếng ấy chưa.
    Có hiện tượng thấy rõ nhất là cứ ngày Rằm (trăng sáng nhất) và mồng Một đầu tháng (trăng tối nhất), các vị bô lão trong làng không ai bảo ai, tự nguyện thay phiên nhau ra giếng vệ sinh sạch sẽ, rồi bày biện chút hương hoa và thắp vài nén hương bên thành giếng.
    Còn lại sau cùng của sự cúng kiếng ấy là vài chân hương đỏ sót lại, chỉ có thế :
    Chỉ mấy chân hương màu đỏ còn lại nơi thành giếng, không có gì khác !
    Chỉ cần có thế, cái giếng nước quanh năm sạch sẽ, nước ngọt lịm, ngưới ta yên tâm gánh về nấu ăn sinh hoạt, thậm chí uống trực tiếp tại giếng mà cũng không phải lo lắng gì.
    Không ai dám tắm rữa hoặc giặt giũ ở gần giếng, càng không thấy ai dám khạc nhỗ hoặc phóng uế gần đó. Dù không có ai trông coi, chỉ có mấy chân hương sót lại nhắc nhũ mọi người :
    "Có vị Thần Giếng đang ở đó !"
    Nhờ giữ vệ sinh tốt, quanh giếng luôn sạch sẽ, giếng ngày càng trong xanh, nước ngày càng ngọt lịm.
    Dân chúng yên tâm uống nước giếng và biết ơn vị Thần Giếng đã canh giũ cho họ.
    ==================================
    Một ngôi làng gần đó, văn minh hơn nhiều.
    Người ta cho xây một giếng to lát gạch, bên cạnh giếng còn dựng một tấm bảng thật lớn ghi rõ :
    "Giữ gìn vệ sinh chung, cấm tắm giặt phóng uế, ai vi phạm bị phạt nặng".
    Thậm chí còn cữ hẳn một anh lính ăn lương làng, với cây giáo dài đứng canh giữ hàng ngày, để phạt những người không chấp hành quy định.
    Thế nhưng, chỉ cần vắng người là người ta đem đồ dơ ra đó giặt, hoặc tắm luôn tại giếng cho nó tiện và mát nữa, ngay cả anh lính đứng canh khi vắng người cũng phóng uế luôn tại chổ, một công đôi việc.
    Chẳng bao lâu, người ta chỉ dám dùng nước giếng ấy để tắm giặt và chịu khó đi xa sang làng bên gánh nước về nấu ăn.
  4. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Lòng từ bi bình đẳng của Đức Phật luôn lan tỏa đến cho muôn loài, đến tất cả mọi dạng sống trên trái đất, dù lớn hay nhỏ, ở gần hay ở xa, mắt thấy được hay không thấy được, đã sinh hay sắp sinh.@}
  5. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Khi cái giếng không có mặt vị "Thần Giếng"
    (dù chỉ còn khiêm nhường là vài chân hương còn sót lại).
    Khi "tâm ma" ngự trị hết, nó khuyến khích phần "Con" lấn át phần "Người".
    Thì không điều xấu ác gì là không thể xãy ra quanh ta.

    http://www.baomoi.com/Info/Vu-Sam-Duc-Xuong-Danh-sach-den-dang-sang/104/4166092.epi

    http://thainguyentv.org.vn/PrintPreview.aspx?ID=33605

    http://www.tin247.com/chau_dich_ton_lap_ke_hoach_giet_dai_gia_dinh-6-21588374.html


    ===========================================
    Thấy thế sự mà rùng mình, rợn gáy.
    Càng phải canh giữ "Tâm Phật", tránh tập nhiễm phải ít nhiều thói hư tật xấu.
    Như canh thuốc độc, sợ vây đổ vào bát canh !!!^:)^
    Tổ Quy Sơn có nói :
    "Chơi với bạn hiền, như đi trong sương đêm.
    Tuy không ướt hẳn áo, nhưng lâu cũng thấm lạnh"

  6. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    V- Điều 5.: Trong mười điều tâm niệm
    Việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng khinh thường kiêu ngạo.”
    Mọi công việc trong đời, nhất là việc Phật sự, nếu chúng ta dễ dàng thành công thì trong tâm tất sanh kêu ngạo. Chúng ta nghĩ mình tài giỏi, có trí lực và phước báo hơn người. Chính tâm ngã mạn này cản trở rất nhiều trong việc tu học của chúng ta, nhất là khi vấp phải một thất bại nào cũng có thể làm ta thối tâm, lui sụt.
    Mặt khác, chúng ta đã biết rằng, việc càng khó thành tựu thì giá trị càng lớn. Muốn xây dựng một cơ ngơi, nhiều khi phải bỏ công sức suốt cả đời người. Muốn có danh vọng lớn, phải mất bao nhiêu thời gian rèn luyện, trải qua bao nhiêu gian truân và đánh đổi bao nhiêu trí lực. Đó chỉ mới là tài sản địa vị phù phiếm của thế gian, huống nữa là việc lớn thoát ly sinh tử, thành Phật tác Tổ, mà chỉ muốn bỏ ra chút ít thì giờ, tiền bạc, công lao, thì liệu có thành công được không? Ngày xưa thiền sinh Thần Quang chặt tay cầu pháp, sau mới thành Nhị Tổ Huệ Khả; cư sĩ Huệ Năng đeo đá giã gạo suốt tám tháng dưới nhà trù, hầu hạ chư tăng không một lời than vãn, sau mới được truyền y bát thành Lục Tổ. Ngày nay nếu chúng ta noi gương các Ngài, có ý chí hùng lực vị pháp vong thân như vậy, thì mới có phần tương ưng. Còn nếu sống dật dờ cho qua ngày đoạn tháng, gặp cảnh thuận thì tu, gặp cảnh nghịch lại thối tâm Bồ đề, thì chỉ uổng một đời mà thôi.
  7. vinhbon

    vinhbon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Trên cái thị trường sặc mùi tiền và lừa đảo này, có dc những topic nhứ thế này thì niềm tin lương thiện ở đời vẫn còn. Tks all you and good luck.
  8. 8866

    8866 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    39
    Văn hóa truyền thống: Những câu chuyện xưa về những người mẹ tài đức giáo dục con cái


    Bài của Trí Chân

    [MINH HUỆ 29-2-2008] Từ thời cổ đại có rất nhiều người mẹ hiền từ sáng suốt và vô cùng chú trọng vào việc bồi dưỡng phẩm chất và đức hạnh cho con cái. Những câu chuyện xưa kể về họ làm nhiều người rất cảm động, như chuyện “Mạnh mẫu tam thiên” (Mẹ của Mạnh Tử 3 lần dời nhà), “Nhạc mẫu thứ tự” (Mẹ của Nhạc Phi xăm chữ lên lưng con), vv … Dưới đây là mấy câu chuyện cổ kể về chuyện dạy con làm quan thanh liêm của những hiền mẫu ấy, đưa ra để mọi người cùng tham khảo.

    Mẹ của Điền Tắc từ chối nhận vàng

    Thời kỳ chiến quốc, Điền Tắc nhậm chức Tể tướng nước Tề. Ông làm việc rất cần cù cẩn thận và công chính. Có một lần, thuộc hạ biếu ông trăm lạng vàng ròng. Ban đầu ông mấy lần từ chối không nhận, cuối cùng ngại làm tổn hại đến tình cảm và thể diện của người ta nên ông đã nhận. Ông đem nguyên xi số vàng ấy dâng cho mẹ. Mẹ ông giận dữ nói: “Con làm Tể tướng 3 năm, bổng lộc chưa bao giờ nhiều như thế, không hiểu là lấy bớt của dân, hay là nhận hối lộ đây?”. Điền Tắc cúi gằm mặt, lấy đầu đuôi mọi sự kể lại cho mẹ nghe. Mẹ ông nghiêm khắc bảo ông: “Mẹ nghe nói người trí thức luôn nghiêm khắc tu dưỡng bản thân, tự trọng và giữ mình trong sạch, không tùy tiện lấy những thứ của cải của người khác. Họ trong sáng vô tư, không làm những chuyện lừa dối. Tâm không bao giờ nghĩ tới những việc bất nghĩa, trong nhà không bao giờ có những thứ của cải bất nhân bất nghĩa. Con gánh vác trọng trách của quốc gia, cần phải là một tấm gương sáng cho khắp nơi noi theo. Thế mà con lại tiếp nhận hối lộ của kẻ dưới, ấy là tội lừa dối nhà vua, đồng thời là phụ lòng trăm họ, thật làm cho mẹ đau lòng quá! Hãy mau trả vàng lại, rồi thỉnh xin triều đình xử lý đi!”. Điền Tắc nghe mẹ nói thế thì vô cùng xấu hổ, liền đem trả lại toàn bộ số vàng ấy, còn lập tức đến triều đình tự thú nhận lỗi lầm, thỉnh xin nhà vua bãi chức Tể tướng của mình. Tề Tuyên Vương nghe xong, hết sức tán thưởng khí phách và đạo đức của mẹ Điền Tắc. Nhà vua nói với quần thần: “Có hiền mẫu thì tất có hiền thần! Mẹ của quan Tể tướng có tài đức như thế, tác phong và uy tín của quan lại nước Tề ta chắc chắn sẽ minh bạch sáng sủa. Ta xá tội cho Tướng quốc”. Nói rồi hạ chiếu ra lệnh cho cả nước học tập đức hạnh liêm chính và phương cách dạy con của mẹ Điền Tắc. Từ đó trở đi Điền Tắc nghiêm khắc tu dưỡng bản thân, về sau trở thành một vị Tướng quốc tài đức của nước Tề.

    Mẹ của Thôi Huyền Huy dạy con trung hậu thanh bạch

    Thôi Huyền Huy là người thời Đường, làm quan Viên ngoại lang. Mẹ ông là bà Lô thị nghiêm túc bảo ông rằng: “Mẹ nghe thấy có người giảng rằng, con cháu làm quan, nếu như cuộc sống của nó thanh bần, thì ấy là quan tốt. Còn nếu nó có tài vật dư dả thừa thãi, hưởng thụ một cách xa xỉ, thì đó là quan xấu. Mẹ cho rằng quan điểm ấy rất chính xác. Mẹ thấy rất nhiều thân thích các quan lại dùng rất nhiều tiền của để phụng dưỡng cha mẹ, thế mà cha mẹ họ lại không hỏi những thứ tiền của đó từ đâu mà có. Nếu như tiền ấy là lương bổng của bản thân, thế thì cũng rất tốt. Nếu không, thì so với phường giặc cướp có khác gì đâu? Cho dù không có tội lỗi lớn, chẳng lẽ trong lòng lại không có áy náy gì hay sao? Con giờ đây ngồi mát ăn bát vàng hưởng bổng lộc triều đình, nếu không thể tận trung vì nước, thanh liêm mà làm việc chính sự, thì làm sao xứng đáng với ân huệ của đất trời được?”. Thôi Huyền Huy nghe theo lời dạy của mẹ, làm một vị quan thanh liêm, tận trung với nước thương dân như con, nổi tiếng trong sạch lưu danh hậu thế.

    Làm người thanh bạch đoan chính, làm tròn bổn phận, tận tụy với trách nhiệm, chăm chỉ tằn tiện, đó là mỹ đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Làm ông bà cha mẹ, thì cần lấy bản thân mình làm gương, luôn luôn chú ý từng lời nói việc làm, từng giờ từng phút cần phải cảnh giác với phẩm hạnh đạo đức của bản thân. Dạy bảo con cái tu thân trọng đạo đức, ấy mới là mưu tính lâu dài cho con cái, mới đúng thực sự là trân trọng và có trách nhiệm với chúng, mới có thể giúp chúng đứng vững được trên đời.

    Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2008/2/29/173332.html
    Bản tiếng Anh: http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2008/3/12/95265.html
    Đăng ngày 13-05-2010; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.
  9. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn Bác vì cuốn sách.[};-
  10. 8866

    8866 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    39
    Câu chuyện tu luyện thời Trung Quốc cổ xưa – Nuốt Đan


    Bài của Melina Chan.

    [MINH HUỆ 29-09-2006] Thế gian ngập trong mê, cái bạn nhìn thấy bằng đôi mắt của mình chắc gì đã là thực. Ngày xưa, Ngụy Bá Dương ở nước Ngô, mang theo ba đệ tử lên núi để tu Đạo và luyện Đan (1). Sau nhiều năm tu luyện chuyên cần, Đan cuối cùng đã được dưỡng thành. Vào thời khắc nuốt Đan, Ngụy Bá Dương phát hiện thấy một vài đệ tử của mình vẫn chưa hoàn toàn vứt bỏ được tâm tính người thường, vậy nên ông bảo họ, “Đan đã được dưỡng thành, nhưng ta không biết nó có thể đạt được viên mãn hay không. Hãy cho con chó này ăn một ít trước, nếu con chó thăng thiên, thì chúng ta có thể ăn, còn nếu ********, thì chúng ta không thể nuốt nó được. Ông cho con chó trắng ăn Đan và con chó lập tức chết ngay. Các đệ tử của ông tất cả đều vô cùng ngạc nhiên.

    Ngụy Bá Dương chẳng động tĩnh gì mà lại hỏi đệ tử, “Điều khó nhất là dưỡng Đan, bây giờ chúng ta đã làm xong, nhưng giờ thì con chó ăn Đan mà chết, vậy ta nên làm gì đây?” Một đệ tử đáp, “Công của Sư Phụ cao, Sư Phụ có thể ăn thử một chút chăng?” Ngụy Bá Dương thở dài và nói, “Ta dẫn các con lên núi tu Đạo đã nhiều năm nay, các con chịu gian khổ đã nhiều, nay là bước cuối cùng. Ta thật xấu hổ xuống núi đối mặt với người đời, vậy nên ta đành liều nuốt Đan. Nếu ta chết, các con nên xuống núi và sau này cũng chẳng cần tu luyện làm gì.” Rồi ông nuốt Đan, ngã xuống nền rồi chết.

    Ba đệ tử nhìn thấy Sư Phụ của mình đã chết, bị chấn động lớn và họ chẳng còn biết phải nghĩ gì nữa.Vị nhị Đệ tử nói, “Chúng ta theo Sư Phụ tu Đạo luyện Đan để được trường sinh bất tử. Nay Sư Phụ cũng đã chết, vậy chúng ta làm thế nào mà trường sinh bất tử được đây? Vậy xuống núi thôi.” Khi đó vị đại đệ tử nói, “Sư Phụ là người đã đạt ngộ, chúng ta nên tin tưởng Sư Phụ và theo Sư Phụ đến tận cùng, thậm chí có phải chết, tôi cũng không hối hận!” Nói xong, anh cũng nuốt một ít Đan, và ngay lập tức ngã xuống rồi chết.

    Vị tam đệ tử lúc đó thấy vậy liền nói, “Sư Phụ và đại sư huynh của chúng ta đều đã chết, Đạo cũng chẳng thể tu được nữa. Cả hai chúng ta đều còn trẻ, tốt hơn là nên xuống núi, rồi có thể sống thêm vài chục năm nữa.” Sau đó, hai đệ tử này xuống núi. Ngay khi họ vừa đi khỏi thì Ngụy Bá Dương liền đứng dậy. Ông lấy Đan từ miệng mình rồi đưa vào miệng người đệ tử lớn tuổi nhất và vào miệng con chó. Cả vị đệ tử và con chó đều sống lại, sau đó họ đã thăng thiên. Về sau, Ngụy Bá Dương có nhờ người tiều phu mang một bức thư đến cho hai đệ tử kia của ông thuật lại sự tình. Hai vị đệ tử này đã vô cùng hối hận.

    Chú giải:
    (1) Đan – khối năng lượng thu được từ các không gian khác, nằm bên trong thân thể người tu luyện.

Chia sẻ trang này