1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

8840 người đang online, trong đó có 1202 thành viên. 15:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 56180 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Ba tháng "Kiết Hạ An Cư" gần hoàn mãn, mùa Vu Lan báo hiếu đang về.
    Sau khi xem bài pháp về ngày Rằm tháng Bảy của Thầy Thích Thiện Siêu, cũng ở trang này, xin mời các đạo hữu xem tiếp :

    Nguồn gốc Lễ Vu lan (Güla) tại Trung Quốc
    [​IMG]
    Tượng Phật được trưng bày cho Phật tử chiêm bái và cúng dường nhân mùa Güla
    Có lẽ bị ảnh hưởng từ Phật giáo Trung hoa, Phật giáo của Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên cũng tổ chức lễ Vu lan gần giống như của Trung Hoa.

    Nói chung, tất cả các nước trên đều tổ chức lễ Vu lan dựa theo bài kinh Phật thuyết kinh Vu lan do ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào thời Tây Tấn (265-316).

    Kinh này nói về sự tích Phật dạy ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ khi mẹ bị đọa ở địa ngục. Và tất cả đều thống nhất ở một điểm theo truyền thống Phật giáo: ngày rằm tháng Bảy (theo âm lịch Trung Hoa) là ngày chư Phật hoan hỷ, oai lực chư Tăng được tăng trưởng sau ba tháng an cư, và là ngày tự tứ, do đó chư Tăng hội họp đầy đủ.
    "…Rằm tháng Bảy là ngày tự tứ
    Mười phương Tăng đều dự lễ này
    Phải toan sắm sửa chớ chầy
    Thức ăn trăm món, trái cây năm màu…".(Phật thuyết Kinh Vu lan)
    Thật ra, tập tục cúng bái tổ tiên và tẩy trừ ma quỷ vào dịp rằm tháng Bảy tại Trung Quốc đã xuất hiện từ rất lâu đời (ít nhất là từ đời Hán).

    Còn Tết Trung nguyên của Đạo giáo thì cũng có trước thế kỷ thứ VII.

    Khi Phật giáo truyền đến Trung Quốc, có lẽ trùng hợp về thời điểm và quan niệm báo hiếu, nên người Trung Quốc đã hấp thụ lễ Vu lan của Phật giáo và biến lễ Vu lan tại Trung Quốc trở thành một lễ dân gian mang tính tổng hòa của:

    = Tập tục thờ cúng tổ tiên + Tết Trung nguyên của Đạo giáo + Lễ báo hiếu của Phật giáo.
    Nội dung mang màu sắc Phật giáo có thể thấy qua việc thiết lễ cúng dường chư Tăng và cầu nguyện cho người đã khuất.

    Còn những tập tục như cúng cô hồn, đốt vàng mã là những tập tục còn sót lại của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc. S
    au này Mật tông Trung Quốc còn soạn thêm lễ cúng thí ngạ quỷ.

    Từ đó có thể thấy lễ Vu lan ở Trung Quốc và các nước ảnh hưởng bởi Phật giáo Trung Quốc không còn thuần khiết và bị pha trộn bởi những yếu tố văn hóa địa phương.
  2. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Mùa Vu Lan với tập tục đẹp của riêng người Việt :
    Bông hồng cài áo
    [};-
    - Mùa Vu lan, tôi cài lên ngực áo mình bông hồng màu đỏ, hạnh phúc vì mình còn có mẹ. Nhưng tôi hạnh phúc hơn là khi tôi tự nhủ: “Mình phải sống tốt như mẹ mong”.
    Vu lan, theo cái tục từ lâu, ai còn mẹ sẽ được cài hoa hồng màu đỏ, ai mất mẹ sẽ phải cài hoa trắng. Cái tục ấy ngày càng thấy lan rộng trong cộng đồng, mỗi người đến mùa báo hiếu lại muốn được nghe bài Bông hồng cài áo: “Một bông hồng cho em, một bông hồng cho anh…để được vui sướng hơn”.
    Tình mẹ, đó có lẽ là tình cảm trường cửu mà mỗi người ai cũng trân quý, nâng niu, phải có trong cuộc đời để mình “lớn” lên. Tôi sinh ra được mẹ nuôi lớn hình hài và nuôi lớn yêu thương nhờ tình thương vô bờ của mẹ. Mẹ tôi là một người phụ nữ hiền hậu, không chỉ với con mà cả với những người hàng xóm.
    Một lần nghe bài hát
    Ơn nghĩa sinh thành tôi đã khóc, khóc vì nhận ra tình mẹ cao vời quá mà có lúc tôi đã vô tâm không nhận ra, có lúc tôi đã là người con không tốt để mẹ phải lo lắng, sầu khổ. Đến lúc xa mẹ thì biết thêm một cái tội nữa với mẹ: tội làm mẹ buồn vì nhớ con, làm mẹ lo con ở xa không ai chăm sóc. “Mẹ già trăm tuổi còn thương con tám mươi”, tình mẹ bao la, không giới hạn, chỉ dừng lại khi mẹ nhắm mắt xuôi tay. Thường thì những đứa con kém may mắn trong cuộc sống như hay bệnh tật, thất bại trong công việc hoặc những đứa con không nên người bởi sa vào ăn chơi, hút sách, phá của…l à những đứa con làm cho mẹ lo lắng nhất.
    Hẳn là niềm vui của tất cả những người mẹ trên thế gian này đều có chung một điểm: được nhìn thấy con mình hạnh phúc. Do đó tôi phải sống hạnh phúc - ấy cũng là hành động thương mẹ một cách thiết thực nhất. Nếu thương mẹ mà làm cho mẹ lo thì đâu phải là thương.
    Mùa Vu lan, tôi cài lên ngực áo mình bông hồng màu đỏ, hạnh phúc vì mình còn có mẹ. Nhưng tôi hạnh phúc hơn là khi tôi tự nhủ: “Mình phải sống tốt như mẹ mong”.

    TẤN KHÔI (TTO)
  3. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    BÔNG HỒNG CÀI ÁO
    Sáng tác: Phạm Thế Mỹ[};-
    Trình bày: Khánh Ly

    Mời ACE nghe nhạc theo Link:
    http://www.giacngo.vn/nghethuat/2009/09/03/57D049/
    Một bông Hồng cho em
    Một bông Hồng cho anh
    Và một bông Hồng cho những ai
    Cho những ai đang còn Mẹ
    Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn
    Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
    Như đóa hoa không mặt trời
    Như trẻ thơ không nụ cười
    Và đời mình không lớn khôn thêm
    Như bầu trời thiếu ánh sao đêm
    Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền
    Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
    Là bóng mát trên cao
    Là mắt sáng trăng sao
    Là ánh đuốc trong đêm
    Khi lạt lối
    Mẹ, Mẹ là lòng nghĩa ngọt ngào
    Mẹ, Mẹ là nãi chuối, buồng cau
    Là tiếng dế đêm thâu
    Là nắng ấm nương rau
    Là vốn liếng yêu thương
    Cho cuộc đời
    Rồi một chiều nào đó
    Anh về,
    Nhìn Mẹ yêu Nhìn thật lâu
    Rồi nói, nói với Mẹ rằng
    Mẹ ơi, Mẹ ơi Mẹ có biết hay không
    Biết gì,Biết là, biết là
    Con thương Mẹ không
    Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
    Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
    Chỉ xin anh, chỉ xin em
    Hãy cùng tôi vui sướng đi

    Nguồn: Đinh Bá Quang / yen700911.violet.vn
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
    %%-[rose]%%-
  4. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    (Khi vào trang này, xin ngừng lại vài phút và mở Speakers (loa),
    máy tính sẽ tự Down ca khúc về để nghe). Nhân đây xin dành đôi phút nhớ về anh Phạm Thế Mỹ !

    "Một Bông Hồng cho anh"
    Nhân mùa Vu Lan, tưởng niệm nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ !

    [​IMG]
    %%-[rose]%%-
    Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sinh ngày 15-11-1930 tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định. Là con thứ 11 của một gia đình trung lưu. Anh trai ông là nhà văn Phạm Văn Ký và nhà văn Phạm Hổ. Từ năm 1947 đến năm 1949, ông học và hoạt động văn nghệ trong trường Thiếu sinh quân ở Liên khu V. Đầu thập niên 1950, ông làm công tác tuyên huấn và làm phóng viên cho Báo Quân Đội Nhân Dân. Nhạc phẩm đầu tay của ông là Nắng lên xóm nghèo. Sau Hiệp định Geneve, ông được bố trí ở lại miền Nam. Năm 1959, ông học Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Từ 1959 đến 1970 ông dạy Việt văn và âm nhạc tại các trường trung học tư thục Bồ Đề, Tây Hồ, Sao Mai, Bán Công, Nguyễn Công Trứ, Tân Thanh... ở Đà Nẵng. Trong những năm 1965-1966, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt giam vì đấu tranh trong phong trào Phật giáo (thời gian này ông sáng tác ca khúc bất hủ Bông hồng cài áo, lấy ý từ một đoản văn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh). Ra tù, ông sáng tác các bài hát như Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Người về thành phố, Những người không chết... được phổ biến trong phong trào học sinh - sinh viên Sài Gòn. Từ năm 1970 đến 1975, ông là trưởng phòng Văn-Mỹ-Nghệ của Viện Đại học Vạn Hạnh.
    Sau năm 1975, ông công tác tại Phòng Văn hóa-Thông tin quận 4, TP.Hồ Chí Minh. Ngoài ra, ông còn viết một số ca khúc, trường ca Phật giáo. Ông mất vào lúc 3 giờ sáng ngày 16 tháng 1 năm 2009, sau một thời gian dài bị bệnh, hưởng thọ 79 tuổi.
    Một số ca khúc của ông là: Áo lụa vàng; Bến duyên lành; Bóng mát; Bông hồng cài áo; Đan áo mùa xuân; Đường về hai thôn; Hoa vẫn nở trên đường quê hương; Màu tím hoa sim; Lêna Belicova; Nắng lên xóm nghèo; Ngỏ chiều; Người về thành phố; Nhạc buồn đêm sao; Người yêu và con chim sâu nhỏ; Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng; Những ngày xưa thân ái; Những người không chết; Thương quá Việt Nam; Trăng tàn trên hè phố; Tóc mây; Thuyền hoa; Rạng đông trên quê hương Việt Nam; Rừng cây trút lá; Thắm đượm duyên quê Trang sử mới....
    :bz%%-[rose]%%-:bz
    [​IMG]
    Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ trong căn nhà nhỏ ở quận 4 (TP.HCM). Ảnh: TƯ LIỆU
    %%-[rose]%%-
  5. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Cho xin một bông hồng trắng...

    …Có những người con đủ mẹ cha đứng nhìn bông hồng thắm trên ngực áo mình rồi nhìn bông hồng trắng trên ngực áo bạn…
    Có những ánh mắt cảm thông, những ánh nhìn sẻ chia và đồng cảm. Có những giọt nước mắt lấp lánh sau những cánh hồng...
    Và cứ thế, buổi chiều chậm chậm trôi theo những đám mây vô thường – nơi linh hồn cha mẹ đang dong ruổi theo bước luân hồi mãi miết – những bước luân hồi có gắn hình hài của con… Dù bất cứ phương nào!


    [​IMG]
    %%-[rose]%%-

    [​IMG]
    Mẹ ơi ! Vu Lan này con cài Hoa Trắng ![};-

    [​IMG]

  6. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Đôi nét lịch sử về tập tục đẹp của riêng người Việt :
    %%-[rose]%%-

    [};-"Bông Hồng cài áo"[};-
    ".....
    ....Bạn còn nhớ gì về những ngày nằm trong bụng mẹ không? Chúng ta ai cũng từng nằm ở đó khoảng chín tháng.
    Một khoảng thời gian khá lâu.
    Tôi tin chắc ai trong chúng ta cũng có cơ hội mỉm cười trong khoảng thời gian ấy. Nhưng ta mỉm cười với ai?... Khi nằm trong bụng mẹ, bạn được mẹ chăm sóc. Mẹ ăn và uống cho bạn. Mẹ thở vào, thở ra cho bạn. Và tôi chắc mẹ cũng nằm mơ cho bạn nữa. Bạn mơ cùng một giấc mơ với mẹ. Khi mẹ mỉm cười bạn cũng mỉm cười...........”
    [};-[};-[};-
    "......
    ........Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi , héo mòn.
    Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ.
    Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu.... sợ sệt lo âu một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chưa chắc chắn phải đến :
    Năm xưa tôi còn nhỏ
    Mẹ tôi đã qua đời !
    Lần đầu tiên tôi hiểu
    Thân phận trẻ mồ côi.
    Quanh tôi ai cũng khóc
    Im lặng tôi sầu thôi
    Để dòng nước mắt chảy
    Là bớt khổ đi rồi...
    Hoàng hôn phủ trên mộ
    Chuông chùa nhẹ rơi rơi
    Tôi thấy tôi mất mẹ
    Mất cả một bầu trời.
    [};-
    Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi. Người nhà quê Việt nam không ưa cách nói cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách vừa giản dị vừa đúng mức :
    Mẹ già như chuối ba hương
    Như xôi nếp một, như đường mía lau.
    [};-
    Ngon biết bao ! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lên ngực cho ta, đặt bàn tay (Bàn tay ? hay là tơ trời đâu la miên ?) trên trán nóng ta và than thở "khổ chưa, con tôi ", ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp một, và đậm đà lịm cả cổ họng như đường mía lau. Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận.
    Công cha như núi Thái sơn,
    nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .
    [};-
    ......."
    %%-[rose]%%-
  7. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Giới trẻ mê cơm chay và thiền trà

    Trong khi nhiều bạn trẻ ưa sôi động, tìm đến quán bar, cà phê thì một bộ phận giới trẻ đang tìm đến cơm chay và thiền trà với mong muốn "hồn thanh tịnh".
    Cùng bạn trai tìm đến quán cơm chay ở phố Linh Lang vào ngày cuối tuần, Hoàng Thị Vân (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, cách đây 4 tháng, khi nghe bạn bè giới thiệu có quán cơm chay, Vân đã đi ăn thử và sau đó "nghiện" luôn.
    "Cuối tuần rảnh rỗi mình thường đến quán cơm chay từ rất sớm để trò chuyện với mọi người trong quán. Dần dần, mình nghiền món cơm đen đen bùi bùi ấy. Mình còn thuyết phục được cả người yêu cùng ăn chay nữa", Vân cho hay.
    Ngồi trong quán nhỏ chừng 8 m2 ấy còn có nhiều khách trẻ tuổi. Họ vừa ăn, vừa nói chuyện rất nhẹ nhàng. Chị Vương Thị Hoa (phố La Thành) cho biết đã ăn chay được 7 năm. Đồ ăn được làm chủ yếu từ đỗ, rau, củ nên chị không sợ béo, không sợ các bệnh về tiểu đường, cao huyết áp.
    "Dưới bàn tay chế biến của đầu bếp món nào cũng hấp dẫn. Mình thích nhất là cơm gạo lức vừa bùi vừa thơm, ngồi nhai với muối vừng nữa thì tuyệt vời", chị Hoa nói.
    Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, chủ quán cơm chay trên phố Linh Lang, đến đây một thời gian, các bạn trẻ ăn nói nhỏ nhẹ hơn hẳn so với lúc đầu. Khách quen của quán vốn là những người xa lạ, dần dần trở thành bạn thân.
    "Ăn cơm chay không được vội vàng mà phải nhai kỹ mới thấy bùi. Thường phải nhai 80-100 lần mới được nuốt. Ăn cơm phải không được bỏ thừa. Người đến quán nói chuyện với nhau như người thân. Đấy mới là không gian của quán cơm chay", bà Tâm cho hay.
    Cũng là một tín đồ của cơm chay, bạn Nguyễn Thị Phượng (Cầu Giấy) tự đặt cho mình nick name Tịnh Tâm. Tuần nào cũng vậy, Phượng cùng người yêu đến đây. "Những lần đầu anh ấy nhăn mặt vì sợ ăn cơm chay không đủ chất, nhưng giờ thì chủ động tìm các quán cơm chay đưa mình đến thưởng thức", Phượng chia sẻ.
    Không chỉ ăn cơm chay, nhiều bạn trẻ ở Hà Nội hay đến chùa Đình Quán hay Văn Trì ở huyện Từ Liêm để thưởng thức thiền trà vào dịp cuối tuần.
    Một buổi thiền trà tại chùa Đình Quán
    Thông thường sau mỗi khóa tu, nhà chùa sẽ tổ chức thiền trà để các bạn trẻ có dịp được lắng lại, được chia sẻ cảm nhận và được nghe các sư thầy hàn huyên.
    Chuẩn bị cho buổi thiền trà khá đơn giản, đa số sử dụng những thứ thân thiện với môi trường.


    [​IMG]
    Vào thiền đường, mỗi người chọn cho mình một chỗ thích hợp. Ai vào trước ngồi vòng trong, hết vòng trong rồi đến vòng ngoài. Ngồi xuống, bạn trẻ tiếp tục theo dõi hơi thở, thư giãn toàn thân.
    Khi tất cả đã ngồi vào chỗ, trà chủ sẽ thỉnh lên ba tiếng chuông, mọi người im lặng theo dõi hơi thở quay về với chính mình.
    Sau đó, trà chủ mời tất cả mọi người nâng ly trà lên bằng hai tay, rồi cùng hướng về nguồn gốc của chén trà.
    Sư thầy Thích Tịnh Quán, trụ trì chùa Đình Quán (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết thiền trà là khi uống, tai vẫn nghe, mắt vẫn nhìn, lưỡi vẫn nếm và tâm vẫn thoải mái, tự tại. Thiền trà thường tổ chức vào cuối mỗi khóa tu tập để mọi người có thể ngồi lại, tĩnh tâm.​
    Giới trẻ tìm đến thiền trà để thưởng thức vị đắng của trà, hương thơm của hoa sen lẫn trong vị chát. Sau những phút giây im lặng theo dõi hơi thở của mình và thưởng thức trà, người tham gia có thể hàn huyên tâm sự, chia sẻ cảm nhận của mình hay hát tặng mọi người một bài hát.
    Một tiếng chuông chùa vang lên, buổi thiền trà được bắt đầu bằng nghi thức chào đón khách của các sư thầy. Tất cả người tham dự ngồi thành nhiều vòng tròn, từ trong ra ngoài, ở giữa là những ngọn nến lung linh thoảng hương tinh dầu hoa nhài. Mùi thơm đặc biệt của trà bốc lên khiến mọi ưu phiền, mệt mỏi của con người như được trút bỏ.
    Khách thường xuyên của chùa Đình Quán là các bạn trẻ của nhóm "Về nguồn". Lan Anh, một thành viên trong nhóm, cho hay, khi tham gia thiền trà, từ khâu chuẩn bị, đứng xếp hàng nhận bánh và trà, rồi đi vào thiền đường tìm chỗ ngồi đã giúp mình sống chậm hơn. "Sau những ngày làm việc vất vả, sau những ồn ào ở bên ngoài, được ngồi trong thiền đường dự thiền trà là một hạnh phúc lớn", Lan Anh chia sẻ.
    Còn anh Nguyễn Quang Duẩn (Xuân Mai, Hà Nội) cho biết, khi vào chùa Đình Quán biết ở đây có tổ chức thiền trà, anh chờ đợi một ngày nào đó được tham dự. Duẩn cho rằng, mình không phải là người tu hành nên tham dự thiền trà là cách để lòng trong hơn.
    Theo sư thầy Thích Tịnh Quán trong những dịp lễ Tết, gặp mặt, chia tay, nhà chùa thường tổ chức đại thiền trà. "Cách uống trà trong thiền môn sẽ đem lại cho người tham dự những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống, thấy được cuộc sống xung quanh ta thật tươi đẹp, màu nhiệm.
    "Từ những điều đơn giản, gần gũi thân quen như chén trà sẽ cho bạn cảm nhận rằng hạnh phúc luôn có mặt xung quanh ta nếu ta biết thưởng thức nó", sư thầy Thích Tịnh Quán nói.
    Quang Toàn (Lao Động)[};-

  8. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện chấn động lịch sử PG : [};-
    Lục tổ Huệ Năng
    (Thiền Tông Trung Hoa) là người Việt Nam.[};-
    Trích :
    http://www.giacngo.vn/lichsu/2010/08/13/57701A/
    [​IMG]

    LỤC TỔ LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

    Việc khai quật quần thể hang động Mạc Cao - Đôn Hoàng, nằm ở phía đông nam huyện Đôn Hoàng, thuộc tỉnh Cam Túc (4) đã thu được nhiều sách vở, nhiều đồ vật mới thấy lần đầu ở Trung Quốc như tiền kẽm Ba Tư, đồ đồng, đồ gốm, các vật chế từ cỏ tranh, những sách cổ đã thất truyền, đặc biệt là thu được nhiều kinh sách Phật. Trong các kinh sách này có cuốn Pháp Bảo Đàn kinh, được viết khoảng từ năm 830 đến 860. Bản kinh này được xem là cổ nhất so với các bản có trước đó như bản Huệ Hân chép năm 967, bản Tào Khê Nguyên Bản của Khế Tung năm 1054-1056, bản của Tông Bảo năm 1291…

    Đọc Pháp Bảo Đàn kinh, lai lịch của Tổ Huệ Năng (638-713) hiện lên khá rõ: “…Nghiêm phụ của Huệ Năng quê gốc ở Phạm Dương, bị cách chức đày đến Lĩnh Nam, làm thường dân ở Tân Châu. Thân này bất hạnh, cha lại mất sớm, mẹ gìà đơn chiếc dời đến Nam Hải, gian khó đắng cay, thường ra chợ bán củi…”

    Địa danh “Phạm Dương” ghi trong kinh có thể là ở tỉnh Hà Bắc của ta (5); riêng tên đất “Lĩnh Nam”, “Nam Hải” thì rất quen thuộc trong sử sách Việt Nam : Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên có nói đến đất Lĩnh Nam, Nam Hải khi viết về việc Trưng Trắc khởi nghĩa như sau:

    “Tên húy là Trắc, họ Trưng. Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu, vợ của Thi Sách ở huyện Chu Diên […] khổ vì Thái thú Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Định giết chồng mình, mới cùng với em gái là Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu. Định chạy về nước. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm vua, mới xưng là họ Trưng.”

    Phần viết về Triệu Đà của Việt Sử Tiêu Án cũng xác định đất Lĩnh Nam chính là vùng Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay. Sách này cũng xác định đất này là của ta từ đời vua Hùng (6) mà sau bị Tô Định cai quản trong thời Bắc thuộc, về sau Trưng Trắc đã khởi nghĩa giành lại rồi các đời vua sau lại không giữ được, cương thổ phải lui dần về phương nam.

    Vậy là quê hương của Lục Tổ chính là ở miền Bắc nước ta thời đó. Huệ Năng là người nước Nam. Đoạn đối thoại sau đây trong Pháp Bảo Đàn kinh chứng rõ thêm điều này:

    “…Huệ Năng sắp xếp cho mẹ mọi việc rồi từ biệt. Không quá 30 ngày đã đến được Hoàng Mai vào bái Ngũ Tổ. Ngũ Tổ hỏi: ngươi là người ở xứ nào? Muốn cầu việc chi? Huệ Năng đáp: Đệ tử là dân ở xứ Tân Châu, Lĩnh Nam, từ xa đến lễ Thầy, chỉ cầu được làm Phật, không cầu việc chi khác. Ngũ Tổ nói: Ngươi là người Lĩnh Nam, ấy là dân mọi rợ (7) sao có thể làm Phật được? Huệ Năng thưa: Người có chia ra nam bắc nhưng tính Phật vốn không có nam bắc. Tấm thân mọi rợ này với thân Hòa-thượng tuy có khác, nhưng tính Phật có chi khác biệt?”

    Ngũ Tổ có ý muốn nói thêm nhưng lại thấy học trò đông đúc ở hai bên bèn bảo ngài hãy lui ra, theo mọi người mà làm việc…(8)
    .............................
    THIỀN TÔNG PHÁT HUY TƯ TƯỞNG CỦA LỤC TỔ HUỆ NĂNG

    Quá trình tu tập giảng đạo pháp của Huệ Năng, một thiền sư Việt Nam đã ghi lại những ảnh hưởng khá quan trọng tại Trung Hoa: Năm 675 các vị sư đức hạnh, danh tiếng đương thời như Trí Quang Luật Sư ở Trường An, Huệ Tịnh Luật Sư ở Tô Châu, Kỳ-Đa-La Luật Sư ở Trung Ấn, Mật-Đa Tam Tạng Pháp Sư ở Ấn Độ tôn Huệ Năng tức Lục Tổ làm thầy. Rằm tháng giêng năm 684, Đường Trung Tông sai quan Nội Thị Tiết Giảng đến chùa Bảo Lâm thỉnh Lục Tổ vào triều để thuyết pháp cho thái hậu và vua. Cùng năm ấy, vua nhà Đường ban chiếu khen thưởng, cúng dường “y cà sa bá nạp”, bình bát thủy tinh và truyền cho Thứ Sử Thiều Châu sửa sang chùa. Năm 760. Đường Túc Tông sai sứ thỉnh Y Bát của Lục Tổ đem vào nội cung cúng dường, năm 765 lại sai Trấn Quốc Đại, Tướng quân Lưu Sùng Cảnh mang Y Bát về lại chùa Bảo Lâm và cho Thứ Sử Thiều Châu Dương Giam đến truyền chùa giữ gìn cẩn thận. Vua lại đặt tên chùa là Quốc Bảo. Đời Đường Hiến Tông (806 - 821), vua ban thụy hiệu Huệ Năng là Đại Giám Thiền Sư, đề tên tháp nhục thân là Nguyên Hòa Linh Chiếu. Đời Tống Thái Tông (976 - 983) gia tặng thụy hiệu là Đại Giám Chân Không Thiền Sư, cho sửa sang lại tháp và đặt tên là Thái Bình Hưng Quốc Chi Tháp. Năm 1033, Vua Tống Nhân Tông (1023 - 1064) rước nhục thân, Y Bát của Lục Tổ vào đại nội cúng dường lại gia tặng thụy hiệu là Đại Giám Chân Không Phổ Giác Thiền Sư. Vua Tống Thần Tông (1068 - 1086) gia tặng thụy hiệu là Đại Giám Chân Không Phổ Giác Viên Minh Thiền Sư.

    .........................
    Về mặt tư tưởng, quan điểm của Lục Tổ đã có tầm quyết định cho việc quảng bá Thiền t Những bài thuyết pháp của Huệ Năng giàu tính quần chúng bởi vì không uyên bác-trừu tượng, không xa rời đại chúng. Tư tưởng Lục Tổ bàn đến những điều cụ thể của đời sống và thực nghiệm cá nhân. Những lời giảng của Tổ phát xuất từ kinh nghiệm bản thân nên sống động và sáng tạo. Ðiểm chánh yếu của pháp môn Lục Tổ là “kiến tánh”. Học giả nổi tiếng của Nhật Bản là Giáo sư Suzuki đã căn cứ Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ mà luận về “Tánh” một cách đầy đủ trong hai cuốn: Zen BuddhismThe Zen doctrine of no-mind. Đạo Thiền trình bày trong hai cuốn sách này gọn, dễ hiểu, nhờ đó đã phổ biến được tư tưởng Thiền rộng rãi trên thế giới.

    Vinh danh thay cho một người Việt Nam đã có tầm tư tưởng lớn trong dòng tư tưởng chung của nhân loại.
    [};-
    Nguyễn Cẩm Xuyên ( khoahoc.net)
  9. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    BÔNG HỒNG CÀI ÁO
    Sáng tác: Phạm Thế Mỹ[​IMG]
    Trình bày: Khánh Ly

    Xin lắng lòng dừng lại một phút, ca khúc sẽ tự Down về để nghe !
    Một bông Hồng cho em
    Một bông Hồng cho anh
    Và một bông Hồng cho những ai
    Cho những ai đang còn Mẹ
    Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn
    Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
    Như đóa hoa không mặt trời
    Như trẻ thơ không nụ cười
    Và đời mình không lớn khôn thêm
    Như bầu trời thiếu ánh sao đêm
    Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền
    Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
    Là bóng mát trên cao
    Là mắt sáng trăng sao
    Là ánh đuốc trong đêm
    Khi lạt lối
    Mẹ, Mẹ là lòng nghĩa ngọt ngào
    Mẹ, Mẹ là nãi chuối, buồng cau
    Là tiếng dế đêm thâu
    Là nắng ấm nương rau
    Là vốn liếng yêu thương
    Cho cuộc đời
    Rồi một chiều nào đó
    Anh về,
    Nhìn Mẹ yêu Nhìn thật lâu
    Rồi nói, nói với Mẹ rằng
    Mẹ ơi, Mẹ ơi Mẹ có biết hay không
    Biết gì,Biết là, biết là
    Con thương Mẹ không
    Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
    Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
    Chỉ xin anh, chỉ xin em
    Hãy cùng tôi vui sướng đi

    Nguồn: Đinh Bá Quang / yen700911.violet.vn
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG]
  10. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Phút nguyện cầu nhân mùa Vu Lan :[};-

    [​IMG]

    Mùa Vu lan đến rồi, những người con nào mãi chạy theo vòng xoáy của cuộc đời thì hãy dành chút thời gian để nghĩ về mẹ, nhìn ngắm mẹ mình cho thật kỹ nếu như mẹ còn hiện hữu trong cuộc đời, và bày tỏ lòng hiếu kính, thương yêu của mình đối với mẹ, bằng lời nói và bằng hành động. Phương tiện internet đã chắp cánh cho những lời yêu thương, những lời ăn năn, sám hối muộn màng của con đối với mẹ được lan tỏa khắp mọi phương trời.
    Mong sao những lời tâm tình ấy ngày càng nhiều trên mạng lưới internet, để nhắc nhở, để khơi dậy lòng hiếu thảo của phận làm con, để tất cả những người mẹ trong cuộc đời này đều được hạnh phúc, đều không phải ngậm ngùi rơi lệ đau thương vì những đứa con bất hiếu, ngỗ nghịch.
    [};-​

Chia sẻ trang này