Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

3021 người đang online, trong đó có 24 thành viên. 03:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 55949 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Khoa học và Phật giáo vốn có những phương thức khác biệt rất cơ bản trong việc nghiên cứu thực tại. Trên bình diện khoa học, tri thức và luận lý nắm giữ những vai trò then chốt. Khoa học thu lượm những hiểu biết về thế giới thực tại rồi cô đọng chúng lại thành những quy luật có thể kiểm chứng được.
    Bằng cách phân chia, xếp loại, phân tích, so sánh và đo lường, nhà khoa học diễn giải những quy luật này thông qua một loại ngôn ngữ khá trừu tượng của toán học. Dĩ nhiên trong khoa học, trực giác không phải là không có chỗ đứng, tuy nhiên, nó chỉ mang lại kết quả khi nào được hệ thống hóa trong một cấu trúc chặt chẽ của toán học mà hiệu độ được bảo đảm bằng quan sát và phân tích. Ngược lại, chính trực giác -hay kinh nghiệm nội tâm- lại đóng vai trò chủ yếu trong phương cách Phật giáo dùng để tiếp cận thực tại. Trong khi khoa học hướng ngoại thì Phật giáo hướng nội, dùng quán chiếu làm phương thức tiếp cận.
    Trong khi khoa học chỉ bận tâm về thế giới khách quan thì mối quan tâm chính yếu của Phật giáo là cái ngã tự thân. Thay vì chẻ nhỏ thực tại ra thành từng bộ phận khác biệt như phương pháp quy giản của khoa học, Phật giáo với phương thức tiếp cận toàn bộ sự vật mà mục đích là để hiểu chúng như một tổng thể nguyên trạng. Phật giáo không cần đến những thiết bị đo lường và cũng không cần nương tựa vào bất cứ phương tiện quan sát tinh vi nào vốn là xương sống của nền khoa học thực nghiệm. Nó thiên về định phẩm hơn là định lượng.

    Có vài lời đối thoại giữa khoa học & Phật giáo Em đưa lên bác @ eegVN2009 đọc chơi nhé.
  2. haiphongcity

    haiphongcity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Đã được thích:
    0
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Lục tổ Huệ Năng có bài kệ rằng :[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1] Bồ đề bổn vô thọ,[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1] Minh kính diệc phi đài,[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1] Bổn lai vô nhất vật,[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1] Hà xứ nhạ trần ai?[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Nghĩa là:[/SIZE][/FONT] [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1] Bồ đề chẳng phải cây,[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1] Gương sáng chẳng phải đài,[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1] Xưa nay chẳng là vật,[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1] Chỗ nào dính bụi trần?[/SIZE][/FONT]
  3. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    "Cái này có thì cái kia có

    Cái này sanh thì cái kia sanh

    Cái này không thì cái kia không

    Cái này diệt thì cái kia diệt".
  4. QuyCocGia

    QuyCocGia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2008
    Đã được thích:
    172
    " Xưa có con rắn, đầu đuôi tranh hơn với nhau. Cái đầu bảo: ta có tai nghe, mắt thấy, miệng ăn, khi đi tất nhiên ta đi trước, còn ngươi đâu có những tài ấy mà hơn ta được, cho nên ta chắc chắn hơn ngươi vậy. Đuôi cãi lại: tuy vậy mà nếu ta chẳng cho ngươi đi thời ngươi không thể đi được. Rồi nó đem đuôi quấn vào cây ba vòng, nằm luôn ba ngày chẳng buông thả, cái đầu muốn đi kiếm ăn mà chẳng đi được, đói gần hụt hơi. Tính bề không xong, bắt đắc dĩ mà bảo rằng: thôi ta thua, ngươi hơn ta nên thả thân ra.
    Cái đuôi mới chịu thả thân. Đầu bảo: ngươi đã hơn ta, ngươi phải đi trước. Cái đuôi thắng trận sung sướng vút vắt đi trước, thì chẳng bao lâu bị sa xuống hầm lửa mà chết thui mất.
    Đức Phật dạy: cái thí dụ này, ví cho những chúng sanh ngu muội, tranh chấp nhơn ngã rồi đôi bên đều sanh giận dữ mà cùng nhau đọa vào tam đồ ác đạo vậy."


    Lòng giận dữ độc hại hơn lửa dữ, thường phải đề phòng chớ cho nổi lên. Kẻ giặc cướp của công đức, chẳng ai bằng giận dữ
  5. ngoandong

    ngoandong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2010
    Đã được thích:
    6
    không tức thị có có tức thị không
    Như vậy khi ta chơi chứng khoán ta thắng thì phải có người thua như vậy ta có gây nên tội không?
    Trovecacbui và các AE cho câu trả lời để học hỏi
  6. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Hãy nhớ rằng tất cả chúng ta đều phải chết

    Cuộc đời chẳng qua là một bóng mát bên đường, một diễn viên tồi, bước khập khễnh đầy sầu thảm suốt vai diễn trên sân khấu, rồi sau đó không còn nghe ai nói đến: vở diễn là một câu chuyện được kể bởi thằng ngốc, đầy ồn ào và phẫn nộ, chẳng mang lại ý nghĩa nào cả.
    (Shakespeare, Macbeth)

    Những kẻ khác không biết được rằng sống trên cõi đời này tất cả chúng ta đều phải chết.
    Những ai biết được điều này đều không còn hơn thua nữa.
    (Đức Phật, kinh Pháp Cú)
  7. NewSquare

    NewSquare Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Em đọc topic này thấy hay quá, mong các post nhiều nữa để em thêm hiểu biết, em xin cảm ơn. Em thấy việc chơi chứng không gây nên tội, vì mọi người có kì vọng riêng, chúng ta mua bán kì vọng của nhau thôi, tuy nhiên một điều quan trọng là mọi người nên chơi bằng tiền dư của chính mình mà thôi... Các bác xem này : http://f319.com/home/1250589
  8. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Trong cuộc sống phức tạp, nhiều khi gặp hoạn nạn này, có thể chúng ta tránh được hoạn nạn khác lớn hơn. Thí dụ như có người vì thua bạc nên mất vé tàu đi du lịch, cho nên thoát chết, vì chuyến tàu đó bị chìm đắm ngoài biển khơi! Nghĩa là có khi trong hoạn nạn, chúng ta có thể tìm được sự may mắn, hay bài học, hoặc kinh nghiệm nào đó vậy. Không có chuyện gì hoàn toàn xui xẻo, không có chuyện gì hoàn toàn may mắn cả. Chẳng hạn như thắng lớn CK có thể giúp chúng ta mua nhà, tậu xe, làm ăn buôn bán, cũng có thể gây bất hòa trong gia đạo, làm cho gia đình tan nát, hay trộm cướp viếng thăm, hoặc mừng quá nghỉ thở luôn!
    Em lan man quá, nhưng tựu chung câu hỏi của Bác Em ko kiến giải theo đạo Phật được.
    =((
  9. haiphongcity

    haiphongcity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Đã được thích:
    0
    Có kẻ thắng chưa chắc đã có người thua[:p], mà có kẻ thắng người thua thì kẻ thắng không phải do người thua và người thua cũng không phải vì kẻ thắng.[:p]
  10. MonkeyBusiness

    MonkeyBusiness Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Phật dạy ta chữ NHẪN, trong CK thì lại càng đúng các bác ah`:)


    Trong cuộc sống, khi bạn bị đau đớn, bị phê phán hay bị hạ nhục bởi hành động của kẻ khác, bạn sẽ phản ứng lại như thế nào? Bạn mất bình tĩnh và trả thù một cách giận dữ hay nuốt hận mà giữ kín trong lòng? Sau đó, bạn có thấy bực mình mỗi khi nghĩ về chuyện ấy và nó gây ảnh hưởng xấu đến tâm tính của bạn? Nếu là một người bình thường thì rất khó kiểm soát tốt những cảm xúc dưới loại hoàn cảnh này. Tuy nhiên, với một người tu tập tốt, người ấy sẽ có khả năng giáp mặt nỗi khổ cực một cách ung dung và xử sự với sự bình tĩnh lớn trước cơn khủng hoảng.


    Có một câu truyện như thế này: Một ngày, khi Phật Thích Ca đi qua một ngôi làng nọ, một số người đi ra gặp Đức Phật và nói những lời vô lễ và thậm chí có kẻ còn chửi thề. Phật Thích ca đứng đó lặng lẽ lắng nghe, và sau đó Ngài nói: "Cám ơn các bạn đã đến gặp ta. Nhưng giờ ta phải tiếp tục lên đường bởi vì mọi người ở làng tiếp theo đang đợi. Nhưng khi ta trở lại ngày mai, ta sẽ có nhiều thời gian hơn. Nếu các bạn có nhiều thứ hơn để nói , xin đến lần nữa”. Những người này không thể tin vào tai của mình nữa.


    Chuyện gì xảy ra với người này thế nhỉ? Một trong số những kẻ đó hỏi Đức Phật: “Ông có nghe bọn tôi nói gì không? Bọn tôi nói ông chẳng là cái thá gì cả, thế mà ông không phản ứng gì à?”
    Đức Phật trả lời: “Nếu những gì các ngươi muốn chỉ là xem thái độ của ta, thì các người đã đến quá trễ rồi. Nếu là 10 năm trước thì có lẽ ta sẽ phản ứng lại. Còn 10 năm trở lại đây thì ta đã không còn bị kẻ khác điều khiển nữa rồi. Ta không còn là nô lệ mà là chủ nhân của chính ta. Ta có thể làm những gì mình muốn, chứ không hành động dựa trên cảm xúc".


    Tôi có nghe kể một câu chuyện thế này: Có một anh chàng luôn mua báo tại duy nhất một sạp báo. Dù người bán báo luôn giữ bộ mặt lạnh lùng và thiếu thân thiện, anh này luôn lịch sự nói "cám ơn" với ông kia.
    Một ngày kia, khi một đồng nghiệp anh ta đã nhìn thấy thế và hỏi: "Ông ta vẫn luôn bán hàng với bộ mặt đó à?"
    - Đúng.
    - Tại sao bạn vẫn đối xử với ông ta lịch sự như vậy?
    Anh này trả lời: "Tại sao tôi phải để cho ông ta quyết định hành động của tôi chứ?"
    Thật chí lý! Tại sao chúng ta lại cho phép kẻ khác gây ảnh hưởng đến những hành động và cảm xúc của chúng ta? Chúng ta không thể cấm kẻ khác đối đầu với mình, nhưng chúng ta có thể kiểm soát những cảm xúc của riêng mình và không để bị họ ảnh hưởng. Tất nhiên, nó yêu cầu một quá trình tu luyện để đạt được điều này. Chúng ta hãy bắt đầu từ việc thay đổi nội tâm mình để có để có thể kiểm soát được mọi hành vi trong mọi hoàn cảnh.

    (St.)

Chia sẻ trang này