Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

8057 người đang online, trong đó có 1041 thành viên. 15:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 55983 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Cũng chẳng biết thế nào Bác ợ!Điều này nó thể hiện trong văn hóa của mỗi con Người. Văn hóa là "mưa dầm thấm lâu", nhưng sự suy thoái, sự thoái hóa văn hóa lại rất nhanh, nhất là với mỗi quốc gia còn nghèo, đang trên đường hội nhập để phát triển, nói có vẻ to tát. Chứ thực ra ý thức con người khó nói lắm phải ko Bác.

    Vài lời nông cạn....Tự nhiên nay Em Vu vơ hơi nhiều%-(...!!!
  2. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=+2]NUÔI DƯỠNG HẠT GIỐNG PHẬT[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tưởng Niệm Mùa Đản Sinh Lần Thứ 2634 Của Đức Phật[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Huỳnh Kim Quang[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tưởng niệm ngày đản sinh của đức Phật là xưng tụng sự xuất hiện hy hữu và qúy giá vô ngần của ngài trên thế giới này, [​IMG]đồng thời cũng là dịp để cho người Phật tử tưởng niệm đến công ơn giáo hóa sâu dày mà ngài đã dành cho chúng sinh. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Một trong những cách tưởng niệm và báo đáp thâm ân của đức Phật thiết thực nhất mà người Phật tử có thể làm được là tiếp tục phát huy và truyền bá giáo pháp giá trị của ngài, trong đó thắp sáng bản nguyện lớn lao của ngài khi thị hiện ở nhân gian là việc làm có ý nghĩa nhất. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Bản nguyện lớn nhất mà đức Phật thị hiện ra đời là gì? [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Chính là muốn tất cả chúng sinh đều làm Phật, như đức Phật đã nói rõ trong pháp hội Pháp Hoa trên núi Linh Thứu. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Có lẽ vì vậy, lần đầu tiên đến núi Hoàng Mai để cầu pháp với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, được tổ hỏi đến để cầu gì, ngài Huệ Năng đáp ngay tức khắc: chỉ cầu làm Phật. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Câu trả lời quả thật thẳng thắn, trực diện và quyết liệt. Nếu không có quyết chí, không có tín tâm vững mạnh, không có thệ nguyện kiên cố, không biết chắc mình có thể thành Phật thì khó có câu trả lời khẳng quyết như vậy. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Nhưng trước ngài Huệ Năng, thời Phật còn tại thế, trong hội Pháp Hoa trên đỉnh núi Linh Thứu, đức Phật đã kể chuyện về một bồ tát Thường Bất Khinh khi gặp ai cũng cung kính chấp tay vái chào mà thưa rằng “Tôi không dám khinh ngài, vì ngài sẽ làm Phật.” Lời lẽ đó không phải là kiểu nói ba hoa, chế diễu, làm dáng tôn kính người bề ngoài. Lời lẽ đó được xuất phát từ cái tâm chân thật, từ nhận thức và thái độ nghiêm túc. Lời lẽ đó được nói ra duy chỉ từ một người biết chắc như đinh đóng cột rằng người mà mình kính trọng lễ bái trước mặt rồi đây sẽ làm Phật. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Đơn giản hơn, bình dân hơn, đức Phật, cũng trong hội Pháp Hoa, còn dạy rằng dù với tâm tán loạn, vào trong chùa tháp, niệm một câu “Nam Mô Phật,” thì cũng thành Phật. Hơn thế nữa, ngay cả đứa bé lấy cát giỡn chơi, vẽ, đắp thành hình tượng Phật, rồi cũng thành Phật. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Làm Phật dễ vậy sao? [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tất nhiên là không dễ. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Nhưng, cần phân biệt nhân địa tu hành và quả vị chứng đắc. Trên lãnh vực nhân địa tu hành thì một niệm nghĩ tới Phật ắt hạt giống Phật nẩy sinh. Ngay trong lúc hạt giống Phật nảy sinh thì đã hàm chứa quả vị Phật viên mãn, vì trong nhân ắt có qủa. Trên lãnh vực quả vị tu chứng thì để hạt giống Phật trưởng thành, ra hoa, kết trái cũng cần phải có duyên phò trợ, mà quá trình làm sạch thân tâm với bao nhiêu nghiệp chướng phiền não từ vô lượng kiếp là một trong những duyên lành không thể thiếu, vì từ nhân đến quả không thể thiếu duyên. Cho nên, trong Kinh Pháp Hoa, đức Phật dạy rằng:[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]“Chư Phật lưỡng túc tôn[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tri pháp thường vô tánh[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Phật chủng tùng duyên khởi[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Thị cố thuyết nhất thừa.”[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Các đức Phật đầy đủ phước trí mà nhân thiên kính ngưỡng biết các pháp vốn không có tự tánh, giống Phật do duyên mà khởi sinh, vì vậy, nói pháp nhất thừa, khai mở con đường thành tựu Phật đạo cho chúng sinh. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Trong Luận Thành Duy Thức đề cập đến 6 đặc tính của chủng tử, tức hạt giống, để giải thích rõ về nguyên lý phát sinh và tồn tại của chủng tử. Sáu đặc tính đó là: Sát na diệt, quả câu hữu, quyết định tánh, hằng tùy chuyển, đãi chúng duyên và dẫn tự quả. Ở đây cho thấy pháp, bao gồm sắc và tâm pháp, có mặt và tồn tại như hạt giống là pháp sinh diệt liên tục không ngừng nghỉ trong từng sát na. Một ý niệm khởi lên ắt phải diệt ngay trong sát na đầu, nhưng không diệt hẳn mà tiếp tục tồn tại trong dạng thức sinh diệt lien tục nếu nó là ý niệm xác định tánh thiện hay ác, nếu nó có đủ duyên để dẫn đến kết quả. Như vậy, khi một chúng sinh khởi ý niệm về Phật thì ngay trong sát na đầu tiên đó hạt giống Phật tức thì phát sinh, và vì Phật là pháp có đặc tính tối thiện cho nên hạt giống này sẽ tiếp tục tồn tại dưới dạng thức năng lực qua quá trình sinh diệt liên lỉ cho đến khi viên mãn quả vị Phật. Trong quá trình tồn tại đó, tất nhiên, không phải lúc nào ý niệm Phật cũng được nhớ tới, cũng được trưởng dưỡng qua sức tu tập, mà có khi nó bị bỏ quên đi trong thời gian dài, nhưng nó được hỗ trợ bằng các thiện duyên khác mà một chúng sinh cưu mang theo. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Điều đó cũng có nghĩa là quá trình thành tựu quả vị viên mãn của hạt giống Phật sẽ được rút ngắn nếu một chúng sinh tiếp tục không ngừng nghỉ trưởng dưỡng nó từ đời này sang đời khác, và đặc biệt trưởng dưỡng bằng những chất liệu thích đáng. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Chất liệu thích đáng nói ở trên không gì khác hơn là giáo pháp đại thừa mà đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã dạy. Đại thừa giáo hàm ngụ hai yếu tính cốt lõi đó là: phát tâm bồ đề và thi thiết từ bi và trí tuệ. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Phát tâm bồ đề là bước đầu để vận dụng năng lực tâm linh cho đúng hướng. Thi thiết từ bi và trí tuệ là triển khai diệu lực vô hạn của tâm bồ đề đó qua hai bình diện từ bi và trí tuệ bằng việc thực nghiệm sáu ba la mật là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Phát tâm như thế nào? Là cầu làm Phật và làm cho chúng sinh cũng thành Phật như mình. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Cầu làm Phật thì phải có trí tuệ siêu việt để phá sạch vô minh và diệt trừ phiền não. Độ cho chúng sinh làm Phật thì phải có tâm lượng đại từ bi thương xót và cứu khổ.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Cái khổ của chúng sinh có hai mặt: một là cái khổ về vật chất, hai là cái khổ về tinh thần. Cái khổ về vật chất thì phải lấy vật chất mà bố thí tức thực hành tài thí. Cái khổ về tinh thần thì phải đem tinh thần mà bố thí tức thực hành pháp thí và vô úy thí. Nhưng đem vật chất cho người cũng cần phải biết cách cho chứ không phải ném vào mặt họ là xong chuyện. Cách cho đúng phát xuất từ tấm lòng. Bố thí vì danh, vì lợi, vì che mắt thiên hạ, vì làm cho lấy có là thực hiện việc trao đổi, buôn bán chứ không phải đúng nghĩa bố thí. Cho nên, người có lòng từ bi thấy kẻ nghèo khó, khổ đau liền cảm thông thương xót mà giúp đỡ không vì bất cứ danh lợi gì. Tuy nhiên, như người xưa nói “giúp ngặt không thể giúp nghèo,” muốn cho chúng sinh dứt sạch khổ não thì chỉ có cách duy nhất là giúp họ thành Phật. Thành Phật rồi sẽ vĩnh viễn không còn khổ vật chất và tinh thần nữa. Đó là cách bố thí cứu cánh nhất. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Làm Phật là khai mở toàn diện bản thể chân như, là hiển bày trọn vẹn pháp thân mầu nhiệm, là giác ngộ triệt để bản lai diện mục của chính mình đã bị che khuất trong mây mù vô minh vọng niệm. Xua tan mây vô minh thì chỉ có trí tuệ bát nhã mới làm được ngoài ra không còn cách nào khác. Chìa khóa mở kho báu trí tuệ bát nhã là thiền định, bởi lẽ vọng niệm thì tâm động, tâm động là hành tác của vô minh. Hết vọng niệm thì tâm tịnh. Tâm tịnh thì trí sáng. Trí sáng thì mây vô minh bị xóa tan. Mây vô minh sạch thì mặt trời chân như hiển bày, bản lai diện mục tự hiện. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Nói thiền định là nói chung chung. Nếu nói cho rõ thì phải nói thiền và định. Thiền là vận dụng sức nội quán, tức năng lực chiếu kiến của trí tuệ, để nhận diện bản tâm. Phương thức này không cần phải thiền tọa mà có thể thực hiện ngay trong mọi sinh hoạt của đời sống thường nhật lúc đi đứng nằm ngồi. Định bao gồm chỉ và quán, là đình chỉ tạp niệm để thắp sáng năng lực quán chiếu hành tác của tâm. Định cần phải thực hiện trong phương thức thiền tọa đòi hỏi đình chỉ mọi sinh hoạt lao tác trong một thời gian nào đó. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Dù là thực hành từ bi qua việc bố thí để cứu khổ chúng sinh hay vận dụng trí tuệ để phá vô minh trực ngộ chân tánh để tự cứu mình thì cũng đều cần đến nguyên tắc hay khuôn phép nghiêm túc hẳn hoi tức trì giới, sự nhẫn nại để vượt qua trước bao nhiêu nghịch duyên, nghịch cảnh tức nhẫn nhục, và sự kiên trì bền bỉ không thối lui để đạt cứu cánh tức tinh tấn. Sáu ba la mật vì vậy không thể thiếu đối với người cầu làm Phật cho mình và cho người. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Nuôi dưỡng hạt giống Phật còn là việc làm cần thiết để vừa nâng cao giá trị tôn quý của đời sống một chúng sinh, vừa góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng xã hội dù ở thời đại nào, quốc độ nào. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Nuôi dưỡng hạt giống Phật là nêu ra mục đích cao cả nhất là làm Phật. Trong quá trình làm Phật đó, một chúng sinh tự thể hiện phẩm giá cao qúy của mình như là giòng dõi của chư Phật, là một thành phần của chủng tánh Như Lai. Phẩm giá đó ở tầm mức căn bản và phổ quát là bình đẳng tuyệt đối giữa tất cả mọi cá nhân, mọi chủng loại. Với phẩm giá bình đẳng như vậy, cho nên không một chúng sinh nào, không một người nào có thể nhân danh bất cứ ai, bất cứ thế lực nào để chà đạp lên phẩm giá và cuộc sống của kẻ khác. Một cộng đồng xã hội biết tôn trọng phẩm giá cao quý của từng người như vậy sẽ là điều kiện ắt có và đủ để có thể vừa duy trì các truyền thống đạo đức nhân bản thuần hậu, vừa tạo dựng vững chắt nền tảng nhân tâm để góp phần kiến tạo hòa bình, ổn định và phát triển xã hội lâu dài. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Nuôi dưỡng hạt giống Phật là triển khai khả tính và năng lực trong mỗi chúng sinh lên tới tầng mức cao nhất hay tối thượng. Đó là quá trình xây dựng và phát triển cuộc sống cá nhân và cộng đồng xã hội từ đáy sâu tăm tối, tội lỗi, nghiệp chướng, và khổ đau lần hồi lên cuộc sống tươi sáng, cải thiện, tiến bộ, lành mạnh, giải thoát, và an lạc. Một cá nhân thực hành tài thí, pháp thí thì cộng đồng xã hội bớt đi phần nào cảnh lầm than khổ cực về vật chất và tinh thần. Nhiều cá nhân thực hành tài thí, pháp thí thì cộng đồng xã hội sẽ có nhiều người bớt khổ hơn về vật chất và tinh thần. Và nếu cả cộng đồng xã hội đều thực hành tài thí, pháp thí thì toàn thể xã hội sẽ hết khổ đau về vật chất và tinh thần. Tương tự như vậy, nhiều người thực hành hạnh trì giới với năm giới cấm: không sát hại sinh vật, không trộm cắp, không ngoại tình, không nói dối, không uống rượu thì cộng đồng xã hội sẽ giảm bớt đi rất nhiều những tệ nạn xấu ác như giết người, trộm cắp, cướp bóc, phá vỡ hạnh phúc gia đình, thị phi tranh chấp, lái xe uống rượu, v.v… Đặc biệt, khi mọi người chú trọng vào việc phát huy trí tuệ thì trình độ dân trí sẽ được nâng cao, các lãnh vực giáo dục, văn hóa, tư tưởng, triết lý, học thuật, khoa học kỹ thuật sẽ được phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng xã hội. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Thế mới biết lý tưởng tịnh Phật quốc độ của đại thừa dựa trên nền tảng thành tựu Phật đạo cho chúng sinh là lý tưởng không những giá trị tôn quý mà còn khả thi. Vì vậy, trong Kinh Duy Ma Cật, bồ tát Duy Ma Cật đặc biệt nhấn mạnh đến lý tưởng tịnh Phật quốc độ lấy ba tâm làm nền tảng: Trực tâm, thâm tâm và bồ đề tâm. Trực tâm là nhiếp luật nghi giới. Thâm tâm là nhiếp thiện pháp giới. Bồ đề tâm là nhiêu ích hữu tình giới. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Dùng nhiếp luật nghi để làm pháp luật kỷ cương điều trị loạn động của cá nhân và xã hội. Lấy nhiếp thiện pháp giới để phục vụ lợi ích cho mọi người. Đem nhiêu ích hữu tình giới để làm viên mãn hai điều trên trong mục tiêu làm cho tất cả chúng sinh đều thành Phật. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Nói tóm lại, nỗ lực giáo hóa một đời của đức Phật không gì khác hơn là làm cho chúng sinh được thành Phật như ngài. Tưởng niệm ngày đản sinh của đức Phật còn gì thiết thực hơn là thực hiện theo bản nguyện của Ngài: nuôi dưỡng hạt giống Phật trong chúng ta. [/SIZE][/FONT]

    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]05-06-2010 07:23:15[/SIZE][/FONT]
  3. hongngoc18

    hongngoc18 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2010
    Đã được thích:
    8


    Đúng phật ở trong tâm mỗi người. Nếu thị trường ck mà lấy tâm của phật vào để ứng xử thì không còn tồn tại thị trường ck nữa:-bd:-bd:-bd
  4. small_best

    small_best Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Đã được thích:
    9

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r32)]
  5. NgheobuonCK

    NgheobuonCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2009
    Đã được thích:
    21
    Em chỉ kể các bác nghe một chuyện, chuyện ấy từ bản thân em ra.
    Các bác tham gia thị trường chứng khoán, xin hỏi có làm ra của cải cho xã hội không?
    Câu trả lời là không, thị trường sơ cấp mới có tác dụng lớn, thị trường thứ cấp chẳng qua là mua bán giấy tờ có giá.
    Việc các bác làm hằng ngày chỉ tạo công ăn việc làm cho các CTCK thôi, còn lại là rất lãng phí vì toàn nhân tài của xã hội bỏ bê công việc nhìn bảng điện.
    Vậy các bác đang làm gì?
    Xin thưa các bác đang đánh bạc với các tổ chức chứng khoán, với anh xe ôm, chị bán rau, bà nội trợ.
    Chẳng có ai trên này đầu tư cả, chỉ toàn đầu cơ với mong muốn tài khoản tăng lên gấp năm, gấp mười.
    Thế tiền đâu để TK các bác tăng gấp năm, gấp mười?
    Đó chính là tiền của anh xe ôm, chị bán rau, bà nội trợ chứ dễ gì bác kiếm được của BBs, MMs,NNs?
    Đồng ý trong TTCK, không phân biệt tiền ai, nhưng theo nguyên tắc tích luỹ của cải, người giàu giàu thêm và người nghèo nghèo đi.
    Thật tâm mà nói, thích chứng khoán, mê chứng khoán là do bản tánh thích bài bạc.
    Em cũng có suy nghĩ rằng việc này không tốt, vì đánh bạc không ai muốn thua, nhưng thắng toàn thắng của người nghèo hơn mình thì thật nhẫn tâm.
    Tuy nhiên em an ủi là mình không nhẫn tâm cũng có thằng khác nhẫn tâm lượm lặt hết, thế là em lại lao vào.
    Các bác đọc suy nghĩ của em xem các bác có nhẫn tâm hay không? Các bác nói đến phật pháp có tác dụng gì hay không? Hay chỉ là tự huyễn hoặc mình?
    Vài lời tâm sự, đừng nghĩ mình cao siêu làm gì, khối thầy tu đang ăn chay trường kia không biết tu bao kiếp nữa mới thành Phật?
    Bao nhiêu kẻ trên đây mở tay nhón vài đồng bạc cho kẻ tật nguyền xin ăn, hay chỉ mua lễ này lộc kia lên chùa cúng bái?
    Phật tại Tâm, thế mấy ai ở đây không suốt ngày nghĩ cách kiếm thật nhiều tiền? Tiền không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, thế tiền ở đâu ra? Ngoại trừ các bác mở doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu để làm tăng giá trị gia tăng xã hội.
    Nói để hiểu, chúng ta đang sống vì chúng ta chứ không sống vì tha nhân, chúng ta cầu Phật là cầu cho bản thân ta và người thân ta, chứ không phải cho chúng sanh. Thế thì chúng ta không ai xứng đáng mang Phật pháp ra tranh luận làm gì, chẳng bao giờ thành Phật được đâu.
  6. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    @ NgheobuonCK : Trước hết chỉ là tu tâm thôi. Em kể với Bác chuyện nhỏ này. Bữa đã lâu xe Em dính đinh. Vá xe ở quán nhỏ ven đường , chuyện không có gì đáng nói. Nhưng khi khi đứa phụ vất cái đinh găm ở xe Em ra ven đường Anh chủ quán quát thằng nhỏ bắt nhặt cái đinh ném vào thùng rác. Hành động nhỏ này Em đánh giá cao hơn nhiều so với những bài giảng đạo lí. Bác có đồng ý như vậy ko?Thế nên trước khi Em chưa làm được thì chiêm nghiệm để dưỡng tâm đã. Cá nhân Em đã nói về quan niệm sống ở trong TP này một lần rồi : " Thấy việc tốt chưa chắc Em đã làm, nhưng việc xấu chắc chắn Em không làm."
  7. tuanlong1710

    tuanlong1710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    42 lời kinh của PHẬT , thực ra không phải do phật nói ra, nó là sự rút gọn của các bộ kinh, nhằm đưa PHẬT GIÁO vào TRUNG QUỐC ở thời ĐƯỜNG một cách dễ hiểu nhất
    "Phật ở trong tâm" --->> Đây là quan niệm bề nổi của ĐẠO KHỔNG TỬ
    Quan niệm về TÂM PHẬT nên hiểu theo nghĩa TỰ THÂN, sự thanh thản trong tâm hồn , nó là kinh nghiệm bản thân, là kinh nghiệm cá nhân, không ai có thể chỉ cho bạn
  8. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất đồng tình quan điểm này của bác. Ai cũng nói Phật tại tâm thế có biết tâm ở đâu.tâm như thế nào.ví dụ như thế này: Một người con trai và một người con gái yêu nhau,hằng ngày thậm chí hằng tuần anh ta kg gọi điện hoặc đền thăm nhưng miệng anh ta nói rằng: "Anh thương em ở trong lòng còn chuyện đến thăm em chỉ là hình thức"thì thử hỏi người con gái đó có chấp nhận hay không??? do đó đừng nghĩ lúc nào cũng là Phật tại tâm,câu này hiện nay đa số tất cả đều hiểu lầm... cái chính là chúng ta hoàn thiện chính mình qua những lời Phật dạy...Một người cả đời không ăn chay,mà suốt ngày đòi ăn thịt mà tay lại kg muốn sát sinh vậy thì người đó có phạm vào tội sát sinh hay không? Đó là câu hỏi mà hiện nay chúng ta đang lầm lần. Đạo Phật thực chất là kg phải là một tôn giáo,mà là giáo lý của Bậc giác ngộ truyền lại cho chúng sinh.Đạo Phật cũng không phải là mê tín dị đoan mà đạo của sự thật.Sự thật này là sự thật mang tính khoa học mà ngày nay cả thế giới đang lấy những triết lý để nghiên cứu tìm ra.Khoa học ngày nay cũng đang lý giải nhiều vấn đề mà trong đó có thuyết tái sinh...
    Nếu có thể các bạn nên nghe về Phật giáo là gì của Pháp sư Tịnh Không thì các bạn có thể hiểu rõ thêm http://www.tinhthuquan.com/tinhkhongps.htm
  9. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Nhớ & thương Mẹ quá.:

    Đức Phật trình bày về nhiệm vụ của cha mẹ đối với con cái như sau: Cha mẹ phải khuyên răn con tránh điều ác, khuyến khích con làm việc lành, cho con học chữ hoặc nghề, lo việc hôn nhân cho con và để gia tài lại cho con đúng thời, đúng lúc.Cha mẹ là những người thầy quan trọng đầu tiên cho con cái. Khi còn nhỏ, con cái sống với cha mẹ và học hỏi nhiều điều nơi cha mẹ và kế đó chúng mới thu thập kiến thức nơi thầy cô giáo.Khi còn nhỏ dại, sự hiểu biết của chúng chưa trưởng thành. Tâm trí chúng của chúng thường do dự giữa tốt và xấu,và thường dễ nghiêng về những thói quen xấu. Tâm trí của chúng giống như đất sét hay sáp vậy, dễ bị uốn nắn.Và như vậy, muốn được những hình tượng đẹp thì phải nhờ vào 'tay nghề' của thợ đúc tượng.Cũng như vậy, bước đầu huấn luyện con cái rất quan trọng và nương dựa rất nhiều về việc dạy dỗ của cha mẹ.Trong lúc nầy, cha mẹ hiểu biết sẽ dùng mọi cách thích hợp để răn dạy con cái về những bài học đạo đức cũng như những hiểu biết căn bản. Cha mẹ còn phải quan tâm con cái bằng cách đừng cho con giao du với những thành phần bất hảo để tránh cho con cái mình những ảnh hưởng xấu, có hại.Những đứa con được nuôi nấng, dạy dỗ tử tế, sẽ là những công dân tốt trong xã hội. Vì vậy cha mẹ cần phải cố gắng sao cho con cái mình nhận được sự dạy dỗ tốt. Có những cha mẹ hiểu biết, dù phận nghèo,vẫn cố gắng hy sinh, cho con ăn học thành tài. Có những bậc cha mẹ làm ăn phi pháp để có tiền lo cho gia đình, nuôi con,nhưng không để con mình tham dự vào việc làm phi pháp của mình.Có bậc cha mẹ, rất tệ, dùng con cái vào việc làm ăn phi pháp của mình. Họ không lo lắng cho con,lại còn hành hạ và lạm dụng chúng thay vì phải thương yêu chúng.
  10. tuanlong1710

    tuanlong1710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin hỏi các bác hai câu :
    Buddha : trong tiếng Phạn có nghĩa là gì ?
    Niết bàn : Đó là nơi như thế nào ? Các bác đã từng ở đấy bao giờ chưa ?

Chia sẻ trang này