Nghị quyết 01/2018 - Bùng phát

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 03/01/2018.

2925 người đang online, trong đó có 40 thành viên. 02:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 286103 lượt đọc và 1434 bài trả lời
  1. nhatviet2017nd

    nhatviet2017nd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2017
    Đã được thích:
    2.249
    em múc TNG
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Bloomberg: Việt Nam giành lại “vương miện chứng khoán châu Á”

    Hãng tin Bloomberg đánh giá tích cực về thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh chứng khoán thế giới biến động mạnh...

    [​IMG]
    Bloomberg dự báo VN-Index sẽ đạt mức 1.210 điểm vào cuối năm nay.


    AN HUY

    28/02/2018 11:55

    Một bài viết vừa được hãng tin Bloomberg đăng tải ngày 28/2 đã đưa ra những đánh giá tích cực về thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới biến động mạnh.

    Theo bài viết mang tựa đề "Vietnam Snatches Back Asia’s Equity Crown as Foreigners Buy" (tạm dịch: "Việt Nam giành lại vương miện chứng khoán châu Á khi nhà đầu tư ngoại mua vào") nhấn mạnh chỉ vài tuần trước, ảnh hưởng của đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán thế giới đã khiến Việt Nam tuột khỏi vị trí thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh nhất châu Á từ đầu năm.

    Tuy nhiên, sự bi quan không kéo dài lâu, và chứng khoán Việt Nam đã giành lại "chiếc vương miện", và đây có thể mới chỉ là sự khởi đầu.

    Một cuộc khảo sát với sự tham gia của 10 chiến lược gia được Bloomberg thực hiện dự báo chỉ số VN-Index sẽ còn tăng và sẽ vượt mức đỉnh thiết lập vào tháng 3/2007. Kết quả khảo sát cho rằng VN-Index sẽ đạt mức 1.210 điểm vào cuối năm nay.

    Các nhà đầu tư nước ngoài hào hứng trở lại với chứng khoán Việt Nam khi nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng vào hàng nhanh nhất thế giới. Tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp cũng giữ vững bất chấp những biến động gần đây trên thị trường toàn cầu.

    Khối ngoại đã mua ròng chứng khoán Việt Nam trong tháng 2 này, cho dù họ đã rút tổng cộng 14 tỷ USD khỏi 9 thị trường chứng khoán châu Á khác được Bloomberg theo dõi.

    "Tăng trưởng lợi nhuận được dự báo sẽ tốt lên, với mức tăng từ 20-25%, không chỉ đối với các công ty đã niêm yết từ lâu mà cả đối với các công ty mới lên sàn", ông Thang Uong, người quản lý danh mục đầu tư 1 tỷ USD tại Manulif Asset Management (Vietnam) ở Tp.HCM, phát biểu. "Chúng tôi rất lạc quan về năm nay".

    Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Bloomberg vào tháng trước, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ dự báo kinh tế Việt Nam 2018 có thể đạt mức tăng tương tự như năm ngoái, vượt mục tiêu 6,7% mà Chính phủ đề ra.

    Theo ước tính của Bloomberg, mức lợi nhuận trung bình mỗi cổ phiếu của các thành viên VN-Index sẽ tăng 15% trong 1 năm tới.

    Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng dự báo kinh tế Việt Nam tăng 6,7% trong năm nay, mức tăng cao thứ nhì trong số các nền kinh tế Đông Nam Á, chỉ sau Philippines.

    Triển vọng tăng trưởng tốt và các nỗ lực cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ Việt Nam đã giúp nâng tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam lên mức 172 tỷ USD trong vòng 1 năm trở lại đây. Từ đầu năm tới ngày 26/1, VN-Index đã tăng 13%, nhưng lại để mất phần lớn thành quả đó trong 2 tuần kế tiếp do thị trường toàn cầu sụt giảm.

    Đợt hồi phục kể từ hôm 12/2 đã đưa VN-Index lên mức điểm cao hơn so với trước khi diễn ra bán tháo, khiến chứng khoán Việt Nam trở nên đắt hơn nếu so với các thị trường khác trong khu vực. Hệ số P/E của chứng khoán Việt Nam hiện ở mức khoảng 20 lần, so với mức 14 lần của chỉ số MSCI Frontier Markets Index dành cho các thị trường sơ khai và mức 16 lần của MSCI ASEAN Index.

    "Kỳ vọng đang rất cao, giá cổ phiếu cũng cao", ông Chris Freund, một thành viên của Mekong Capital tại Tp.HCM, nhận định với Bloomberg. "Các nhà đầu tư đang rất hào hứng, và rốt cục sẽ có điều gì đó xảy ra. Tâm lý của nhà đầu tư sẽ lại chuyển từ lạc quan thái quá sang một hướng khác".

    Nhưng ở thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tin tưởng vào chứng khoán Việt Nam, với triển vọng tăng trưởng lạc quan của nền kinh tế - theo Bloomberg. Sau khi mua ròng 1 tỷ USD chứng khoán Việt Nam trong năm 2017, khối ngoại đã mua ròng thêm 432 triệu USD chứng khoán Việt Nam kể từ đầu năm đến nay.
    --- Gộp bài viết, 28/02/2018, Bài cũ: 28/02/2018 ---
    VCIIIIIIIIIII
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Mỹ muốn quay lại TPP vì lợi ích của chính mình
    Thứ Tư, 28/02/2018 13:46

    Thị trường) - TPP vẫn để ngỏ cửa cho Mỹ trở lại nhưng trước hết, dứt khoát Mỹ phải chấp nhận các điều khoản của hiệp định đã được 11 nước thống nhất.

    Hồi tâm chuyển ý

    Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ít nhất 2 lần đề cập tới khả năng đưa Mỹ quay lại Hiệp định TPP nhưng với điều kiện Washington phải đạt được một số thỏa thuận tốt hơn nhiều so với thỏa thuận mà ông mô tả là "kinh khủng" trước đây.


    Việc đánh tiếng nói trên diễn ra một năm sau khi ông Trump chỉ đạo cho đại diện thương mại rút Mỹ khỏi TPP và tuyên bố ông sẽ tìm kiếm các thỏa thuận riêng lẻ với các quốc gia khác.

    Ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) không bất ngờ trước những tuyên bố của người đứng đầu Nhà Trắng bởi trước đó, ông đã nhiều lần khẳng định, sớm muộn gì Mỹ cũng quay trở lại TPP vì lợi ích của chính nước Mỹ và của các tập đoàn kinh tế Mỹ.

    "Tôi vẫn tin rằng Mỹ sẽ quay trở lại TPP, vấn đề là lúc nào mà thôi, vì chủ trương phát triển thương mại song phương của Tổng thống Donald Trump không thực tế và không thực hiện được. Ngay cả Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đàm phán 1 năm trời mà cũng chưa chắc đã đi đến đâu. Đó là một thực tiễn.

    Thực tiễn thứ hai mà ông Trump phải đối mặt, đó là vấn đề lợi ích của các tập đoàn Mỹ. Bởi đụng đến lợi ích của mình nên các tập đoàn sẽ không để ông Trump muốn làm gì thì làm. Họ sẽ tìm cách vận động và bằng chứng là một loạt nghị sĩ đã lên tiếng thúc giục ông Trump đổi ý với Hiệp định TPP.

    TPP là của người Mỹ viết, thể hiện ý đồ tầm nhìn, trình độ, là kiến thức pháp luật của người Mỹ. Các chuyên gia pháp lý của Mỹ thiết kế TPP vì lợi ích của nước Mỹ và ngoài họ ra, không ai có thể thiết kế một bản hiệp định đồ sộ, chặt chẽ và hoàn chỉnh như vậy.

    Bởi vậy, dần dần ông Trump sẽ phải hồi tâm chuyển ý", ông Nguyễn Đình Lương nhận xét.

    [​IMG]
    Sau một năm tuyên bố Mỹ rút khỏi TPP, Tổng thống Donald Trump đánh tiếng Mỹ có thể quay lại hiệp định này
    Nguyên Trưởng đoàn đàm phán BTA cũng nhấn mạnh, từ việc Mỹ phát tín hiệu trở lại TPP cho đến khi nó thành hiện thực cũng còn rất lâu.

    "Phải xem ông Trump đòi hỏi những gì, có thực tế hay không và 11 nước thành viên TPP có chịu không. Nhưng cũng phải thấy rằng các nước thành viên TPP vẫn để ngỏ cửa để cho Mỹ vào, vậy nên họ không bỏ bớt nhiều điều khoản được Mỹ cài đặt trong hiệp định mà chỉ tạm dừng", ông Nguyễn Đình Lương nói.

    Chia sẻ quan điểm này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), khi ông Trump cũng cho rằng, việc Mỹ trở lại TPP chỉ là vấn đề thời gian. Tổng thống Donald Trump là một nhà kinh doanh và khi quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định TPP, ông chỉ có tầm nhìn của một người kinh doanh mà thiếu đi cái nhìn của một người đứng đầu một quốc gia, mà quốc gia đó lại là một cường quốc, đầu tàu phát triển của thế giới. Ông Trump mới chỉ nhìn ở góc độ làm thế nào để các doanh nghiệp Mỹ được lợi nhiều nhất mà quên rằng thế giới ngày nay đan xen và phụ thuộc lẫn nhau, không thể chỉ có chuyện mình Mỹ được lợi, còn các nước xung quanh phải chịu thiệt.

    "Đến giờ, khi có đầy đủ thông tin, tầm nhìn và cả những trải nghiệm được mất trong quan hệ quốc tế thì ông Trump mới nhận ra rằng rút Mỹ khỏi TPP là nóng vội. Nếu Mỹ tách rời khỏi các quan hệ thương mại đa phương thì chính Mỹ sẽ chịu thiệt thòi, có nhiều nước sẵn sàng thay Mỹ nhận lấy cương vị dẫn đầu", ông Thịnh nói.

    Nhấn mạnh giới chức Mỹ đã tuyên bố Mỹ có thể trở lại TPP với một vị thế khác và bản thân các quốc gia thành viên TPP vẫn mong Mỹ trở lại nhưng PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng lưu ý rằng, đúng là Mỹ sẽ trở lại TPP với một thế khác nhưng nó không thể bằng cái thế ban đầu khi Mỹ đóng vai trò chủ đạo, là người cầm trịch trong TPP trước đây.

    "Nếu Mỹ muốn quay trở lại TPP thì phải chấp nhận những điều khoản mà 11 nước thành viên đã chốt lại. Nếu sau này Mỹ muốn bổ sung điều khoản nào thì đàm phán sau, kể cả những điều khoản đang tạm hoãn.

    Các nước mong muốn Mỹ quay trở lại hiệp định nhưng không có Mỹ thì CPTPP (tên gọi mới của TPP) vẫn ra đời và các hoạt động của nó tiến triển rất nhanh. Nói cách khác, không có Mỹ thì CPTPP vẫn tự vận hành.

    Chỉ có điều với mong muốn có nguồn lực nhiều hơn, khối lượng thương mại lớn hơn đổ vào khối kinh tế này nên các nước thành viên đều mong sự tham gia của Mỹ. Các nước có thể chấp nhận đàm phán lại điều khoản nào đó với Mỹ, nhưng đó là chuyện về sau, còn trước hết Mỹ muốn quay lại thì phải chấp nhận những điểm mà 11 quốc gia thành viên CPTPP đã thống nhất.

    Như đã nói, những gì ông Trump nói và làm khi tranh cử hay lúc mới đắc cử chỉ ở tầm một người kinh doanh, còn khuôn khổ quan hệ quốc tế phải khác, phải có đi có lại. TPP là hiệp định mà các nước phải có lợi ích thì mới tham gia, đồng thời mỗi nước cũng phải chịu thiệt đi một chút để nước khác cũng được lợi. Điều mà ông Trump và nước Mỹ đã quên là họ muốn được tất cả, còn các nước khác phải chịu thiệt, điều đó là không thể chấp nhận và không thể có", vị chuyên gia phân tích.

    Thị trường) - TPP vẫn để ngỏ cửa cho Mỹ trở lại nhưng trước hết, dứt khoát Mỹ phải chấp nhận các điều khoản của hiệp định đã được 11 nước thống nhất.

    Lợi nhiều, việc cần làm là...

    Đối với Việt Nam, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, khi tham gia CPTPP, các lợi ích của Việt Nam đều có tất cả như trước, chỉ có điều các lợi ích đó đã bị giảm thiểu đi vì nhiều lý do. Trong đó, Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với thị trường Mỹ, đặc biệt xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ lớn. Có Mỹ trong TPP, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ sẽ được tạo điều kiện thuận lợi, nó có thể tạo ra lực cầu rất lớn làm cho kinh tế Việt Nam phát triển, đáp ứng nhu cầu cho xuất khẩu.

    Ngoài ra, có Mỹ trong TPP, các vấn đề về khoa học công nghệ cùng các yếu tố khác có thể được trực tiếp truyền đạt từ nhà sản xuất, kinh doanh Mỹ vào thị trường Việt Nam nhanh hơn, đầy đủ hơn.

    "Lợi ích Việt Nam có được khi tham gia CPTPP vẫn rất lớn nhưng không thể bằng TPP. Ngoài việc Mỹ không tham gia, có 20 điều khoản đang bị tạm hoãn, đây là điều vừa hay vừa không hay.

    Hay ở chỗ nó giúp cho CPTPP trở nên nhẹ nhàng hơn và dễ thực hiện hơn, phù hợp với điều kiện chung của 11 nước, trong đó có Việt Nam. Nhưng nó cũng không hay ở chỗ khi nhiều điều khoản liên quan đến dịch vụ, sở hữu trí tuệ... bị tạm ngưng thì đồng nghĩa với việc Việt Nam mất đi sức ép buộc chúng ta phải lớn lên, phải phát triển tương xứng với yêu cầu, đòi hỏi của một nền kinh tế phát triển.

    Dù vậy, tựu chung lại, lợi ích, cơ hội cho Việt Nam thì nhiều, vấn đề là khai thác chúng như thế nào, khai thác được hay không và làm thế nào để khai thác", PGS Thịnh cho biết.

    Để tận dụng được các cơ hội khi gia nhập TPP nói riêng và các hiệp định thương mại tự do khác, việc Việt Nam cần làm trước tiên, theo ông Thịnh, là phải tự nhìn nhận, chỉnh sửa lại các hoạt động, văn bản pháp quy của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của hiệp định mà chúng ta tham gia.

    Công việc phải làm thì nhiều, nếu Việt Nam không thay đổi cách làm việc thì không thể hội nhập thành công", vị chuyên gia lưu ý.
    bienlang thích bài này.
  4. lowhigh

    lowhigh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2009
    Đã được thích:
    2.125
    Có kịch bản cho BSR ngày mai chưa bác?
  5. thebest1

    thebest1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2007
    Đã được thích:
    834
    TNG 25
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Giá OTC đang 26 -27 tuỳ lô to hay nhỏ nên em nghĩ tăng chạm giá đó.

    Theo em dự các quỹ ngoại sẽ mua và nắm dài hạn con BSR này.
    lt2vietnam thích bài này.
  7. Alpacino3

    Alpacino3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2012
    Đã được thích:
    5.143
    năm nay chưa thấy bác chủ pic nói pvx nhỉ
  8. kimsuu

    kimsuu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2017
    Đã được thích:
    191
    PVS nay chính thức vượt hỗ trợ, MACD bắt đầu cắt lên. PVD chắc cũng sắp vượt vài phiên tới chủ thớt nhỉ
  9. gaique2014

    gaique2014 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/03/2014
    Đã được thích:
    2.474
  10. gaique2014

    gaique2014 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/03/2014
    Đã được thích:
    2.474
    Công ty CP Đầu tư Căn Nhà Mơ Ước (MCK: DRH) vừa đăng ký mua thêm 2,7 triệu cổ phiếu KSB của Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương để tăng tỷ lệ sở hữu từ 22,3% lên 28,1%.

    [​IMG]


    Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 1/3 đến 30/3/2018 theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Với giá thị trường giao dịch chốt phiên sáng 28/2 của KSB là 43.000 đồng/CP, DRH sẽ chi hơn 116 tỷ đồng để mua được số cổ phiếu vừa đăng ký.

    Hiện DRH đang sở hữu hơn 10,45 triệu cổ phiếu KSB tương ứng 22,3% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty. Nếu giao dịch thành công DRH sẽ nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu KSB lên 28,1%.

    Ngay sau khi thông tin này được công bố, cổ phiếu DRH đã tăng mạnh 2 phiên liên tiếp, trong đó ngày 27/2 tăng 6,3% và phiên hôm nay 28/2, tăng trần 6,8% lên 18.900 đồng/cổ phần.

    Cổ phiếu KSB cũng có mạch tăng giá từ 38.600 đồng/cổ phiếu ngày 22/2 lên mức giá hiện tại 43.000 đồng/cổ phiếu.

    Năm 2017, DRH đạt 132,44 tỷ đồng doanh thu, tăng 24,5% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế đạt 70,8 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,6% so với số lợi nhuận gần 69 tỷ đồng đạt được năm 2016.

    Trong khi đó, năm 2017, KSB đạt doanh thu hơn 1.094 tỷ đồng, tăng 28,7% so với năm 2016; lợi nhuận sau thuế đạt 277,3 tỷ đồng, tăng 34,8% so với lợi nhuận đạt được năm 2016.

Chia sẻ trang này