Ngô Bảo Châu và ngày lịch sử của dân tộc Việt Nam

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi DoVaDen, 19/08/2010.

7507 người đang online, trong đó có 1083 thành viên. 15:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 18020 lượt đọc và 360 bài trả lời
  1. nguoicuoipho

    nguoicuoipho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Đã được thích:
    0
    22 tuổi giáo sư lập gia đình chắc tầm 16 tuổi thôi
  2. Naked_Trader

    Naked_Trader Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị mai anh em còn tiền múc tất tay mã NBC để vinh danh đồng chí !!! :D
  3. gdsanhdieu

    gdsanhdieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Đã được thích:
    770
    Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields
  4. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    Đoạt giải roài[r2)][r2)][r2)][r2)]
  5. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    GS Ngô Bảo Châu chính thức đoạt giải "Nobel Toán học" 19/08/2010 11:01 (VTC News) - VTC News gửi đến bạn đọc bài tường thuật, cập nhật từng phút Lễ khai mạc và trao giải thưởng Fields từ Trung tâm hội nghị quốc tế ở Hyderabad (HICC), thành phố thủ phủ bang Andhra Pradesh, thuộc bán đảo Deccan bên vịnh Bengal, Ấn Độ.

    12h45: Chủ tịch Ủy ban bầu chọn giải Fields - Giáo sư László Lovász, Chủ tịch Hội Toán học thế giới phát biểu.

    [​IMG]
    Giáo sư László Lovász đánh giá cao vai trò của Toán học Ấn Độ đối với Toán học thế giới.
    [​IMG]
    GS Ngô Bảo Châu ngồi ở hàng ghế đầu trong Trung tâm hội nghị HICC. (GS Châu là người ngồi thứ hai từ trái sang)

    12h35: Tổng thống Patil và Ủy ban bầu chọn các giải thưởng IMU Awards lên sân khấu chào các đại biểu, chuẩn bị cho màn trao giải Fields,...

    [​IMG]
    Lễ chào cờ trước khi công bố giải Fields.
    [​IMG]
    Hai thành viên Ủy ban bầu chọn giải Fields.
    [​IMG]
    Tổng thống Patil công bố các Giáo sư trong Ủy ban bầu chọn giải.
    [​IMG]
    Các thành viên Ủy ban bầu chọn giải thưởng.
    12h25: Các đại biểu yên lặng lắng nghe giai điệu nhạc dân gian Ấn Độ. Sân khấu Trung tâm HICC sẽ là nơi vinh danh những nhà Toán học nào trong phần trao giải Fields?

    12h20: Bài phát biểu dài 20 phút của bà Patil đã kết thúc. Các đại biểu được nghe một giai điệu nhạc dân gian truyền thống của Ấn Độ.

    12h10:
    Máy quay lia tới khu vực gia đình những người nhận giải thưởng IMU Awards. Chúng ta chưa thấy hình ảnh thân phụ và thân mẫu GS Ngô Bảo Châu. GS Châu có nhận được giải Fields hay không vẫn còn là một bí mật.

    [​IMG]Gia đình những người nhận giải thưởng IMU Awards. Chúng ta chưa thấy hình ảnh thân phụ và thân mẫu GS Ngô Bảo Châu. GS Châu có nhận được giải Fields hay không vẫn còn là một bí mật.

    12h00: Phiên họp toàn thể khai mạc ICM 2010 bắt đầu.

    Mở đầu Đại hội, bà Shrimati Pratibha Patil, Tổng thống Cộng hòa Ấn Độ có bài phát biểu khai mạc, chào đón các nhà Toán học đến Ấn Độ dự ICM 2010. Theo bà Pratibha Patil, Ấn Độ tự hào được trở thành chủ nhà của sự kiện Toán học trọng đại 4 năm mới có một lần này.

    [​IMG]
    Tổng thống Pratibha Patil phát biểu khai mạc Đại hội.
    11h30: Trước ngày khai mạc ICM 2010, Ban tổ chức quyết định lùi lịch làm việc lại 1 giờ. Do đó, buổi họp báo công bố chủ nhân các giải IMU Awards sẽ được lùi lại tới 15h30 (giờ Việt Nam), trong khi Lễ khai mạc ICM 2010 bắt đầu từ lúc 12h.

    11h30, các đại biểu tham dự ICM 2010 đã có mặt đông đủ tại hội trường HICC. Hơn 3000 nhà Toán học được thưởng thức các điệu nhạc truyền thống của nước chủ nhà Ấn Độ.

    [​IMG]
    Các nhà Toán học tranh thủ trao đổi trước giờ khai mạc.
    [​IMG]
    Hội trường HICC được lấp đầy bởi hơn 3000 nhà Toán học.

    11h00: Có hơn 3.000 nhà Toán học trên khắp thế giới đã có mặt ở HICC, Ấn Độ để tham dự sự kiện được tổ chức với chu kỳ 4 năm một lần này. Đại hội Toán học thế giới (2010) là kỳ Đại hội thứ 3 được tổ chức tại châu Á.

    [​IMG]
    GS Ngô Bảo Châu ngồi ở hàng ghế đầu trong Trung tâm hội nghị HICC.
    [​IMG]
    Đây là kỳ ICM đầu tiên được tổ chức ở Ấn Độ, cái nôi của Toán học cổ đại.

    [​IMG]
    Khung cảnh hội trường diễn ra phiên họp toàn thể - Lễ khai mạc ICM 2010 bắt đầu lúc 12h (giờ Việt Nam).
    Một trong các vấn đề được chờ đợi nhất trong Lễ khai mạc là phần trao giải thưởng của Hội Toán học thế giới (IMU), gọi là các “IMU Awards”. Trong số các giải thưởng này, đáng quý nhất là giải thưởng Fields, được xem như “giải Nobel Toán học”, được trao cho 2, 3 hoặc 4 người.

    Giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong những ứng cử viên nặng ký nhất cho giải Fields năm nay.

    [​IMG]
    Các đại biểu tham dự ICM 2010.

    [​IMG]
    Khá nhiều nhà Toán học nữ tham dự ICM 2010.

    * Tiếp tục cập nhật, ấn F5 để xem cập nhật mới nhất về diễn biến Đại hội ICM 2010.


    Hồi hộp chờ tin từ Hyderabad

    Lễ khai mạc ICM 2010 sẽ diễn ra trong 3 giờ, từ 9h30 tới 12 giờ 30 (giờ chuẩn Ấn Độ, tức là từ 11h tới 14h, theo giờ Việt Nam) tại các Phòng 3 và 4, Trung tâm hội nghị quốc tế Hyderabad (Hyderabad International Convention Centre - HICC). Bà Shrimati Pratibha Patil, Tổng thống Ấn Độ sẽ tham dự buổi lễ và có bài phát biểu khai mạc Đại hội.


    [​IMG]
    Hàng triệu người Việt Nam hi vọng Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ đoạt được Huy chương Fields.

    Một trong số những thông tin rất được chờ đợi là việc công bố những chủ nhân các giải thưởng được Hội Toán học thế giới (International Mathematical Union - IMU) trao tặng. Các giải thưởng này, gọi là “IMU Awards”, được IMU trao 4 năm một lần. Tên người đoạt giải được chính thức công bố trong Lễ khai mạc ICM.

    IMU Awards bao gồm 4 loại giải thưởng, trong đó danh giá nhất là Huy chương Fields (Fields Medal, còn gọi là Giải thưởng Fields), mỗi kỳ đại hội có 2, 3 hoặc 4 nhà Toán học đạt giải. Ngoài ra còn có các giải Nevanlinna, giải Gauss và giải thưởng mới Chern.

    Lúc này, hàng triệu người Việt Nam đang hồi hộp chờ đón những thông tin truyền về từ Hyderabad và tất cả đều quan tâm tới câu hỏi: Giáo sư Ngô Bảo Châu liệu có trở thành người Việt Nam đầu tiên nhận Huy chương Fields. Nếu đoạt giải, Ngô Bảo Châu sẽ trở thành người châu Á thứ 4 có được vinh dự này, sau 3 nhà Toán học người Nhật Bản.

    Trong Lễ khai mạc, Tổng thống Shrimati Pratibha Patil sẽ trao giải thưởng Fields cho những người đoạt giải. Những người chiến thắng trong cuộc bầu chọn các giải thưởng Nevanlinna, Gauss, Chern cũng sẽ nhận phần thưởng từ Tổng thống Shrimati Pratibha Patil.


    [​IMG]
    Tổng thống Ấn Độ Shrimati Pratibha Patil sẽ dự Lễ khai mạc ICM và trao giải Fields cho các nhà Toán học.

    Theo quy định, báo chí và các phương tiện truyền thông không được quyền tham dự Lễ khai mạc ICM. Bởi vậy, kết quả sẽ được công bố trong một buổi Hội nghị có sự tham dự của báo chí (Press Conference) được tổ chức sau giờ ăn trưa, bắt đầu từ lúc 14h (giờ Ấn Độ, tức 15h30, giờ Việt Nam) và kéo dài trong 2 giờ 30 phút. Chỉ những cơ quan báo chí có thẻ của Ban tổ chức ICM mới được quyền dự hội nghị này.

    Tại hội nghị này, tên của những người đoạt giải sẽ lần lượt được giới thiệu bởi các ông Chủ tịch các Ủy ban bầu chọn ứng với mỗi giải thưởng (Selection Committees). Có 4 Ủy ban, ứng với 4 giải Fields Medals, Nevanlinna Prize, Gauss Prize, Chern Medal. Thành viên của các Ủy ban này được bầu theo nhiệm kỳ 4 năm một lần, chuyên trách việc xem xét các ứng viên và bầu ra những người thắng cuộc.

    Sau màn giới thiệu của các ông Chủ tịch Ủy ban bầu chọn là bài phát biểu của những người thắng cuộc. Trong buổi chiều 19/8, mỗi chủ nhân của Huy chương Fields 2010 sẽ có 25 phút phát biểu trước các phương tiện truyền thông. Ngoài ông Chủ tịch Ủy ban bầu chọn giải thưởng và những người đoạt giải thì các thành viên của Ban điều hành IMU cũng như các thành viên của Ban tổ chức ICM 2010 cũng tham dự Hội nghị này.

    "Tiếng nói" quan trọng đối với giải Fields

    Tại ICM 2010, Chủ tịch Ủy ban bầu chọn Huy chương Fields là Giáo sư László Lovász, nhà toán học người Hungary. Giáo sư László Lovász hiện là đương kim Chủ tịch Hội Toán học thế giới và thông thường, trong các cuộc bầu chọn Giải Fields, tiếng nói của Chủ tịch IMU có vai trò rất quan trọng.


    [​IMG]
    Giáo sư László Lovász.

    László Lovász năm nay 62 tuổi, là một chuyên gia về lĩnh vực Tổ hợp học. Ông từng đoạt cú đúp giải thưởng Wolf và giải Knuth Prize năm 1999, cùng rất nhiều những giải thưởng khác .

    Ở trường trung học, Lovász 3 lần thi Olympic Toán quốc tế và 3 lần đoạt Huy chương Vàng vào các năm 1964, 1965 và 1966 (Ngô Bảo Châu cũng đoạt 2 Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán quốc tế). “Hổ phụ sinh hổ tử”, con trai László Lovász, László Miklós Lovász cũng đoạt Huy chương Vàng Toán quốc tế năm 2008.

    Lovász đã hướng dẫn rất nhiều nghiên cứu sinh. Ông chính là thầy của Vũ Hà Văn (giải Pólya 2008, con trai nhà thơ Vũ Quần Phương) khi anh đang làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Yale. Từ 1/1/2007, Lovász giữ vai trò chủ tịch IMU (nhiệm kỳ kết thúc vào ngày 31/12/2010).

    Các Chủ tịch IMU thường ưu ái những người cùng chuyên ngành nghiên cứu khi xem xét trao Giải Fields nên dĩ nhiên các nhà Tổ hợp sẽ chiếm ưu thế tại ICM 2010. Tuy nhiên, trong số 20 người được đọc báo cáo toàn thể năm nay không có nhà Tổ hợp nào dưới 40 tuổi nên cơ hội nếu có sẽ thuộc về những người báo cáo tại tiểu ban Tổ hợp (có tất cả 20 tiểu ban).

    Trong lĩnh vực Xác suất, năm 2006, 2 nhà Toán học Wendelin Werner (Pháp) và Andrei Okounkov (Nga) đã được trao giải Fields nên sẽ khó có cơ hội cho một nhà nghiên cứu Xác suất tại cuộc bầu chọn năm nay.

    Về Ngô Bảo Châu, với việc tìm ra lời giải cho Bổ đề cơ bản Langlands năm 2008 và được mời đọc báo cáo toàn thể tại ICM 2010, cơ hội của nhà Toán học 38 tuổi này là rất lớn. Tuy nhiên, như VTC News đã công bố một bản danh sách gồm 15 ứng cử viên có cơ hội đoạt Huy chương Fields, sự cạnh tranh đối với vị Giáo sư trẻ nhất Việt Nam không hề dễ chịu. Chúng ta cùng hi vọng Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ giành chiến thắng và mang lại niềm tự hào cho đất nước Việt Nam, đồng thời cải thiện vị trí của Toán học Việt Nam trên tầm thế giới.


    Đây là lần thứ ba Đại hội Toán học thế giới được tổ chức tại châu Á, sau ICM Nhật Bản năm 1990 và ICM Trung Quốc năm 2002. Theo trang web chính thức của ICM 2010, sẽ có khoảng 3.000 nhà Toán học trên khắp thế giới tham dự kỳ Đại hội này. ICM 2010 sẽ kéo dài trong 8 ngày, từ 19-27/8.
  6. tuanthanh2709

    tuanthanh2709 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/06/2010
    Đã được thích:
    178
    Chú này 18 tuổi lập gia đình và sang Pháp sống luôn, các pak ợ ^:)^.
  7. Kooler

    Kooler Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    1
    Đoạt rồi [r2)][r2)][r2)]

    ( nghe các bác 319 nói vậy [:D], sao bẩu là 14h15 mới có kết quả mừ[:D])
  8. tintucvang

    tintucvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    294
    Nếu Professor Chau được giải thì VN quá tự hào về thành tựu khoa học này (nếu như ko lầm thì 1,3 tỷ người Chinese còn chưa có ai đoạt giải này đó......) tuy nhiên cần thay đổi cách đối đãi với các nhà khoa học để họ về ko thì có đóng góp cho nền khoa học kỹ thuật nước nhà. vì đây là nỗ lực cá nhân của Châu và điều kiện cực tốt về nghiên cứu khoa học như là Trung tâm khoa học, đại học của Pháp và Mỹ đã giúp Châu lập nên kỳ tích này..nên VN chỉ có thể tự hào một nửa thôi vì Châu vẫn còn hộ chiếu VN.., còn nếu từ năm Châu học xong ra trường về VN mà nghiên cứu trong nước đoạt giải này thì thực còn hơn cả tuyệt vời.................................=> thực ra là viễn tưởng? sẽ chẳng có một Ngô Bảo Châu như hôm nay.. Cheer!
  9. Kooler

    Kooler Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    1
  10. globalfinanc

    globalfinanc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2008
    Đã được thích:
    1
    [r2)]

Chia sẻ trang này