Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

8118 người đang online, trong đó có 1054 thành viên. 15:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 55982 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Trong thời đại chúng ta, ta thấy tận mắt bao cuộc chiến, giết hằng triệu con người, nhân danh chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ, đạo này, đạo nọ, thần này chúa nọ, lý tưởng này, con đường nọ. Những người đứng trong các cuộc chiến đó rất hăng say và nồng nhiệt chém giết. Nếu bạn nói bất kỳ câu nào để khuyên họ ngừng tay, có thể là bạn sẽ bị mắng nhiếc, bỏ tù, hay xử tử tức thì. Tuy nhiên, nếu đứng ngoài cuộc, mọi người chúng ta đều phải lắc đầu, “Sao những người này có thể điên rồ đến mức đó nhỉ?”
    Đây không phải là triết lý cùn hay nhà văn giàu tưởng tượng. Đây là sự thực đã xảy ra mấy mươi năm nay trên khắp trái đất, kể cả ngay trên quê hương chúng ta. Và ngày nay vẫn đang xảy ra với đủ các cuộc thánh chiến, cách mạnh, đấu tranh, từ Afganistan đến Lebanon, đến Sudan, đến Sri Lanka …
    Nhưng mà điều gì đã làm cho chúng ta trở thành u tối đến mức đó?

    P/S:Đạo Phật gọi đó là vô minh, không có ánh sáng. Điều đặc biệt của vô minh là nó như bệnh điên. Người điên không biết được là mình điên, bởi vì nếu biết được mình điên tức là mình đang còn tĩnh. Người vô minh cũng thế, không biết được là mình vô minh, vì nếu biết được mình vô minh thì đã không là vô minh. [};-
  2. natural

    natural Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    1
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Bản tụng Thần chú Lục tự đại minh chân ngôn "Om Mani Padme Hum" . Hay tuyệt vời. Thiết tha - Thiêng liêng rung động tâm linh. [/SIZE][/FONT]

    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]http://www.khungtroisaomai.com/music/ommanipadmehum.mp3
    [/SIZE]
    [/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1](source : tìm thấy trên mạng)
    [/SIZE]
    [/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]
    [/SIZE]
    [/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Thần chú của đại bi tâm[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]OM MANI PADME HUM [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]

    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tạng ngữ đọc là Om Mani Pémé Hung. Thần chú này tiêu biểu tâm đại bi và ân sủng của tất cả chư Phật, Bồ-tát, nhất là ân sủng của Quán Tự Tại, vị Phật của lòng bi mẫn. Quán Tự Tại (hay Quán Thế Âm) là hiện thân của Phật trong hình thức Báo thân, và thần chú của ngài được xem là tinh túy của lòng bi mẫn của chư Phật đối với hữu tình. Nếu Liên Hoa Sanh là bậc thầy quan trọng nhất của người Tây Tạng, thì Quán Tự Tại là vị Phật quan trọng nhất của họ, là vị thần hộ mạng của dân tộc này. Có câu nói nổi tiếng là vị Phật của lòng bi mẫn đã ăn sâu vào tiềm thức Tây Tạng tới nỗi một hài nhi vừa biết nói tiếng “Mẹ” là đã biết đọc thần chú này, OM MANI PADME HUM.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tương truyền vô lượng kiếp về trước có một ngàn thái tử phát tâm Bồ-đề nguyện thành Phật. Một vị nguyện thành Phật Thích Ca mà ta đã biết ; nhưng Quán Tự Tại thì nguyện sẽ không đạt thành Chánh giác khi mà tất cả ngàn thái tử chưa thành. Với tâm đại bi vô biên, ngài còn nguyện giải thoát tất cả chúng sanh ra khỏi khổ sinh tử luân hồi trong lục đạo. Trước mười phương chư Phật, ngài phát nguyện: “Nguyện cho con cứu giúp được tất cả hữu tình, và nếu có khi nào con mệt mỏi trong công việc lớn lao này thì nguyện cho thân con tan thành một ngàn mảnh”. Đầu tiên, ngài xuống cõi địa ngục, tiến lên dần đến cõi ngạ quỷ, cho đến các cõi trời. Từ đấy ngài tình cờ nhìn xuống và trông thấy than ôi, mặc dù ngài đã cứu vô số chúng sanh thoát khỏi địa ngục, vẫn còn có vô số khác đang sa vào. Điều này làm cho ngài đau buồn vô tận, trong một lúc ngài gần mất tất cả niềm tin vào lời nguyện vĩ đại mà ngài đã phát, và thân thể ngài liền nổ tung thành ngàn mảnh. Trong cơn tuyệt vọng, ngài kêu cứu tất cả chư Phật. Những vị này từ mười phương thế giới đều bay đến như mưa tuyết để tiếp cứu. Với thần lực nhiệm mầu, chư Phật làm cho ngài hiện toàn thân trở lại, và từ đấy Quán Tự Tại có mười một cái đầu, một ngàn cánh tay, trên mỗi lòng tay có một con mắt. Ý nghĩa rằng sự phối hợp giữa trí tuệ và phương tiện thiện xảo là dấu hiệu của đại bi chân thực. Trong hình thức này, ngài còn sáng chói rực rỡ, và có nhiều năng lực hơn trước để cứu giúp tất cả chúng sanh. Tâm đại bi của ngài khi ấy còn mãnh liệt hơn nữa, và ngài lại phát lời nguyện này trước chư Phật: “Con nguyện không thành chánh giác khi tất cả chúng sanh chưa thành”.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tương truyền rằng vì đau buồn trước nỗi khổ luân hồi sinh tử, hai giọt nước nướt mắt đã rơi từ đôi mắt ngài, và chư Phật đã làm phép biến hai giọt nước mắt ấy thành hai nữ thần Tara. Một nữ thần có màu xanh lục, năng lực hoạt động của tâm đại bi, và một nữ thần có màu trắng, khía cạnh như mẹ hiền của tâm đại bi. Tara có nghĩa là người giải cứu, người chuyên chở chúng ta vượt qua biển sinh tử.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Theo kinh điển đại thừa, chính Quán Tự Tại đã cho đức Phật câu thần chú, và đức Phật trở lại giao phó cho ngài công tác cao quý đặc biệt là cứu giúp tất cả chúng sanh tiến đến giác ngộ. Vào lúc ấy, chư thiên tung hoa xuống ca ngợi hai ngài, quả đất chấn động, và không trung vang lên âm thanh OM MANI PADME HUM HRIH.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Có câu thơ về ngài ý nghĩa như sau:[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]“Quán Thế Âm như vầng trăng, với ánh sáng mát dịu, dập tắt những thiêu đốt của sinh tử. Trong ánh sáng ấy, đóa sen từ bi - lọai hoa nở về đêm - mở ra những cánh trắng tinh khôi” .[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Giáo lý giải thích rằng mỗi âm trong sáu âm của thần chú OM MANI PADME HUM có một hiệu quả đặc biệt để mang lại sự chuyển hóa thuộc nhiều tầng lớp khác nhau của bản thể ta. Sáu âm này tịnh hóa tất cả sáu phiền não gốc, biểu hiện của vô minh khiến chúng ta làm những ác nghiệp của thân, lời, ý, tạo ra luân hồi sinh tử và những khổ đau của chúng ta, trong đó kiêu mạn, ganh tị , dục vọng, ngu si, thèm khát và giận dữ, nhờ thần chú mà được chuyển hóa trở về bản chất thực của chúng, trí giác của sáu bộ tộc Phật thể hiện trong tâm giác ngộ. (Chú thích: Giáo lý thường nói đến năm bộ tộc Phật, bộ tộc thứ sáu là tổng hợp của năm bộ tộc trên).[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Bởi thế, khi ta tụng thần chú OM MANI PADME HUM thì sáu phiền não nói trên được tịnh hóa, nhờ vậy ngăn ngừa được sự tái sinh vào sáu cõi, xua tan nỗi khổ ẩn tàng trong mỗi cõi. Đồng thời thần chú này cũng tịnh hóa các uẩn thuộc ngã chấp, hoàn thành sáu hạnh siêu việt của tâm giác ngộ (sáu ba la mật): bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Người ta cũng nói rằng thần chú OM MANI PADME HUM có năng lực hộ trì rất lớn, che chở ta khỏi những ảnh hưởng xấu và các thứ tật bệnh.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Thường có chủng tự HRIH của Quán Thế Âm được thêm vào sau câu thần chú, làm thành OM MANI PADME HUM HRIH. HRIH là tinh yếu tâm đại bi của tất cả chư Phật, là chất xúc tác đã khởi động tâm đại bi chư Phật để chuyển hóa các phiền não của ta thành bản chất trí tuệ của các ngài.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Kalu Rinpoche viết:[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Một cách khác để giải thích thần chú này là: OM là tính chất của thân giác ngộ, MANI PADME tiêu biểu ngữ giác ngộ, HUM tiêu biểu ý giác ngộ. Thân, ngữ, ý của tất cả chư Phật được tàng ẩn trong âm thanh của thần chú này. Thần chú này tịnh hóa những chướng ngại của thân, lời, ý, và đưa tất cả hữu tình đến trạng thái chứng ngộ. Khi tụng thần chú này, mà phối hợp với đức tin và tinh tấn thiền định thì năng lực chuyển hóa của thần chú sẽ phát sinh và tăng trưởng. Quả vậy, chúng ta có thể tịnh hóa bản thân bằng phương pháp ấy.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Đối với những người đã quen thuộc với thần chú này, suốt đời tụng đọc với nhiệt thành và niềm tin, thì Tử Thư Tây Tạng nói, ở trong cõi Trung Ấm: “Khi âm thanh của pháp tánh gầm thét như ngàn muôn sấm sét, nguyện cho tất cả tiếng này trở thành âm thanh của thần chú sáu âm”. Tương tự, kinh Lăng Nghiêm cũng nói:[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT] [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]“Mầu nhiệm thay là âm thanh siêu việt của Quán Thế Âm. Đấy là âm thanh tối sơ của vũ trụ… Đó là tiếng thì thầm âm ỉ của thủy triều trầm lắng. Tiếng mầu nhiệm ấy đem lại giải thoát bình an cho tất cả hữu tình đang kêu cứu trong cơn đau khổ, và đem lại một sự an trú thanh tịnh cho tất cả những ai đang tìm sự thanh tịnh vô biên của niết bàn”.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]

    (Source : http://www.thuvienhoasen.org/tangthusongchet-23.htm)
  3. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Vào mùa Phật Đản 2554, sao ngôi chùa giữa chợ lại vắng khách ghé thăm ?
    Tại Chợ Chứng tiêu điều nhiều phiên liên tục chắng ?
    Lên xuống được mất là cái biến thiên vô thường của vạn pháp.
    Càng gặp "còn mất thành bại", ta càng thấm thía lời kinh Kim Cang :
    "Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ãnh..."
    Xin mượn hoa dâng Phật, kể hầu ACE câu chuyện người giàu xưa :
    Cách đây trên 2500 năm, thuở Như Lai còn tại thế.
    Có người thương gia rất giàu có tên là Cấp Cô Độc (thường cấp dưỡng người cô đơn).
    Ông là một nhà buôn bán xuất nhập khẩu xuyên nhiều quốc gia quanh vùng bán đảo Ấn Độ thời bấy giờ.
    (không biết ông Cấp Cô Độc có đi buôn chứng kiểu như chúng ta ngày nay không).
    Ông rất giàu có, nhưng ông đã dùng của cải ấy vào việc có ích.
    Một trong những việc ấy là chở hàng mấy trăm xe vàng xếp kín vùng đồn điền đồi núi rộng lớn của Thái Tử Kỳ Đà của nước Xá Vệ, để cố nài nỉ mua cho được vùng đất ấy nhắm xây dựng Tinh xá cúng dường cho Như Lai và Tăng đoàn về hoằng pháp.
    Việc làm của ông đã làm xúc động lòng người, cuối cùng Thái tử Kỳ Đà bằng lòng bán đất cho ông, nhưng không bán cây cối trên khu đất ấy !
    Chỉ xin được góp phần cúng dường cho Như Lai và Tăng đoàn.
    Tại nơi Tịnh xá này Như Lai đã tuyên giảng nhiều bài pháp quan trọng.
    Ông chỉ là một cư sĩ tại gia như chúng ta, nhờ công đức ấy nên hàng cư sĩ tại gia chúng ta ngày nay có cơ hội tu Phật nghe pháp, sống theo lời Phật dạy.
    Có rất nhiều bài kinh được Phật Tử đọc tụng hàng ngày đều có câu mở đầu :
    "Như thị ngã văn, một thời Phật tại Xá Vệ quốc, Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên....."
    Tạm dịch là : "Tôi đã nghe như vầy : Ngày ấy Phật ở tại nước Xá Vệ, dưới hàng cây Kỳ Đà trong vườn Cấp Cô Độc..... "
    Thế đấy, người giàu xưa ít học sao làm được việc to lớn dường ấy.

    [​IMG]

    [};-%%-[rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose]%%-[};-​
  4. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Điều 6: Điều thứ sáu trong "Mười Điều Tâm Niệm" dạy rằng: "Giao tiếp thì đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa. Hãy lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ". Tại sao vậy?

    Bởi vì những mối lợi, dù nhỏ dù lớn, trên thế gian, cũng đều là những mục tiêu tranh giành, chiếm đoạt của bao nhiêu người. Người đời thường không ngại dùng đủ mọi thủ đoạn, để tranh danh đoạt lợi, cho nên bất chấp đạo nghĩa, luân lý, tình thương, quan hệ. Con người sẵn sàng thượng đội hạ đạp, chà đạp mọi người chung quanh, chỉ vì chút danh lợi nhỏ nhoi. Danh lợi ở đời ví như những miếng mồi câu cá. Cá nhỏ tới ăn miếng mồi liền bị cá lớn đớp gọn! Cá lớn đớp cá nhỏ xong, thì bị lưới lên ghe ngay tức thì! Có người chán danh lợi thế gian, hoặc không đủ khả năng tranh đua, kiếm sống ngoài đời, bèn đi tìm danh lợi trong chốn thiền môn! Thật là tội nghiệp!

    Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy: "Khi tới ngã ba đường, nếu thấy cái cây đầy trái chín mọng, không ai hái ăn, thì nên hiểu rằng đó là trái độc". Nghĩa là ở đời không có mối lợi lớn nhỏ nào dành sẵn cho mình hưởng, hay người khác đem dâng tặng mình, mà không có cái bẫy rập độc hại bên trong, bên dưới, hay phía sau, chờ đợi người tham lam, mê muội, thiếu suy nghĩ. Người đời thường thả con tép để bắt con tôm. Người nào tham lợi lớn, ham lời nhiều, thường hay bị lợi dụng, bị sập bẫy một cách dễ dàng, ví như cá thường hay cắn câu vậy. Cũng như những người không cố gắng tu tâm dưỡng tánh, không chịu học hiểu Chính Pháp, không làm lợi ích gì cho chúng sinh, cho đạo pháp, chỉ tham danh lợi, thích sự sung sướng, thì quả báo, nghiệp báo tới liền sau đó.

    Trong phạm vi gia đình, nếu vợ chồng con cái giao tiếp với nhau hằng ngày mà không biết thương yêu nhau, không biết nghĩ đến nhau, không biết hy sinh cho nhau, người nào cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng mình, chỉ nghĩ đến sự sung sướng bản thân, thì còn gì là đạo nghĩa vợ chồng, còn gì là tình cha con, còn gì là mẫu tử tình thâm, còn gì gọi là hạnh phúc gia đình?

    Trong phạm vi xã hội, trong lúc giao thiệp tiếp xúc hằng ngày, người nào chỉ nghĩ đến, chỉ mong cầu lợi mình, bất chấp hại người, người đó làm sao sống hòa thuận, yên ổn, vui vẻ với những người chung quanh? Người quá ích kỷ như vậy làm sao kết bạn được với ai, làm sao sống cuộc đời hạnh phúc? Hạnh phúc thực sự chỉ có với những người biết hai chữ "hy sinh" mà thôi. Trong cuộc đời, những kẻ ích kỷ, tệ bạc, chỉ biết lợi mình, bất chấp hại người, chẳng kể nhân tình, chẳng màng đạo nghĩa, nhiều không biết bao nhiêu mà kể cho xiết. Nhưng chính những người như vậy lại là kẻ giúp đỡ người biết tu tâm dưỡng tánh, để rèn luyện tâm tánh của mình. Có gặp những kẻ tệ bạc như vậy mà tâm trí của chúng ta vẫn như như, bất động, bình tĩnh, thản nhiên, mới biết được công phu tu tập của mình đến đâu. Nếu tất cả mọi người đều tốt, đều hiền thiện, đều biết đạo nghĩa, thì chúng ta đâu biết tâm mình ra sao? Bởi vậy cho nên, người nào thực sự muốn phát tâm tu học, thì ngay cuộc đời này, ngay cõi ta bà ngũ trược ác thế này, chính là trường tu tốt nhất vậy, không cần phải đợi vãn sinh tây phương cực lạc mới chịu bắt đầu tu. Tại sao vậy? Bởi vì cõi tây phương cực lạc, như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy trong Kinh A Di Đà, là nơi chỉ toàn bậc thánh nhân, chư thượng thiện nhân câu hội, đâu cần phải tu làm gì nữa, đâu có chỗ chứa hạng phàm phu không chịu tu!
  5. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Kính Mừng Phật Đản.
    [};-%%-[rose]:bz - 2554 - :bz[rose]%%-[};-
    ======================
    Nhân mùa Phật Đản 2554.
    Nguyện cầu cho tất cả mọi người, mọi gia đình : Thân tâm thường an lạc, hiểu đạo, biết xem thịnh suy như mây bay gió thoảng.
    Nếu chưa đủ thiện duyên xuất gia tu học, sống đời phạm hạnh thanh tịnh của hàng tu sĩ.
    Khi còn tại gia cư sĩ, hưởng phước báu nhiều đời, được giàu có thịnh vượng và biết sống tốt theo gương Ngài Cấp Cô Độc.
    Giàu nghèo chỉ là phương tiện, có danh nhân nào đó đã nói :
    Người tốt mà giàu là Trời thương đó, vì họ sẽ sống tốt hơn.
    Người xấu mà giàu, Trời phạt đó, vì họ sẽ sống xấu thêm nữa.
    Nguyện cầu cho tất cả chúng ta đều giàu có như Ngài Cấp Cô Độc !

    [rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose]
  6. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Bữa đã lâu rồi đi ăn sáng lúc trả tiền đánh rơi ít tiền lẻ. Anh ơi rơi tiền kìa. Quay lại,gặp một nụ cười thân thiện: Cảm ơn Em ( người không quen)..... .Vu vơ.! Chợt nhớ câu chuyện cách đây khoảng 1 tháng. Đi trên đường Chùa Bộc, gặp 1 chị dắt xe lên vỉa hè.Xe nghiêng, mình đỡ hộ. Quay lại nở 1 nụ cười " Như mùa thu tỏa nắng".Thay lời cảm ơn. .Vu vơ. Về kể cho mấy thằng cùng phòng về sự vu vơ. Mấy thằng kêu hâm " Cuộc sống bây giờ bạ ai nấy sống". Nản.!:(( Liền cá nhau với mấy thằnng cha đó. Mình chạy xe từ đầu đường Bưởi đến cuối dốc chỗ Lạc long Quân, bỏ chân trống ngang của xe xuống. Cá rằng có ít nhất 5 người nhắc mình: Bọn nó cười :" Hâm.!Sẽ ít Người nhắc, sống gấp mà."
    Vậy là cá: Mình thắng. Có 7 người nhắc mình....... Vu vơ....!!!
    Có lẽ mình vu vơ. Nhưng chính vì những chuyện vu vơ này mà mình thấy yêu cuộc đời này hơn. ...... Vu vơ... Đời thường....!!!

    P/S: Tự nhiên Em lại vu vơ...
  7. bornfree

    bornfree Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    4
    Như thế là bác sắp ngô rồi đấy, chuẩn bi viên mãn, tam hoa tụ đỉnh, ngũ khí triều nguyên, đã thông nhâm đốc nhị mạch, hít thở hít thở
  8. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Trong mỗi người bình thường đều có 1 con sói. Khi nó đói lại gặp mồi ngon, nó sẽ chồm lên. Khi bị dồn đến chân tường thì nó sẽ nhe răng ra.
    Ở người có văn hóa, coi như con sói đó đã được thuần hóa ít nhiều.
    Ở người bạc nhược - con sói bị ốm.
    Ở thằng nghiện hoặc tên cướp - đó là con sói điên.
    Vu vơ nhiều quá. Híc !
  9. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    chào bác trovecatbui. Rất vui khi trong diễn đàn này có trang về đạo Phật,thực tế ngày nay con người sống về cho bản thân này nhiều lắm,không nghĩ nhiều về cộng đồng xã hội xung quanh,cho nên hậu quả của việc đó là ngày nay chúng ta sống trong một thế giới đầy bất ổn.đầy lo âu.Mỗi năm, mỗi kỷ nguyên mới là sản sinh ra nhiều bất ổn mới,bạo lực mới.Đó là do đâu ? Điều này trong kinh Phật cũng đã nói: Nhân quả báo ứng.Kể cả xã hội chúng ta ngày nay cũng vạyca2ng ngày càng bạo lạon.Tôi nhớ ngày trước xã hội phân hạng người rất rỏ ràng,người quân tử ra quân tử,người trí thức ra trí thức,kẻ giang hồ ra giang hồ. Nhưng ngày nay thì đả đảo lộn,người trí thức có thể thành tên giết ngưới,kẻ giang hồ đội lốt kẻ trí thức...Loạn...loạn hết rồi...Đó là hệ quả mà chúng ta kg chăm hạt giống tốt
    Tôi rất thích về đề tài này nhưng kg có nhiều thời gian để viết và trao đổi cùng các Bác.Mong các bác thông cảm
  10. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    [FONT=Arial,Helvetica]ĐIỀU ĐÁNG TIẾC CHO PHẬT GIÁO THÁI LAN?[/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Minh Thạnh[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Ngày 15 tháng 5 năm 2010, kênh truyền hình Nation, Thái Lan trong chuỗi các bản tin sự kiện bạo lực đang bùng nổ trên đường phố Bangkok, đã chiếu một hình ảnh cảm động. Đó là một nhà sư, tay ôm bình bát, đứng yên lặng giữa làn ranh xung đột giữa hai bên.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT] [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Cuộc xung đột gián đoạn vì nhà sư đang đứng ở giữa, giữa sự căm hờn sôi sục, giữa bạo động quá khích, giữa cứng gắn lạnh lùng. Chỉ một nhà sư lặng yên mà hàng trăm con người phải dừng cuộc xô xát máu lửa.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Trong giờ phút đó, quả là vị sư can đảm và bi mẫn đó đã khẳng định được vai trò là đạo từ bi, cứu khổ, hiếu hòa của Phật giáo.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Thế nhưng, điều đáng tiếc là chỉ có duy nhất một vị sư đứng ra ngăn cản xung đột trong một thời khắc tại một địa điểm. Để rồi sau đó xung đột lại bộc phát.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Chúng ta đều biết trong xã hội Thái Lan có hai khối thế lực được hết sức tôn trọng và có nhiều ảnh hưởng: hoàng gia và các tăng sĩ Phật giáo.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Trong cuộc xung đột áo đỏ/áo vàng, người dân Thái Lan vẫn luôn chờ đợi tiếng nói hòa giải của Hoàng gia Thái Lan, cả trước, trong và sau khi bạo lực diễn ra. Đến giờ, khi bạo lực đã nổ ra, đã nổ ra lần thứ 2, lần thứ 3, Hoàng gia vẫn im lặng, khác với những lần xung đột chính trị trong thập niên trước.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Thái độ im lặng của Hoàng gia có nhiều cách lý giải, như tình trạng sức khỏe của nhà vua, vai trò khó xử của hoàng gia khi phe áo đỏ trưng ra những biểu ngữ nhạy cảm như “President Thaksin”, hay vì Hoàng gia ủng hộ phe áo vàng?[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Nhưng điều rõ ràng là đáng tiếc, hoàng gia không có tiếng nói để ngăn chận bạo lực và bạo lực đã xảy ra như một chiếc xe tuột dốc không có phanh hãm.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Thế thì còn Phật giáo. Đây mới thật là điều đáng tiếc, vì cả hai bên áo đỏ và quân đội đang bắn súng, đang chọi gạch, bắn ná vào nhau chắc chắn đều là Phật tử của đất nước Phật giáo Thái Lan. Chỉ có một nhà sư đứng im lặng giữa hai bên lấy thân mình để ngăn chặn xung đột.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Còn bao nhiêu vị sư khác ở đâu?[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Truyền thống hòa giải, ngăn chặn xung đột là truyền thống của các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. Kinh tạng cho chúng ta biết Đức Phật dù là bậc thông suốt quá khứ vị lai, đã thấy trước chắc chắn là không thay đổi được nghiệp vận, nhưng ngài cũng ra sức ngăn cản các cuộc chiến tranh, không làm thinh bỏ mặc, ngoảnh mặc đi chỗ khác.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Nay, chỉ một nhà sư Thái Lan đứng yên lặng trên chiến lũy vỏ xe tua tủa chông tre trên đường phố Bangkok, thì quả thật, vừa xúc động, vừa đáng tiếc.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Chính những lúc mà sân hận, bất đồng, mâu thuẫn giữa những con người lên đến cực điểm, các bên đứng trên bờ vực giết chóc, thì lúc đó tôn giáo, mà ở Thái Lan, đương nhiên là Phật giáo, cần thiết hơn bao giờ hết.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Trong cuộc xung đột mùa thu 1993 giữa quốc hội và Tổng thống Nga, dẫn đến trận đánh tái chiếm Nhà Trắng, thì trước đó, Giáo hội Chính thống Nga đã góp phần hòa giải, nhằm tránh đổ máu cho đến giờ chót. Trong cuộc khủng hoảng con tin ở tòa Đại sứ Nhật ở Pêru do du kích MRTA gây ra, một vị giám mục đã chủ trì đàm phán cho đến giờ chót. Khi đổ máu xảy ra, vị giám mục đã bật khóc trong một cuộc họp báo sau đó…[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Việc hòa giải ngăn chặn xung đột trong các trường hợp nói trên đều thất bại, nhưng nó đều nói lên vai trò của tôn giáo.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Ở Thái Lan, một số nhà sư đi biểu tình cùng phe áo đỏ, đến tụng kinh cầu siêu cho những nạn nhân của cuộc xung đột, nhưng chỉ một nhà sư đứng giữa hai bên bất kể tên bay, đạn lạc trong giờ phút gay cấn nhất.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Thực là đáng tiếc![/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Nhưng dẫu sau, chúng ta cũng bái phục vị sư đại hùng đại lực đại từ bi trong im lặng đã nói đến ở trên.[/SIZE][/FONT] [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Minh Thạnh[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1](Phattuvietnam.net)[/SIZE][/FONT]


    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]05-18-2010 07:23:12[/SIZE][/FONT]

Chia sẻ trang này