1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

5371 người đang online, trong đó có 454 thành viên. 23:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 56191 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Ba là gì?
    Người ta ví: Mẹ là thân cò lặn lội
    Ba là gì?... Con nghĩ mãi chưa thông
    Ba ơi ba! tận sâu thẳm đáy lòng

    Con kiêu hãnh ba là một người vĩ đại.

    Ba nào phải nhà thiên tài thông thái
    Nông dân thôi, nhưng... "sỏi đá cũng thành cơm"
    Gắn bó quê hương, vui với ruộng vườn
    Thầm ước mong con “Công thành danh đạt”

    Mùa Vu lan về chợt nghe lòng se thắt
    Phận làm con chữ hiếu trả chưa xong
    Ngày tháng trôi qua ba tóc bạc lưng còng
    Con sợ lắm! Ba ơi có một ngày sẽ đến...[};-





  2. cauvongtim

    cauvongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2010
    Đã được thích:
    0
    cauvongtim rất thích chủ đề nay của bác dự .[};-
  3. Olivertwist-01

    Olivertwist-01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2010
    Đã được thích:
    2
    Đạo nào cũng dưỡng tâm cả,ăn thua là con người có muốn hay không thôi,đôi khi cuộc sống cứ trôi qua mà chúng ta ít suy nghĩ về mình nên cứ trượt dài...
  4. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Tu nhà
    [​IMG]“Tu đâu cho bằng tu nhà” là câu nói nhấn mạnh tính thực tiễn của chữ “tu” trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam. Tu là sống, là thể hiện, là ứng dụng đạo lý vào cuộc sống, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp. Tu thì ở đâu cũng tu được, miễn là có lòng muốn tu. Người Việt Nam có câu nói “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai là tu chợ, thứ ba là tu chùa” vốn hàm chứa nhiều ý nghĩa rất hay.

    Người có đủ nhân duyên thì đi tu ở chùa, có người phải lo sinh kế hàng ngày bằng việc buôn bán thì nỗ lực tu ở chợ, người khác có trách nhiệm chăm lo cho gia đình thì có thể tu tại nhà. Nhìn chung, mọi người đều có thể tu Phật tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh của mình.

    Người cư sĩ sống đời sống gia đình, có bổn phận chăm lo phụng dưỡng cha mẹ và nuôi vợ (chồng) con, nếu sống tốt và làm tốt các bổn phận của người con, người chồng, người bố thí thì được gọi là tu ở nhà hay tu tại gia. Có thể nói rằng gia đình là môi trường gần gũi và thuận tiện nhất cho người cư sĩ thực hiện nếp sống tu tập của mình, trên cơ sở vận tâm sống tốt và làm tốt các phận sự của người tại gia cư sĩ. Sống và làm tốt mọi trách nhiệm bổn phận ở gia đình với tấm lòng trong sạch hướng thiện thì được gọi là người có tu Phật.

    Thế nào là tu đâu cho bằng tu nhà? Câu trả lời của người Việt: “Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”. Nghĩa là tu không gì khác là tỏ lòng thành kính đối với cha mẹ, hết lòng chăm lo săn sóc cho cha mẹ khi mạnh khoẻ cũng như lúc đau ốm, luôn luôn lắng nghe lời khuyên bảo của cha mẹ, nỗ lực sống tốt để cha mẹ được vui lòng, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, làm tròn hiếu đạo của con cái khi cha mẹ qua đời.

    Xem ra, chữ tu của người Việt xưa cũng giản dị mà hàm chứa nhiều ý nghĩa thật hay, thật đẹp. Cứ theo đạo lý này mà sống thì mỗi người Việt Nam đều là người tu Phật, mỗi gia đình người Việt đều trở thành một môi trường tu Phật. Người người đều tu Phật, nhà nhà đều tu Phật.

    Chúng ta biết rằng đạo Phật đến Việt Nam từ rất sớm và đã đóng góp rất lớn vào đời sống văn hoá tinh thần của người Việt. Riêng về phương diện hiếu đạo, đạo Phật giúp củng cố và soi sáng thêm cho đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt bằng cách chỉ rõ cho người Việt nếp sống tại gia tu Phật rất căn bản và thiết thực. Trước hết, đạo Phật xác nhận rất rõ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ là vô cùng vô tận, không thể nào báo đáp được nếu không thấu hiểu đạo lý giác ngộ, Kinh Tăng Chi nêu rõ:

    “Có hai hạng người, này các Tỷ kheo. Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỷ kheo, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm cho đến 700 tuổi, nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gối, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện, đại tiện, như vậy, này các Tỷ kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha.

    Hơn nữa, này các Tỷ kheo, nếu có an trí cha mẹ vào quốc do với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỷ kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỷ kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này.

    Nhưng này các Tỷ kheo, ai đối với mẹ cha không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn an trú các vị ấy vào lòng tin, đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí, đối với mẹ cha theo ác trước, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha”.

    Lời dạy của Đức Phật trên đây nói cho ta biết rằng công ơn của cha mẹ là thâm sâu, vô cùng vô tận, mà ta có cung kính phụng dưỡng thế nào cũng không thể đền đáp được. Phụng dưỡng hết lòng, săn sóc vật chất đầy đủ cho cha mẹ là đều tốt, đáng làm, nhưng đều đó vẫn chưa đủ để đáp đền thâm ân của cha mẹ.

    Vì vậy, song song với lòng hiếu thảo phụng dưỡng, con cái cần phải học tập đạo lý giác ngộ để giúp cho cha mẹ khởi tâm tu tập mà sớm được giác ngộ. Đây rõ ràng là một bổ sung mới của đạo Phật cho quan niệm hiếu đạo của người Việt Nam, một sự bổ sung đay đạo đức và trí tuệ, khiến cho việc báo đáp công ơn cha mẹ càng tăng thêm ý nghĩa và giá trị.

    Làm người thì ai cũng mong muốn được sống hạnh phúc an lạc và mong cho những người thân yêu của mình được hạnh phúc an lạc. Tâm niệm ấy khiến mọi người nỗ lực kiến tạo hạnh phúc an lạc cho mình và cho những người thân yêu của mình. Tâm niệm ấy dẫn đến hiếu đạo, nghĩa là, nỗ lực kiến tạo hạnh phúc cho cha mẹ để phần nào đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đây rõ ràng là một tâm niệm tốt.

    Nhưng tâm niệm ấy cần phải được soi sáng bởi đạo lý giác ngộ, Nghĩa là, ngoài việc chăm lo cung phụng đời sống vật chất đầy đủ cho cha mẹ, người Phật tử phải sống đời sống đạo đức chánh kiến và khuyến khích cha mẹ thực hành nếp sống đạo đức chánh kiến. Có như vậy thì việc báo hiếu báo ân mới trọn đủ, mới đưa đến kết quả tốt đẹp cho mình và cho cha mẹ mình. Đức Phật tán thán những gia đình sống trọn hiếu đạo, dạy như vầy:

    “Những gia đình nào, này các Tỷ kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên. Những gia đình nào, này các Tỷ kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận như các Đạo sư thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỷ kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường”.

    Phạm Thiên, Đạo sư là các đối tượng được tôn kính đối với xã hội Ấn Độ thời Phật tại thế. Đức Phật xem hiếu đạo ngang hàng với Phạm Thiên, được tôn kính như các Đạo sư, xứng đáng được cung kính cúng dường, nghĩa là Ngài muốn nói đến giá trị cao cả của nếp sống hiếu hạnh, nhấn mạnh tính thiêng liêng của nếp sống nhớ ân và báo ân cha mẹ bằng cách hết lòng phụng dưỡng và khuyến khích cha mẹ sống nếp sống giác ngộ hướng thiện.

    Nói cách khác, nếu một Phật tử sống đời sống gia đình mà biết nhớ ân và báo ân cha mẹ bằng các nghĩa cử trên thì xứng đáng được tôn trọng như Phạm Thiên, xứng đáng được tôn kính như các Đạo sư, xứng đáng được mọi người tôn kính cúng dường.

    Bởi hiếu hạnh mang ý nghĩa cao cả, thiết thực và có giá trị lớn lao như thế nên mới có câu nói: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”. Người Việt Nam đã khéo tiếp thu tinh hoa của đạo Phật để ứng dụng vào đời sống hàng ngày của mình, khiến cho đời sống ấy càng trở nên có ý nghĩa và an lạc lớn.

    Chùa Hoành Pháp - Tâm Hỷ [};-

  5. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Trích Tăng Chi Bộ kinh (chương Mười, phẩm Tâm của mình) :
    ".......................
    Ví như, này các Tỷ-kheo:
    Một người đàn bà hay một người đàn ông, còn trẻ, trong tuổi thanh niên, tánh ưa trang điểm, quán sát hình ảnh mặt mình trong tấm gương thanh tịnh trong sáng, hay trong một bát nước trong.
    Nếu thấy trên mặt có hạt bụi hay dấu nhớp gì, người ấy cố gắng đoạn trừ hạt bụi hay dấu nhớp ấy.
    Nếu không thấy hạt bụi hay dấu nhớp nào, người ấy hoan hỷ, bằng lòng :
    "Thật lợi đắc cho ta ! Ta thật là trong sạch ! "
    Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát như vậy, được nhiều lợi ích trong các thiện pháp".
    ...................................."
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  6. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Một tuần thử làm người cửa Phật .
    http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/06/3BA1D56E/
    [​IMG]


    Các bạn trẻ giác ngộ, khóc thương bố mẹ sau khi được nghe giảng về đạo làm con và chữ hiếu.
    [​IMG]

    Giờ thọ trai trang nghiêm nơi trai đường.
    "Thức ăn này là tặng phẩm của đất trời vũ trụ,
    là công phu lao tác khổ nhọc của bao người".


    [​IMG]

    "Xin tu sửa bản thân, sống có ích cho đạo và đời,
    để xứng đáng được thọ nhận thức ăn này"

    %%-[rose]%%-
  7. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Thương mẹ là một cái gì đó rất tự nhiên . Không cần phải mĩ miều . Thương mẹ là một cái gì đó rất giản dị , không giả tạo .
    Cứ thương mẹ thế là đủ lắm rồi...Chỉ có mẹ là người dang rộng vòng tay chờ đón ngày con trở về mỗi khi con trở về. Chỉ có Mẹ luôn giang rộng vòng tay khi con lạc bước.
    Và khi ấy, con biết rằng cuộc đời con đã không được như ngày hôm nay nếu không có lời dạy bảo của mẹ ngày xưa.[};-
  8. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Cái thấy vĩ đại nhất của con người là thấy được lỗi lầm của chính bản thân mình.
  9. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Hoàn tất khóa tu mùa Hè đợt 1, tại chùa Hoằng Pháp.
    27.06.2010
    %%-[rose]%%-


    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    Con không muốn về...
    [};-


    [​IMG]

    Những giây phút lưu dấu...
    [};-
    [​IMG]

    Kính chào quý Thầy con về !
    %%-[rose]%%-
  10. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Bố mẹ ơi ! hãy tha lỗi cho con.
    http://www.chuahoangphap.com.vn/news.php?auto=1&id=993

    Những tiếng nấc nghẹn ngào, những bờ mi nhòa lệ ân hận xót xa cho những lầm lỗi của chính mình. Đó là thông điệp của bài Pháp thoại: “Con có biết không ?” Diễn ra chiều ngày 22/06/2010 trong Khóa Tu Mùa Hè Lần 6 năm 2010.

    Mở đầu pháp thoại Đại đức Thích Trí Huệ đã chia sẽ những câu chuyện hài hước về sự thơ ngây quậy phá của tuổi trẻ hồn nhiên.
    Song, những nụ cười ấy chỉ tồn tại trong giây phút ngắn ngủi.
    Con có biết không? Con có biết không?”

    Như một tiếng chuông cảnh tỉnh cho các bạn trẻ nhận ra công ơn cao vời của mẹ của cha.
    Những người đi ngược về xuôi, không quản đêm đông gió rét hay cái nóng thiêu cháy của mùa hạ tìm kế mưu sinh nuôi con khôn lớn, đưa con vào đời.
    “Mẹ tôi vất vả tháng ngày
    Nuôi con khôn lớn không nài gian nan,
    Mẹ tôi chẳng gấm lụa vàng
    Tay chai chân đất vì đàn con yêu”
    Vâng, những giảng đường của chùa Hoằng Pháp chiều 22.06.2010 đã chìm trong không khí im lặng, chỉ nghe đâu đó tiếng mưa rơi, tiếng nấc nghẹn ngào của các bạn trẻ. Bởi các bạn chợt nhận ra rằng mình đã quá thời ơ trước những vất vả, những khó nhọc của hai đấng song thân. Hơn thế nữa, nhiều bạn nhận ra rằng còn cha, còn mẹ là còn cả một bến bờ yêu thương, một bến đỗ bình yên mà cuộc sống ban tặng.
    Ầu ơ… mẹ già khuất bóng nghìn thu,
    Nhân trung hiếu đạo… nguyện tu đáp đền.
    %%-[rose]%%-

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG] [​IMG]

    [​IMG] [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG] [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]
    %%-[rose]%%-

Chia sẻ trang này