Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

6321 người đang online, trong đó có 715 thành viên. 17:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 55984 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. warren2010

    warren2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    0
    [FONT=&quot]Vô ngã là Niết bàn[/FONT][FONT=&quot][/FONT]​
    [FONT=&quot] [/FONT]​
    [FONT=&quot]Hòa Thượng Thích Thiện Siêu[/FONT][FONT=&quot][/FONT]​
    [FONT=&quot][/FONT]​
    [FONT=&quot]---o0o---[/FONT][FONT=&quot][/FONT]​
    [FONT=&quot]Đ[/FONT][FONT=&quot]ạo Phật như một vườn hoa, mà người xuất gia là người giữ gìn, chăm sóc, cần phải biết rõ từng bông hoa... Người xuất gia là chủ vườn, chứ không phải là người ngoại cuộc, chỉ cỡi ngựa xem hoa đã vội phê phán bình phẩm đủ cách. Phật tử chúng ta là những người giữ gìn gia tài Phật pháp, phải có thái độ như thế nào đối với những người cỡi ngựa xem hoa đó? Không lẽ chỉ hùa theo sự khen chê của họ?[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Mặc dù biết Phật pháp mênh mông, cũng không ngoài một vị giải thoát cho nên dù chỉ học một câu kinh, tu hành một pháp môn cho thấu đáo cũng có thể hưởng được hương vị giải thoát mà không cần uống hết cả biển giáo lý. Nhưng điều cốt yếu là phải thực hành chứ không phải nói suông mà hiểu đạo được.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Đạo là con đường, nhưng đi trên con đường đạo không như đi trên đường cái. Đường cái dễ đi, dễ đến, có khoảng cách rõ rệt, bao nhiêu cây số là bấy nhiêu thời gian tương ứng, có điểm khởi hành, có điểm đến hẳn hoi. Nhưng đường đạo thì không như thế. Khi bắt đầu tu gọi là khởi điểm, mà khởi điểm này cũng ở tại Tâm. Tu hành gọi là đi, cũng chỉ trong một Tâm ấy mà khi đạt đến đích giác ngộ, thì cũng ở một Tâm ấy chứ đâu khác.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Thế mà tại sao đi mãi vẫn không đến? Đó chính là vì cái Ta cứ ngăn chận làm cho trễ nãi, biếng nhác, sa ngã, bước được một bước thì bị lục căn lục trần xen vào kéo lui ba bước. Muốn tinh tấn tu hành nhưng cái ngã nó xen vào và bảo: Để ta ăn cái đã, để ta ngủ cái đã, để ta coi cái đã, để ta nghe cái đã. Cái ngã chấp đó càng bành trướng càng gây tai họa. Ngã chấp của ta càng to càng dễ gây đụng chạm với cái ngã của người khác. Người khác cũng bồi bổ cái ngã của họ nên lại va chạm với ta. Ví như có một ngôi nhà rộng thênh thang mười người ở không khắp, thế mà một khi những người ở trong đó để cái Ta nổi lên thì sẽ va chạm nhau đến nỗi rốt cuộc mỗi người đi mỗi ngả, khi còn một người mà vẫn thấy chật. Đó là vì ngã chấp. Tôi lấy ví dụ để minh họa vấn đề ngã chấp này:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Ngày xưa có một linh hồn sau nhiều kiếp tu luyện, đến thiên đàng gõ cửa Thượng Đế, Thượng Đế hỏi:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-- Ai đó?[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-- Tôi, Linh hồn đáp.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Thượng Đế hỏi:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-- Tôi là ai?[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-- Tôi là tôi.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Thượng Đế bảo:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-- Ở đây không đủ chỗ cho ta và ngươi cùng ở. Ngươi hãy đi nơi khác.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Linh hồn ấy trở lui về trần gian tu luyện thêm một ngàn năm nữa, sau đó lên trời gõ cửa lại.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Thượng Đế hỏi: -- Ai đó?[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Đáp: -- Tôi.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-- Tôi là ai?[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-- Tôi là Ngài, Linh hồn đáp.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Khi ấy Thượng Đế liền mở cổng cho vào.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Thí dụ trên cho ta thấy, một ngàn năm trước tôi là tôi - còn ngã chấp, thì không vào thiên đàng được. Một ngàn năm sau, tôi là Ngài, mới vào được, vì hết ngã chấp. Vì ta với mình tuy hai mà một. Niết bàn là cái tuyệt đối không dung ngã. Niết bàn không có hạn lượng, không có nơi chốn, vì Niết bàn vô tướng - vô tướng nên rất khó vào. Muốn vào Niết bàn, ta cũng phải vô tướng như Niết bàn. Cửa Niết bàn rất hẹp, chỉ bằng tơ tóc nên ta không thể mang theo một hành lý nào mà hy vọng vào Niết bàn được cả. Cái thân đã không mang theo được, mà cái ý niệm về tôi, về ta, cũng không thể mang theo vào được. Cái ta càng to thì càng xa Niết bàn. Nên biết hễ hữu ngã thì luân hồi mà vô ngã là Niết bàn chứ không phải đòi hỏi có cái ta để vào Niết bàn.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Một hôm có người đến hỏi Thiền sư Duy Khoang: "Đạo ở đâu?" Sư đáp: "Đạo ở trước mắt" - "Sao tôi không thấy?", người ấy hỏi. Ngài đáp: "Vì ngươi đang bận nghĩ tới mình ta cho nên không thấy" -" còn Hòa Thượng có thấy không?", người ấy hỏi. Ngài đáp: "Hễ còn bận nghĩ tới ta, ngươi thì đều không thấy" - "Khi không còn bận nghĩ tới ta, ngươi nữa thì có thấy không?", người ấy hỏi. Ngài đáp: "Khi không còn có tâm phân biệt bận nghĩ tới ta, ngươi, thì bấy giờ ai hỏi đạo ở tại đâu?"[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Giả sử lúc đó người ấy hỏi ngài Niết bàn ở tại đâu thì chắc Ngài cũng đáp tương tự như thế, và câu đáp cuối cùng hẵn là: "Khi không còn có tâm phân biệt bận nghĩ tơi ta, ngươi thì bây giờ ai hỏi Niết bàn ở tại đâu? Sao tôi không vào được? Vì đã không còn tâm phân biệt bận nghĩ tới ta, ngươi thì tức lúc ấy tâm thanh tịnh không còn vọng tưởng tham ái, tức là Niết bàn đó rồi, chứ có phải ở đâu xa mà phải tìm kiếm?"[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Vậy cho nên cần phải biết: Niết bàn chính là từ bỏ ba độc tham, sân, si do ngã chấp gây nên. Vô ngã là Niết bàn. Giờ phút nào cởi bỏ được ba độc, giờ phút đó là Niết bàn. Cho nên chúng ta thấy Niết bàn vừa là cái chung, vừa là cái riêng. Cái chung là ai cũng tu được, vào được. Cái riêng là chỉ ai tu người ấy đắc. Đức Phật, Ngài không bưng Niết bàn đến cho ta ngồi lên. Ngài chỉ dạy cho ta con đường tu chứng Niết bàn mà thôi. Ngài dạy:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]"Ai còn tham luyến (tức còn ngã ái chấp đây là của tôi, ngã mạn chấp đây là tôi, ngã kiến chấp đây là tự ngã của tôi), thời có dao động. Ai không tham luyến, thời không dao động. Ai không dao động, thời được khinh an. Ai được khinh an thời không thiên chấp (nati). Ai không thiên chấp, thời không có đến và đi. Ai không có đến và đi, thời không có diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh, thời không có đời này đời sau, không có giữa hai đời. Đây là sự đoạn tận khổ đau". (Niết bàn - Tương Ưng Bộ Kinh 4/65, 1982)[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Vậy thì nói Phật độ chúng sanh là gì? Ở đây chúng ta cần phân biệt chữ "độ" và chữ "cứu rỗi". Chữ "cứu rỗi" thì chỉ cần đức tin, tin có một đấng tối cao, đấng ấy sẽ rước ta vào cõi phúc lạc của Ngài ở một nơi nào đó, nếu ta đầy đủ lòng tin. Trái lại chữ "độ", nghĩa là vượt qua, có nghĩa là làm cho chúng sanh thấy rõ rằng: chính vì bản ngã mà nổi chìm trong biển phiền não sanh tử. Vậy chỉ cần trừ cái ngã chấp thì phiền não không còn đất đứng. Khi phiền não đã trừ thì kiến hoặc, tư hoặc, vô minh hoặc cũng dứt mà vượt qua bờ giác. Khi phiền não chấm dứt thì dù bất cứ đang ở đâu, bất cứ giờ phút nào cũng là Niết bàn, không cần phải cất bước đi đến một nơi nào cả để tìm cõi Niết bàn. Bởi thế đức Phật dạy luôn luôn quán vô ngã, bốn đại, năm uẩn tạo nên thân này đều là những thứ do duyên ở ngoài kết hợp lại mà thành chứ cái thân "đồng nhứt" với cái ngã thì không thực có.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Đức Phật được tôn xưng là đấng Pháp vương vì Ngài tự tại với tất cả các pháp, vào tất cả thời, xứ. Dù ở đâu Ngài cũng không bị dính mắc vào sáu trần, không bị chúng lôi kéo. Nên chúng ta phải biết, nếu chúng ta đối với một việc gì trong một thời gian nào đó mà được tự tại, không bị nó lôi kéo, chi phối, thì ta cũng đáng được gọi là vua của pháp đó, nhưng chỉ đối với một việc đó, trong một thời gian đó mà thôi, còn ở giờ khác, đối với việc khác, thì ta lại bị ràng buộc, cho nên ta không được như Phật xưng là Đấng Pháp Vương đối với toàn diện các pháp và tất cả các thời, xứ.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Muốn được như Phật phải quán vô ngã luôn luôn. Quán vô ngã thì tất cả cái gọi là: phải, trái, được, thua ở đời đều là một cái duyên cho ta tu, hoặc trở thành bình thường không có gì bận tâm cả. Quán vô ngã cũng như người võ sĩ luyện thân thể cho rắn chắc. Khi chưa rắc chắc thì dễ bị quật ngã trước một tác động bên ngoài. Người tu vô ngã cũng vậy, khi chưa thuần thục còn nhiều ngã chấp thì dễ đau khổ trước một lời nói độc. Nếu khi ngã chấp tiêu bớt, thì chỉ còn thấy đau khổ sơ sơ và cuối cùng thì không còn ngã chấp thì cũng không còn chút đau khổ nữa. Nên kinh Pháp Cú nói:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Như ngọn núi kiên cố[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Không gió nào lay động[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Cũng vậy giữa khen chê[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Người trí không giao động. (Pháp Cú câu 81)[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Kết luận: Cái Trí ở đây chính là cái trí thấy lý vô ngã vậy.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]​
    [FONT=&quot]---o0o---[/FONT]​
    [FONT=&quot] Source: www.buddhismtoday.com
    Trình bày: Nhị Tường[/FONT]
    [FONT=&quot][/FONT]​
    [FONT=&quot]Cập nhật ngày: 05-10-2001[/FONT][FONT=&quot][/FONT]​
  2. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Trong ngôi chùa giữa chợ với mùa Phật Đản 2554 cận kề, mà bạn tuanlong1710
    có những thắc mắc về câu chữ mông lung quá.
    Nếu chịu khó lên Google tìm từ "Buddha", thì ngay tức thì bạn đã có ngay đến 29 triệu 600 ngàn kết quả !
    Một tôn giáo đã được xã hội loài người gạn lọc và tồn tại trên 2.554 năm ròng rã, thì kết quả như thế cũng còn quá khiêm nhường.
    Đạo Phật từ Ấn Độ được du nhập trực tiếp vào nước ta từ rất sớm, trước cả khi đạo Phật du nhập vào Trung Hoa rộng lớn kia.
    Nhưng dưới ảnh hưởng của 1000 năm đô hộ Bắc thuộc, nên từ "Phật" lại có vẻ thông dụng hơn.
    Tuy vậy trong dân gian vẫn tồn tại một "ông Bụt" (Buddha) bình dị thân thiện hơn rất nhiều.
    Thôi hãy để câu chữ ấy cho lịch sử tiếp tục gạn lọc !
    Xin kể 2 câu chuyện góp vui :
    Câu chuyện 1 @ =
    Một người đi đường chẳng may bị một mũi tên tẩm thuốc độc bắn trúng, nhiều người xúm lại tìm cách cứu chữa ngay. Người thì đòi rút tên ra gấp, người thì đòi cho uống thuốc giải độc.....
    Nhưng anh này thì không chịu mà cứ đòi phải tìm hiểu về mũi tên đã được bắn từ đâu, do ai bắn, bay bao xa, mũi tên dài ngắn thế nào V.v..... trước khi chạy chữa.
    Chắc chắn rằng thuốc độc sẽ không đợi lâu đến thế mới giết anh !
    Câu chuyện 2 @ =
    Thế giới của những loài sống dưới nước kháo nhau về một nơi rất khác lạ :
    Ở đó có nhiều loài bay được chứ không chỉ có bơi và bò như chúng, có gió thoảng mây bay, chim chóc ca hát chạy nhãy đủ trò vui.
    Đám đông ấy cùng nhau tìm đến chú Cua, người đã thấy được thế giới ấy và nhờ chú ta chỉ đường.
    Thế nhưng chỉ có rất ít lên được bờ và nhìn thấy tận mắt cảnh giới ây, một số ít khác cố sức lao mạnh lên mặt nước thấy thoàng một tý là rơi trở lại.
    Còn phần đông sống dưới sâu, nặng nề và cố chấp thì nói : Lừa đảo ! Lừa đảo !!!=))
  3. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0

    Nói như bạn thì tâm Phật là ngồi yên,không động ah!
  4. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    [​IMG][​IMG]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [​IMG][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Lời ngỏ: Hơn 2500 năm qua, tôn giáo mà ngày nay người ta gọi là Phật Giáo từng là nguồn cảm hứng chính yếu cho nhiều nền văn minh thành công, cội nguồn của những thành tựu văn hóa vĩ đại, và là một sự hướng dẫn lâu dài đầy ý nghĩa cho đời sống tâm linh của hàng triệu người. Ngày nay, có hơn sáu trăm triệu người trên thế giới đang sống và tu tập theo giáo lý của Đức Phật. Vậy Đức Phật là ai và giáo lý của Ngài dạy những gì ? [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Đức Phật: [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Ngài đản sinh vào năm 624 trước Tây lịch (trTL) có tên là Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhatta Gotama) vốn là một hoàng tử của một tiểu vương quốc ở gần biên giới Ấn Độ và Nepal ngày nay. Vị hoàng tử này sống trong cảnh xa hoa nhung lụa của một bậc vua chúa, nhưng không có một lạc thú vật chất nào có thể che giấu sự bất toàn của cuộc sống đối với người thanh niên ham biểu biết sự thật một cách dị thường này. [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Vào năm hai mươi chín tuổi (595 trTL), Ngài đã rời bỏ cung điện để đi tìm ý nghĩa sâu xa của đời sống trong rừng núi hoang vu ở miền đông bắc Ấn Độ. Ngài đã học với các bậc đạo sư và triết gia thông thái nhất thời đó, nhưng các vị này không thể cung cấp những lời giải đáp mà ngài đang tìm kiếm. Sau đó ngài đã áp dụng pháp tu khổ hạnh khắc nghiệt nhất, nhưng ngài cũng không chứng đắc được gì cả. [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Rồi vào năm ba mươi lăm tuổi, trong một đêm trăng tròn tháng Vesakha năm 589 trTL, ngài đã ngồi thiền định dưới cội Bồ Đề trong khu rừng Ưu Lâu Tần Loa gần bờ sống Ni Liên Thiền (Neranjara). Dùng sự trong sáng khác thường của tâm trí với trạng thái thiền sâu xa, sức mạnh trí tuệ được phát sinh trong trạng thái đó, ngài quán sát sự thật của tâm trí, vũ trụ và đời sống. Cuối cùng ngài đã đạt đến giác ngộ vô thượng và từ đó trở đi ngài được gọi là Phật (Buddha). Sự giác ngộ của ngài là trí tuệ bao quát và sâu xa nhất, thông suốt thật tánh của tâm trí cũng như vạn vật. Sự giác ngộ này không phải là một sự mặc khải do một đấng thiêng liêng nào đó ban cho, mà là một sự khám phá chứng nghiệm của chính ngài, có nền móng từ những giai tầng thiền định sâu xa nhất. Đạt đến giác ngộ có nghĩa là ngài đã giải thoát khỏi sự trói buộc của tham ái và vô minh, có nghĩa là ngài đã giải trừ được mọi hình thức đau khổ và đạt được an lạc vĩnh cửu. [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Giáo lý của Đức Phật: Sau khi thành đạo và trong bốn mươi năm kế tiếp, Đức Phật dạy một đạo lý mà khi tinh tấn làm theo, mọi người không phân biệt nam nữ, chủng tộc hay giai cấp, đều cũng sẽ đạt đến giác ngộ viên mãn như ngài. Những giáo lý được gọi là “Dhamma”, có nghĩa là thật tánh của vạn vật hay sự thật ở bên dưới sự hiện hữu của mọi vật. Bài viết này không thể trình bày cặn kẽ tất cả những giáo lý của Đức Phật nhưng bảy đề mục sau đây sẽ cung cấp chúng ta một cái nhìn bao quát về những gì Phật đã dạy. [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]1/ Cách tìm hiểu chân lý: Đức Phật mạnh mẽ cảnh cáo chúng ta không nên tin vào một điều gì một cách mù quáng, và ngài khuyến khích cách tìm hiểu sự thật một cách chân xác. Ngài cho thấy sự nguy hiểm của việc thiết lập niềm tin chỉ dựa trên những điều sau đây: nghe nói lại, truyền thống, tập tục, vì nhiều người nói điều đó, thẩm quyền của kinh sách cổ truyền, lời của một đấng siêu nhiên, do tin vào các vị thầy, các vị trưởng thượng và các vị Thầy thân cận của mình. Thay vì chỉ tin theo những điều này, mọi người nên giữ cho tâm trí của mình phóng khoáng và khảo sát kinh nghiệm đời sống của chính mình. Khi tự mình nhận thấy một giáo lý nào đó phù hợp với kinh nghiệm của bản thân và giáo lý đó đưa đến an lạc cho mình và cho mọi người, chỉ khi đó chúng ta mới chấp nhận và tin theo giáo lý đó.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tất nhiên nguyên tắc này cũng ứng dụng cho những giáo lý của Đức Phật. Chúng ta nên khảo sát giáo lý này qua sự sáng suốt của tâm trí vốn phát sinh trong khi thực hành thiền quán. Khi việc hành thiền đã thuần thục hơn, chúng ta sẽ tự xét những giáo lý này với trí minh sát của mình, và chỉ khi đó những giáo lý này mới trở thành chân lý giải thoát của chúng ta.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Người tìm hiểu đạo pháp cần phải có đức tính khoan dung. Khoan dung không có nghĩa là tin nhận tất cả mọi ý kiến hay quan điểm, mà có nghĩa không giận hờn hay ghét bỏ những điều gì mình không chấp nhận. Về sau, trên lộ trình học đạo, những gì mà lúc ban đầu chúng ta không đồng ý có thể được coi là sự thật. Vậy trong tinh thần tìm hiểu sự khoan dung, tiếp theo đây là một số giáo lý căn bản của Đức Phật. [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]2/ Tứ Diệu Đế: Giáo lý chính yếu của Đức Phật không nhắm vào việc lý luận về một thượng đế, đấng sáng tạo hay nguồn gốc của vũ trụ vạn vật, giáo lý đó cũng không nhắm đến việc đạt tới một cõi trời vĩnh hằng. Giáo lý này nói ngay đến thực tại đau khổ của con người và sự cấp thiết phải tìm ra con đường giải thoát vĩnh viễn khỏi mọi hình thức đau khổ. Đức Phật đưa ra tỉ dụ về một người bị trúng một mũi tên tẩm thuốc độc mà trước khi được cứu chữa lại muốn biết ai đã bắn mũi tên đó, người bắn ở đâu và thuộc giai cấp nào, đã dùng loại cung nào, mũi tên đã được làm bằng chất liệu gì.v.v.. Người bị trúng tên này chắc chắn sẽ chết trước khi những câu hỏi của mình được trả lời. Cũng giống như vậy, Đức Phật dạy rằng việc làm cần thiết và cấp thời nhất của chúng ta là tìm sự giải thoát khỏi đau khổ hiện tại, để không còn phiền não và đạt được an lạc. Việc lý luận triết học chỉ có tầm quan trọng thứ yếu và tốt nhất nên để lại cho đến khi chúng ta đã tu tập tâm trí tới trình độ có khả năng khảo sát vấn đề một cách rõ ràng và tự trông thấy sự thật cho chính mình. Vậy giáo lý trung tâm của Đức Phật mà tất cả những giáo lý xoay xung quanh là Tứ Diệu Đế hay bốn sự thật cao quý.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]a/ Khổ đế: Hết thảy chúng sinh, đều phải chịu đủ loại khổ đau, sợ hãi và thất vọng. Đời sống là một sự đau khổ của sinh, lão, bệnh và chết.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]b/ Tập đế: Nguyên nhân đưa đến đau khổ là tham muốn lạc thú, vật chất. Tham muốn được nuôi dưỡng bằng những điều thích và không thích, được thúc đẩy bởi ảo tưởng “ta” và “cái của ta” vốn phát sinh từ sự không hiểu hết tính chất chân thật của thực tại đời sống.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]c/ Diệt đế: Đau khổ sẽ được chấm dứt khi không còn tham muốn. Đau khổ kết thúc trong chứng nghiệm giác ngộ. Đây là sự đạt giác ngộ hay Niết bàn giải thoát. Giác ngộ là buông bỏ hoàn toàn ảo tưởng về một tự ngã hay linh hồn có tính chất độc lập và thường tồn. Người giác ngộ được gọi là A La Hán (Arahant).[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]b/ Đạo đế: Sự giác ngộ an lạc đạt được bằng cách áp dụng một pháp tu, đó là Bát Chánh Đạo. Người ta sẽ sai lầm khi gọi giáo lý này là bi quan mà đúng hơn là Phật giáo rất thực tế ở chỗ đối diện thẳng thắn với sự thật đau khổ của cuộc đời, và Phật giáo lạc quan ở chỗ chỉ cho mọi người thấy sự chấm dứt đau khổ, đó là niết bàn, là sự giải thoát ngay trong kiếp sống này. Những người đã đạt được sự an lạc tối hậu này là những tấm gương gây cảm hứng cho ta thấy một cách xác quyết rằng Phật Giáo không bi quan một chút nào cả, mà là một đạo pháp dẫn tới phúc lạc đích thực.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]3/ Trung Đạo hay Bát Chánh Đạo: Con đường dẫn tới giải thoát khổ đau được gọi là Trung Đạo vì nó tránh hai cực đoan, đó là hưởng thụ lạc thú vật chất và ép xác khổ hạnh. Chỉ khi nào thân thể được thoải mái với những tiện nghi hợp lý mà không hưởng thụ những lạc thú vật chất một cách quá đáng, thì tâm trí mới có sự trong sáng và khỏe mạnh để hành thiền và chứng ngộ chân lý. Pháp tu Trung Đạo là siêng năng vun bồi đức hạnh, hành thiền, và đạt đến trí tuệ, là những pháp tu được giải thích chi tiết trong Bát Chánh Đạo, đó là tám điều chánh đưa đến an lạc và giác ngộ: bao gồm: Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng là trau dồi đức hạnh. Đối với Phật tử tại gia thì cố gắng giữ năm giới: 1/ Không giết người hay các loài sinh linh khác; 2/ Không cố ý lấy tiền bạc và tài sản của người khác; 3/ Không tà dâm; 4/ Không nói dối, nói lời độc ác, nói lời thêu dệt và nói lời hai lưỡi; 5/ Không uống rượu hay các chất ma túy, là những thứ làm suy yếu sự chánh niệm và ý thức về đạo đức. Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định, là nói đến việc hành thiền vốn có tính cách thanh lọc tâm trí qua chứng nghiệm trạng thái an tĩnh nội tâm và hành thiền còn có tích cách tăng cường cho tâm trí thông hiểu ý nghĩa của đời sống. Chánh Kiến và Chánh Tư Duy là sự hiển lộ của Phật trí, chấm dứt mọi khổ đau, chuyển hóa bản thân và đạt được sự an lạc bất biến cùng với từ bi vô lượng. [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]4. Nghiệp báo: Tiếng Phạn gọi là “ Kamma” có nghĩa là “ nghiệp” hay hành động, ở đây muốn nói đến luật nhân quả nghiệp báo. Theo luật này thì có những hậu quả không thể trốn tránh được một khi chính mình đã hành động. Nghiệp được phát sinh qua thân, miệng và ý, làm tổn thương cho mình, cho người khác hay cả hai, đó được gọi “ ác nghiệp”, nghiệp phát xuất từ động lực tham lam, sân hận và si mê, và mang lại nghiệp quả đau khổ người tạo, chúng ta nên tránh tạo những loại nghiệp này. Ngược lại, những hành động qua thân, miệng và ý, đưa đến kết quả an vui cho mình, cho người hoặc cả hai, những hành động như vậy gọi là “ thiện nghiệp”, có động lực từ lòng từ bi, trí tuệ, và vì chúng mang lại kết quả an lạc hạnh phúc, chúng ta nên tạo những nghiệp như thế này càng nhiều càng tốt. Những gì con người trải qua trong đời sống này là hậu quả của những nghiệp báo mà họ đã tạo ra trong quá khứ. Khi những điều bất trắc xảy ra, thay vì buộc tội hay bắt lỗi người khác, người ta có thể nhìn thấy những lỗi lầm này từ những hành vi quá khứ của chính mình. Nếu nhìn thấy được quả báo như thế, sẽ làm cho ta có ý thức hơn trong những sinh hoạt hiện tại và tương lai của mình. Khi hạnh phúc xuất hiện, thay vì xem nó như một sự kiện tự nhiên, người ta có thể nhìn thấy điều tốt đó phát xuất từ những thiện nghiệp trong quá khứ. Nếu có thể nhìn thấy thiện nghiệp và hưởng thọ kết quả tốt trong đời này, sẽ khuyến khích người ta tạo nhiều nghiệp tốt hơn nữa trong tương lai.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Đức Phật nói rằng không có một chúng sinh nào có thể ngăn cản hoặc trốn chạy khỏi quả báo một khi nghiệp đã được tạo. Khi học được chân lý rằng nhân nào quả nấy, gieo gió gặt bão, đem niềm vui cho người, mình sẽ được hạnh phúc, gây khổ đau cho người, mình sẽ chịu sự bất hạnh; sẽ giúp cho người ta không tiếp tục làm điều ác trong mọi hình thức và cố gắng làm mọi việc lành như bố thí, trì giới, niệm Phật, thiền định... Dù không thể tránh được nghiệp quả xấu đã tạo, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu sự nghiêm trọng của quả báo; một muỗng muối pha trong một ly nước có thể làm cho ly nước rất mặn, trong khi một muỗng muối pha trong một hồ nước sẽ khó thay đổi được vị của nước. Tương tự, quả báo từ nghiệp ác của một người chưa có thói quen làm việc thiện, họ sẽ chịu đau khổ nhiều ở tương lai, trong khi quả báo từ nghiệp xấu đó ở một người có thói quen tu nhơn tích đức sẽ gặp quả khổ ít hơn hoặc quả khổ sẽ tan biến mất. Như vậy luật nhân quả tự nhiên này đã trở thành động lực và lý do chính đáng giúp cho con người tu luyện đạo đức và phát triển tình thương vô điều kiện trong xã hội của chúng ta. [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]5/ Luân hồi: Đức Phật đã nhớ rõ nhiều kiếp trước của ngài. Ngay cả ngày nay nhiều tu sĩ Phật Giáo và cư sĩ tại gia cũng có khả năng nhớ kiếp trước của mình. Ký ức mạnh mẽ như vậy là kết quả của việc hành thiền sâu xa. Đối với những người nhớ lại kiếp trước của mình, luân hồi hay sự tái sinh nhiều kiếp đã trở thành một sự kiện được xác lập, đặt đời sống này trong một quan điểm đầy ý nghĩa.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Luật nhân quả chỉ có thể được hiểu trong khuôn khổ sự kiện người ta trải qua nhiều kiếp sống liên tiếp, vì có những khi phải mất một thời gian dài như vậy để một hành động sản sinh nghiệp quả. Do những nghiệp tốt trong đời sống như bố thí, từ bi, giữ giới, đức hạnh và giúp đỡ người khác, người ta có thể có sự tái sinh thuận lợi trong kiếp sau. Như vậy không có nghĩa là người ta sẽ tái sinh trong một gia đình giàu có hay được sức khỏe tốt, nhưng có thể sinh ra trong một hoàn cảnh mà nhu cầu vật chất được cung ứng đầy đủ và thuận lợi cho việc được biết tới giáo pháp, thực hành tu tập và đạt đến niết bàn an lạc. Người ta có thể sinh ra trong một gia đình có nghề nghiệp không tốt, có thể bị lôi cuốn vào môi trường xấu này và không được biết đến hay không thực hành giáo pháp. Nhiều người trẻ tuổi thuộc những gia đình giàu có đã nghiện ma túy và nhiều điều không tốt, hủy hoại đời sống của mình, trong khi có những người trẻ thuộc những gia đình bình thường được nuôi dạy trong tình thương, sự chăm sóc và sự hướng dẫn đúng đắn trở thành những người trưởng thành lương thiện và có ích cho xã hội. Do thiện nghiệp đã tạo trong quá khứ mà họ được sinh ra trong những gia đình tốt. Ngược lại, việc sinh ra trong những gia đình rất giàu có có thể là một chướng ngại cho việc tu tập tự phát triển trong Chánh Pháp. Với thiện nghiệp đã tạo trong kiếp trước, đã có nhiều trường hợp người ta rời khỏi gia đình giàu có của mình để sống đời tu hành. Vì vậy sự kiện sinh ra trong một gia đình giàu có hay nghèo nàn, sinh ra có sức khỏe hay đau bệnh, không phải là những điều chính yếu nói lên những nghiệp quá khứ, mà điều quan trọng hơn là người ta có gặp được Chánh pháp hay không, có được nghe nói tới, thực hành và chứng nghiệm Giáo pháp và đạt được niết bàn an lạc hay không.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Sự tái sinh không chỉ diễn ra trong cõi người. Đức Phật dạy rằng cõi người chỉ là một trong những cõi giới khác nhau mà thôi. Có đến 28 cõi trời khác nhau và có nhiều cõi giới thấp hơn và khắc nghiệt hơn cõi người, như cõi thú và cõi ma quỷ. Không những chúng ta có thể đi đầu thai vào bất cứ cõi nào ở kiếp sau mà có thể chúng ta đã tái sinh qua lại trong nhiều cõi giới đó rồi trong quá khứ. Điều này giải đáp một quan điểm phản đối thông thường chống lại thuyết luân hồi: “làm gì có sự tái sinh trong khi ngày nay dân số trên thế giới nhiều gấp mười lần con số của một thế kỷ trước?”. Câu trả lời là những người đang sống trên thế giới ngày nay đã tái sinh về từ nhiều cõi giới khác nhau.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Khi biết rằng người ta đã qua lại những cõi giới khác nhau, chúng ta sẽ tôn trọng hơn và từ bi hơn với các sinh linh trong cõi đó. Thí dụ người ta sẽ không làm tổn hại các loài vật khác khi đã nhìn thấy rõ ràng mối liên hệ luân hồi giữa loài thú và loài người. [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]6/ Không có Đấng sáng thế: Đức Phật đã từng nói rằng không có Thượng Đế cũng như không một ai có quyền can thiệp vào sự vận hành của nghiệp quả của chúng ta. Vì vậy, Phật Giáo dạy người ta nhận trách nhiệm đầy đủ cho chính mình. Thí dụ, nếu muốn giàu có, hãy bố thí, tín nhiệm và chăm chỉ làm việc, và nếu muốn thác sinh về cõi trời, hãy luôn luôn tử tế với người khác và thực hành mười điều thiện (không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không nói lời thêu dệt, không nói lời độc ác, không nói lời hai lưỡi, không tham lam, không sân hận và không si mê). Không có Thượng Đế nào để cầu xin được ban ơn, hay nói một cách khác, không thể có sự mua chuộc hoặc can thiệp nào trong sự vận hành của luật nhân quả.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tín đồ Phật Giáo có tin rằng có một Đấng Tối Cao sáng tạo vũ trụ hay không? Trước hết, người Phật tử sẽ hỏi rằng bạn nói tới loại vũ trụ nào. Từ khi có tiếng nổ lớn khai sinh ra vũ trụ cho đến bây giờ, vũ trụ của chúng ta chỉ có là một trong vô số vũ trụ trong cái nhìn của Phật Giáo về vũ trụ quan. Khi một chu kỳ của vũ trụ chấm dứt thì một chu kỳ khác bắt đầu, cứ như thế mãi, theo quy luật tự nhiên và không có lúc khởi đầu nào có thể được tìm thấy. Qua quá trình đó, một Đấng Sáng thế là thừa và là không cần thiết.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Không có một sinh linh nào được xem là Đấng Cứu Rỗi Tối Cao, vì các vị thần, các vị trời, các loài thú và tất cả các loài chúng sinh khác đều bị lệ thuộc vào luật nhân quả. Ngay cả Đức Phật cũng không có quyền để cứu vớt ai, mà ngài chỉ người dẫn đường, đưa ra chân lý để giúp người tìm lối thoát. Mỗi người phải nhận trách nhiệm cho hạnh phúc tương lai của đời mình, còn nếu giao phó trách nhiệm này cho người khác thì đó là một điều tai hại. [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]7/ Ảo tưởng về “linh hồn”: Đức Phật dạy rằng không có “ linh hồn” nào cả, không có phần bên trong cốt yếu và thường tồn nào của một chúng sinh. Cái mà ta gọi là “sinh vật”, dù là người hay một loài nào khác, có thể được xem là sự kết tụ tạm thời của nhiều thành phần và cùng hoạt động, khi đầy đủ nó được gọi là “sinh vật”, nhưng khi những thành phần đó tách rời nhau và những hoạt động đó ngừng lại thì nó không được gọi là “ sinh vật” nữa. Giống như một cái máy vi tính được ráp với nhiều bộ phận để hoạt động, chỉ khi được ráp xong và làm những công việc hoà hợp với nhau, nó mới được gọi là “máy vi tính”, nhưng khi nó được tháo rời và những hoạt động ngừng lại thì nó không được gọi là “máy vi tính” nữa. Không có phần bên trong cố định và thường tồn nào mà chúng ta có thể thực sự gọi là “máy tính” cả, và giống như vậy, không có phần bên trong cốt yếu và thường tồn nào có thể được tìm thấy mà chúng ta có thể gọi là “linh hồn”.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Không có “linh hồn” nhưng sự tái sinh hay luân hồi vẫn xảy ra. Hãy xét lại tỉ dụ này: trong một ngôi chùa, một cây nến đã cháy gần hết và sắp tàn. Một tu sĩ lấy một cây nến mới và châm lửa nó từ cây nến sắp tàn kia. Ngọn nến cũ tắt nhưng ngọn nến mới cháy sáng. Cái gì đã chuyển từ cây nến cũ sang cây nến mới? Chỉ có sự liên hệ nhân duyên chứ không có “vật” gì chuyển sang cả. Cũng giống như vậy, chỉ có sự liên hệ nhân duyên giữa kiếp trước và kiếp hiện tại của chúng ta chứ không có “linh hồn” nào chuyển sang cả.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Đức Phật nói rằng tà kiến về “linh hồn” là nguyên nhân của mọi đau khổ. Ảo tưởng “linh hồn” hiển lộ như “ta” (tự ngã), chức năng không thể ngăn cản được của tự ngã là điều khiển hay kiểm soát người khác. Những tự ngã lớn muốn điều khiển thế giới, những tự ngã trung bình có sức kiểm soát khung cảnh gia đình, cái nhà và nơi làm việc của mình, và tất cả những tự ngã đều cố gắng điều khiển cái mà họ xem là thân thể và tâm trí của mình. Sự điều khiển và kiểm soát như vậy biểu lộ những cảm xúc như thương và ghét, và hậu quả của nó là không có sự an tĩnh nội tâm cũng như hòa hợp ngoại cảnh. Chính tự ngã này tìm cách thủ đắc tài sản, khống chế người khác và khai thác môi trường. Việc làm của nó là tìm hạnh phúc cho mình nhưng nó là nguyên nhân làm phát sinh đau khổ. Nó muốn được thoả mãn nhưng chỉ thấy sự bất mãn. Sự đau khổ bám rễ sâu như vậy không thể chấm dứt trừ khi chúng ta siêng năng tu tập thiền định, trí tuệ phát sinh và nhận ra rằng ý tưởng “ta” và “của ta” chỉ là ảo ảnh, là cái không thật có. [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Bảy đề mục trên là một phần trong những điều cốt yếu mà Đức Phật đã dạy. Bây giờ, để hoàn chỉnh bài viết trình bày sơ lược về Phật Giáo này, chúng ta xét coi những giáo lý này đã được thực hành như thế nào ngày nay. [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Các tông phái Phật Giáo: Người ta có thể nói chỉ có một loại hình Phật Giáo và đó là bộ sưu tập lớn của những giáo lý mà nguyên thủy Đức Phật đã dạy. Những giáo lý này ở trong kinh điển tiếng Pali, những kinh sách cổ truyền của Phật Giáo Theravada, được chấp nhận rộng rãi như những cuốn sách cổ nhất và đáng tin cậy nhất ghi lại những lời dạy của Đức Phật. [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Sau khi Ðức Phật thành đạo, ánh sáng giác ngộ của Ngài đã chiếu khắp mọi nơi, hàng vạn người dân Ấn, từ sĩ, nông, công, thương, mọi tầng lớp của xã hội Ấn đều thừa hưởng được kết quả giác ngộ của Ngài. Về sau, Chánh pháp đã có mặt ở khắp Ấn Ðộ và lan tỏa đến các quốc gia láng giềng. Từ hạ lưu của sông Hằng đi về phía Ðông, phía Nam tới bờ sông Caodaveri, phía Tây tới bờ biển Á-rập, phía Bắc tới khu vực Thaiysiro, đâu đâu cũng có sự ảnh hưởng của giáo lý Phật-đà, và người dân nơi ấy sống trong sự hòa bình và hạnh phúc. Trong triều đại của Hoàng Ðế Asoka thuộc Vương Triều Maurya (thế kỷ thứ III trước TL), Phật giáo đã bắt đầu truyền bá sang các vùng biên giới của đại lục. Phật giáo nguyên thủy, xuất phát từ miền nam Ấn Ðộ, rồi được truyền sang Tích Lan, từ Tích Lan truyền qua Miến Ðiện, Thái Lan, Campuchia, Lào...Phật giáo tại các quốc gia này còn được gọi là Phật giáo Nam Truyền và Phật tử tụng Kinh bằng ngôn ngữ Pali. Phật Giáo phát triển từ miền Bắc Ấn Ðộ vượt qua dãy núi Hindu và sông Amua ở miền Trung Afghanistan, rồi vượt qua cao nguyên Pamia, vào Tân Cương Trung Quốc, từ đó đến Hà Tây, Trường An và Lạc Dương. Tiếp đó Phật giáo từ Trung Hoa truyền đến các nước lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Và một con đường khác là từ Ấn Ðộ truyền sang Nepal, vượt qua dãy núi Hymalaya, vào Tây Tạng, rồi từ Tây Tạng truyền vào một số tỉnh lỵ của Trung Hoa và một số vùng thuộc bộ tộc Buryat của Mông Cổ và Xiberi. Phật Giáo trong các quốc phía bắc này tụng Kinh phần lớn bằng ngôn ngữ Sanskrit hoặc được dịch sang tiếng mẹ đẻ của họ.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Sự thích hợp của Phật Giáo ngày nay: Quả thật vậy, ngày nay Phật Giáo tiếp tục được chấp nhận mỗi lúc mỗi rộng rãi hơn ở nhiều xứ bên ngoài quê hương của mình. Qua sự chọn lựa cẩn thận của mình, nhiều người trên thế giới đang tin theo đạo lý hòa bình, từ bi và có trách nhiệm của Phật Giáo.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Giáo lý về luật nhân quả của Phật Giáo cống hiến cho mọi người một nền móng, lý do công bằng và vững chắc để sống một đời sống đạo đức. Người ta dễ hiểu tại sao một sự chấp nhận rộng rãi hơn luật nhân quả sẽ đưa bất cứ một quốc gia nào tiến tới một xã hội vững mạnh hơn, có ý thức hơn và đạo đức nhiều hơn. [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Giáo lý về luân hồi đặt kiếp sống ngắn ngủi hiện tại của chúng ta vào một cái nhìn rộng lớn hơn, quan tâm nhiều hơn đến hai việc lớn của đời mình, đó là sống và chết, biết chuẩn bị cho cái chết tốt, chúng ta sẽ sống tốt. Sự hiểu biết về thuyết luân hồi giải trừ rất nhiều sự bi thảm và đau khổ xung quanh sự chết và chuyển sự chú tâm của chúng ta tới phẩm chất của đời sống hơn là chỉ chú ý đến độ dài của nó.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Ngay từ lúc đầu việc thực hành thiền quán đã là tâm điểm của Phật Giáo. Ngày nay, thiền quán càng ngày càng phổ thông khi sự lợi ích của nó đối với tâm linh và thể xác đã được chứng minh và được biết tới rộng rãi hơn trong xã hội. Khi sự căng thẳng, bức xúc được nhìn thấy là một nguyên nhân chính yếu đưa đến sự khổ đau cho con người, thì pháp tu thiền định trong đời sống hàng ngày lại càng trở nên được ưa chuộng.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Thế giới hôm nay quá nhỏ bé và đầy hiểm họa nếu chúng ta sống trong sân si và đơn độc, vì thế lòng bao dung và tinh thần từ bi rất quan trọng đế áp dụng. Những phẩm chất này của tâm, cốt yếu của hạnh phúc, chỉ được hình thành trong thiền định Phật giáo và thực hành tinh tấn trong đời sống hằng ngày. [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tha thứ, hoan hỷ, bất hại và từ bi là những “nhãn hiệu” nổi tiếng của Phật Giáo được ban tặng tự do rộng rãi cho chúng sinh kể cả loài thú, và quan trọng nhất là cho chính mình. Trong Phật Giáo không có chỗ cho mặc cảm tội lỗi hay sự tự ghét mình, biết lỗi thì sám hối, chấm dứt tạo nghiệp ác, cố gắng làm điều lành, để nghiệp được chuyển, nghiệp chuyển thì cuộc đời mình sẽ thay đổi và thăng hoa. [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT] [​IMG][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Những giáo lý và những pháp thực hành này mang lại từ bi, an lạc và trí tuệ, vốn là những đặc tính của Phật Giáo trong hơn hai mươi lăm thế kỷ qua và rất cần thiết cho thế giới ngày nay. Trong suốt chiều dài lịch sử của Phật Giáo, không có một cuộc chiến nào được gây ra nhân danh bởi Phật Giáo. Tính chất hiền hòa và khoan dung này phát sinh từ một triết thuyết giác ngộ thâm diệu và khiến cho bức thông điệp của Đức Phật vượt không gian, thời gian và phù hợp một cách sống động với mọi thời đại. [/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
  5. upjohn

    upjohn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    10
    Phật trong tâm!
    100 nghìn, xin hỏi chủ thớt và tất cả những ai đã lướt qua thớt này, đã ai từng cho người hành khất 100.000vnđ nào chưa?
    tôi cũng chưa từng! nhưng nay trợt nhìn thấy một cậu chắc là sinh viên 2 tay đưa cho 1 cụ già hành khất 2 tơ 100.000; tôi mới thấy được nhiều điều!
  6. natural

    natural Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    1
    Bản tụng Thần chú Đại bi tâm đà la ni. Hay tuyệt vời. Thiết tha - Thiêng liêng rung động tâm linh.

    http://hoalinhthoai.com/uploads/hoalinhthoai_1213616825_rKJX.mp3

    (source : tìm thấy trên mạng)


    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]THẦN CHÚ ĐẠI BI [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]http://www.chudaibi.com/[/SIZE][/FONT]

    CHÚ GIẢI THẦN CHÚ ĐẠI BI
    http://www.chudaibi.com/chugiai.html

    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Ý NGHĨA THẦN CHÚ ĐẠI BI [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Thời Phật còn tại thế, ở núi Bồ đà lặc ca, tại đạo tràng Bảo trang nghiêm cùng hàng tam thừa bát bộ và chư thần vân tập đông đủ, ngài Quán thế âm bí mật phóng hào quang soi khắp mười phương quốc độ, Ngài chấp tay bạch rằng:[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]" Bạch Đức Thế Tôn, con có thần chú bí mật muốn nói cho mọi người biết để trì tụng cho thân tâm được an lạc, không tật bệnh, sống lâu nhiều phước lộc. Thần chú này có công năng dứt trừ các tội ác và cầu mong gì thì như ý muốn."[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Đức Phật chấp nhận cho ngài Quán thế âm được trình bày thần chú của mình. Ngài bạch Phật rằng:[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]"Thời quá khứ trải qua vô lượng ức kiếp có đức Phật xuất thế, hiệu Thiện Quang vương Tịnh trú Như lai, vì con mà nói thần chú Đại bi. Thuở ấy, con đang ở quả vị sơ địa mà một lần nghe thần chú Đại bi, con liền đạt đến quả vị thứ tám. Con phát đại nguyện: "Nếu thần chú này làm cho chúng sanh đời sau có sự ích lợi to lớn thì phải khiến thân con có ngàn cánh tay và ngàn con mắt". [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Nguyện như vậy rồi, quả thật thân con có ngàn cánh tay và ngàn con mắt, tha thứ vang động. Các đức Phật phóng hào quang chiếu nơi thân con. Hào quang cùng chiếu vô biên thế giới.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Con lại nguyện: "Nếu có người nào tụng thần chú này năm lần thì trừ được các tội nặng của nhiều đời kiếp trong vòng luân hồi sanh tử. Và người ấy khi thân mạng sắp mất được mười phương chư Phật đưa tay thọ ký cho họ sanh về cõi nước Tịnh độ".[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Con thề rằng: "Nếu người tụng thần chú Đại bi mà bị đọa lạc vào ba đường dữ, không sanh về cõi nước của đức Phật, không được vô lượng tam muội biện tài và những sự cầu nguyện không như ý muốn thì không xứng đáng để gọi thần chú Đại bi". [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Ngoại trừ những hạng người trì tụng thần chú này mà tâm không có thiện hảo, cứ độc ác, không tha thiết chí thành, chỉ có một chút nghi ngờ là không hiệu nghiệm.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Nếu có những người đã từng phạm mười trọng tội và gây ra năm thứ nghịch chướng to lớn, hủy báng Phật pháp, phá giới cấm, làm các điều dơ bẩn trải qua nhiều đời nhiều kiếp, dầu có gặp Phật xuất thế mà không chịu sám hối chừa bỏ các tội ác, một lần chí thành không mảy may nghi ngờ mà tụng thần chú Đại bi này là bao nhiêu tội lỗi đã tạo ra trong quá khứ đều được dứt trừ hết.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Nếu có ai gặp các sự rủi ro tai nạn khốn khổ mà tụng Đại bi thần chú đều được thoát khỏi một cách dễ dàng.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Nếu người tụng Đại bi thần chú để cầu nguyện, kết luận cầu nguyện gì đều được như ý. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Kinh Lăng Nghiêm dạy rằng: Thần chú bí mật của chư Phật, chỉ có Phật với Phật mới biết mà thôi, còn ngoài ra không ai có thể hiểu được dù cho có đạt đến địa vị thánh hiền đi nữa. Nhưng rất hiệu nghiệm, có công năng làm tiêu mất tội nghiệp và chóng đạt đến quả vị giải thoát, cho những ai thành tâm trì tụng.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Thần chú là một ấn chư Phật tương truyền không thể diễn giải, chỉ có tín tâm đọc tụng hoặc thầm niệm là có sự linh cảm hiệu nghiệm tột bực.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Bát nhã kinh dạy rằng: Thần chú là liều thuốc hay, là nước cam lồ vi diệu trị lành các thứ bệnh của mọi người. Nếu ai chuyên trì tụng sẽ thường được an lạc.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Trong Ký thủ kinh, đức Như Lai dạy có năm tạng: Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng, Bát nhã tạng, và Thần chú tạng. Mà hiệu quả nhất, chóng an lạc giải thoát nhất là tụng Thần chú. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Qua những lời Bồ tát Quán thế âm bạch Phật và các kinh dạy trên thì rõ ràng thần chú này quá diệu dụng, rất đáng được cho mọi người hành trì.[/SIZE][/FONT] [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Kinh chú của Phật, tất cả mọi người đều có thể trì tụng, nhưng muốn được lợi lạc trong khi tụng kinh trì chú, người Phật tử hãy cố gắng giữ gìn thân, miệng và ý của mình được trong sạch, siêng năng ăn chay, giữ giới. Phật dạy: làm các việc bố thí, phóng sanh, dứt điều ác, làm việc thiện, thì mới được kết quả tốt đẹp.[/SIZE][/FONT]

    (Source : http://www.thuvienhoasen.org/tamnhu-trithutoantap1-18.htm)
  7. natural

    natural Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    1
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Bản tụng Thần chú Lục tự đại minh chân ngôn "Om Mani Padme Hum" . Hay tuyệt vời. Thiết tha - Thiêng liêng rung động tâm linh. [/SIZE][/FONT]

    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]http://www.khungtroisaomai.com/music/ommanipadmehum.mp3[/SIZE][/FONT]

    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1](source : tìm thấy trên mạng)[/SIZE][/FONT]

    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Thần chú của đại bi tâm[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]OM MANI PADME HUM [/SIZE][/FONT]

    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tạng ngữ đọc là Om Mani Pémé Hung. Thần chú này tiêu biểu tâm đại bi và ân sủng của tất cả chư Phật, Bồ-tát, nhất là ân sủng của Quán Tự Tại, vị Phật của lòng bi mẫn. Quán Tự Tại (hay Quán Thế Âm) là hiện thân của Phật trong hình thức Báo thân, và thần chú của ngài được xem là tinh túy của lòng bi mẫn của chư Phật đối với hữu tình. Nếu Liên Hoa Sanh là bậc thầy quan trọng nhất của người Tây Tạng, thì Quán Tự Tại là vị Phật quan trọng nhất của họ, là vị thần hộ mạng của dân tộc này. Có câu nói nổi tiếng là vị Phật của lòng bi mẫn đã ăn sâu vào tiềm thức Tây Tạng tới nỗi một hài nhi vừa biết nói tiếng “Mẹ” là đã biết đọc thần chú này, OM MANI PADME HUM.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tương truyền vô lượng kiếp về trước có một ngàn thái tử phát tâm Bồ-đề nguyện thành Phật. Một vị nguyện thành Phật Thích Ca mà ta đã biết ; nhưng Quán Tự Tại thì nguyện sẽ không đạt thành Chánh giác khi mà tất cả ngàn thái tử chưa thành. Với tâm đại bi vô biên, ngài còn nguyện giải thoát tất cả chúng sanh ra khỏi khổ sinh tử luân hồi trong lục đạo. Trước mười phương chư Phật, ngài phát nguyện: “Nguyện cho con cứu giúp được tất cả hữu tình, và nếu có khi nào con mệt mỏi trong công việc lớn lao này thì nguyện cho thân con tan thành một ngàn mảnh”. Đầu tiên, ngài xuống cõi địa ngục, tiến lên dần đến cõi ngạ quỷ, cho đến các cõi trời. Từ đấy ngài tình cờ nhìn xuống và trông thấy than ôi, mặc dù ngài đã cứu vô số chúng sanh thoát khỏi địa ngục, vẫn còn có vô số khác đang sa vào. Điều này làm cho ngài đau buồn vô tận, trong một lúc ngài gần mất tất cả niềm tin vào lời nguyện vĩ đại mà ngài đã phát, và thân thể ngài liền nổ tung thành ngàn mảnh. Trong cơn tuyệt vọng, ngài kêu cứu tất cả chư Phật. Những vị này từ mười phương thế giới đều bay đến như mưa tuyết để tiếp cứu. Với thần lực nhiệm mầu, chư Phật làm cho ngài hiện toàn thân trở lại, và từ đấy Quán Tự Tại có mười một cái đầu, một ngàn cánh tay, trên mỗi lòng tay có một con mắt. Ý nghĩa rằng sự phối hợp giữa trí tuệ và phương tiện thiện xảo là dấu hiệu của đại bi chân thực. Trong hình thức này, ngài còn sáng chói rực rỡ, và có nhiều năng lực hơn trước để cứu giúp tất cả chúng sanh. Tâm đại bi của ngài khi ấy còn mãnh liệt hơn nữa, và ngài lại phát lời nguyện này trước chư Phật: “Con nguyện không thành chánh giác khi tất cả chúng sanh chưa thành”.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tương truyền rằng vì đau buồn trước nỗi khổ luân hồi sinh tử, hai giọt nước nướt mắt đã rơi từ đôi mắt ngài, và chư Phật đã làm phép biến hai giọt nước mắt ấy thành hai nữ thần Tara. Một nữ thần có màu xanh lục, năng lực hoạt động của tâm đại bi, và một nữ thần có màu trắng, khía cạnh như mẹ hiền của tâm đại bi. Tara có nghĩa là người giải cứu, người chuyên chở chúng ta vượt qua biển sinh tử.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Theo kinh điển đại thừa, chính Quán Tự Tại đã cho đức Phật câu thần chú, và đức Phật trở lại giao phó cho ngài công tác cao quý đặc biệt là cứu giúp tất cả chúng sanh tiến đến giác ngộ. Vào lúc ấy, chư thiên tung hoa xuống ca ngợi hai ngài, quả đất chấn động, và không trung vang lên âm thanh OM MANI PADME HUM HRIH.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Có câu thơ về ngài ý nghĩa như sau:[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]“Quán Thế Âm như vầng trăng, với ánh sáng mát dịu, dập tắt những thiêu đốt của sinh tử. Trong ánh sáng ấy, đóa sen từ bi - lọai hoa nở về đêm - mở ra những cánh trắng tinh khôi” .[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Giáo lý giải thích rằng mỗi âm trong sáu âm của thần chú OM MANI PADME HUM có một hiệu quả đặc biệt để mang lại sự chuyển hóa thuộc nhiều tầng lớp khác nhau của bản thể ta. Sáu âm này tịnh hóa tất cả sáu phiền não gốc, biểu hiện của vô minh khiến chúng ta làm những ác nghiệp của thân, lời, ý, tạo ra luân hồi sinh tử và những khổ đau của chúng ta, trong đó kiêu mạn, ganh tị , dục vọng, ngu si, thèm khát và giận dữ, nhờ thần chú mà được chuyển hóa trở về bản chất thực của chúng, trí giác của sáu bộ tộc Phật thể hiện trong tâm giác ngộ. (Chú thích: Giáo lý thường nói đến năm bộ tộc Phật, bộ tộc thứ sáu là tổng hợp của năm bộ tộc trên).[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Bởi thế, khi ta tụng thần chú OM MANI PADME HUM thì sáu phiền não nói trên được tịnh hóa, nhờ vậy ngăn ngừa được sự tái sinh vào sáu cõi, xua tan nỗi khổ ẩn tàng trong mỗi cõi. Đồng thời thần chú này cũng tịnh hóa các uẩn thuộc ngã chấp, hoàn thành sáu hạnh siêu việt của tâm giác ngộ (sáu ba la mật): bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Người ta cũng nói rằng thần chú OM MANI PADME HUM có năng lực hộ trì rất lớn, che chở ta khỏi những ảnh hưởng xấu và các thứ tật bệnh.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Thường có chủng tự HRIH của Quán Thế Âm được thêm vào sau câu thần chú, làm thành OM MANI PADME HUM HRIH. HRIH là tinh yếu tâm đại bi của tất cả chư Phật, là chất xúc tác đã khởi động tâm đại bi chư Phật để chuyển hóa các phiền não của ta thành bản chất trí tuệ của các ngài.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Kalu Rinpoche viết:[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Một cách khác để giải thích thần chú này là: OM là tính chất của thân giác ngộ, MANI PADME tiêu biểu ngữ giác ngộ, HUM tiêu biểu ý giác ngộ. Thân, ngữ, ý của tất cả chư Phật được tàng ẩn trong âm thanh của thần chú này. Thần chú này tịnh hóa những chướng ngại của thân, lời, ý, và đưa tất cả hữu tình đến trạng thái chứng ngộ. Khi tụng thần chú này, mà phối hợp với đức tin và tinh tấn thiền định thì năng lực chuyển hóa của thần chú sẽ phát sinh và tăng trưởng. Quả vậy, chúng ta có thể tịnh hóa bản thân bằng phương pháp ấy.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Đối với những người đã quen thuộc với thần chú này, suốt đời tụng đọc với nhiệt thành và niềm tin, thì Tử Thư Tây Tạng nói, ở trong cõi Trung Ấm: “Khi âm thanh của pháp tánh gầm thét như ngàn muôn sấm sét, nguyện cho tất cả tiếng này trở thành âm thanh của thần chú sáu âm”. Tương tự, kinh Lăng Nghiêm cũng nói:[/SIZE][/FONT] [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]“Mầu nhiệm thay là âm thanh siêu việt của Quán Thế Âm. Đấy là âm thanh tối sơ của vũ trụ… Đó là tiếng thì thầm âm ỉ của thủy triều trầm lắng. Tiếng mầu nhiệm ấy đem lại giải thoát bình an cho tất cả hữu tình đang kêu cứu trong cơn đau khổ, và đem lại một sự an trú thanh tịnh cho tất cả những ai đang tìm sự thanh tịnh vô biên của niết bàn”.[/SIZE][/FONT]

    (Source : http://www.thuvienhoasen.org/tangthusongchet-23.htm)

    P/S : Em xin mạn phép post lại post lần trước liền vào đây để các bác thuận tiện nghiên cứu. Chúc các bác thân tâm thường an lạc, phước tuệ tăng trưởng dồi dào :)
  8. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Điều này thì xin phép Em mượn câu hát " Tự mình biết riêng mình.." của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thay câu trả lời Bác ạ.[};-
  9. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Đi chùa, lễ Phật

    document.write(String.fromCharCode(104,116,116,112,58,47,47,110,103,111,105,115,97,111,46,110,101,116,47,78,101,119,115,47,67,104,111,105,45,98,108,111,103,47,50,48,49,48,47,48,53,47,51,66,57,67,70,65,50,68,47,32));http://ngoisao.net/News/Choi-blog/2010/05/3B9CFA2D/
    AC_FL_RunContent( 'codebase','http://download.macromedia.com/pub/shockwave/cabs/flash/swflash.cab#version=9,0,28,0','width','0','height','0','title','','src','http://static.tin247.com:8080/advertisements/pfl1267969658','quality','high','pluginspage','http://www.adobe.com/shockwave/download/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash','wmode','transparent' );

    Một ngày mùa hè. Bầu trời và không gian được tắm mát bằng trận mưa rào đêm qua. Lòng người cũng như dịu xuống, nhẹ nhàng hơn và mát mẻ hơn. Tôi đi chùa, lễ Phật.
    Thắng Phạm
    Mấy ngày này đang là tuần lễ Phật đản. Tức là ngày Đức Phật được sinh ra (ngày 14/5 âm lịch). Đây là ngày đại lễ của đạo Phật, Nó tương ứng với ngày Noel của đạo Thiên chúa. Phật giáo là một tôn giáo phát triển ở Việt Nam.
    Chẳng cần nói những điều to tát về giáo lý, giáo luật; về quê hương Đức Phật; về quá trình tu khổ hạnh của người để trở thành chính quả, để trở nên đại từ, đại bi. Hãy nói về những điều thật gần gũi.
    [​IMG]

    Trong những bộn bề lo toan của cuộc sống, bạn nên giành cho mình những phút yên bình trong tâm. Ảnh: Hoàng Phương. Bạn đã đi chùa Bái Đính, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Yên Tử, chùa Hương chưa? Tôi từng được đi đến một vài nơi trong số đó. Đó là những cơ sở thờ tự của đạo Phật. Thông thường chúng ta đến đó với tư cách là khách du lịch văn hoá, thưởng thức những công trình kiến trúc đẹp, thiên nhiên, núi non hùng vĩ. Và trong chuyến du lịch đó, thể nào bạn chẳng chắp tay, thành tâm cầu ước một điều gì đó cho riêng mình, cho người thân. Nghĩa là bạn đang có một niềm tin vào Phật giáo đấy.
    Bạn từng một lần đến một ngôi chùa gần thôi có thể ở huyện bạn, xã bạn, xóm bạn hay thậm chí là ngay gần nhà bạn để thắp hương làm lễ và cầu mong những điều tốt đẹp. Nghĩa là bạn đang cũng đang bị ảnh hưởng bởi giáo lý của đạo Phật đấy.
    Bạn đang buồn bực, thù hận, oán ghét một ai đó hay nhiều người nào đó thì Phật giáo khuyên bạn rằng: hãy "từ bi hỉ xả". Tức là hãy khoan dung, độ lượng và tha thứ.
    Bạn tin rằng mọi điều ác rồi sẽ phải trả giá, những người ăn ở thất đức sẽ phải chịu hậu quả thì đó cũng chính là ảnh hưởng bởi thuyết "nhân quả" của đạo Phật đấy.
    [​IMG]

    Đi lễ chùa là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Ảnh: Hoàng Phương. Có thể một số bạn trẻ đã hoặc sẽ là chủ nhân của những lễ "cắt tiền duyên". Với ý nghĩa là "kiếp trước" đã trót có tình duyên với một ai đó, đến "kiếp này" món nợ tình duyên đó vẫn chưa trả hết nên chưa thể bén được duyên nơi trần thế (nói gọn là chưa lấy được vợ, chồng hay "ế"). Đó là niềm tin ở Phật giáo đấy.
    Tất nhiên với những điều trên nếu bạn từng hoặc sắp làm thì bạn cũng chưa thể được gọi là tín đồ được. Chỉ là người có niềm tin nhưng trong lý lịch của bạn, mục tôn giáo vẫn chỉ được ghi là "không" mà thôi.
    Mấy ngày này trời đang mưa, có những trận mưa rất to. Người ta tin rằng trong tuần lễ Phật đản, năm nào trời cũng mưa, thậm chí mưa rất to như năm nay. Đó là đức Phật đang được tắm. (Nên mới có nghi lễ "tắm Phật" ở các chùa trong tuần lễ Phật đản).
    Tôi đi lễ Phật ở một ngôi chùa ngay trên huyện mình. Nó khá cổ kính và được cho là rất linh thiêng. Cũng chắp tay cầu khấn cho riêng mình vài điều, cho gia đình và người thân với sự thành tâm rất lớn. Người coi sóc việc chùa đã đặt lễ và làm thủ tục cầu xin cho tôi. Bà xóc "đĩa âm dương", kết quả là "đồng xấp, đồng ngửa" tức là những điều cầu xin đã được lắng nghe. Uống vài chén nước nhà chùa, thăm một vòng quanh sân, lòng nhẹ nhàng, thanh tịnh.
    [​IMG]

    Một người lễ chùa thành kính trước Phật tại chùa Trấn Vũ, Hà Nội. Ảnh: Hoàng Phương. Đến khi tôi chuẩn bị ra về, bỗng bắt gặp một dáng người mảnh mai, nhỏ nhắn; một mái tóc đen nhưng đã điểm vài sợi bạc được cặp gọn gàng; một cặp mắt biết cười và khoé miệng lúc nào cũng thường trực một nụ cười; khuôn mặt sáng và hiền như từ xưa đến nay vẫn thế. Đó là cô giáo chủ nhiệm cấp 3 của tôi. Tôi tiến lại gần trước mặt cô. Tôi không "chào cô ạ". Hai tay tôi nắm bờ vai nhỏ của cô: "U cũng đi lễ chùa à?". Cô giật mình nhưng nhận luôn ra tôi dù tôi đã già và xấu đi đáng kể. Một phút ngắn ngủi thôi nhưng lòng tôi lại hiện về bao nhiêu cảm xúc.
    Tôi hỏi han cô và kể cô nghe về vài thông tin về lớp cũ. Giọng nói của cô vẫn nhẹ nhàng như thế. Trong suốt lúc trò chuyện cô luôn cười bằng giọng cười thân quen như hôm qua thôi. Tôi chia tay cô mà không quên xin số điện thoại. Ra về thấy lòng ấm áp trong một buổi sáng ngày hè.
    Tôi không phải là một tín đồ của Đạo phật, tôi chỉ là một người có niềm tin vào những điều tốt đẹp. Và tôi chỉ muốn nói rằng: Trong những bộn bề lo toan của cuộc sống, bạn nên giành cho mình những phút yên bình trong tâm. Không nhất thiết phải đi chùa, lễ phật như tôi. Những sau những khoảng khắc như vậy, bạn sẽ thấy lòng nhẹ hơn, tạm quên đi những ồn ào, những lo toan thậm chí là những đấu tranh giành giật của cuộc sống.
  10. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Xin kính cẩn phóng thả hoa đăng này.
    Xin góp công sức soi sáng vô minh .


    [​IMG]
    Phút nguyện cầu !
    Mủa Phật Đản 2554.
    [rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose]

Chia sẻ trang này