Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

7801 người đang online, trong đó có 1057 thành viên. 10:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 56102 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Hiểu biết chút về bão :
    Cơn bão hủy diệt
    http://vietnamnet.vn/khoahoc/201007/Con-bao-huy-diet-923033/
    #Các con bão ngoài đại dương thường vô cùng hung hãn nhưng khi vào đất liền lại nhanh chóng suy yếu và tan đi. Điều gì đã xảy ra với chúng?
    # Các cơn bão ra đời như thế nào?
    GA_googleCreateDomIframe('google_ads_div_tin247' ,'tin24
    Bão thường xảy ra trên đại dương khoảng từ vĩ tuyến thứ 5 đến 20 của mỗi bán cầu, hình thành ở các vùng đại dương nhiệt đới nơi có nước ấm do hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước nóng tối thiểu là 26 độ và có bề dày từ mặt nước tới ít nhất 50 m dưới nuớc.
    Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, bay lên cao tạo thành những đám mây cô đặc chứa mưa giông. Ở tầng trên của lớp đối lưu, khối khí ẩm này toả ra và bắt đầu xoay theo quán tính hình thành từ chiều quay của Trái Đất. Vận tốc quay sẽ ngày càng tăng dần, những đám mây đầy hơi nước cũng lớn dần, chúng cần phải tăng tốc xoay tròn do sự tản ra khi gặp tầng bình lưu ở độ cao 16km. Một cơn lốc bắt đầu nhen nhóm hình thành.

    [​IMG]
    Cơn bão khủng khiếp Katrina năm 2005. Ảnh: gisuser.com.

    Khi tốc độ gió lên đến 119 km/h, cơn lốc thực sự trở thành bão với một vùng khí có áp suất cực thấp hình thành ở trung tâm dòng xoáy, gọi là mắt bão, hút toàn bộ không khí ẩm tại đó lên cao, bổ sung lượng hơi nước và hình thành nên những đám mây ngày càng to và mưa không ngớt.
    Mặt biển càng ấm, lượng nước bốc hơi càng nhiều thì lượng không khí ẩm bổ sung cho dòng xoáy càng nhiều và vì thế gió cũng tăng tốc. Vì vậy có thể nói, lượng nước bốc hơi chính là năng lượng của các cơn bão. Năng lượng này đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/giây.
    Khi bão gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc cập vào đất liền, nó sẽ giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi. Vì vậy các cơn bão khi đi vào đất liền thường suy yếu và tan biến.
    10 điều có thể bạn chưa biết về bão
    1. Trong tiếng Anh, bão được gọi là "hurricane", được xem như cách đọc lái tên của vị thần hung dữ của người thổ dân Nam Mỹ "Hurracana". Ở phương Đông, người Trung Quốc cổ gọi bão là "Đại phong" (gió lớn), sau này các nhà khoa học phương Tây theo đó dùng từ "typhoon" để chỉ các cơn bão trên Thái Bình Dương ngày nay. Bão ở Ấn Độ Dương và trên Vịnh Bengal được gọi là "cyclone" (vòng xoáy), ở Úc gọi là "willy willy".

    2. Trước đây, bão không có tên hoặc được gọi tùy ý, cũng có lúc được gọi theo tên của vị thần thánh ứng với ngày xảy ra bão. Thí dụ, cơn bão đổ bộ xuống Puerto-Rico ngày 26/7/1825 được gọi là bão "Santa Anna" vì đó là ngày Thánh Anna theo Thiên Chúa giáo.
    3. Nhà khí tượng người Úc Clement Ragg từng đưa ra một phương pháp đặt tên độc đáo: đặt cho các cơn bão tên của những nghị sĩ không bỏ phiếu thông qua việc cấp tín dụng hỗ trợ nghiên cứu khí tượng thủy văn.
    4. Vào thời Chiến tranh thế giới thứ 2, các chiến sĩ khí tượng trong không quân và hải quân Mỹ đã nghiên cứu bão ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương và để khỏi nhầm lẫn, họ đã dùng tên vợ và bạn gái của mình để đặt cho các cơn bão. Sau thời chiến, cơ quan khí tượng thủy văn Hoa Kỳ đã theo đó tổng hợp lại và lập một danh sách tên bão, gồm nhiều tên phụ nữ dễ đọc, dễ nhớ, đơn giản và dễ viết.
    5. Quy tắc đặt tên bão còn phụ thuộc thời gian xảy ra bão. Cơn bão đầu tiên trong năm được đặt tên bắt đầu bằng chữ A (chữ đầu tiên của bảng chữ cái) và theo thứ tự đó cho đến cơn bão cuối cùng của năm.
    6. Có vài khu vực thường xảy ra bão lớn nên theo đó cũng có vài danh sách tên khác nhau. Người ta có 6 danh sách cho các cơn bão hình thành trên Đại Tây Dương, mỗi danh sách có 21 tên, được sử dụng dần dần trong 6 năm, sau đó lặp lại. Ở khu vực Thái Bình Dương, người ta dùng 1 danh sách gồm 84 cái tên.
    7. Trong trường hợp cơn bão ập đến quá lớn hoặc gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, người ta sẽ dùng tên của cơn bão ấy cho riêng nó và gạch tên khỏi danh sách, thay bằng tên khác. Cơn bão Katrina là một thí dụ điển hình.
    8. Người Đông Bắc Á lại có cách đặt tên bão theo tên động vật, hoa, cây và thậm chí là thức ăn, thí dụ như Nakri, Yufoong, Kanmuri, Copu...
    9. Ở Nhật, người ta không bao giờ gọi bão bằng tên phụ nữ bởi vì ở Đất nước mặt trời mọc, phụ nữ được coi là rất yên bình, dễ thương và ấm áp. Ở Ấn Độ, người ta không đặt tên cho các cơn bão, chỉ gọi đơn thuần là "bão".
    10. Cơn bão khủng khiếp nhất mà thế giới hứng chịu từ đầu thế kỷ XX đến nay được xem là cơn bão Bhola Cyclone, ập lên vùng Bhola của Đông Pakistan (Bangladesh ngày nay) vào ngày 13/11/1970. Cơn bão hủy diệt này đã cướp đi sinh mạng của 500.000 người dân, làm 100.000 người mất tích, xóa sổ nhiều làng mạc, nhà cửa, khiến hàng chục nghìn gia đình rơi vào cảnh tang thương, hàng trăm nghìn người mất người thân và trở nên vô gia cư, không nơi nương tựa. Bão Bhola được ghi nhận là cơn bão có sức hủy diệt gây ra hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử hiện đại của nhân loại.

    • Hà Chi
  2. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Điều 8: Điều thứ tám trong "Mười Điều Tâm Niệm" dạy rằng: "Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có ý mưu đồ. Hãy coi thi ân như đôi dép bỏ". Tại sao vậy?

    Bởi vì chúng ta thi ân, làm ơn vì lòng tốt, chứ không phải vì muốn được cám ơn, nhớ ơn hay đền ơn. Làm ơn mà muốn được cám ơn, muốn được nhớ ơn, nghĩa là con người còn bản ngã, còn vì danh tiếng mới chịu làm. Làm ơn mà muốn được đền ơn, nghĩa là con người còn bản ngã, còn vì lợi lộc mới chịu làm. Làm ơn như vậy chẳng có phúc báu gì, chẳng được người khác mang ơn, mà còn chuốc lấy oán hờn, thù ghét, chuốc lấy ưu phiền, bực tức, khi gặp mặt kẻ vô ơn, bạc nghĩa. Làm ơn như vậy rõ ràng là có mưu đồ, làm ơn thì ít, mà muốn được đền ơn gấp bội phần. Chẳng hạn như khi đến phúng điếu, giúp đỡ tang quyến người khác chẳng bao nhiêu, lại muốn được "trả công bội hậu" ở nước thiên đàng, thì quả là tham lam quá .
    Trong Kinh Kim Cương, Đức Phật có dạy: "Thi ân, bố thí bất trụ tướng, phúc đức bất khả tư lượng". Nghĩa là chúng ta làm ơn bố thí, nhưng không chấp mình là người ban ơn làm phúc, không thấy có người thọ nhận việc phúc mình làm, không nhớ mình làm phúc giúp đỡ điều gì, không tính mình giúp đỡ bao nhiêu người. Được như vậy, chúng ta sẽ ăn ngon ngủ yên, tâm trí không bất an vì những chuyện phúc đã làm, vì gặp những người vô ơn, không tiếc nuối những vật đã đem cho, không ân hận đã giúp đỡ lầm người. Làm ơn có nghĩa là làm phúc, tạo phúc bòn phúc, cứu đời giúp người, khi cần thiết, lúc hoạn nạn, chỉ vì lòng tốt, vì tâm lượng từ bi, vì muốn chuyển hóa tâm tính của chính mình, thì như vậy mới có thể làm ơn được lâu dài, giúp được nhiều người, nhiều lần và phúc báu vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn. Sách có câu: "Thi ân bất cầu báo đáp", chính là nghĩa đó vậy. Hàng phục được tâm ý, chuyển hóa được tánh tình như vậy, chúng ta mới có thể phát nguyện độ tất cả chúng sinh, mà không thấy có chúng sinh nào được độ. Cho nên Đức Phật dạy hãy coi thi ân như đôi dép bỏ, làm ơn làm phúc xong rồi thì quên ngay đi, bỏ qua liền, đừng ghi nhớ trong tâm thức cho thêm phần nặng nề. Được như vậy, chúng ta mau tiến đến chỗ giác ngộ và giải thoát.
  3. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Doanh nhân làm nhà sư một tuần
    Ngày càng có nhiều doanh nhân tham gia các khóa thiền, yoga để giải tỏa stress, nhưng cũng có những cơ duyên cho họ đi xa hơn.
    Sau khi biết tin thiền sư nổi tiếng người Miến Điện Ashin Tejaniya, Viện trưởng thiền viện Shwe Oo Min Dhammasukha lần đầu tiên vào Việt Nam để hướng dẫn khóa thiền Tứ niệm xứ, tôi đã liên lạc và ghi danh tham gia.
    Trong khóa thiền đặc biệt này thầy Ashin Tejaniya cho phép các Phật tử xuất gia gieo duyên. Điều này có nghĩa là những ai có duyên có thể trở thành nhà sư trong vòng một tuần. Trước đó, tôi vẫn nghĩ rằng đã xuất gia thì thành nhà sư cả đời chứ sao lại có chuyện chỉ trong một tuần.
    Trên đường đến thiền viện, nơi diễn ra khóa thiền tôi tình cờ gặp lại anh Liên, một doanh nhân khác đã cùng tham gia khóa thiền Vipassana cuối năm 2009. Anh được phân ở cùng phòng với tôi trong thiền viện. Sau khi được anh Liên hỏi có muốn trở thành nhà sư trong một tuần hay không, tôi thấy có cảm giác rất lạ. Phần vì muốn tu thiền nghiêm túc, miên mật, phần cũng tò mò muốn biết cuộc sống các nhà sư ra sao và làm một nhà sư thực thụ thế nào, tôi không chần chừ suy nghĩ mà đồng ý ngay.
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Mạnh Hùng - người ngồi ngoài cùng bên trái trong khóa thiền Tứ niệm xứ. Ngoài tôi và anh Liên ra còn có một doanh nhân khác cũng quyết định xuất gia gieo duyên thành nhà sư. Anh bạn này là giám đốc Marketing của một tập đoàn lớn của Việt Nam.
    Sau khi cả ba nhất trí, chúng tôi cùng gặp thiền sư Ashin Tejaniya và sư trụ trì thiền viện để xin phép. Tôi rất vui khi các thầy hoan hỷ chấp nhận.
    Cả đêm đó tôi mất ngủ vì hồi hộp vì biết rằng sẽ có những thay đổi về tâm trạng, sinh lý, suy nghĩ, thái độ… nhưng những thay đổi đó sẽ như thế nào? Tôi cứ suy nghĩ miên man.
    Như thông lệ trong các khóa thiền, chúng tôi thức giấc lúc 03h30 sáng để bắt đầu hành thiền. Ngày đầu tiên tôi thiền khá tốt, định khá nhanh và có những kết quả hữu ích.
    Sau bữa ăn sáng lúc 6h, chúng tôi được mời đến gặp các thiền sư để được hướng dẫn cách thức, nghi lễ xuất gia. Chúng tôi phải tập đọc một số câu nhất là cam kết giữ 10 giới bằng tiếng Pali và tiếng Việt. Chúng tôi cũng được tập các nghi lễ để thuần thục khi có mặt trên chánh điện để làm lễ xuất gia.
    Hơn 7h sáng, chúng tôi được dẫn ra khu vực riêng để xuống tóc. Một vị cao tăng cạo đầu cho từng người trong chúng tôi. Vị cao tăng dặn rất kỹ chúng tôi rằng khi xuống tóc cần tụng năm chữ “tóc, răng, móng, lông, da” để quán cái vô thường của cuộc sống, để biết về khổ và vô ngã. Nhà sư này giảng thêm rằng đã có những thiền sinh và Phật tử chứng ngộ ngay trong lúc niệm năm chữ này. Tôi vừa thấy vui vừa hơi run. Tôi thành tâm niệm theo sự hướng dẫn của sư.
    Khi cạo đầu xong tôi bê chậu nước với những sợi tóc đã được cạo bỏ đi đổ và gội (bây giờ là rửa chứ làm gì còn tóc). Thú vị và hồi hộp nhất là soi mình vào gương. Một khuôn mặt quen thuộc nhưng với một chiếc đầu rất lạ, hoàn toàn khác. Tôi hiểu rằng mình chuẩn bị bắt đầu cuộc sống của một nhà sư thực thụ sau ít phút nữa. Lòng tôi có cảm giác rất khó tả. Vui. Lạ. Lo lắng. Hồi hộp.
    Đúng 8h nghi lễ được cử hành trang nghiêm. Thiền sư Ashin Tejaniya, Viện trưởng của thiền viện Shwe Oo Min Dhammasukha trực tiếp thọ giới cho ba chúng tôi.
    Giờ phút linh thiêng là khi mỗi chúng tôi được nhận một bộ y bát và ra phía sau thay y để trở thành nhà sư. Có một vị sư giúp chúng tôi mặc y, nếu không chẳng biết đằng nào mà lần. Phần vì không viết cách mặc, phần vì tâm trạng rối bời, cảm xúc trào dâng nên lúng túng.
    Một việc rất quan trọng và được báo trước là được thầy Ashin Tejaniya đặt pháp danh. Thầy sẽ nhìn từng người để chọn cho một pháp danh phù hợp. Tôi cũng lo lắng và hồi hộp chờ đợi xem thầy sẽ cho mình pháp danh gì. Cuối cùng tôi được sư đặt cho là Thiện Đức. Thích Thiện Đức. Tiếng Pali là Gunika. Như vậy, lần đầu tiên trong đời tôi có họ tên thứ hai sau tên Nguyễn Mạnh Hùng mà cho mẹ đặt cho tôi hồi mới sinh.
    Tôi xúc động nhất là thời điểm mà mình và hai người bạn chính thức được công nhận là nhà sư. Xung quanh chúng tôi biết bao tu nữ cùng các phật tử, thiền sinh cúi xuống lạy. Họ dâng cho chúng tôi rất nhiều thứ: thuốc đánh răng, bàn chải, sữa, đường, bông ngoáy tai … kèm thái độ cung kính.
    Chúng tôi đã cam kết giữ mười giới và như vậy mình phải rất nghiêm túc, viên mật tu tập. Mọi người bắt đầu chính chức gọi tôi là sư Thiện Đức. Từ lúc này chúng tôi chính thức được tiếp đón, được đối xử như một nhà sư thực thụ. Tôi bắt đầu để ý đến hành vi, thái độ, từng bước đi, từng cái nhìn của mình. Khóa thiền này chúng tôi có 88 người, trong đó có 18 sư.
    Vì cùng sống và tu tập với các nhà sư khác nên chúng tôi cùng làm tất cả những gì mà các nhà sư đã xuất gia lâu năm làm. Có những sư năm nay tuổi đã ngoài tám mươi. Có sư trẻ mới gần 30 những đã xuất gia hơn chục năm. Vì là sư mới nên chúng tôi thường đi sau, học theo, làm theo để tránh sai lầm, để tránh phạm giới, để tránh tối đa các lỗi và những gì không biết. Tôi luôn cẩn thận và theo dõi, quan sát tỷ mỷ.
    Bữa trưa rất ấn tượng. Khi các ni sư và các thiền sinh vào hết trai đường (nhà ăn) thì chúng tôi mới vào. Thiền sư Ashin Tejaniya đi trước, các sư khác đi sau. Ba chúng tôi, những sư mới, đi sau cùng. Các nhà sư chúng tôi được xếp ngồi vào các bàn riêng, có thức ăn bày sẵn.
    Chúng tôi được các thiền sinh, ni sư và Phật tử nâng bàn lên mời, tiếp thức ăn, đồ uống rất cung kính. Thường trước khi ăn các Phật tử tụng kinh, sau đó các sư tụng kinh và cuối cùng mới ăn. Nhìn các phật tử, thiền sinh và ni sư cung kính, trân trọng mà tôi thấy ái ngại và ngượng ngùng. Tôi không quen hay nói đúng hơn là chưa bao giờ được cung kính đến vậy…
    Tôi quay lại đời thường sau bảy ngày làm nhà sư. Trước khi về chúng tôi được sư thầy đưa lên chánh điện làm lễ xả giới. Chúng tôi mặc lại bộ quần áo thường ngày vẫn mặc. Tóc đã mọc hơn một chút sau một tuần. Tuy nhiên những cảm giác, sự tiến bộ vẫn trong tâm mỗi người. Tôi thấy lòng mình thật thanh thản, nhẹ nhàng.
    Tôi ngồi gõ những dòng chữ này khi khóa thiền đã trôi qua được một tháng. Tóc tôi đã mọc dài hơn. Công việc của một doanh nhân trở lại nhịp độ như trước đây. Tuy nhiên, khác với trước đây, tôi luôn cảm thấy bình an và thư giãn. Trong mọi vấn đề tôi đều thấy và có những giải pháp nhẹ nhàng và hữu hiệu.
    Nguyễn Mạnh Hùng
    Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Thái Hà Books
  4. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Người tốt quanh ta còn rất nhiều :

    :bz[FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][COLOR=Purple][B][SIZE=3]%%-[rose]%%-:bz[/SIZE][/B][/COLOR][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT]
    v[​IMG]v

    Cảm kích tấm lòng bạn đọc Dân trí bên giường bệnh bé Nhân Ái
    (Dân trí) -“Tôi rất bất ngờ và cảm kích trước nghĩa cử cao đẹp của báo Dân trí và các nhà hảo tâm dành cho cháu bé bị bỏ rơi.
    Chính sự chia sẻ này giúp bé không còn cô độc. Mặc dù bệnh tình bé rất nặng nhưng chúng tôi sẽ làm hết sức để cứu cháu”.
    >> Hàng nghìn bạn đọc giúp đỡ cháu bé bị bỏ rơi
    >> Cháu bé bị cha mẹ bỏ rơi nguy kịch trên giường bệnh

    [​IMG]
    Bé đang được chăm sóc tốt hơn nhờ có sự chung tay giúp sức của những tấm lòng vàng.
    ==============================================

  5. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Lời hay của ĐỨC PHẬt :
    Kẻ thù lớn nhất trong cuộc đời là chính mình
    Câu nói này rất quan trọng. Trong cuộc đời chúng ta thường có một số kẻ thù, như bọn lưu manh, vô lại, kẻ tiểu nhân... Bọn cầm thú mặc quần áo người đó vô cùng tàn ác, nhưng nếu nhìn thấu, thì bọn chúng cũng chỉ là lớp cặn bã. Kẻ thù lớn nhất của con người chính là mình. Một người nếu chiến thắng được mình thì cái gì cũng công phá được, sẽ là người bách chiến bách thắng. Cái đáng sợ là tự mình mắc bệnh mà không biết: Có khi do dự không quyết, có lúc lại đánh giá mình quá cao; có khi tự cao tự đại, có lúc lại sùng bái người... chỉ có chiến thắng bản thân mới có thể mở ra được cục diện vững chắc. [};-
  6. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Brazil: Huấn luyện cảnh sát theo phương thức của Phật giáo


    ( Espírito Santo, Brazil) : Chính quyền bang Espírito Santo, miền đông-nam Brazil, đang thí nghiệm một chương trình huấn luyện hàng ngày mới cho một số sỹ quan cảnh sát cơ động. Thay vì học kỹ thuật tác chiến mới, các sỹ quan cảnh sát hiện đang phát triển kỹ năng quan hệ giữa các cá nhân, cân bằng cảm xúc và kỷ luật trong một thiền viện Phật giáo, tọa lạc cách thủ phủ Vitória 70 km.

    Vốn quen với hệ thống phân cấp trên dưới cứng nhắc của quân đội, những người tham gia chương trình huấn luyện này ngay lập tức phải đối diện với động cơ bình đẳng của các nhà sư. Mọi người, từ chỉ huy cho đến cấp dưới, đều phải chấp hành nghiêm chỉnh cùng một thói quen, cùng một nhiệm vụ. Họ khởi đầu một ngày mới bằng việc thực hành thiền định và trong im lặng, một sự thay đổi hoàn toàn so với môi trường buổi sáng truyền thống của các trụ sở cảnh sát. Sau khi thiền định, họ tiếp tục một số hoạt động như tập cắm hoa ikebana, làm đồ gốm sứ, luyện Thái cực quyền, và thậm chí tham gia trà đạo.

    [​IMG]
    Dùng cơm theo nghi thức Phật giáo
    [​IMG]
    Thực tập thiền tọa
    [​IMG]
    Luyện Thái cực quyền

    [​IMG]
    Tham gia trà đạo
    [​IMG]

    Học làm gốm sứ
    [​IMG]
    Học nghi thức đánh chuông, khánh

    [​IMG]
    Tập cắm hoa ikebana
    Các sỹ quan cảnh sát trải qua chương trình huấn luyện này tâm sự rằng, họ cảm thấy đã sẵn sàng đối diện với nhiệm vụ của họ nhiều hơn bằng con đường bất bạo động. Với việc hiểu rõ hơn về chính họ, về đồng nghiệp và về mối tương hệ giữa các sự vật theo triết học Phật giáo, cảnh sát có thể làm giảm thiểu mức độ căng thẳng (stress) trong nghề nghiệp của họ, do đó việc gìn giữ hòa bình trở nên có hiệu quả nhiều hơn.

    Thích Minh Trí (theo psfk.com)[};-



  7. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Phật là người hướng đạo thôi, chứ còn Phật có đi hộ được đâu?Phật chỉ ra con đường để thoát KHỔ, nhưng có mấy ai đi theo con đường đó??? Hay chỉ mong bỏ ra cái này để được cái kia lớn hơn, sao Tham thế. Ai cũng vậy thôi. Nhưng Tham điều Thiện, điều tốt thì ai cũng nên Tham.
    Có một người hỏi đường đi đến Hồ Tây, có người chỉ chạy thẳng đường này là đến, nhưng người kia lại thích đi thế này, vòng chỗ nọ, tạt té chỗ kia, một hồi quên mất là mình muốn đi đâu, đi hoài không tới.=((

    Đức Phật không phải là thần linh, chuyên ban phúc lành, ban ân sủng cho mọi người. Cũng không có lý do nào Đức Phật ban phước lành cho riêng mình, mà không ban cho người khác. Thực ra, đạo Phật giảng dạy nhiều phương pháp hành trì, gọi là "vô lượng pháp môn", để giúp con người tự lực, mạnh mẽ vượt lên trên mọi sóng gió phiền não, khổ đau của cuộc đời, bước ra khỏi vòng trầm luân sanh tử, tự tạo cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho chính mình. [};-

  8. tuanlong1710

    tuanlong1710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Pháp là các quy tắc, giáo huấn.
    Tu cần do tự thân. Phật chỉ ta đích đến và tư duy duy lý; ngài ko dẫn ta đi và ko thể dẫn ta đi. Nỗ lực tự thân là cần thiết.
    ------------------------- [};-[};-[};-[};-

    Cụ Bụi load về đọc nhé, Bộ Kỷ Luật Của Siêu Việt (Có 4 phần but tớ chỉ có 2 phần 1,2:-bd)
    http://www.mediafire.com/?722b3wer2kzd023 - Tập 1
    http://www.mediafire.com/?l8j6l2cvn5g26d0 - Tập 2
  9. Bigfight

    Bigfight Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Vãn cảnh chùa vào những ngày thường mới cảm thấy được cái thanh tịnh nơi cửa Phật
    khác hẳn với lễ tết hội hè
  10. tuduyAQ2

    tuduyAQ2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2009
    Đã được thích:
    0
    Một ngày CN mưa vô tình biết được topic này, có lẽ ngày nay có ít người có thể mạn đàm về cái gọi là tín ngưỡng tôn giáo thế này, cũng hay.
    Bài này dài quá, không biết chủ thớt coppy từ đâu, nhưng cái câu đầu tiên có vẻ dường như không chuẩn. Ta đang sống ở cõi trần nên những gì ta phải mắt thấy tai nghe tay sờ mới tin là tồn tại. Và một điều mà gây không ít tranh cãi và cũng tốn nhiều công sức tìm hiểu từ xa xưa tới giờ là có hay không có thế giới tâm linh. Cá nhân tôi mặc dù đã tiếp xúc với tâm linh nhiều, nhưng tôi cũng không thể đứng ra khẳng định là có và cố gắng bảo vệ quan điểm này của mình trước những người muốn phản biện. Tuy nhiên ta có thể đặt ra vài câu hỏi thế này:
    - Nếu chết là hết có nghĩa là không có cái gọi là tâm linh, vậy có nhất thiết phải thờ cúng?
    - Nếu không có thế giới tâm linh thì cái gì tạo nên cái gọi là quả báo?
    - Nếu ngày nay không có Phật thì đi lễ chùa để làm gì? (kể cả là đi chùa sám hối để xin được tha thứ cho những lầm lỗi trần gian, nhưng nếu không có Phật thì xin hay không xin cũng khác gì nhau đâu, vì không có Phật thì ai cho?)
    Về bên Phật thì tôi chỉ như một kẻ ngủ mê, nhưng Tam Phủ hay Tứ Phủ thì tôi lại biết khá rõ. Tôi chỉ có thể nói suy nghĩ của mình, Phật tồn tại ở cõi trần thông qua hệ thống chùa chiền, các pho tượng và kinh kệ. Mối liên hệ giữa cõi trần và tâm linh chính là những nén hương, khói hương là sự giao thoa giao tiếp. Còn ở cõi tâm linh thì một ngày nào đó chúng ta sẽ có câu trả lời rõ nhất cho mình khi mà bỗng nhiên ta nhắm mắt bay lơ lửng 3 ngày 3 đêm và mở mắt ra thấy mình đứng trước cửa ngục:-bd

Chia sẻ trang này