Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

3289 người đang online, trong đó có 86 thành viên. 05:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 55994 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Chùa Hàm Long kêu cứu
    [​IMG]
    sư thầy Thích Đàm Chính
    (VnMedia) - Chùa Hàm Long tọa lạc trong khu vực số nhà 18 phố Hàm Long (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hiện tại, khuôn viên của chùa đang bị chiếm dụng nghiêm trọng và các di sản dần biến dạng và biến mất...
    Lấn chiếm đất chùa nghiêm trọng
    Chùa Hàm Long có lịch sử gần 2.000 năm tuổi, niên đại xuất hiện của chùa này chỉ đứng sau chùa Khai Quốc xây dựng từ thời Lý Nam Đế (nay là chùa Trấn Quốc). Nơi đây thờ vị “Long thần giáng thế” đã từng xuống giúp vua Hùng thứ 18 dẹp yên giặc Ai Lao và được vua các triều đại phong làm “Tối linh thượng đẳng Phúc Thần”. Chùa Hàm Long có quy mô đồ sộ, kiến trúc đẹp và còn được coi là Trung tâm Phật giáo lớn nhất của thành Thăng Long thế kỷ XVIII... Đến năm 1947, chiến tranh làm chùa Hàm Long bị tàn phá nặng nề. Những năm tiếp theo, nhiều vị cao tăng đã đứng ra khuyến giáo các tín đồ, Phật tử góp công góp của xây được hai dãy nhà hai tầng vừa để thờ Phật, vừa giảng pháp cho tăng ni Phật tử do đó chùa vừa là nơi thờ cúng vừa là trường học Phật pháp…
    Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngôi chùa đang xuống cấp trầm trọng do bị người dân khắp nơi tới chiếm dụng. Trước đây, chùa Hàm Long có trường Vạn Hạnh dành cho các sư khắp nơi về học tập, sau này trường tiểu học Võ Thị Sáu (trường Lý Tự Trọng cũ) mượn của Chùa cho học sinh học ban ngày, còn tối cho thuê dạy ngoại ngữ gây ồn ào ảnh hưởng tới chùa...
    Sư thầy Thích Đàm Chính đưa chúng tôi đi thăm xung quanh khuôn viên chùa, có thể thấy việc chiếm dụng đất ở đây là rất nghiêm trọng. Hiện, những di vật cổ của chùa như bia cổ, giếng ngọc, cây đại cổ thụ nằm trong khuôn viên trường Võ Thị Sáu đang dần bị xói mòn. Trong quá trình sửa chữa trường, các công nhân đã khai quật được một tấm bia cổ - nhưng do không được bảo tồn nên hiện nay tấm bia này bị “vứt lăn lóc” tại một góc trường – hàng ngày các em học sinh leo chèo lên, nên bia đã bị vỡ và các văn tự trên bia cổ dần biến mất.
    Giếng ngọc thì bị bịt và biến thành khu vệ sinh, giải khát của học sinh. Hai tháp tổ bị “cắt lìa” khỏi khuôn viên chùa, bởi bị nhà dân xây đè lên. Trong đó một tháp bị biến thành xó bếp của nhà dân khiến việc thờ cúng của nhà chùa rất khó khăn. Hai tấm bia cổ - dựng năm 1714 – đang rơi vào tình trạng bị “xóa xổ”. Một chiếc bị “nhốt” trong khuôn viên nhà dân. Chiếc còn lại bị “chìm” trong đường bê-tông. Ban thờ ngoài trời của chùa thành nơi cất… than tổ ong của các hộ dân…
    Cần sớm được xếp hạng
    Trước tình cảnh chùa bị chiếm dụng, xâm hại nghiêm trọng, trong vòng 30 năm qua, sư thầy Thích Đàm Chính đã gửi đơn đi khắp các cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết việc đất chùa bị lấn chiếm cũng như việc công nhận xếp hạng di tích đối với chùa Hàm Long.
    Ngày 31/7/2008, tại cuộc họp xem xét những kiến nghị của nhà chùa, theo ông Phạm Hoàng Hải, cán bộ Ban quản lý di tích quận Hoàn Kiếm: Việc xếp hạng di tích bắt đầu từ năm 1996, BQL di tích đã đề nghị chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng hoàn thành hồ sơ. Tuy nhiên, do hồ sơ đăng ký quản lý địa giới xác định khuôn viên của chùa chưa được xác định, xác nhận khoanh vùng của cơ quan địa chính nên công việc còn dở dang… Sư thầy Thích Đàm Chính cho biết, cũng từ đó đến nay, thời điểm gần đến Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, chùa vẫn chưa được xếp hạng di tích.
    Theo ông Chu Trọng Xa, Chủ tịch UBND phường Phan Chu Trinh, chính quyền phường, quận Hoàn Kiếm cùng Ban danh thắng thành phố đang thiết lập hồ sơ để đề nghị công nhận xếp hạng di tích chùa Hàm Long. Sau đó, xác định chỉ giới đất, lúc đó mới có thể lên phương án để đền bù, giải tỏa các cơ quan, nhà dân xung quanh, trả lại khuôn viên đất cho nhà chùa…
    Được biết, ngày 21/4/2010, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Thị Thanh Thằng đã có công văn số 2767/UBND-VHKG đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) ra quyết định đề nghị công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho chùa Hàm Long.
    Được biết, ngày 21/4/2010, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã có văn bản số 2767/UBND-VHKG đề nghị Bộ VHTTDL; Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) ra quyết định công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho chùa Hàm Long (phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
    Tuy nhiên, hiện nay sư thầy Thích Đàm Chính chưa nhận được động thái nào từ cơ quan chức năng, còn chùa Hàm Long thì đang ngày một bị hủy hoại. Tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đừng để một ngôi chùa cổ niên đại gần 2.000 năm thành phế tích.

    Hoàng Giang
  2. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Chúng ta đều là khách trọ

    Có một người lỡ đường trong đêm tối tìm đến gõ cửa một nhà nọ để xin ngủ nhờ qua đêm.
    Người chủ nhà không chấp thuận cho người khách lạ tá túc. Hết sức nhẫn nại, người khách cố gắng thuyết phục chủ nhà: - Ông có thể trả lời giúp tôi ba câu hỏi không?
    Tôi tin chắc là sau khi trả lời ba câu hỏi này, ông sẽ vui lòng giúp tôi.

    Người chủ nhà tỏ ra tò mò và có hứng thú trước thái độ của người khách lạ:
    - Ông muốn hỏi điều gì?
    Người khách nói:
    - Xin ông cho hỏi, trước đây ai ở căn nhà này?
    Chủ nhà đáp:
    - Bố mẹ của tôi.
    Người khách hỏi tiếp:
    - Xin cho hỏi, trước bố mẹ ông thì ai ở?
    - Ông bà của tôi.
    Người khách lại hỏi:
    - Vậy sau ông thì ai sẽ ở đây?
    Chủ nhà tỏ ra bực bội:
    - Sau tôi là con cháu của tôi ở chứ ai!
    Lúc bấy giờ vị khách mới nói:
    - Thưa ông, vậy thì ông cũng là người ở nhờ như mọi người, nhưng ông là người ở nhờ lâu hơn tôi vậy thôi.
    Sao ông nỡ lòng nào không giúp tôi ở nhờ một đêm chứ?
  3. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Chùa Hàm Long kêu cứu
    http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Chua-Ham-Long-keu-cuu/8968
    Chùa Hàm Long tọa lạc trong khu vực số nhà 18 phố Hàm Long (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
    Hiện tại, khuôn viên của chùa đang bị chiếm dụng nghiêm trọng và các di sản dần biến dạng và biến mất.
    .. ​
    [​IMG]
    ^:)^Một tấm bia cổ của chùa Hàm Long bị "nhốt" trong nhà dân.^:)^
    ====================================================
    " Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.."
    Sao để sự thật này tồn tại ?
    TP sắp tổ chức Đại lễ 1.000 năm Thăng Long với khá nhiều điều hoàng tráng lắm !

    Buồn ơi !
    Ngàn năm văn hiến !
    ^:)^
    Thăng Long thành
    !
    [};-
  4. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
  5. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Chào Mừng ngày Mãn Hạ An Cư :
    Vu Lan đang về.
    [​IMG]
    Chư tôn đức Tăng Ni dự lễ Mãn Hạ.
    [​IMG]
    :bz%%-[rose]%%-:bz
  6. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Rằm tháng Bảy đã về [};-

    Việt Anh
    Chỉ còn ít ngày nữa là đến Rằm Tháng 7- ngày lễ của người Việt được giới tăng ni Phật tử gọi là ngày Đại Lễ Vu Lan, dịp đặc biệt để con cái báo hiếu các bậc sinh thành, tổ tiên đã khuất.
    Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng Bảy cũng là ngày xá tội vong nhân, các nhà bày mâm cỗ cúng chúng sinh....
    Theo sự tích xưa, Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
    Sau khi đã chứng quả A La Hán, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng huệ nhãn tìm. Thấy mẹ vì gây nhiều nghiệp ác nên rơi vào ngục A Tỳ làm quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.
    Quá thương cảm, xót xa Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn để cầu nguyện, thiết trai diên để mời chư tăng thọ thực. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát".
    Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.
    Và thế là mỗi năm khi ngày này đến gần, những người phụ nữ trong gia đình lại bận rộn hơn với công việc chuẩn bị cúng rằm nhớ ơn tổ tiên, lên chùa khấn cầu Phật phù hộ cho gia đình, cha mẹ được bình an phúc đức, tất bật chuẩn bị những mâm lễ cúng chúng sinh.


    [​IMG]
    [FONT=&quot]Trong tiếng kinh cầu, tiếng chuông chùa văng vẳng, cảnh vật nơi sân chùa trở nên bình yên, thanh tịnh[/FONT]
    %%-[rose]%%-
  7. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Lễ Vu Lan, giới trẻ lên chùa 'nhìn' lại mình[};-

    Lễ Vu Lan vào Rằm tháng Bảy hằng năm là dịp con cái thể hiện lòng hiếu thảo với bậc sinh thành. Tạm gác những thú vui thường nhật, giới trẻ náo nức lên chùa mừng ngày báo hiếu.
    Ngày của mẹ cha
    Đã ba năm liên tiếp, cứ Rằm tháng Bảy là Hồng Yến (ĐH Bách khoa Hà Nội) lại lên chùa dự lễ Vu Lan cầu chúc cho cha mẹ được bình an khỏe mạnh. Năm nay cũng vậy, mặc dù trời mưa, Yến vẫn vượt hàng chục cây số đến tham dự lễ Vu Lan tổ chức tại thiền viện Sùng Phúc (Tổ 10, P. Cự Khối, Long Biên).
    Yến quê ở Lâm Đồng, nhà xa nên mỗi năm chỉ về thăm gia đình vào dịp Tết. Ngày Vu Lan xa nhà, lên chùa cùng ôn lại sự tích Mục Kiều Liên, hiểu được ý nghĩa của ngày Vu Lan, Yến càng thấm thía tình yêu thương của mẹ dành cho mình:
    “Cứ đến ngày này là mình nhớ nhà, nhớ bố mẹ, nhớ các em kinh khủng. Lúc ở nhà mẹ chăm sóc từng li từng tí, nhiều khi mình còn nổi cáu vì mẹ cứ lo lắng không đâu. Giờ sống xa nhà, ốm đau bạn bè cũng chỉ hỏi thăm xã giao mới thấy cần lắm bàn tay của mẹ. Muốn về nhà, ôm mẹ một cái thật chặt thôi cũng đã thỏa lòng”, Yến chia sẻ.
    Với người Việt Nam, nhất là người theo đạo Phật, Vu Lan là mùa báo hiếu, một mùa mà con cái, nhớ đến công ơn sinh thành của mẹ cha và muốn làm một cái gì tốt đẹp để đền đáp công ơn dưỡng dục. Theo giáo lý Phật giáo, trong ngày này, ai còn mẹ sẽ cài lên áo bông hoa hồng màu đỏ, bố mẹ đã mất thì con cái cài lên ngực bông hoa hồng màu trắng.
    Dù không theo đạo Phật, Trần Thị Huyền (THPT Trần Nhân Tông) vẫn lên chùa để nghe sư thầy giảng giải về đạo lý của người làm con, về tình mẫu tử thiêng liêng. Cài lên ngực bông hoa hồng đỏ, Huyền vui sướng, tự hào vì mình còn cha mẹ:
    “Đến đây, gặp rất nhiều em nhỏ đeo hoa hồng trắng trước ngực mới nhận ra mình may mắn biết bao khi còn đầy đủ cha mẹ” - Huyền nói.
    Ngày ta nhìn lại mình
    Lên chùa không chỉ để thắp nén nhang cầu chúc bình an, sức khỏe cho cha mẹ, không gian thoáng đãng, yên tĩnh nơi cửa Phật là lúc các bạn trẻ tĩnh tâm, nhìn lại những gì đã qua.

    Đức Anh (ĐH Nông nghiệp Hà Nội) bày tỏ: “Năm đầu xuống đây học, mình tiêu tiền vô tội vạ. Cứ hết là gọi điện về xin mẹ. Mẹ thương mình nên chạy vạy khắp nơi, mẹ bệnh nằm viện cũng không nói cho mình biết. Nhìn lại quãng thời gian ấy mình thấy có lỗi quá”.

    [​IMG]
    Thành tâm cầu nguyện cho cha mẹ[};-Còn Thu Thủy (CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội) nhìn lại thời gian qua chợt thấy mình quá vô tâm với gia đình: “Nhiều khi thấy mình vô tâm quá, mẹ buồn chuyện gì, đang lo lắng chuyện gì mình cũng không biết. Mình có thể nhịn ăn sáng cả tháng trời để mua bằng được album mới của nhóm nhạc mình thích, vậy mà đến sinh nhật mẹ một bó hoa mình cũng chưa từng tặng”. Nhịp sống hiện đại gấp gáp khiến nhiều bạn trẻ không đủ thời gian quan tâm đến mọi người xung quanh, hay đơn giản là nghiền ngẫm một cuốn sách, lắng nghe một bản nhạc không lời và cảm nhận hết cái hay của nó. Những phút thư thái ở cửa chùa là cơ hội để các bạn trẻ cảm nhận những âm thanh, dư vị của cuộc sống.
    "Mọi ngày quay tít với sách vở, bài tập khiến mình cảm thấy hụt hơi. Không gian yên tĩnh, mùi trầm hương thoang thoảng cho mình cảm giác rất thoải mái. Lâu lắm rồi mới được tận hưởng không khí trong lành thế này”, Ngô Quỳnh Vân (Khoa Du lịch, Viện đại học mở Hà Nội) chia sẻ.
    Giữa guồng quay vô tận của thời gian, áp lực của cuộc sống hiện đại nhiều thứ đã thay đổi. Dù vậy chữ hiếu muôn đời vẫn giữ nguyên giá trị. Chỉ khi dành nhiều thời gian cho gia đình, ta mới yêu thương và cảm nhận đầy đủ những nhọc nhằn của mẹ.
    La Hoàn
  8. auduongpaul

    auduongpaul Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2010
    Đã được thích:
    0
    a di đà phật
  9. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Cận thị

    document.write(String.fromCharCode(104,116,116,112,58,47,47,110,103,111,105,115,97,111,46,110,101,116,47,78,101,119,115,47,67,104,111,105,45,98,108,111,103,47,50,48,49,48,47,48,56,47,51,66,57,68,48,70,48,48,47,32));http://ngoisao.net/News/Choi-blog/2010/08/3B9D0F00/

    GA_googleCreateDomIframe('google_ads_div_tin247' ,'tin247');

    Nếu bạn bị cận, trước tiên, cái kính cận là vật bất ly thân của bạn, và hẳn rồi... rất quan trọng. Bạn sẽ phải thường xuyên va chạm với nó, để mỗi khi chạm vào, bạn sẽ nhớ rằng... mình bị cận, nghe rất vớ vẩn. Thực ra, mỗi lần cầm đến cái kính, tôi lại nhớ tới mẹ tôi.
    Scorpio
    Mắt tôi ngon lành cho tới khi tôi lên lớp 9, thế rồi cứ mờ dần. Nhưng cái việc ở lớp, ngồi bàn gần cuối không nhìn được trên bảng nữa thì chả bao giờ tôi về kể với bố mẹ tôi. Nhà tôi phát hiện ra mắt tôi kém là do trong bữa cơm tối, hồi đó VTV3 cứ 19h là chạy list những chương trình sẽ phát, rõ là cả nhà nhìn được mà tôi phải bê bát cơm chạy lên trên ghế cho gần mới đọc nổi. Sau một cuộc họp ngắn gọn, gồm những lời bình luận và sự lo ngại, bố mẹ tôi quyết định sẽ đưa tôi đi khám mắt. Và người được giao trọng trách đưa tôi đi, không ai khác chính là mẹ.
    Thời đó chưa có máy soi, tôi nhớ cô y tá mặc áo cháo lòng bảo tôi đứng ra xa 5m rồi chỉ bảng bắt đọc. Toàn các chữ C quay bốn hướng chứ cũng không phải cả bảng chữ cái như bây giờ, nó chỉ bé dần từ trên xuống. Nhiệm vụ của tôi là mỗi khi cô y tá cầm cái ăngten tivi chỉ vào chữ nào, tôi phải nói được chỗ khuyết của chữ C quay đi đâu. Mấy chữ đầu thì Ok vì nó to lắm, đến mấy dòng dưới thấy tôi cứ ấp úng, mẹ tôi đứng ngoài nhắc tôi... Có lẽ suốt cuộc đời này, tôi không quên khoảnh khắc đó. Mẹ tôi cầm cái nón, sợ cô y tá thấy nên hơi đưa nghiêng lên che mặt, thì thào nhắc tôi chữ nó quay về hướng nào, từng chữ một, đúng như nhắc bài thi...
    [​IMG]
    Tôi đọc gần hết thì cô y tá phát hiện ra, mắng mẹ tôi ghê lắm, quát tháo um lên. Rằng thì là: "Chị làm thế sao tôi khám cho cháu được, thương con thì phải để tôi khám cho biết đúng bệnh chứ, muốn cho nó mù à... chị đúng là không biết cái gì". Mẹ tôi chỉ đứng lặng im biết lỗi, ôm cái nón trước ngực, nhìn tôi ngơ ngác...
    Đó là ở bệnh viện mắt gần nhà tôi, ngày ấy hình như chỉ là trung tâm mắt. Dĩ nhiên là người ta bực mình không khám cho tôi nữa. Mẹ tôi lại đèo tôi trên chiếc xe đạp (mà theo bố nói thì nó là của hồi môn của ông bà ngoại dành cho mẹ) đi lên bệnh viện Tình Thương ở đường Thái Bình để khám lại. Ở đó, người ta kết luận mắt tôi, trái 7/10 và phải chỉ còn 3/10. Tôi nhớ mẹ còn dằn vặt hỏi tôi mãi, khi hai mẹ con ngồi đợi ở bên ngoài: "Con không nhìn thấy dòng chữ kia à? Đấy, cái chữ Phòng Tài Vụ ấy, con không đọc được sao? Quả thật là tôi không đọc được, mắt mẹ nhìn tôi... buồn, buồn lắm.
    Cho đến tận bây giờ và mãi mãi, tôi tin rằng mẹ không có bất cứ một ý thức nào trong hành động nhắc tôi khi ấy. Nó chỉ là một phản xạ vô thức và rất đỗi bình thường của mẹ. Một phản xạ của người mẹ dành cho con, bật lên từ sâu thẳm trái tim, chỉ mong con mình không bệnh tật, không muốn tin rằng con mình không mạnh khỏe. Một hành động luôn muốn giữ con trong vòng tay, không muốn con cái phải đối diện với bất kỳ một nỗi đau nào, dù là nhỏ nhất.
    Tôi tin rằng, không phải mẹ tôi không biết gì như lời cô y tá nói. Tôi tin rằng, không phải mẹ tôi không biết làm như thế chính là hại cho con mình. Tôi tin rằng, kiến thức mẹ tôi còn hơn cô y tá ấy. Và tôi biết rằng, chỉ có mẹ tôi mới làm như thế...
    Thế nhưng ngày ấy, tôi còn đem chuyện đó kể khắp mọi nơi. Coi nó như một chuyện cười để nói về sự chất phác, thật thà nhà quê của mẹ. Để đến bây giờ, càng lớn càng thấm thía, tình yêu thương của mẹ, tấm lòng của mẹ dành cho mình... quá lớn lao.
    ***​
    Có lẽ hơn tất cả và sau cùng, người mong đợi ta nhất, giang rộng vòng tay nhất đón ta trở về, bất kể sau thành công hay thất bại... là Mẹ. Kỷ niệm về mẹ thì quá nhiều, viết về mẹ thì quá dễ, nhưng tôi rất ngại viết. Vì một lẽ tôi luôn cảm giác có lỗi với bố mẹ, thực ra không phải cảm giác, mà là sự thật. Tất nhiên không một ai là không từng mắc lỗi với bố mẹ mình, nhưng hầu hết, ít ra là đến cái tuổi của tôi bây giờ, người ta đều đã mang đến niềm vui, niềm tự hào cho bố mẹ... còn tôi thì chưa.
    Hôm qua, vô blog của một người bạn, đọc được entry: "Đời này ta còn gặp bố mẹ được mấy lần?" Đại ý nói rằng, ai cũng mải lo cho sự nghiệp và cuộc sống bề bộn của mình, có người mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một lần. Nếu bố mẹ còn sống được 20 năm nữa thì họ cũng chỉ gặp được bố mẹ 20 lần. Nhưng với nhiều người, bố mẹ có thể chỉ còn sống trên đời này được 10 năm nữa thôi, vậy là chỉ còn 10 lần gặp mặt. Khoảng thời gian bố mẹ còn trên đời này của mỗi người có thể còn ngắn hơn nữa, chắc có người trong chúng ta không dám nghĩ tiếp... Nghĩ mãi, thấy nó giống hoàn cảnh hiện tại của mình, một năm may ra về thăm bố mẹ được một lần, nên tôi quyết định viết.
    Phải viết thôi, cứ viết về mẹ dù ta còn chưa làm vui lòng mẹ. Dù cho đã hơn một lần mẹ khóc vì tôi hư, đã hơn một lần mẹ tuyệt vọng về tôi, đã hơn một lần mẹ lẳng lặng cứu tôi mà giấu bố, đã quá nhiều lần mẹ buồn vì tôi...
    ***​
    Vu Lan hay còn gọi là Tết Trung nguyên, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, còn được hiểu là lễ báo hiếu. Trong một số nước Á đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát (cô hồn). Đấy là Wikipedia nói thế, Vu Lan là tên rộng rãi trong nam, chứ hồi nhỏ tôi nhớ ngoài bắc vẫn gọi Rằm xá tội vong nhân. Dưng mà gọi Vu Lan nghe hay, nghe nó hoài niệm...
    Vu Lan thì nên viết về Mẹ.
    ***​
    Đời này, ta còn gặp bố mẹ được bao nhiêu lần?
  10. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    ĐĐ. Thích Tâm Mẫn "nhất bộ nhất bái" đã đến Quảng Ngãi

    (GNO-Quảng Ngãi): ĐĐ. Thích Tâm Mẫn - Vị tu sĩ Phật giáo phát nguyện thực hiện hành trình “nhất bộ nhất bái” (đi 1 bước, lạy 1 lạy) xuyên Việt đã cần mẫn đến địa phận tỉnh Quảng Ngãi dù mưa gió do ảnh hưởng của cơn bảo số 3 vừa qua.

    Cho đến chiều ngày 25-8, ĐĐ. Thích Tâm Mẫn đã đến khu vực Bưu điện Mộ Đức thuộc xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong điều kiện sức khỏe vẫn đảm bảo và dều đặn đi một bước lạy một bước. Theo quan sát của chúng tôi, cũng như các nơi khác, tại khu vực này, rất đông người địa phương đã ra đứng 2 bên đường xem hình ảnh đầy thiện tâm này trong không khí trật tự và đảm bảo an toàn giao thông. Song song mỗi bước lạy của Đại đức đều có sự hỗ trợ của một số Phật đi theo bằng việc trải các tấm thảm lót đường và vãn hồi người hiếu kỳ.
    [​IMG]
    ĐĐ. Thích Tâm Mẫn kiên trì cho hành trình mỗi bước lạy một lạy

    (Ảnh chụp tại xã Đức Nhuận - Huyện Mộ Đức vào sáng ngày 25-8)
    Ảnh: Thiện Quang
    Rất đông người dân địa phương đứng 2 bên đường​
    một cách trật tự xem hình ảnh lạ mắt này - ​
    Hành trình "nhất bộ nhất bái" của ĐĐ. Thích Tâm Mẫn bắt đầu từ mùng 2 Tết Kỷ Sửu (2009), xuất phát tại chùa Hoằng Pháp (TP.HCM) đi Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh). Dự kiến hành trình sẽ được hoàn tất viên mãn trong thời gian 4 năm. Kể từ khi thực hiện đến nay, tâm nguyện của Đại đức đã gây xúc động mạnh đến cộng đồng cư dân mạng cũng như quần chúng địa phương tại mỗi nơi đi qua. Đến huyện Mộ Đức, ĐĐ. Thích tâm Mẫn đã "nhất bộ nhất bái" được 780km tính từ TP.HCM. Dự kiến cuối tuần này, Đại đức sẽ đến thành phố Quảng Ngãi.
    Giác Ngộ Online đang có mặt trong hành trình "nhất bộ nhất bái" của ĐĐ. Thích Tâm Mẫn và sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc sự kiện này.

    Thiện Quang - Bảo Thiên (thực hiện từ Quảng Ngãi)
    http://www.giacngo.vn/phatgiaotuoitre/2010/08/26/5A6459/

Chia sẻ trang này