1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

8058 người đang online, trong đó có 1057 thành viên. 16:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 56180 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    "Tụng niệm làm sao đắc vãng sanh?
    Đàn tràng thanh tịnh với tâm thành
    Giới sư đức hạnh thanh cao thỉnh
    Đàn chủ tâm trai dạ chí thành”.
    [};-
    Xin đừng đến Chùa với thói quen trần thế để hối lộ Trời Phật, lễ Phật để cầu xin tiền tài, địa vị như một thói quen tham nhũng về tinh thần.
    Đừng đem "bất tịnh tài, bất tịnh vật" đến Chùa để xây to, tô màu sặc sở... làm dơ bẩn chốn Thiền môn.
    Hãy đến Chùa tìm chút thanh tịnh để tưới tẩm hạt giống Bồ Đề nơi tâm mình, cùng nhau nhập thế tích cực bằng việc hộ sanh, độ tử, an lòng người bệnh tật..quanh mình.
    Lành thay ! Mong lắm thay ![};-

  2. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Mời bạn đọc gởi lời chúc nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu[};-
    [​IMG]
    Nhân Mùa Vu Lan báo hiếu PL2553-2009 về, Ban biên tập báo Giác Ngộ Online kính gởi đến chư tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử đọc giả trong và ngoài nước lời kính chúc sức khỏe, hưởng một mùa Vu lan nhiều an lạc và hạnh phúc.
    Xin quý vị hãy gởi lời chúc, hoặc hoa hồng đến Cha Mẹ,thầy tổ, bạn bè, người thân nhân trong mùa Vu Lan Báo Hiếu chúng tôi sẽ upload lên trang nhà GNO lời chúc của bạn như một nhịp cầu kết nối yêu thương với tinh thần tri ân, báo ân trong ngày Đại lễ.
    - Nam mô Đại hiếu Mục kiền Liên Bồ Tát.
    Ban Biên tập[};-

    Nghe bài hát: Bông hồng cài áo
    (Sáng tác: Phạm Thế Mỹ, ca sĩ: Đan Trường)
    =================================================
    - Nhật Huy (Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh, bliproject@yahoo.com)

    Lâu lắm rồi con không về thăm mẹ. Dù rất nhớ những giấc ngủ được vùi đầu trong vòng tay và hơi ấm của mẹ, những lúc nằm được mẹ gãi lưng nhưng học hành và công việc cứ mãi cuốn con đi. Có những lúc đi công tác gần nhà nhưng con cũng không dừng chân được nơi con đã sinh ra. Con biết mẹ buồn nhiều lắm. Nhà hiu quạnh chỉ có mẹ ra vào một mình cùng với ba.
    Một lần nữa Vu lan lại về, con tự nhủ mình vẫn chưa làm được gì để mẹ vui lòng. Lớn rồi mà vẫn còn con nít lắm. Đừng trách con mẹ nhé. Chúc mẹ mãi bình an và sống đời với con mẹ nhé.
    - Con trai Mẹ Trần Ngọc Đức (boynhacvienhandsome@yahoo.com)
    Chúc Mẹ mãi mạnh khỏe, sống lâu với con.
    - Nguyên Quang (Phường 7, Quận 3 TP HCM,
    leetony04@yahoo.com)
    Nhân dịp Vu Lan về Kính chúc Ba mẹ, quí thầy cô, bạn hữu, thân hữu và toàn thể gia đình thân tâm luôn an lạc, tâm bồ đề bền chắc, tinh tấn trên con đường Phật Pháp, gặp nhiều thuận duyên trong cuộc sống, người thân quá cố sớm được vãng sanh về miền Cực lạc.

    Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bố tát Ma ha tát.

    - Lê Phúc Tâm (Phường Tân Định Q 1 Tp HCM,
    lephuctam07@yahoo.com)
    Con xin chúc cha mẹ luôn mạnh khỏe vui vẽ sống mãi cùng con,che chở cho con suốt đời.

    - Thich Ban Hoan (Phúc Linh Đồng Dụ,
    banhoantiensinh@yahoo.com.vn)
    Mẹ ơi con sống vì chân lý
    Con chúc mẹ luôn sống lâu để cho anh em chúng con lấy chỗ nương tựa - Mất mẹ rồi đời hết ngây thơ. Con nguyên cầu cha được siêu đăng Phật quốc. Nguyện Thầy tổ Bồ đề tăng trưởng.

    - Tùng Linh (Hải Phòng,
    linhdt160881@yahoo.com.vn)
    Bố, Mẹ ơi! Con yêu Bố Mẹ nhiều lắm! Con kính chúc Bố Mẹ luôn bình an và mãi ở bên cạnh chúng con.

    - La Phạm Vững Phát_Pháp Tâm(Vĩnh Long,
    bolao_langchim_123@yahoo.com)
    Thay lời muốn nói
    Nhân mùa Vu Lan về ,không biết nói gì hơn là con xin chúc mẹ luôn khỏe mạnh và sống mãi với con .Kính chúc HT tôn sư TTQ luôn là con thuyền vững chắc cho chúng con trên bước đường tu học phật pháp, thầy mãi là người thầy đáng kính của chúng con.
    [​IMG]
    NAM MÔ ĐAI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT
    - Thích nữ Thông Niệm (Canada)​
    Thongniemca@yahoo.ca
    Chúc Khánh tuế chư tôn đức Tăng Ni
    Nhân dịp Mùa Vu Lan – Báo hiếu Phật lịch 2.552 con kính chúc Chư tôn đức Tăng Ni được nhiều sức khỏe, phước trí nhị nghiêm, tuệ đăng thường chiếu, thành tựu mọi Phật sự để hướng dẫn chúng con trên bước đường tu học .
    To all the respectful student monks and nuns in Vietnam Buddhist University
    In the Ullambanna season, I would like to send my respectful classmate student monks and nuns all in good health and great virtue and merits. I also wish your parents with good health, and always having a life with full of joy in the gloring light from the ten direction Buddhas.
    Your in Dharma, sis Thong Niem
    To my parents,
    Dear mom and dad.
    It is a greatest gift for me that is you two brought me into life. With these recent years, I have left home for monastic life, and live distant from you in Viet Nam, but my love to you is always deep and rich. In the Ullambanna season, I would like to send my thought to my beloved parents with the deepest love and appreciation. Here, I wish you are in the good health, and always continue with your best effort in practicing chanting Buddha’s name.
    I love you - mom and dad!
    Your beloved daughter, Thong Niem
    - Lê Đức Dũng (huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận)
    ducdungk23@yahoo.com
    Mẹ ơi! mẹ có biết là con thương mẹ không!
    [​IMG]
    - Hoàng Thuý (Hà nội)
    tilyn76@yahoo.com
    Chúc BỐ MẸ luôn mạnh khoẻ!
    [​IMG]
    - Kim Hằng (Thành Phố Hồ Chí Minh) ​
    fullhouse2h@yahoo.com​
    Con và anh 2 gửi lời chúc mùa Vu Lan đến ba mẹ
    Nhân mùa Vu Lan 2008 con và anh 2 gửi lời chúc sức khỏe đến ba mẹ và tất cả ba mẹ khắp nơi....Ba mẹ là điểm tựa cho chúng con để chúng con có thể trưởng thành và làm tốt mọi việc của mình.Sau này,chúng con cũng sẽ phải làm ba làm mẹ, một quy luật không bao giờ thay đổi con và anh 2 sẽ làm những gì cho ba mẹ được an vui và thanh thản để sau này cái "nhân" mà con gieo được sẽ là cái "quả" mà con vinh hạnh được nhận của các con của con sau này,con không mong cầu gì hết nhưng đó cũng là cách mà con muốn báo hiếu công ơn ba mẹ của con một cách thật sự của một người con mà sau này nếu ba mẹ mất đi con không thể nào tìm lại được.

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT - NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT
    - Quy Nguyen (San Jose-USA)
    quytnguyen11@yahoo.com
    Kinh mung mua Vu Lan bao hieu.
    Mùa Vu Lan lại về con kính chúc cha mẹ dồi dào sức khỏe thân tâm thường lạc
    - HUYNH THI MY DUNG - Pd : DIEU (Q.1 - TP.HCM)
    dungasuzac@yahoo.com
    Mùa Vu lan năm nay con phải cài hoa trắng. Bây giờ về nhà sao vắng lặng, không còn nghe tiếng: Thưa má con mới về ,thưa má con đi. Dù biết lẽ vô thường nhưng sao lòng con nưa nở.
    [​IMG]
    ..... Trong lòng con luôn hiện hữu hai chử MÁ ƠI!
    - PHAN TU MAI (Phường 5 Q5 Tp HCM)
    Kính gởi mẹ Phụng kính yêu, ​
    Mẹ Phụng ơi nhân mùa Vu Lan, dù cô là Sư cô mà trong thâm tâm con cô như một người Mẹ của con. Những lúc con sai quấy, làm cô và anh hai buồn, cô an ủi và dạy bảo cho con. Con cám ơn cô và anh hai, con chúc Mẹ Phụng một mùa Vu Lan an lành.
    Cao Trang - PD: Bửu Ngọc (Tân Bình, Tp.HCM)
    thaotrang_1981@yahoo.com.vn
    "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
    Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
    Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
    Mây trời ***g lộng không phủ kín công cha"

    Nhân dịp Vu Lan báo hiếu Phật lịch 2552 - 2008 con kính chúc! Chư tôn đức Tăng Ni sức khoẻ, an lạc trong ánh từ quang của Đức Phật và trong niềm tin vào tương lai tốt đẹp của nhân loại. Chúc cha mẹ và toàn thể những cha mẹ trên toàn thế giới đang gặp khổ đau bất hạnh sức khỏe, sớm đủ duyên lành gặp được Phật Pháp để biết đến Phật Pháp tinh tấn tu hành, giải thoát, giúp thân tâm an lạc ....
    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT - NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT
    Nguyễn Trâm Anh (TVCLBTNPTHP-HOA SEN TRẮNG)
    lienhoa1979@yahoo.com
    " CÓ CON MỚI BIẾT ƠN CHA NẶNG "
    "Muốn đền ơn đức sinh thành , chỉ có tu hành mới cứu được mẹ cha"

    Cha mẹ kính yêu ơi!.

    Thời gian trôi qua đa bao năm tháng, những ngày thơ ấu đã ở lại phía sau, con đã trưởng thành, nhưng giờ đây ký ức của thủa hàn vi vẫn thỉnh thoảng làm con se lòng. Ngày chúng ta sống trong ngôi nhà tranh ấy. Con thường xuyên bị bệnh nặng phải nghỉ học dài ngày, mỗi lần như vậy cha mẹ chăm con không một lời than trách. Con nhớ mãi cảm giác mỗi lần nằm chờ mẹ đi chợ về, con tuy mệt lắm nhưng lòng như thấy ấm áp có sự che chở.Có đêm thấy con mệt nặng quá, mẹ không biết làm thế nào mà kêu lên rằng :
    - kiếp trước tôi đã làm gì mà kiếp này con tôi khổ thế này .
    Mẹ à, ngày ấy con còn nhỏ , nhưng con vẫn nhớ câu này đấy.Và còn cả bố nữa...Con không thể viết tiếp được nữa vì con cứ khóc thôi.
    Con cầu mong rằng dù những việc tốt nhỏ con làm cũng xin hồi hướng công đức ấy cho cha mẹ được an lạc ở hiện tại ,giải thoát ở tương lai và cũng xin cho cha mẹ, người thân nhiều đời nhiều kiếp trước của con được ánh sáng của Đức Từ Bi toả chiếu sớm tìm về Tây Phương Cực Lạc Quốc Độ , thoát bể khổ luân hồi.
    Con xin tạ ơn Đức Mục Kiền Liên đã cho chúng con dịp này, Lễ Vu Lan.
    Nam Mô A Di Đà Phật.​

    Nguyen Song Hy (Trang Bom Dong Nai )​
    Songhykorea@yahoo.com​
    Ba Mẹ ơi con thương ba mẹ nhiều lắm, ba mẹ có biết không? Mủa Vu lan năm nay con đã trở thành đứa con bất hiếu ,con ân hận vì những điều con đã làm cho ba mẹ buồn và khổ tâm.
    Ba Mẹ có thể cho con sám hối trong mùa Vu Lan này không?
    Nhân mùa Vu Lan Báo hiếu,con kính chúc ba mẹ sức khỏe dồi dào,tăng phúc tăng thọ.
    Kính chbúc chư tôn đức Tăng Ni thêm một tuổi đạo an lạc.Đồng kính chúc qúy Phật tử luôn mãi là người con chí hiếu.
    Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ ,
    Mây trời ***g lộng không phủ kín công cha
    Mỹ Ngân
    [​IMG]
    Thay mặt chị và em gởi đến ba mẹ những lời yêu thương
    Vy travyinfo@gmail.com​
    150km vào 3giờ sáng, mỗi tháng một lần và đã hơn một năm rồi phải không ba.Con không thể nào quên được những khó nhọc ba đã vì con mà vựot qua. Đêm lạnh xé da, ba vẵn ung dung khích lệ con những khi con nhục chí, ba vẫn chở con trên con đường 150km vào mỗi tháng.
    Con mãi vui chơi thờ ơ, để rồi đến khi gặp sóng gió mà số phận đã dành cho con thi ấy con mới thấy ba mẹ luôn là nơi trở về cuối cùng của con. Con chỉ muốn nói là con xin lỗi ba mẹ nhiều lắm!
    Không phải chỉ vào ngày Vu Lan mà lúc nào con cũng cầu chúc ba mẹ nhiều sức khỏe để sống đời với chúng con!
    BÙI TRÚC VIÊN ( P14- GÒ VẤP- TP HCM)​
    buigiaco@gmail.com​
    [​IMG]
    CẢM ƠN HAI NGƯỜI MẸ
    Một mùa vu lan nữa lại đến, nhưng tôi cài lên ngực áo mình không phải một mà la hai bông hồng đỏ thắm, bông hồng cho mẹ và bông hồng cho mẹ chồng tôi.
    Ngày ấy nếu như không có mẹ thì tôi và anh đã không nên chồng nên vợ. Chúng tôi yêu nhau nhưng anh là người Ấn Độ, khoảng cách về biên giới đã xa, nhưng không ngại bằng hình thức văn hóa. Theo phong tục Ấn người con gái khi đi lấy chồng phải lo đầy đủ các sính lễ ( tùy theo sự giàu nghèo mà sính lễ ít hay nhiều). Điều này quá khác biệt với Việt Nam mình, hôn nhân mới trong đời sống là cả hai cùng lo, miễn sao chu toàn và đầm ấm.
    Tôi không thể nào mang cả gia đình mình sang ra mắt và xin phép gia đình cưới anh, và ngược lại cả họ nhà anh cũng không chấp nhận tôi. Tất cả đã đi vào bế tắc. . .
    Nhưng rồi, mẹ anh đã thông cảm sau khi nghĩ lại, bà đã thuyết phục gia đình cho chúng tôi đến với nhau, mối tình không biên giới. . .
    Trước khi về làm dâu mẹ, tôi được mẹ dạy nhiều điều, từ cách nhào bột làm bánh chapaty, cách nấu cary Ấn, cách nấu trà masala. . . Tôi được mẹ dạy cho cách nấu ăn theo kiểu Ấn, cách mặc những trang phục Ấn. . . . Giờ nhớ lại lúc ấy, tôi đã gần 40, biết nấu những món Việt như canh chua, cá kho tộ, làm chả giò. . . nhưng trước mẹ tôi như một cô bé 12 tuổi.
    Mẹ tác hợp cho chúng tôi bằng một bửa cơm gia đình, sau đó hôn lễ chúng tôi được tổ chức chính thông ở Việt Nam theo truyền thống của người Việt Nam. Mẹ không đến dự với chúng tôi vì mẹ mệt và đường xá xa xôi. . .Nhưng mẹ nói mẹ cầu nguyện cho ai con trăm ngàn lần hạnh phúc.
    Hôm nay, tôi viết những lời này như một lời tri ân dành cho mẹ, người mẹ chồng rất thương yêu tôi, không có mẹ chúng tôi không thể nào có ngày hôm nay.
    Dẩu bíêt rằng mẹ không thể đọc và hiểu được ngôn ngữ mà con đang viết dành cho mẹ. Nhưng con mong ở bên kia mẹ khỏe và có một mùa Vu Lan hạnh phúc. I love mum
    Và xin gởi lời chúc thân thương đến mẹ Việt Nam của con trong mùa Vu Lan, chúc mẹ luôn có nhiều niềm vui, sức khỏe và sự tọai nguyện.
    Vu Lan 2008
    Bùi Trúc Viên
    Trần Nhật Mạnh :) Đại học Xây Dựng)
    manh_50xd4@yahoo.com
    Mẹ ơi ! Con yêu Mẹ
    Đỗ Thị Kim Chung (Bình Thạnh,TPHCM)​
    thihienqs@gmail.com​
    Con nhớ và thương mẹ...
    Vua lan lại về, con nhớ và thương mẹ lắm. Con mong là mẹ sẽ luôn mạnh khỏe và bình an, tinh tấn niệm Phật nữa mẹ nhé...
    Hà Quốc Đăng ( P.5 Gò Vấp T/P Hồ Chí Minh)​
    hadang17766@yahoo.com​
    Mẹ là tất cả đời con
    Vũ Ngọc Hưng ( Thích Khai Xả) - Hà Nội
    truclam211@yahoo.com
    Kính gửi mẹ kính yêu
    Lạy tạ ơn mẹ, sứ mệnh thiêng liêng, lời mẹ êm ái, thiết tha êm đềm

    Lạy tạ ơn cha, vũ trụ muôn lối, hiến dâng cuộc đời, vui buồn đầy vơi

    Lạy tạ ơn mẹ, suốt đời hi sinh, cần cù năm tháng, xiết bao ân tình

    Lạy tạ ơn cha, dãi dầu mưa nắng, sá chi nhọc nhằn, gieo mầm ngày ngày mai”

    Lạy tạ ơn mẹ, có mẹ trong tâm, tình mẹ nhung gấm, chứa chan vô vàn

    Lạy tạ ơn cha, vững lòng đi tới, bước chân vào đời, an lành thảnh thơi

    Lạy tạ ơn mẹ, bong mẹ lung linh, mẹ là tia sang, chiếu soi đưa đường

    Lạy tạ ơn cha, sánh bằng non thái, khắc ghi trong lòng muôn đời nào quên
    Thích Phứơc Trí (Chùa Phước Duyên)
    daocanhmong2548@yahoo.com
    =============================

    Kính gởi lời thăm và đảnh lễ Sư Ông.
    [};-
    Lâu lắm rồi con không có về Sơn Thắng để thăm Sư Ông.
    Nhân dịp Vu Lan về con xin kính chúc sư ông Chùa Sơn Thắng luôn luôn được nhiều sức khỏe.

    ====================================================
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  3. prosperity

    prosperity Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    179
    ...Phật tại tâm...
    [};-
  4. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Bắt đầu xử phạt đốt vàng mã nơi công cộng từ 1/9

    (Tin tuc 24h) - Theo Nghị định số 75/2010/NĐ – CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ, bắt đầu từ ngày 1/9/2010 sẽ xử phạt đốt đồ vàng mã tại nơi tổ chức Lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, nơi công cộng khác…
    window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Vào ngày 12-7-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2010/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Riêng đối với vi phạm trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm văn hóa thì thời hiệu là hai năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
    Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là tại điểm C, điều 18 có quy định mức phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với hành vi đốt đồ vàng mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hoá, nơi công cộng khác.
    Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1-9-2010. Nếu thực hiện tốt Nghị định này, chắc chắn sẽ giúp tránh lãng phí một phần không nhỏ và giúp bảo vệ môi trường hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng còn ở sự phổ biến luật trong người dân và ý thức chấp hành cũng rất quan trọng khi Việt Nam là một nước phương Đông và việc đốt vàng mã vào những ngày tuần rằm, lễ Tết là một phần trong văn hóa tín ngưỡng.
    [​IMG]
    Từ ngày 1/9, đốt vàng mã nơi công cộng sẽ bị phạt.
    Nghị định cũng quy định sẽ phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với một trong các hành vi: tự tiện thêm bớt lời ca, lời thoại hoặc thêm động tác diễn xuất khác với khi duyệt cho phép công diễn gây hậu quả xấu; mặc trang phục, hóa trang gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam; tự tiện thay đổi trang phục khác với trang phục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt và cho phép.
    Đặc biệt, trong Nghị định nói rõ sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 01 triệu đồng đối với các hành vi: Cho người say rượu, bia vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke; say rượu, bia ở công sở, nơi làm việc, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke, nơi hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, trên các phương tiện giao thông và những nơi công cộng khác.
    Phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với hành vi không bảo đảm đủ ánh sáng theo quy định tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke hoặc sử dụng người lao động làm việc tại vũ trường, nhà hàng karaoke mà không có hợp đồng lao động theo quy định.
    Các quy định về hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt trong các lĩnh vực văn hóa tại các mục 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Chương II Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính phủ sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
    Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2010.
    ======================================
    Có một bài post trước về đề tài này :
    http://f319.com/tapilu/1250524/page-49
    Hủ tục đốt vàng mã :
    Tiền dương gian đem xuống âm phủ làm sao xài ?????
    "Thử nghĩ, chính trên thế gian này, đồng tiền của nước này mang sang nước khác còn khó được chấp nhận, huống là tiền trên nhân gian in đem xuống âm phủ xài thì làm sao chấp nhận được.
    Hơn nữa, chúng ta thường vào chùa xin lễ cho thân nhân mình sớm siêu sanh về cõi an lành,
    thế mà chúng ta lại làm cái việc mâu thuẫn là :
    Đốt giấy tiền vàng mã, đốt nhà lầu xe hơi, đốt kẻ hầu người hạ ....
    để họ yên tâm ở dưới đó mà.... thụ hưởng !?

    Việc làm này phải chăng là việc làm của người trí ?
    Cho dù, nếu có thế giới âm phủ đi nữa, thì họ cũng đâu thể nào chấp nhận sự sắp đặt của người dương thế chúng ta".
    Thượng tọa Thích Trực Giáo.
  5. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Đạo Phật & vấn đề hôn nhân gia đình


    [​IMG]Khi có một cặp vợ chồng làm lễ cưới, ta thường chúc họ được "Trăm năm hạnh phúc", như vậy hạnh phúc chính là mục đích của hôn nhân. Mặt khác, biểu tượng của hôn nhân là chữ "song hỷ", nghĩa là niềm vui nhân đôi. Cho nên, vấn đề hạnh phúc hôn nhân là nhu cầu gần như tất yếu của đời người (cũng có ngoại trừ… trường hợp đi tu chẳng hạn). Ai cũng biết gia đình là nền tảng của xã hội và đời sống vợ chồng là nền tảng của hạnh phúc gia đình. Vì vậy, cách sống như thế nào để cả hai người giữ được hạnh phúc lâu dài, đó là mối quan tâm của mọi người và của các tôn giáo. Theo thông kế của những nhà xã hội học thì: "Chưa bao giờ tình trạng ly dị tại châu Á lại phổ biến như hiện nay. Trong 20 năm qua, tỷ lệ ly dị tăng gấp đôi ở Trung Hoa và gấp ba ở Đài Loan. Tại Singapore, tỷ lệ ly dị tăng 1/3 so với năm 1990, tại Thái Lan tăng gần gấp đôi. Ở Hàn Quốc, tỷ lệ ly dị vượt cả một số nước châu Âu như Anh, Đan Mạch, Hungary... Thậm chí tại Ấn Độ, một đất nước còn nặng truyền thống ‘xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử’, tỷ lệ này cũng ngày một tăng..."(báo Thanh Niên). Ở Việt Nam chúng ta tỷ lệ ly dị cũng rất cao, xấp xỉ 30%. Nguy cơ đổ vỡ hôn nhân càng cao thì sự bất an xã hội càng tăng, để lại những dấu ấn nặng nề cho xã hội, trong đó những đứa con mất thăng bằng về nhân cách là một ví dụ.
    Sự khủng hoảng về sống chung giữa người đàn ông và người đàn bà là vấn đề muôn thuở vì bản chất khác biệt và là vấn đề của toàn thế giới, không riêng gì Việt Nam, chỉ có điều xã hội càng văn minh và tiến bộ thì sự khủng hoảng càng tăng, đến nỗi triệt tiêu những giá trị của những thành quả văn minh vật chất. Nghĩa là, dù người ta giàu có hơn nhưng không hạnh phúc hơn người xưa. Do đó, thiết lập được những nguyên tắc sống hạnh phúc cho đời sống hôn nhân gia đình là một sự đóng góp rất lớn cho xã hội hiện đại.
    Đức Phật rất quan tâm đến đời sống hạnh phúc của người cư sĩ, những nguyên tắc sống của người cư sĩ tại gia như năm giới, mười giới… chính là những nguyên tắc chuẩn cho đạo đức và hạnh phúc. Vì vậy, một người Phật tử thọ trì những nguyên tắc đạo đức căn bản của một người con Phật thì đã ổn định cho đời sống hôn nhân của mình.
    Xây dựng một mô hình chuẩn cho đời sống hôn nhân ổn định và hạnh phúc, Đức Phật đã dạy một cách thiết thực qua ba khía cạnh:
    1. Xây dựng đời sống lứa đôi trên phẩm chất tâm lý tương đồng
    Đời sống hôn nhân sẽ rất phức tạp nếu không có những điểm chung, nhất là những điểm không chung ấy thuộc về phẩm chất tâm lý thì nguy cơ đổ vỡ rất cao. Trong kinh Tăng Chi Bộ I (chương 4), Đức Phật dạy: "Này các gia chủ, có bốn hạng người sống chung: Một là, người đàn ông thấp hèn sống chung với người phụ nữ thấp hèn. Hai là, người đàn ông thấp hèn sống chung với người phụ nữ cao thượng. Ba là, người đàn ông cao thượng sống chung với người phụ nữ thấp hèn. Bốn là, người đàn ông cao thượng sống chung với người phụ nữ cao thượng". Sau đó Đức Phật giảng rộng sự khác biệt về sự thấp hèn và sự cao thượng, rằng đó chính là sự khác biệt về hành vi và tâm lý đạo đức. Đức Phật kết luận, hạng người sống chung thứ tư, tương đồng phẩm chất tâm lý cao thượng là: "Đời sống nhiều hạnh phúc, chờ đợi hai người ấy"(Sđd).
    Tương đồng phẩm chất của tâm chính là đồng một hướng nhìn (lý tưởng hay niềm tin tôn giáo) và đồng một quan điểm sống hiền thiện (lối sống đạo đức). Sự đồng tâm sẽ đưa đến hiệp lực, nhờ vậy cả hai có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc đời, chúng ta cần thấy rằng đây là nguyên tắc nền tảng cho sự sống chung. Báo Tuổi Trẻ (ra ngày 9-7-2010), mục Ký sự pháp đình có nêu lên một trường hợp như sau: Một người đàn ông phạm tội giết người cướp của, trước đó vốn là một người hiền lành. Nguyên nhân là, hạnh phúc gia đình luôn bị áp lực của bà mẹ chồng, vốn không thích người con dâu là người khác đạo, nhất là người con trai của bà theo đạo của con dâu, bà mẹ người chồng thường phản ứng… dần dần đưa đến bế tắc và khủng hoảng tâm lý, hạnh phúc gia đình cạn kiệt dần, người đàn ông đã một lần tự tử không thành nhờ vợ cứu, cuối cùng đưa đến phạm tội… Bài báo kết luận với một băn khoăn: "Một người đàn ông yêu vợ và thương mẹ, một người mẹ rất thương con trai, một người vợ rất yêu chồng. Cuộc sống gia đình như vậy lẽ ra rất hòa thuận êm ấm sao lại tan vỡ?!". Yếu tố tan vỡ ở đâu? Có nhiều yếu tố bất đồng trong hôn nhân nảy sinh mà mở đầu thường là yếu tố bất đồng về tín ngưỡng tôn giáo. Trong cuộc sống hàng ngày xung quanh ta đã diễn ra bao cảnh tương tự vì lý do khác biệt về văn hóa, tôn giáo, sắc tộc… có lẽ đó là điều không ai muốn, nhưng đó chính là quy luật sống chung: Sự đồng tâm trong hôn nhân đã bị đổ vỡ.
    2. Xây dựng tinh thần trách nhiệm
    Đời sống vợ chồng nếu không đặt mình vào những bổn phận và trách nhiệm rõ ràng sẽ rất khó giữ gìn được tình yêu lâu bền. Sống với nhau là để lo cho nhau và cùng xây đắp đời sống gia đình và xã hội chứ không phải chỉ để hưởng thụ dục lạc ích kỷ.
    Trong kinh Sigalovada-Sutta (Giáo thọ Ca-thi-la-việt), Đức Phật dạy về những trách nhiệm phải làm và những điều nên tránh để bảo đảm hài hòa các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội; trong đó mối quan hệ vợ chồng được Ngài dạy như sau:
    Người chồng đối với vợ có 5 bổn phận:
    Luôn đối xử nhã nhặn và thanh cao.
    Luôn tôn trọng vợ.
    Luôn trung thành với vợ.
    Giao quyền hành cho vợ.
    Mua sắm trang sức cho vợ.
    Người vợ đối với chồng có 5 bổn phận:
    Luôn làm tròn phận sự trong nhà.
    Vui vẻ, tử tế với quyến thuộc, bạn bè của chồng.
    Luôn trung thành với chồng.
    Giữ gìn tiền bạc và của cải trong nhà.
    Luôn siêng năng và tháo vát trong công việc.
    Những bổn phận đối với nhau như trên, chúng ta có thể nhận thấy yếu tố chung thủy được coi là xương sống của cuộc sống hôn nhân, có thể nói đây là kỷ luật của hôn nhân mà các hệ thống luật pháp đều coi trọng, vì chúng là quy luật của hạnh phúc lứa đôi. Có một lời nói mà tôi rất tâm đắc: "Phía sau sự thành công của người đàn ông có bóng dáng của một người đàn bà. Phía sau những bi kịch của một người đàn ông có bóng dáng của nhiều người đàn bà"(báo Tuổi Trẻ đã dẫn). Đời sống hiện đại, sự quan hệ luyến ái tự do đã là nguyên nhân của sự đổ vỡ các cuộc hôn nhân. Đạo vợ chồng, như lời Phật dạy là sáng tỏ và vẫn thực tiễn cho đến ngày nay.
    3. Xây dựng nghệ thuật yêu thương
    Xây dựng cuộc sống hạnh phúc bằng những nguyên tắc luân lý, bằng những bổn phận và trách nhiệm thì khó mà có được đời sống hạnh phúc thật sự. Có những cặp vợ chồng bề ngoài rất vui vẻ hạnh phúc nhưng bên trong họ đang chịu đựng lẫn nhau một cách khốn đốn, họ chỉ sống giả tạo với nhau để che mắt dư luận. Triết lý sống của các tôn giáo nói chung đều xây dựng những chuẩn mực luân lý cho đời sống vợ chồng, đem lại sự ổn định cho gia đình và xã hội, nhưng về mặt hạnh phúc thì hiệu quả cũng giới hạn. Bởi lẽ, hạnh phúc không thể phát sinh khi đời sống bị gò ép vào những công thức luân lý. Hạnh phúc thật sự chỉ có mặt khi nó đến từ cảm xúc của con tim, từ sự cảm thông sâu sắc giữa hai người. Tình yêu thương phải lớn hơn mọi thứ, thì mới làm cho con người hạnh phúc và phải có nghệ thuật sống cao thì tình yêu mới bền vững.
    Đức Phật dạy, một người vợ lý tưởng là người vợ thể hiện tình yêu thương của mình trong bốn vai trò đối với người chồng : Một là, vợ như là người mẹ, người mẹ thương yêu con cái không giới hạn, trải lòng bao dung, hy sinh tất cả cho con. Người chồng không phải khi nào cũng mạnh mẽ, có lúc có quá nhiều những khó khăn trắc trở người đàn ông cũng suy sụp tinh thần lẫn thể xác. Lúc ấy, vai trò người vợ phải thay đổi qua vai trò người mẹ, hy sinh quên mình, lo lắng an ủi chồng; nếu lúc ấy mà đòi hỏi này nọ thì thật là dại dột. Hai là, vợ như là người em gái, người em gái luôn kính trọng anh, lắng nghe và phục vụ với thái độ ôn hòa, coi trọng những ý muốn của anh. Người vợ lúc này đóng vai một người cộng sự biết chia sẻ và hợp tác, làm cho người chồng cảm thấy an tâm và tin tưởng. Ba là, vợ như là một ********, nghĩa là vui vẻ hân hoan đối với chồng, thể hiện sự duyên dáng dịu hiền và một chút tình tứ làm cho người chồng cảm thấy cảm hứng và yêu đời. Bốn là, vợ như là người đầy tớ, người vợ gặp lúc người chồng mất bình tĩnh có thể la mắng nặng lời, có thể vũ phu, người vợ vẫn không xúc động, không phản ứng cũng không sợ hãi, chịu đựng tất cả, giữ lòng thanh khiết, chờ cơn giận hoặc trường hợp bất ổn của chồng qua đi. Người chồng nào cũng có lúc rơi vào tình huống tệ hại, nếu có người vợ đủ kham nhẫn gánh cái gánh nặng nhất thời này thì người chồng ấy có phúc lớn. Một người vợ biết tùy thuận và đáp ứng mọi tình huống như vậy gọi là người vợ lý tưởng (Kinh Tăng Chi Bộ II, chương 7). Và ngược lại, một người chồng tốt cũng có thể đóng các vai trò khác nhau như: Chồng như cha, chồng như anh trai, chồng như người ********, chồng như người đầy tớ. Nếu được như vậy sẽ giúp cho người vợ vượt qua những khó khăn và sẽ có một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc thật sự.
    Để đạt được những tiêu chí hạnh phúc gia đình cho người Phật tử tại gia, chúng ta cần xây dựng một chương trình giáo dục hôn nhân gia đình trên cơ sở những đạo lý mà Đức Phật đã dạy. Tuổi trẻ thời đại đang đối mặt với sự khủng hoảng về đời sống hôn nhân, họ chưa đủ kinh nghiệm để bước vào đời sống vợ chồng, những gì được trao truyền từ bậc cha mẹ và từ văn hóa truyền thống đang phai nhạt trong lòng của họ, một phần vì không phù hợp với lối sống mới, một phần thì bị lối sống văn hóa mới cuốn hút. Trước những tấm gương đổ vỡ hôn nhân làm cho giới trẻ thiết tha tìm lối thoát; ngày càng nhiều thanh niên quan tâm học hỏi về nghệ thuật sống, về kỹ năng giữ gìn hạnh phúc lứa đôi cũng như xin được làm lễ thành hôn trong chùa là những minh chứng. Những đạo lý Đức Phật dạy, tôi cho rằng, là lối thoát đẹp và an toàn nhất cho giới trẻ hiện nay trước ngưỡng cửa hôn nhân, ngay cả những người đã sống đời sống vợ chồng cũng cần trang bị đạo lý ấy để giữ hạnh phúc gia đình.
    Đạo Phật vốn là đạo giải thoát, sự đoạn trừ tâm luyến ái và lòng ham muốn hưởng thụ vật chất cũng như dục tình là mục đích của sự tu tập; do đó, từ xưa đạo Phật không thiết lập chương trình lễ thành hôn cho nam nữ Phật tử. Ngày nay, những lễ cưới (gọi là lễ hằng thuận), tổ chức trong chùa được coi là mới mẻ và cũng có nhiều người không hài lòng. Tôi cho rằng, dưới góc nhìn xây dựng kỹ năng sống hạnh phúc, chúng ta cần nêu cao giá trị đạo lý về khía cạnh xây dựng hạnh phúc gia đình mà Đức Phật đã dạy để đáp ứng nhu cầu của con người thời đại, nhất là cần xây dựng hoàn chỉnh nghi thức thành hôn, cụ thể hóa nội dung giảng dạy và khuyến khích các bậc cha mẹ đưa con em của mình vào chùa làm lễ cưới. Tôi tin rằng, những cặp vợ chồng được làm lễ thành hôn trước sự chứng minh của Tam bảo với những lời kinh cầu nguyện, những lời đạo từ ấm áp của chư Tăng, sẽ là nguồn năng lượng văn hóa tinh thần sâu sắc, sẽ làm cho tâm hồn của những cặp yêu nhau thêm đẹp đẽ và vững bền.

    Thích Viên Giác
  6. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
  7. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Trái tim bé Nhân Ái đã ngừng đập
    (Dân trí) - Tối qua (ngày 6/9), bé Nhân Ái đã trút hơi thở cuối cùng tại BV Nhi Đồng 2, chấm dứt chuỗi ngày đau khổ ở nhân gian.
    [​IMG]
    Bé Nhân Ái đã không còn, nhưng ánh mắt này sẽ còn đọng lại mãi trong lòng bạn đọc Dân trí
    [​IMG]
    Thay mặt gia đình, thắp nén hương tiễn biệt
    [​IMG]
    [};-Thiên sứ đã về trời..[};-


    Tiễn biệt con Nhân Ái

    Hôm nay, hàng ngàn bạn đọc đã rơi lệ khi nghe tin Nhân Ái không còn nữa. Nhân Ái đã ra đi trong sự tiếc thương vô hạn của bạn đọc Dân trí. Bạn Tham Tham đã gửi tới Toà soạn bài thơ này để tiễn đưa bé vào cõi vĩnh hằng.


    Tiễn con đi mẹ nghẹn dòng nước mắt
    Nơi thiên đường hạnh phúc nhé! Con yêu!
    Xa xôi lắm con cần bàn tay ấm
    Ẵm bế bồng con lúc đơn côi[};-

    Con bé nhỏ giữa dòng đời chật chội
    Thương yêu con mẹ chẳng cất lên lời
    Con nằm đó - đoá hoa tàn héo vội
    Nhưng ngát hương, nhưng thắm mãi với đời[};-

    Mẹ yêu lắm bàn tay con bé nhỏ
    Mắt long lanh yếu ớt kiếm tìm
    Hạnh phúc đó sao con không có được?
    Cha mẹ con đâu? Nội ngoại con đâu?[};-

    Con bé nhỏ chưa hiểu đời bạc bội
    Đừng trách hờn! Yên lòng nhé con yêu!
    Giờ tiễn con ngàn vạn người cha, mẹ
    Đắng nghẹn lòng, đứt ruột con ơi![};-
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

    http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/09/3BA2016F/
    http://dantri.com.vn/c167/s167-420585/thien-su-ve-troi-.htm
  8. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    “Mong bé tha lỗi cho mẹ. Mẹ biết mình tội lỗi lắm”
    (Dân trí) - Điều tất cả chúng ta mong đợi đã đến, 9 giờ sáng thứ bảy (11/9) cha mẹ và bà ngoại Nhân Ái , hòa cùng đông đảo bạn đọc Dân trí về chùa Như Lai thắp nén hương đầu tiên cho bé.
    Tuy chỉ ít phút ngắn ngủi, nhưng đó là điều mà Dân trí và rất nhiều bạn đọc thiết tha mong mỏi từ nhiều ngày qua
    Đứng trước di ảnh con gái, chứng kiến tình cảm của những người cha, người mẹ từ khắp mọi miền đất nước đổ về thắp nhang, chăm chút bàn thờ của đứa con mà mình ruồng bỏ, chị Vũ Thị Dung - mẹ ruột Nhân Ái - chảy dài nước mắt sám hối: “Mong bé tha lỗi cho mẹ. Mẹ biết mình tội lỗi lắm. Mẹ có lỗi với bé nhiều lắm”.
    [​IMG]
    Con ơi, tha lỗi cho mẹ...
    Mắt nhìn xa xăm, chị Dung rưng rưng: “Mẹ không gặp con hơn 7 tháng rồi”.
    Thay mặt gia đình, bà ngoại Nhân Ái sụt sùi: “Chúng tôi không biết lấy gì để cảm ơn xã hội, cảm ơn báo Dân trí đã lo chu toàn hậu sự cho cháu. Nhìn di ảnh, thấy cháu lớn nhiều, khác hồi bỏ cháu lại bệnh viện nhiều quá.
    Hồi đó, nuôi hoài không thấy lớn, bệnh tùm lum, ngán quá. Nào tiền viện phí, nào là phải bỏ công ăn việc làm rồi mẹ nó cũng bệnh hoạn ... Thôi thì nhắm mắt bỏ liều. Không ngờ, cháu nó tốt phước như thế, được nhiều yêu thương đến thế”. ​
    [​IMG]
    Giọt nước mắt muộn màng của bà ngoại bên cạnh bố và mẹ NA
    Gia đình ra về với lời hứa hẹn “sẽ quay lại vào dịp cúng 49 ngày”.
    Đang trên đường tìm nhà đón cha mẹ ruột đến thắp cho con nén nhang, nhận được tin mừng “Gia đình con đã vào đến chùa Như Lai”. Thật nhẹ lòng làm sao !
    Tất cả những người yêu con đều tràn nước mắt, mừng cho con gái được gặp người thân ruột thịt.
    Nơi chín suối chắc con đã mỉm cười mãn nguyện. Cuối cùng, người con mong chờ đằng đẵng suốt mấy tháng ròng đã tìm đến.
    Với tấm lòng nhân ái đúng như tên Nhân Ái, chắc chắn con đã tha thứ cho đấng sinh thành. Đạo làm con, có lẽ Nhân Ái cũng muốn mẹ cha khắp nơi rộng lòng tha thứ cho cha mẹ ruột của mình.
    Thôi thì, “muộn còn hơn không”. Trách móc thì biết bao giờ mới đủ, bởi :
    “Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung”.
    Chắc cha mẹ con giờ này cũng đã thấm thía bài học về tình người.
    Vì sự bình yên ở cõi vĩnh hằng cho con gái yêu, chúng ta đang học cách tha thứ, con ơi !
    Hồng Tâm – Lê Phương
  9. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Teen Việt đua nhau lên chùa "sống chậm"
    [​IMG]- Tận hưởng sự yên bình vào dịp cuối tuần ở chùa là một trong những cách phổ biến mà các bạn trẻ hiện nay lựa chọn.
    Cuộc sống hiện đại tất bật với những lo toan khiến không ít người trẻ cảm thấy hụt hơi. Tận hưởng sự yên bình vào dịp cuối tuần ở chùa là một trong những cách phổ biến mà các bạn trẻ hiện nay lựa chọn.
    Từ trung tâm Hà Nội đi về phía đông bắc, qua cầu Chương Dương rẽ phải khoảng 6km ta sẽ được đắm mình trong một không gian yên tĩnh, thanh tịnh. Đó chính là thiền viện Sùng Phúc, một ngôi chùa cổ của làng Xuân Đỗ Thượng, Phường Cự Khối, Quận Long Biên. Nơi đây là không gian sinh hoạt của hàng trăm bạn trẻ sau một tuần học tập, làm việc căng thẳng.
    Buổi sinh hoạt của các bạn trẻ được tổ chức vào sáng chủ nhật hàng tuần, bắt đầu từ 7h30 sáng đến 11h trưa. Riêng ngày chủ nhật cuối tháng Âm lịch thì sinh hoạt cả ngày. Đến đây, các bạn trẻ được hướng dẫn toạ thiền, nghe giảng Phật pháp, giải đáp những thắc mắc liên quan đến Phật pháp, tham gia các sinh hoạt thanh niên, văn nghệ lành mạnh.

    Toạ thiền (ngồi thiền) là một phương pháp hữu hiệu giúp các bạn trẻ giải toả mệt mỏi, tìm lại sự bình an cho tâm hồn. Cô Tịnh Tài, tổ phụ trách sinh hoạt thanh thiếu niên thiền viện Sùng Phúc chia sẻ: Thiền là để sức khỏe, để có một sức khỏe trong tu tập thiền cũng không phải là dễ. Khi ngồi thiền mình buông hết những dính mắc ở ngoài đời, giây phút ngồi thiền ta thu tâm ta lại. Đó là những giây phút tuyệt vời nhất.
    Bạn Nguyễn Thu Trang (Trường Trung cấp kỹ thuật tin học Hà Nội ESTIH) chia sẻ: thanh thản, bên ngoài mọi người thường say mê những công việc thường ngày mà quên mất những khoảng thời gian nho nhỏ để dành cho bản thân mình.

    Xu hướng tìm về những nơi yên tĩnh, gần gũi với thiên nhiên như lên chùa học đạo, ngồi thiền là một trong những biểu hiện của "sống chậm".
    "Sống chậm" là một khái niệm xuất hiện ở các nước phương Tây từ những năm 70-80 của thế kỷ XX. Đến nay nó đã trở thành một trào lưu khá thịnh hành ở nhiều nước tiên tiến.
    Sống chậm có thể hiểu là cuộc sống có sự cân bằng: cân bằng giữa làm việc và thư giãn, giữa những nghĩ suy trăn trở và những phút thảnh thơi. Người sống chậm không quá say mê kiếm tiền hay chạy theo danh vọng. Những phút thư thái ở thiền viện giúp các bạn trẻ có thời gian để cảm nhận hết những âm thanh, dư vị của cuộc sống.
    Bạn Phạm Tuyết Trinh – sinh viên trường Kinh doanh và công nghệ Hà Nội cho biết: Mình đến đây rất nhiều lần rồi, mình cảm thấy ở đây rất bình yên, mình biết thêm nhiều điều về cuộc sống, ngồi thiền rất tốt cho sức khỏe và làm cho mình tĩnh lại, tránh khỏi những điều không vui trong cuộc sống.
    Bạn Trần Quang Thành – SV Trường kinh doanh và công nghệ Hà Nội lần đầu tiên đến với lớp học thiền cho biết: Đầu tiên đến cũng hơi bỡ ngỡ, mình cũng chưa biết gì, nhưng khi ngồi thiên rất thanh bình, thoải mái.

    Bước vào kỷ nguyên công nghiệp hoá, con người phải có tác phong năng động và nhanh nhẹn. Nhưng trong cái sự hối hả ấy, chậm lại một chút thôi ta sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Chậm lại một chút thôi, không quá chậm để trở nên già nua và lạc lõng – nhưng đủ để không bỏ qua những điều quí giá trong cuộc đời.
    Quan điểm của bạn như thế nào về sống nhanh và sống chậm. Bạn có những hoạt động gì để làm cho cuộc sống của mình được thoải mái và thư giãn hơn. Hãy chia sẻ cùng Radio Vietnamnet bằng cách commnet vào hộp phản hồi bên dưới hoặc gửi thư cho chúng tôi qua địa chỉ email: Radio.vietnamnet@gmail.com.

  10. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Bức ảnh gây rúng động thế giới !

    [​IMG]
    Bức ảnh lịch sử
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
    Tổng thống John F. Kennedy cũng phải giật mình thốt lên :
    "Oh ! My god ! ", khi được trình lên bức ảnh Thầy Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn.

    Nhân dịp Tp HCM khánh thành tượng đài tại gần nơi xãy ra sự kiện lịch sử, xin ACE dành ít phút tưởng niệm.[};-
    Thầy ngồi trong lữa đỏ với lời đại nguyện:
    "Phật giáo Việt Nam được trường tồn, đất nước được thanh bình và chúng sanh an lạc".
    Nam Mô Vì Pháp Thiêu Thân Thích Quảng Đức Bồ Tát. Ma Ha Tát.

Chia sẻ trang này