Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

2840 người đang online, trong đó có 116 thành viên. 05:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 56067 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. ngoandong

    ngoandong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2010
    Đã được thích:
    6
    Bài này rất hay. Trong con người chúng ta ai cũng có điểm yếu, khi bị chạm vào điểm yếu đó thì dùng cách này hay cách khác để bảo vệ điểm yếu, có thể bố thí làm việc thiện để tâm an lành và câu mong mọi chuyện được an lành. Thật ra tâm có an lành không? làm việc này để mong cho việc khác được tốt hơn. Tốt nhất nên biết THÀNH TÂM
  2. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Đẹp thanh cao và thanh thoát đến lạ

    Có công phải biết gắng nên công (PHU) Tu tánh đã xong tới luyện lòng (TÂM)
    Kinh sách đầy đầu chưa thoát tục
    Đơn tâm khó (THIỀN) Định lấy chi mong.[};-
  3. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    "......
    ....Khởi phát Bồ Đề tâm.
    Lập tín nguyện sâu dày.
    Trì niệm danh hiệu Phật...

    ...."
    Vào ngày mồng 2 Tết năm Kỷ Sửu (2009),

    [​IMG]
    Thầy Thích Tâm Mẫn khởi phát đại nguyện hành hương
    "Nhất bộ nhất bái" trên đường thiên lý từ Nam ra Bắc.


    [​IMG]

    Tính đến nay, sau gần 18 tháng ròng rã trên đường, bất chấp mưa hay nắng.
    [​IMG]
    Với sự trợ giúp của đồng bào Phật Tử dọc đường Thầy đi qua
    [​IMG]

    Với bao khó khăn hiểm nguy chờ chực.

    [​IMG]

    Bước đi một bước ... sen nâng ..
    Rạp mình một lạy ...thơm hương cuộc đời ...
    Hạnh Thầy bước lạy ... không ngơi ...
    Đại Bi - Đại Nguyện ...sáng ngời - PHẬT TÂM ...!^:)^
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

    Các link Video Clip trên Youtube :

    http://www.youtube.com/watch?v=nhmIIWFZBIY&feature=player_embedded

    http://www.youtube.com/watch?v=eBz8VO19nho&feature=player_embedded

    http://www.youtube.com/watch?v=qM9nttC-CY8&feature=player_embedded.

    ===============================

    Gần 2 tháng nay,
    nếu không gặp trở ngại thì Thầy đã đi đến địa phận
    cuối tỉnh Bình Định và đầu tỉnh Quảng Ngãi.
    Nhưng không hiểu sao chưa có thêm thông tin gì.
    Xin quý đạo hữu Phật Tử ở Bình Định & Quảng Ngãi ^:)^
    quan tâm lưu ý xem Thầy đã đi đến đâu rồi.
    [};-^:)^[};-
    [};-^:)^[};-^:)^[};-^:)^[};-^:)^[};-^:)^[};-^:)^[};-^:)^[};-^:)^[};-^:)^[};-^:)^[};-^:)^[};-^:)^[};-


  4. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Trăm kiểu thành kính

    Người thiên thu không nói
    Phật thiên thu vẫn ngồi
    Những cụ già không hỏi
    Dâng hoa và dâng xôi.

    Ngồi Thiền thời gian đầu, người ta không thích đến chỗ đông người và nơi quá ồn ào. Thính giác như nhạy hơn, đến mức có thể nghe được tiếng ti vi nhỏ từ hàng trăm mét. Ngồi Thiền năm bảy năm trở ra, người ta bỗng thấy như bão hòa, dẫu có vặn đài bên cạnh cũng như không, nhưng nếu muốn nghe thì rõ mồn một. Hóa ra tinh thần dẫu ai cũng có ở một mức độ nhất định, nhưng nếu không rèn luyện nó trở nên thụ động với ngoại quan kể cả những người thông tuệ. Ban đầu, nghe những cụ già cầu kinh, tôi chỉ thấy khác đôi chút so với nhà sư, dần dà thấy không ai giống ai và tiếng cầu kinh gõ mõ thể hiện rất rõ tâm hồn con người. Sư cụ trụ trì nơi chùa làng tôi, thường chỉ tụng Kinh Kim cương, người tụng rất chậm, rõ từng câu từng chữ, lòng thanh thản vô cùng, nhưng cũng buồn vô cùng. Nằm ở chùa Mía, bốn rưỡi sáng, sư thầy dậy tụng kinh bằng một giọng rất cổ xưa như tiếng Mường, thanh âm nối liền vào nhau như một bài dân ca trong trẻo mà khê nồng, nhưng rất đỗi ấm áp. Tiếng tụng kinh dẫn ta vào một bể dâu mà chính người tu hành trải qua, dần dà lắng xuống những thất tình và tham sân si, cho đến một ngày không còn gì cả, không còn một chút sắc thái tình cảm nào trong lời tụng. Gọi là cầu kinh, nhưng mà thực vô cầu, y như tiếng vọng vô hình trong thanh không vậy.

    Từng thấy một đoàn các cụ từ Thăng Long ầm ầm vào chùa làng, tụng kinh rất to như hát đồng ca và tiếng mõ nghe như tiếng giã giò. Lại thấy những vị pháp sư, thầy cúng lấy việc bấm độn, viết sớ, gieo quẻ, tụng niệm làm nghề độ nhật, khi tụng kinh thường trôi chảy gấp gáp như muốn cho qua chuyện và bớt xén rất nhiều đoạn. Nhiều vị thầy cúng toàn tụng bằng chữ Nho, khi kinh quá dài, các vị đó thường lật vài trang một. Các tín chủ vốn chẳng hiểu một chữ nào, nên có bớt đi vài đoạn kinh cũng chẳng sao. Tôi từng nghe người Việt, người Thái, người Hoa, người Tạng, người Tày và những nhà sư khất thực ở miền Nam tụng kinh bằng tiếng Phạn. Có tiếng hiểu được và phần lớn không hiểu gì nhưng tôi không quan tâm lắm đến ngữ nghĩa, mà cố gắng cảm xem cái lòng trần gột nhẹ được đến đâu. Đó là việc quả không dễ trên con đường nội tâm tịch diệt, tức là lắng xuống và dứt bỏ. Âm thanh thể hiện lòng người, có tiếng trong, tiếng đục, có âm trầm, âm bổng, có thanh vui, thanh buồn... Nghe lâu thì biết người ta đang nghĩ gì, đau khổ hay sung sướng, còn người tu hành thì dứt bỏ cả hai. Bài thỉnh chuông có câu:

    Văn chung thanh phiền não khinh
    Trí tuệ trưởng bồ đề sinh.

    Nghĩa là:

    Nghe tiếng chuông, mọi phiền não đều nhẹ cả
    Trí tuệ trưởng thành, cái tâm giác ngộ sinh sôi.

    Chiều đến chú tiểu lên gác chuông, thong thả đánh từng tiếng một và khấn bài kinh này, đưa cả tiếng chuông lẫn lời của Phật vào thinh không.

    Nhiều năm gần đây, nhiều người thu kinh Phật vào băng rồi mở cả ngày. Những băng này đều có thể mua được ở vài chùa thành phố có tiếng. Nếu sống ở những khu tập thể, thế nào chúng ta cũng nghe được băng phát tụng kinh, đến mức ta phải nghi ngờ giá trị của kinh kệ. Rồi nữa, một đoạn nào đó trong kinh được phổ nhạc và hát bằng một giọng não nề rất sến bởi một giọng ca vô thần nào đó và được phát cả ngày trong nhiều ngôi chùa mùa lễ hội. Khi đến du ngoạn một danh lam, nhạc sĩ Dương Thụ vô cùng bức xúc khi nghe Phật ca này, cố kiềm chế, ông nói với nhà sư rằng cứ cho đây là nhạc cổ điển đi chăng nữa thì cũng không đúng chỗ.

    Có một thời thiền viện, chùa chiền là nơi tu tập, người ta cốt sống cho đơn giản, thanh tịnh, không hương, không sắc, không hỗn thanh hay trọc thanh, tất cả để hướng đến cái hư không, hay chí ít giản lược mọi phương tiện bên ngoài hướng vào cái bên trong và xóa dần vọng tưởng. Nhà sư mặc áo nội tử ghép từ trăm miếng vá, ngày chỉ ăn một bữa bằng bát cơm khất thực, không ngủ hai tối ở một gốc cây. Có thời đó hình như xa lắm rồi không thể trở lại. Thời đại công nghiệp, không thể bắt con người ăn cà chấm tương mãi, cũng như không điện thoại, đài đóm ti vi, xe cộ. Phương tiện giúp người ta đi nhanh hơn đến nhiều cái đích trong cuộc sống, dù có thể làm cho người ta tách xa hơn với những chân lý tôn giáo. Và có ai chứng minh được rằng tự mình gõ mõ cầu kinh thì tốt hơn hay không tốt hơn nằm khểnh nhấm lạc rang và nghe băng tụng kinh.
    Nguồn: Thể thao & Văn hóa cuối tuần số 14
  5. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    10 điều làm cho ta giàu:
    %%-[};-%%-
    1. Không từ mọi gian nan cực khổ ----> Nhờ cần kiệm mà giàu
    2. Buôn bán công bằng nhiều khách hàng
    ----> Trung hậu mà giàu
    3. Mỗi sáng thức dậy sớm
    ----> Chăm chỉ làm nên giàu
    4. Thường chăm lo việc gia đình
    ----> Lâu ngày rồi sẽ giàu
    5. Giữ gìn nhà cửa đề phòng trộm cướp, hỏa hoạn
    ----> Cẩn thận mà giàu
    6. Không làm việc phi pháp
    ----> Giữ mình mà giàu
    7. Trong nhà già trẻ giúp đỡ lẫn nhau
    ----> Một lòng làm giàu
    8. Vợ hiền con ngoan trên thuận dưới hòa
    ----> Giúp gia đình giàu
    9. Dạy con cháu biết học hành, tạo lập sự nghiệp
    ----> Để đời sau sẽ giàu
    10. Một lòng tích đức làm thiện
    ----> Vì ăn hiền ở lành mà giàu
    ===========================================
    %%-:bz[};-[rose][};-:bz%%-
  6. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    [FONT=Arial,Helvetica]TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH[SIZE=-1]:[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]TÂM TƯ KHÔNG NGỪNG NGHĨ – TÂM THỨC SUY TƯ LIÊN TỤC[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Nguyên tác: The Restless Mind - The Constantly Thinking Mind[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tác giả: Remez Sasson - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển[/SIZE][/FONT]​
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Khuynh hướng tự nhiên của tâm thức là không ngừng nghĩ. Suy nghĩ dường như là một hành động tiếp diễn liên tục. Tâm tư không ngừng nghĩ làm cho tư tưởng đến và đi không ngớt từ sáng đến tối. Chúng làm cho chúng ta không có một thời khắc nào ngơi nghĩ. Hầu hết những tư tưởng này một cách chính xác là không được mời đến; chúng chỉ đến, chiếm cứ sự chú tâm của chúng ta trong một lúc, và rồi biến mất.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Bản chất thật (thể tính) của chúng ta giống như bầu trời, và tư tưởng là những đám mây. Những đám mây giăng ngang bầu trời, che khuất thể tính chúng ta một lúc rồi biến đi. Chúng thì không thường trụ. Tư tưởng chúng ta cũng như vậy. Do bởi sự di chuyển của không ngừng chúng che dấu bản chất thật của chúng ta, thể tính của chúng ta, chân tâm của chúng ta, và rồi chúng biến đi để chỗ cho những tư tưởng khác.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tư tưởng giống như những làn sóng trên đại dương, luôn luôn ở trong tình trạng chuyển động, không bao giờ đứng yên. Những tư tưởng này sinh khởi trong tâm tư chúng ta thông qua nhiều lý do. Có một khuynh hướng trên phần vụ của tâm thức để phân tích bất cứ điều gì nó tiếp xúc. Nó thích so đo, suy luận, và đặt câu hỏi. Nó say mê liên tục trong những hành vi này.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tâm thức chúng ta có một loại dụng cụ thanh lọc, cho phép nó chấp nhận, thu nhận những tư tưởng nào đấy, và từ chối những tư tưởng khác. Đây là lý do tại sao tâm thức một số người nào đấy bị chiếm cứ với những tư tưởng thuộc một chủ đề nào đấy, trong khi những người khác thậm chí không nghĩ về những chủ đề tương tự.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Tại sao một số người bị lôi cuốn bởi bóng đá trong khi những người khác thì không? Tại sao một số người ngưỡng mộ một ca sĩ nào đấy và những người khác thì không? Tại sao một số người suy nghĩ liên tục về một chủ để nào đấy và những người khác chẳng bao giờ nghĩ đến? Tất cả những điều ấy thông qua hay tùy thuộc vào bộ phận thanh lọc nội tại này.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Đây là một dụng cụ tự động vô tư. Chúng ta không bao giờ dừng lại và nói với những tư tưởng nào đấy “hãy đến” và với những tư tưởng khác chúng ta nói “đi chỗ khác” Nó là một hành vi tự động. Dụng cụ thanh lọc này được xây dựng qua năm tháng của cuộc sống. Nó là và nó được hình thành một cách liên tục bằng sự gợi ý và từ ngữ của những người chúng ta gặp, và như một kết quả của những kinh nghiệm hằng ngày.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Mỗi sự kiện, xãy ra hay từ ngữ có một tác động trên tâm thức, mà nó sản sinh những tư tưởng phù hợp. Tâm thức giống như một nhà máy tư tưởng, hoạt động trong những phiên ngày và đêm, sản xuất những tư tưởng.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Những hoạt động này của tâm thức không ngừng nghĩ, bận rộn với sự chú ý của tâm thức chúng ta khắp mọi thời mọi lúc. Bây giờ sự chú ý của chúng ta là trên tư tưởng này và rồi thì trên một suy tư khác. Chúng ta tiêu phí rất nhiều năng lượng và chú ý đến những tư tưởng thoáng qua. Hầu hết những tư tưởng ấy là không quan trọng. Chúng chỉ làm lãng phí thời gian và năng lượng của chúng ta.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Đây là nô lệ. Nó giống như một năng lực ngoại tại luôn luôn đặt một tư tưởng trước mặt để chúng ta chú ý tới. Nó giống như một người chủ tàn nhẫn liên tục giao việc cho chúng ta làm. Không có tự do thật sự. Chúng ta chỉ thụ hưởng tự do khi chúng ta có thể làm yên tĩnh tâm hồn và lựa chọn suy tư của chúng ta. Đấy là tự do, khi chúng ta có thể quyết định tư tưởng nào để suy nghĩ và suy tư nào cần loại bỏ. Chúng ta sống trong tự do, khi chúng ta có thể dừng lại dòng chảy liên tục của những tư tưởng.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Dừng lại dòng chảy liên tục của tư tưởng có thể xem như không thể làm được, nhưng liên tục rèn luyện và thực tập với những sự thực hành thiền định và thiền quán (tập trung và phân tích), cuối cùng sẽ đưa đến điều kiện này. Tâm thức giống như một con vật chưa được thuần hóa. Nó có thể được dạy sự tự giác và vâng lời đến một năng lực cao hơn. Chỉ và quán (tập trung và phân tích) chỉ dẫn chúng ta một thái độ rõ ràng và thực tiển mà chúng ta, bản chất thật nội tại, là năng lực kiểm soát này, chúng ta là chủ nhân ông của tâm thức chúng ta.[/SIZE][/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT] [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]The Restless Mind - The Constantly Thinking Mind[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]By Remez Sasson[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 22/05/2010[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]http://www.successconsciousness.com/index_00007d.htm[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
  7. hoallk

    hoallk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2010
    Đã được thích:
    3

    :((:((:((
    topic dài quá.... đọc nhanh không hiểu, từ từ nghiền ngẫm vậy.
    Em thích đoạn này của bác, và cũng thích câu: Tri nhân - tri diện - bất tri tâm (Biết người - biết mặt không biết lòng).
    Vì vậy, chẳng ai có thể nói mình hiểu hết về một con người. Những hiểu biết của chúng ta về một người nào đó chỉ là cái cảm giác (cảm tính) thôi. Còn thật sự cái tâm của mỗi người trong hay đục có lẽ chỉ người đó mới thấu hiểu. Nhưng hiểu là một chuyện, có làm được theo ý muốn của cái tâm hay không lại là chuyện khác...
    Trong cuộc sống, có rất nhiều lúc ta phải làm những việc không đúng với cái tâm ta mong muốn. Khi làm xong, bị lương tâm "chất vấn", và người ta thường tự lừa dối lương tâm mình rằng: Sự việc nó phải diễn ra như vậy, như vậy là hợp lý...
    Nên có thể nói, để sống được đúng với cái tâm của mình thật không phải là dễ.
    Bài thơ này em rất thích:
    Sống không giận không hờn không oán trách
    Sống mỉm cười với thử thách chông gai
    Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
    Sống chan hòa với những người chung sống...
    Sống là động nhưng lòng luôn bất động
    Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
    Sống hiên ngang danh lợi xem thường
    Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến...
    Đặc biệt là dòng cuối cùng.... có lẽ chỉ Phật mới làm được....:((
  8. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Khóa tu mùa hè chùa Hoằng Pháp - Hóc Môn

    22/06/2010 01:01:00 Minh Mẫn
    Đã đọc: 78 Cỡ chữ: [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    Khóa tu mùa Hè dành cho Thanh thiếu niên tuổi từ 13 đến 25, lần thứ 6 tại chùa Hoằng Pháp, Hốc môn, chưa đến ngày chính thức nhận đăng ký mà đã phải khóa sổ, vì quá tải!
    Trước một tuần đã có lắm em đến không phải để đăng ký nữa, vì số đăng ký khóa một đã chấm dứt từ lâu, khóa hai cách khóa một một tuần, sau tết cũng đã hết chỗ; Thời gian quy định đăng ký là 20/5/2010, nhưng mới vào đầu năm đã vượt con số 3.000 em. Bốn gia đình thuê xe 16 chỗ, đưa con từ phía Bắc vào xin được đăng ký, văn phòng đưa ra danh sách dư thừa sau hai khóa trên 1700 em. Số nầy sẽ được ưu tiên cho khóa tu lần thứ bảy vào năm 2011. Dự định hai khóa thu nhận 6.000 em, mỗi khóa 3.000; nhưng một số em ở các tỉnh xa xôi cố năn nỉ chùa, không muốn ôm thất vọng trở về, ban tổ chức một lần nữa lại bị động trước số lượng và lòng nhiệt thành của các em quá mức dự liệu, vì thế có thể tăng mỗi khóa thêm 500 em nữa.
    Thầy Trụ trì tâm sự: muốn khóa tu thu đạt kết quả tốt, chùa không dám nhận nhiều, sợ lo không xuể. Năm đầu tiên 2005 có 300 em, qua năm thứ hai tăng 700, năm thứ ba 1.600, khóa thứ tư 3.000; năm vừa rồi 6.000 hơn, và năm nay trên 7.000. Nếu chùa nhận thoải mái có thể trên 10.000 em sẳn sàng tham dự. Như vậy cứ mỗi năm số lượng khóa sinh đều tăng gấp đôi. Điều nầy nói lên sự uy tín của chùa Hoằng Pháp và kết quả đạt được qua một tuần tu tập của tuổi trẻ; Anh Thành, phụ huynh của em Luân bộc lộ:Tuy chúng tôi ở mãi miền Trung, phải mang cháu vào xin chùa giáo dục, vì cháu có nhiều tật xấu như ích kỷ, tham lam, trây lười; năm vừa rồi sau khi tham dự khóa tu, cháu về thay đổi rất nhiều; Roi vọt không thay đổi được cháu mà quý thầy đã giúp cháu nên người, chúng tôi cũng như những gia đình có con em tham dự khóa tu đều biết ơn nhà chùa rất nhiều.
    Hỏi đến chi phí cho mỗi khóa tu như thế, không ai đủ khả năng trả lời chính xác. Tính trung bình mỗi cháu ăn một ngày 20.000đ ( giá tối thiểu) x 3.500 em sẽ = 70.000.000đ và số lượng Phật tử công quả cho riêng khóa tu cũng trên dưới 100 vị. Nếu mỗi ngày trên dưới 100 triệu thì một tuần hết 700 triệu. hai khóa gần một tỷ rưỡi. Tính toán theo kinh tế, sau hai tuần lễ tốn một tỷ rưỡi để được 7.000 em nên người, vẫn rẻ hơn nuôi lớn một người con ngoài 20 tuổi chưa chắc đã hiền thiện!
    Các trại hè khắp nơi tổ chức thiên về giải trí, giao lưu, thi vấn đáp giáo lý, kết quả sau khi về lại, cũng chỉ tồn đọng một ít kỷ niệm và tình cảm với nhà chùa mà không chuyển hóa được nhiều về nội tâm như một khóa tu, mà chi phí cũng tốn kém không ít.
    Tuổi trẻ sống theo tập quán xã hội, ăn nói đi đứng tự do nghinh ngang, thế mà chịu tự nguyện ghép vào khuôn khổ tu tập suốt một tuần trong chùa kể cũng lạ! Một trong những quy định của khóa tu, khóa sinh không được xử dụng Điện thoại di động, không hút thuốc, áo quần nghiêm túc kín đáo, không nhuộm tóc, đi đứng ăn nói nhỏ nhẹ, không ra khỏi chùa…
    Có những em háo hức được tham gia thì cũng không ít em, tới giờ phút chót lại bị giao động, nhớ nhà, xin trở về. Quý thầy phải tiếp xúc từng em, lắng nghe và giải bày khuyên nhủ; Quý thầy tại chùa Hoằng Pháp đã qua những lớp tâm lý giáo dục chăng, khi mà ánh mắt, nụ cười và cách tiếp chuyện với thanh thiếu niên cứ như bạn bè trang lứa, tạo cho các em không có cảm giác cách biệt. Ngay cả những vị công quả, tập sự, đẩy xe thức ăn ra mời khách có mặt trong sân chùa, hoặc thức ăn dư, đem ra cho quần chúng trong xóm, cũng nói năng rất ư từ tốn dịu dàng. Phải nói hiện nay, chùa Hoằng Pháp đã tạo được niềm tin và duy trì niềm tin cho quần chúng khá thành công, trong khi đó, một số nơi cũng từng nổi tiếng vài năm rồi lại tai tiếng không ít bởi việc hành xử không chân chính.
    Hy vọng mỗi tỉnh thành sẽ có những khóa tu như vậy để quần chúng khỏi phải đi lại quá tốn kém, mất thời gian, đồng thời, chùa Hoằng Pháp giảm bớt áp lực vì luôn bị động trước lòng nhiệt thành của các em và các phụ huynh.
    Những khóa hè hữu ích như thế đã biểu hiện sự thích nghi với xã hội mà Phật giáo Việt Nam đang chuyển hướng đóng góp trên nhiều mặt: Từ Thiện, văn hóa, giáo dục, xã hội… đó là khả năng và tiềm lực của các tu sĩ trẻ đã và đang thể hiện ngày một linh hoạt hơn.Một lối thoát mới cho các tu sĩ trẻ tài năng và sự chuyển mình cho một tổ chức Phật giáo trong thời đại hội nhập.[};-
  9. duocday

    duocday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    0
    đọc xong 44 page, cuối cùng tâm niệm đựợc 1 câu " Nam MÔ A DI ĐÀ PHẬT" Lạy trời lạy phật phủ hộ độ trì cho chứng của con lên và cả mọi người nữa
  10. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Đạo Phật với tuổi trẻ :
    [rose]%%-[rose]%%-[rose]%%-[rose]%%-[rose]%%-[rose]

    [​IMG]

    Ngoài rất nhiều khóa tu niệm Phật được tổ chức gần như thường xuyên
    Từ một ngày đến bảy ngày đêm, dành cho đủ mọi lứa tuổi,
    chùa Hoằng Pháp còn dành riêng khóa tu mùa Hè
    cho thanh thiều niên
    từ 13 đến 25 tuổi, hầu hết là sinh viên học sinh
    .

    %%-[rose]%%-
    [​IMG]

    Giở tụng kinh, niệm Phật
    %%-[rose]%%-
    [​IMG]

    Giờ thể dục, sinh hoạt ngoài trời
    %%-[rose]%%-

    [​IMG]

    Mỗi ngày ba buổi thọ trai, hai buổi Pháp đàm,
    bốn thời công phu miên mật từ 4 giờ sáng đến 9 giờ đêm.
    Giúp chúng ta gội rữa thân tâm, chỉnh đốn lục oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi, nói, cười) cho phải phép.
    Xin tham khảo thêm lịch khóa tu ở link sau :

    http://chuahoangphap.com.vn/confirm.php?id=201
    %%-[rose]%%-
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

Chia sẻ trang này