Ngôi nhà dành cho những người vui vẻ

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi MAYRUI.COM, 30/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6730 người đang online, trong đó có 871 thành viên. 16:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 29829 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120401102725205CA32/tay-ban-nha-noi-lo-khung-hoang-moi-tai-eurozone.chn

    Tây Ban Nha - Nỗi lo khủng hoảng mới tại Eurozone

    [​IMG]
    Mặc dù cùng rơi vào vòng xoáy khủng hoảng tài chính, song các vấn đề mà Tây Ban Nha gặp phải lại không giống với Hy Lạp.
    Hy Lạp đã chắc chắn nhận được gói cứu trợ thứ hai, tạm thời thoát khỏi cơn khốn đốn và tránh được nguy cơ vỡ nợ trước mắt. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lại đang phải tiếp tục đối mặt với một phép thử mới mang tên Tây Ban Nha.

    Mặc dù cùng rơi vào vòng xoáy khủng hoảng tài chính, song các vấn đề mà Tây Ban Nha gặp phải lại không giống với Hy Lạp. Không phải do chi tiêu quá mức mà nổi bật lên trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Tây Ban Nha là vấn đề thị trường bất động sản và tỷ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt là trong giới trẻ.
    Bong bóng bất động sản

    Trước hết là về thị trường bất động sản, được coi là khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng tài chính tại Tây Ban Nha. Trong khoảng thời gian từ 1985 đến 2007, giá trị bất động sản tại Tây Ban Nha đã tăng lên chóng mặt, hơn 200%. Và khi thị trường bất động sản lâm vào khủng hoảng thì Tây Ban Nha được cho là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ quả bong bóng vỡ này.​

    Theo các số liệu thống kê, Tây Ban Nha là quốc gia châu Âu có tỷ lệ suy giảm các công trình xây dựng mới cao nhất và số lượng các giao dịch bất động sản cũng giảm 25,3%. Điều này gây khó cho các nhà đầu tư và lẽ đương nhiên họ phải viện đến ngân hàng. Các ngân hàng Tây Ban Nha thậm chí đã phải cho các nhà đầu tư bất động sản Tây Ban Nha vay những khoản vay thế chấp dài hạn, lên đến 40 năm, thậm chí là 50 năm. Như một phản ứng dây chuyền, khi mà thị trường bất động sản khủng hoảng, nó kéo theo những hệ lụy cho hệ thống ngân hàng.​

    Không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, khủng hoảng trên thị trường bất động sản Tây Ban Nha còn ảnh hưởng đến thị trường lao động của nước này. Tỷ lệ các công trình xây dựng mới giảm, đồng nghĩa với việc một số lượng không nhỏ những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng không có việc làm. Điều này góp phần vào tỷ lệ thất nghiệp cao ngất ngưởng của Tây Ban Nha hiện nay.​


    [​IMG]


    Hàng chục nghìn người tham gia tuần hành ủng hộ tổng đình công tại quảng trưởng Cibeles ở Madrid​


    Tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục

    Tây Ban Nha đang đối mặt với làn sóng biểu tình phản đối những cải cách trong chính sách tài chính, nhằm cắt giảm chi tiêu, đặc biệt là những chính sách đối với người lao động, theo đó sẽ cắt giảm đáng kể các khoản tiền công, tiền lương của người lao động, và giới chủ thì dường như có nhiều quyền hành hơn khi mà theo luật lao động mới điều chỉnh, các chủ lao động sẽ dễ dàng sa thải nhân viên hơn.​

    Giới chức Tây Ban Nha thì biện hộ những cải cách mới trong Luật lao động là nhằm giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức 23%, cao nhất trong các quốc gia châu Âu, và còn có nguy cơ tăng cao lên kỷ lục hơn 24% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, những cải cách này cần nhiều thời gian để phát huy hiệu quả. Mặc dù vậy, không nhiều người tin rằng những thay đổi này có thể cữu vãn được tình trạng của Tây Ban Nha.​

    Vấn đề thất nghiệp ở Tây Ban Nha còn đáng lo ngại vì nó tập trung ở giới trẻ. Theo thống kê, gần một nửa số người Tây Ban Nha dưới 25 tuổi không có việc làm.​

    Tỷ lệ thất nghiệp cao, còn gây khó cho nền kinh tế Tây Ban Nha theo nhiều cách khác. Khi người ta thất nghiệp, tiêu dùng sẽ giảm, tiết kiệm để tái đầu tư cũng giảm. Và vì vậy, sẽ làm khó cho tăng trưởng kinh tế (mà thực tế là nền kinh tế Tây Ban Nha đang rơi vào suy thoái).​

    Hệ lụy cho nền kinh tế - xã hội

    Những khủng hoảng trên thị trường bất động sản và thị trường lao động đang gây ra những hệ lụỵ không mong muốn cho xã hội Tây Ban Nha.​

    Trước hết là các cuộc tổng đình công do tổ chức công đoàn phát động đã khiến Tây Ban Nhà gần như rơi vào tê liệt. Cuộc tổng đình công hôm 29/3 vừa qua được ước tính là có tới hàng trăm nghìn người tham gia, con số đủ để thấy những phản ứng gay gắt của xã hội đối với các chính sách điều hành của Chính phủ.​

    Đình công khiến các hoạt động giao thông đều bị ảnh hưởng, các chuyến bay nội địa và đến các nước châu Âu khác đã bị cắt giảm. May mắn thay, Chính phủ Tây Ban Nha và các tổ chức công đoàn vẫn đạt được một thỏa thuận. Theo thỏa thuận này, ít nhất 1/3 chuyến tàu và xe buýt địa phương sẽ vẫn hoạt động, cùng với 1 trong số 10 chuyến bay nội địa và 1 trong số 5 chuyến bay châu Âu được vận hành.​

    Không dừng lại ở đình công, một số phần tử quá khích còn nhân cơ hội này để gây rối loạn. Tại Barcelona, một số người biểu tình quá khích đã đạp vỡ cửa kính của các cửa hàng trên các con phố, đốt phá các thùng rác công cộng. Những hành động quá khích đã khiến cảnh sát phải đáp trả bằng dùi cui và hơi cay. Tại thủ đô Madrid, tình hình cũng tương tự, khi có hàng trăm nghìn người tham gia tuần hành hưởng ứng cuộc tổng đình công này.​

    Theo Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha, kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái trong quý I năm nay, sau khi suy giảm hai quý liên tiếp trước đó. Nguyên nhân của sự suy giảm này cũng đã được chỉ rõ là do chi tiêu, tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010, và tỷ lệ thất nghiệp đã ở mức xấp xỉ 23%.​

    Như vậy, nền kinh tế Tây Ban Nha lại rơi vào suy thoái chỉ hai năm sau khi thoát khỏi cuộc suy thoái gần đây nhất. Theo ước tính, tăng trưởng kinh tế nước này có thể giảm 1,7% trong năm nay, sau khi tăng trưởng 0,7% trong năm ngoái.​

    Vấn đề thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha cũng rất đáng lo ngại. Năm ngoái, thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha đã ở mức 8,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thay vì 6% GDP như mục tiêu đề ra, còn năm nay, Chính phủ Tây Ban Nha cũng đã phải điều chỉnh mục tiêu thâm hụt từ 4,4% GDP lên 5,3% GDP. Theo nhận định, Tây Ban Nha sẽ phải cắt giảm ngân sách 41,5 tỷ euro (55,5 tỷ USD) hoặc hơn trong năm nay để đạt được mục tiêu đề ra này.​

    Rơi vào cảnh báo

    Những khó khăn chồng chất đối với nền kinh tế Tây Ban Nha đang khiến nước này trở thành ứng cử viên tiềm năng cho gói cứu trợ tiếp theo mà các tổ chức quốc tế và khu vực có thể phải tính đến.​

    Mới đây nhất, hôm 28/3, Tập đoàn tài chính Citigroup đã ra cảnh báo về việc Tây Ban Nha nhiều khả năng sẽ vỡ nợ. Theo ông William Buiter, nhà kinh tế trưởng của Citigroup, nguy cơ Tây Ban Nha phải tái cơ cấu nợ hiện nay cao hơn nhiều so với khi khủng hoảng bắt đầu. Trong báo cáo mới đây của mình, ông Buiter cho rằng Tây Ban Nha có thể tránh tái cơ cấu, tuy nhiên nó sẽ liên quan nhiều hơn tới các biện pháp cấu trúc và tài chính căn bản. Ông Buiter cho rằng chính phủ, hộ gia đình, doanh nghiệp phi tài chính và các ngân hàng tại Tây Ban Nha đều vay nợ quá nhiều và thiệt hại có thể là rất lớn đối với hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha khi giá bất động sản giảm.​

    Ngoài ra ông Buiter cũng nhận định rằng giới chức Tây Ban Nha có thể không đủ nguồn lực để tái cơ cấu vốn một cách đầy đủ cho hệ thống ngân hàng của mình.​

    Các nhà phân tích khác cũng không loại trừ khả năng Tây Ban Nha là cái tên tiếp theo trong danh sách các nước Eurozone bị vỡ nợ. Ông Javier Flores, một nhà phân tích của Tập đoàn đầu tư Asinver nhận định nguy cơ vỡ nợ của Tây Ban Nha là có thật và chỉ ra rằng, Tây Ban Nha đang đứng ở vị trí thứ 9 trong danh sách 10 quốc gia đứng đầu về nguy cơ vỡ nợ. Ông Flores nói: "Tây Ban Nha gần như chắc chắn là sẽ không đạt được mục tiêu thâm hụt ngân sách như đã đề ra và khả năng vỡ nợ hiện tại gần như tương đương với Ai Cập. Người dân Tây Ban Nha hiện đang không nhận ra tình trạng đã trở nên khẩn cấp và nghiêm trọng như thế nào".​

    Một thực tế nữa khiến Tây Ban Nha rơi vào tầm ngắm là việc lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha bất ngờ tăng cao thời gian gần đây. Cụ thể, mức lãi suất mà Chính phủ Tây Ban Nha sẽ phải trả cho các khoản nợ của mình đối với trái phiếu 10 năm đã đạt mức 5,51%. Hiện tượng này rõ ràng là đang phản ánh những quan ngại của thị trường về nền kinh tế nước này.​

    Các nhà quan sát lo ngại rằng mức lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha tăng cao đang phản chiếu hình ảnh của một Hy Lạp trong vòng nguy hiểm hồi cuối năm 2011. Và khi mức lãi suất này cứ tiếp tục tăng, Tây Ban Nha sẽ phải cần đến một gói hỗ trợ tài chính để có thể chặn đứng đà tăng này.​


    Theo Hoàng Hà


    Pháp Luật Xã Hội


  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20120328115593...oang-va-danh-du-bai-1-cai-noi-khung-hoang.htm

    Hy Lạp khủng hoảng và danh dự - Bài 1: Cái nôi khủng hoảng

    Hy Lạp là cái nôi của nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, là nơi ra đời của nền dân chủ, triết học phương Tây và Thế vận hội Olympic. Nhưng giờ đây, cái nôi văn minh ấy đang chuyển thành cái nôi khủng hoảng.
    Nhà kinh tế học nổi tiếng của Hy Lạp Theodore Pelagidis nhận thấy trên 50% dân số nước mình sống với 400 đến 500 USD một tháng. Có nghĩa là những người này còn lâu mới được sống theo mức sống Tây Âu. Giờ đây, cuộc sống thường nhật ở Hy Lạp chẳng khác gì ngọn đèn sắp hết sạch dầu.
    Thời thắt lưng buộc bụng
    Xét ở nhiều chỉ số, Hy Lạp được xem là một hiện tượng chưa từng có trong kinh nghiệm của phương Tây hiện đại. Một phần tư số công ty ở Hy Lạp đã ngừng kinh doanh từ năm 2009 và một nửa số doanh nghiệp trong cả nước không thể trả lương cho người làm. Tỉ lệ tự sát tăng 40% trong nửa đầu của năm 2011. Một nền kinh tế hàng hóa xuất hiện khi mọi người cố gắng làm việc xung quanh một hệ thống tài chính bị vỡ. Gần một nửa số người dưới 25 tuổi bị thất nghiệp. Tháng 9-2011, những người tổ chức cuộc hội thảo do chính quyền bảo trợ về nạn di cư đến Úc đã bị choáng ngợp khi có đến 12.000 người đăng ký (trước đó đã có 42 người bỏ nước ra đi). Các ngân hàng Hy Lạp thú thực rằng người dân đã rút khoảng một phần ba số tiền trong tài khoản; nhiều người đang để số tiền mà họ tiết kiệm được dưới giường ngủ hoặc chôn ở sân sau nhà. Một nhân viên ngân hàng - những ngày gần đây chỉ làm cái việc thuyết phục mọi người tiếp tục để tiền trong ngân hàng, nói với nhà báo: “Còn ai tin tưởng vào ngân hàng Hy Lạp!”.
    Tình hình vĩ mô rồi sẽ còn nhiều biến đổi. Người Trung Quốc tiếp quản gần như toàn bộ Piraeus, hải cảng chính của Hy Lạp, với mục đích lấy đó làm con đường vận chuyển hàng hóa vào châu Âu. Qatar đang xem xét đầu tư 5 tỉ USD vào các dự án khác nhau ở Hy Lạp, trong đó có cơ sở hạ tầng du lịch. Các nư?c kh?c, nh?n chung l? c?c ?ng ch? ch?u ớc khác, nhìn chung là các ông chủ châu Âu, đang nỗ lực biến Hy Lạp thành “Florida của châu Âu”. Theodore Pelagidis, một nhà kinh tế dạy tại Trường ĐH Piraeus, Hy Lạp, nói như thế. Ông cũng đề cập đến kế hoạch biến các hòn đảo thành những nơi nghỉ dưỡng đắt tiền cho những người giàu có đến từ các nước giàu có của châu Âu. “Có hay không nhà nước sẽ trả nợ, các quốc gia khác và các công ty nước ngoài đang hiểu rằng chính phủ Hy Lạp đang bất lực” - nhà kinh tế này nói.
    [​IMG]
    Chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ Hy Lạp đã châm ngòi cho hàng loạt cuộc biểu tình xảy ra triền miên ở đất nước này. Ảnh: oberpfalznetz.de
    Nhiều tháng qua, Hy Lạp là cái nôi của cuộc khủng hoảng kinh tế đang đe dọa nền tảng của châu Âu và có khả năng đưa đến những làn sóng mới làm rối loạn nền kinh tế Mỹ. Kế hoạch thắt lưng buộc bụng mới nhất là để làm hài lòng các chủ nợ của Hy Lạp để họ tiếp tục chi viện trợ tài chính mới nhằm ngăn ngừa sự vỡ nợ. Nhưng kế hoạch này đã làm cho cuộc sống người dân Hy Lạp vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Cụ thể, kế hoạch này làm giảm mức lương tối thiểu hơn 20%, cho phép cắt giảm hàng ngàn việc làm và giảm tiền lương hưu. Việc này đã châm ngòi cho các cuộc đình công và biểu tình xảy ra triền miên ở đất nước này.
    Tương lai xám xịt
    Thế nhưng việc sử dụng thời gian ở Hy Lạp lại phơi bày một bức tranh phức tạp về những gì đang xảy ra. Chắc chắn đó là sự giận dữ, căng thẳng và những đám mây đen kịt của sự suy thoái. Không có gì lạ khi ai đó nhìn thấy một số người Hy Lạp ăn mặc lịch sự len lén lục lọi thùng rác để… tìm cái ăn.
    Thoạt nhìn mọi người đều có cảm giác Petros Vafiadis như một con gấu. Ông cao lớn, cổ nọng và đang ngồi chồm hổm bên cái lưới tản nhiệt của lò sưởi trong phòng khách nhà ông. Người dân ở thị trấn miền Bắc quê ông - Giannitsa - nói rằng việc tăng giá dầu sưởi ấm buộc họ phải dựa vào lò sưởi bằng củi.

    Vafiadis năm nay 56 tuổi, cả một đời gắn với nghề xây dựng. Suốt 10 năm qua, ông là người giám sát công trình xây dựng cho Công ty Archi-Tek, công việc của ông là giám sát việc xây dựng của các dự án lớn hầu hết được chính phủ bảo trợ như trường học và viện bảo tàng. Vào thời đỉnh cao của mình, công ty có 50 cán bộ và sử dụng khoảng 900 nhân viên hợp đồng. Hiện nay nó chỉ có hai nhân viên là hai kỹ sư chủ yếu đang dặm vá một vài chỗ cuối cùng của các dự án gần như hoàn thành. Toàn bộ công việc ở Thessaly (miền Bắc Hy Lạp), nơi công ty đặt trụ sở, đã cạn kiệt. Vafiadis bị mất việc hồi tháng 9 năm ngoái. Ông rít tẩu và nói bằng cái giọng khản đặc của một người hút thuốc lá lâu năm: “Chẳng có gì sáng sủa trong tương lai cả”.
    [​IMG]
    Gia đình ông Petros Vafiadis bi quan khi nghĩ “cuộc sống sẽ chỉ tồi tệ hơn mà thôi”. Ảnh: NYT
    Bà Ekaterina, vợ ông, đặt một cái bánh hấp tự làm bằng pho mát và tỏi tây lên bàn rồi ngồi xuống. Căn phòng này được sơn tường màu hồng đào và sàn lát gạch trắng; một bức tường được trang trí các biểu tượng tôn giáo; một con thiên nga bằng thủy tinh ở tư thế trông như một người lính canh ở trên nóc tivi Sony loại màn hình phẳng. “Có nhiều gia đình thảm hơn chúng ta”, bà Ekaterina nói với chồng. “Nhiều gia đình không có người nào có việc làm cả”. Bà thì còn có việc nấu ăn ở một trường mẫu giáo, dù tiền lương bị giảm từ 1.730 USD xuống còn 1.260 USD. Thu nhập của hai vợ chồng đã giảm từ 43.000 USD một năm xuống còn khoảng một nửa và sẽ giảm tiếp 530 USD mỗi tháng một khi tiền trợ cấp thất nghiệp 12 tháng của ông không còn nữa.
    Hai vợ chồng ông Vafiadis không có tiền tiết kiệm bởi vì khi mua nhà vào năm 2000, họ đã sử dụng số tiền dành dụm cả đời để thanh toán trước một phần.
    Các cặp vợ chồng không dám có con
    Chính phủ Hy Lạp đề ra các biện pháp thắt lưng buộc bụng khi họ cố gắng xoa dịu những ông chủ ngân hàng và điều đó đã gây khó khăn cho dân thường. Nhưng khi gặp nhà báo, ông Vafiadis vẫn nói: “Tôi vẫn nghĩ rằng đây là cách duy nhất để thoát khỏi khủng hoảng”.

    Khi nền kinh tế nổ tung, giới trẻ đang chạy khỏi Giannitsa. Con trai của ông Vafiadis nói trong nhóm bạn sáu người chơi với nhau từ nhỏ, chỉ có cậu ta là người có việc làm; các bạn đã đi khỏi quê hương hoặc đang tìm việc ở nước ngoài. Ở đâu người ta cũng nghe thanh niên nói rằng họ đau đớn nhận ra cái chu kỳ mà lần xảy ra gần đây nhất là vào cuối những năm 1940, một loạt người thanh niên Hy Lạp bỏ nước ra đi vì việc làm. Sự khác biệt quan trọng ở đây là những người trẻ tuổi ngày nay được giáo dục tốt - những bác sĩ, giáo viên và kỹ sư tương lai - đang cất bước ra đi, họ cho rằng những gì đang diễn ra là một sự trống rỗng ghê rợn không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà là toàn xã hội.

    Đánh mất một thế hệ trẻ này, Hy Lạp đang và sẽ đối mặt với một vấn đề trầm trọng khác: Tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới và ngay cả trước cuộc khủng hoảng này, đất nước này không thể duy trì sự cân bằng dân số. “Và bây giờ tình hình còn tồi tệ hơn” - ông Petros Vafiadis nói. “Những cặp vợ chồng trẻ không có con vì cuộc khủng hoảng”.
    Nhà báo cũng bi đát không kém
    Một ngày cuối tháng 11-2011, tại một quán ăn truyền thống ở Athens, nhà báo Hy Lạp tên là Aris Hadjigeorgiou ngồi nói chuyện với một đồng nghiệp người Mỹ. Hadjigeorgiou nêu lên tai họa của TP quê ông và đất nước Hy Lạp trước thực trạng khủng hoảng kinh tế, nó khiến người dân hoặc bỏ ra nước ngoài hoặc tìm về các vùng nông thôn “lánh nạn”.
    Trả lời câu hỏi của đồng nghiệp Mỹ, nhà báo Hadjigeorgiou nói cuộc sống cá nhân ông cũng đang khó khăn. Một lúc sau, ông nói đã bốn tháng rồi tờ báo của ông không hề trả cho ông một đồng lương nào. Tất cả đồng nghiệp chung cơ quan ông cũng chẳng hơn.
    Tuy vậy, có rất ít phóng viên rời bỏ tờ báo mình đang làm cho dù tờ báo ấy đã đệ đơn xin phá sản. Lý do: Không còn chỗ nào để đến cả.
    KHIẾT ĐAM
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Hy Lạp khủng hoảng và danh dự - Bài 2: Vay tiền, xài sang, và...

    Hạn chế vay tiền ngân hàng, đầu tư từng bước theo khả năng, không tiêu xài hoang phí… là kinh nghiệm xương máu của hai ông chủ hệ thống Coco-Mat thành đạt của Hy Lạp.
    Nhưng có vẻ như bài học này đã không được chính phủ và nhiều doanh nhân khác của Hy Lạp áp dụng.
    Paul Evmorfidis đang lái xe đến trạm thu phí trên con đường chính từ Athens đi Thebes. Ông lái chậm lại khi đến gần cần điều khiển chặn đường nhưng ông không trả tiền và nháy mắt cho nhà báo biết là không có chuyện dừng xe lại. “Tôi sẽ cho anh xem cái này” - ông nói. Ông nhoài người ra ngoài, nhấc cái cần chắn đường lên và lái vọt đi, bất chấp tiếng còi hú rùng rợn sau lưng. “Đây là chuyện mà tất cả mọi người sống quanh đây vẫn thường làm” - Evmorfidis nói.
    Tự đánh mất lợi thế
    Khi chính phủ Hy Lạp điều chỉnh thêm thuế và phụ phí mới, người dân phản ứng lại bằng sự trốn tránh. Sau khi chính phủ công bố rằng sẽ có thuế thu nhập bổ sung cho năm 2010, người dân không trả tiền. Chính phủ bèn cộng thêm khoản mới này vào hóa đơn tiền điện, cái mà người ta chỉ có thể tránh bằng cách cắt điện. Tương tự như vậy, trạm phụ phí được dựng lên là để lấy thêm tiền của người dân. Mức phí là 3 USD. “Nếu anh sống quanh đây, mỗi ngày anh phải đi trên con đường này không dưới năm lần, chẳng lẽ lần nào anh cũng phải móc hầu bao” - Evmorfidis nói.

    Paul Evmorfidis có thể trả phí giao thông vì ông là một doanh nhân. Ông và anh trai mình là chủ một công ty Coco-Mat, chuyên cung cấp nệm cao cấp (sản xuất từ hỗn hợp cao su tự nhiên, sợi dừa và rong biển) cho các khách sạn trên khắp châu Âu. Công ty có 70 cửa hàng ở 11 quốc gia. Từ năm ngoái, chi nhánh của công ty tại Trung Quốc đã mở mấy cửa hàng. Coco-Mat cũng đặt một cửa hàng trong cao ốc của nhà nội thất danh tiếng ABC Furniture ở khu Manhattan (Mỹ) vào năm 2010 và hai anh em ông có kế hoạch mở 10 cửa hàng tại Mỹ trong vòng hai năm tới.
    [​IMG]
    Cảng biển Piraeus của Hy Lạp đã được hãng vận tải quốc doanh Cosco của Trung Quốc nhanh chân nhảy vào đầu tư. Ảnh: airbnb.com
    Với doanh số toàn cầu năm 2011 đến 70 triệu USD, cao hơn năm trước 15%, Coco-Mat là một công ty Hy Lạp coi thường cuộc khủng hoảng của đất nước (trong số 30 cửa hàng của Coco-Mat có năm cửa hàng mở cửa trong năm qua, ngay trong cơn bĩ cực của cuộc khủng hoảng). Petros Vafiadis và gia đình ông không giống hoàn cảnh chung của Hy Lạp hôm nay.

    Khi lái xe qua một vùng đầy những cây ô liu tươi mởn, nhà báo Mỹ đã hỏi ông Petros Vafiadis rằng ông nghĩ gì về việc Hy Lạp đã đổ sụp hôm nay. “Đây là một quốc gia có 300 ngày nắng trong năm” - ông nói vắn tắt - “Bằng cách mua vào đồng euro, Hy Lạp đã cố gắng một cách điên rồ để bắt chước các quốc gia khác và vì thế đã đánh mất lợi thế tự nhiên và cách sống của mình. Làm việc trong văn phòng là tốt ở những nước có rất nhiều mưa. Nhưng Hy Lạp không cần văn phòng. Thủ đô Athens đã tăng gấp đôi diện tích trong vài thập kỷ, một nửa dân số của Hy Lạp sống ở đó! Những trận kẹt xe đến 2 giờ đồng hồ! Sau khi chúng tôi gia nhập khu vực đồng euro, tâm lý hoàn toàn thay đổi. Mọi chuyện xảy ra bất chợt như thể bạn vẫn còn sống trong ngôi làng nhỏ, nơi bạn được sinh ra, bạn phải phát triển chậm. Do đó người Hy Lạp rời khỏi những hòn đảo và làng mạc của mình và chuyển đến các thành phố để rồi trở thành những kẻ điên. Họ bắt đầu chờ những khoản vay và đồ bố thí”.
    Căn nguyên: Quan liêu và tệ phong bì
    Người Hy Lạp hiện đại luôn chập chờn trong đầu hình ảnh người tiêu dùng Mỹ nợ ngập đầu vẫn không tim đập chân run, ông Paul Evmorfidis nói: “Nhiều người Hy Lạp sẽ đi vay một khoản tiền để mua một chiếc xe hơi sang trọng để họ có thể nói “tôi có tiền”. Đúng là điên rồ!”.
    Paul Evmorfidis nói thêm: “Bạn biết không, cuộc khủng hoảng này đúng là cái chúng tôi cần. Bà Merkel và ông Sarkozy (thủ tướng Đức và tổng thống Pháp - NV) tốt cho sức khỏe của chúng tôi. Tôi hy vọng họ đừng cho chúng tôi một xu nào!”.
    Câu trả lời ngắn gọn này hàm ý Hy Lạp đã đi vay tiền quá nhiều nhưng lại tiêu tiền một cách thiếu thông minh.

    Đằng sau điều này người ta muốn tìm gốc gác văn hóa. Cách phổ biến nhất mà người nước ngoài thường giải thích là người Bắc Âu làm ăn hiệu quả và chăm chỉ; trong khi người Nam Âu thì thích ăn ngon, ******** và thư giãn. Sự thực không hẳn thế. Số liệu thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) chỉ ra rằng trung bình người Hy Lạp làm việc 2.116 giờ vào năm 2008, trong khi người Đức chỉ làm 1.426 giờ.
    [​IMG]
    Đang thắt lưng buộc bụng nhưng tại Kifissia, khu ngoại vi trung tâm Athens, phố thời trang cao cấp dành cho tầng lớp trên vẫn luôn có khách. Ảnh: GUARDIAN
    Nhưng ở một khía cạnh khác, Hy Lạp là tàn dư của đế quốc Ottoman, vương quốc nổi tiếng với nguyên tắc tôn ti từ trên xuống, ăn hối lộ và thiếu kiên định. Hầu hết mọi người cảm thấy đặc điểm này thực sự là căn bản, là một phần nguyên nhân của cuộc khủng hoảng. Nhiều người đồng ý rằng chế độ quan liêu của Hy Lạp là một mối đe dọa. Fakelaki (nghĩa đen là “phong bì nhỏ”) là đặc điểm truyền thống của xã hội Hy Lạp. Nếu bạn đang loay hoay bắt đầu việc làm ăn, có rất nhiều chữ ký mà bạn cần và theo truyền thống, việc trao tay phong bì căng đầy tiền mặt là một phần của quy trình khởi nghiệp này.

    Mike Evmorfidis, em trai của Paul Evmorfidis và là đồng sở hữu Coco-Mat, kể: “Khi chúng tôi bắt đầu sự nghiệp cách đây 20 năm, phải mất sáu tháng mới vượt qua cái ải bộ máy quan liêu. Và phong bì là một phần của điều đó. Nhưng điều đó phải thay đổi. Thế hệ trẻ ngày nay không chấp nhận chuyện nhận lót tay bẩn thỉu ấy. Hy Lạp trẻ thực sự là một phần của châu Âu”.
    Cơ hội thường đến trong khủng hoảng
    Câu chuyện của hai anh em Evmorfidis nêu lên một số quan điểm về những thay đổi ở Hy Lạp trong 50 năm qua hoặc hơn nữa. Họ sinh ra ở một thị trấn nhỏ gần TP Sparta. Những năm 1950, cha họ di cư ra nước ngoài để tìm việc làm. Tại TP Stuttgart của Đức, ông tìm được công việc trong căn cứ quân sự của Mỹ, mỗi năm về thăm nhà một lần. Paul thay cha chăm sóc em trai. Cả hai đều học tốt và học lên cao. Paul học kinh doanh ở Athens và lấy bằng thạc sĩ ở Đức, Mike lấy bằng tiến sĩ luật của Trường ĐH Sorbonne, Pháp.

    Năm 1989, trong khi đang làm việc tại một cửa hàng đồ trang sức ở Plaka - khu du lịch của Athens, một doanh nhân Hà Lan hỏi Paul có biết một công ty sản xuất nệm nào của Hy Lạp không. Người Hà Lan này sở hữu một cửa hàng bán nệm và muốn tìm một nguồn rẻ hơn. Paul đưa ông ta đến một công ty nệm Hy Lạp nhưng nhận thấy ngay chất lượng thấp của nó. Từ đó Paul có ý tưởng rồi lập công ty chuyên sản xuất mặt hàng này từ các chất liệu tự nhiên: len từ Thrace, bông từ Larissa, gỗ từ núi Athos và rong biển từ Sparta.

    Sparta, vùng đất của các chiến binh huyền thoại nổi tiếng với cái thắt lưng và tính kỷ luật, khiến Paul Evmorfidis suy nghĩ rất nhiều. Khi nhà báo hỏi có yếu tố nào trong chiến lược của Coco-Mat cho thấy ông muốn các công ty khác của Hy Lạp cạnh tranh với mình hay không, ông nói: “Đó là suy nghĩ của người Sparta! Chúng tôi đã làm việc để có được điểm tựa và thông minh nữa. Tất cả những khoản trợ cấp của nhà nước mà người Hy Lạp nhận được chỉ tổ làm cho họ béo và lười biếng mà thôi”.

    Em trai của Paul Evmorfidis lặp lại tư tưởng của anh khi nói rằng một phần cơ bản trong chiến lược của họ liên quan đến quyết tâm không vay tiền ngân hàng: “Chúng tôi phát triển từng bước một. Chúng tôi không muốn đầu tư nhiều hơn cái chúng tôi thu được. Thành tựu của chúng tôi không được biến thành du thuyền hoặc biệt thự mà được chuyển trở lại công việc kinh doanh”.
    Về tương lai của Hy Lạp, anh em Evmorfidis tự nhận họ là người lạc quan. Mike Evmorfidis nói: “Đây là một chu kỳ, mọi thứ sẽ trở lại. Nhà doanh nghiệp thông minh phải mở rộng quy mô từ bây giờ. Cơ hội thường xuất hiện từ trong khủng hoảng”.
    KHIẾT ĐAM
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Hy Lạp khủng hoảng và danh dự - Bài 3: Hy vọng và bất an
    Một số người vẫn làm ăn được trong thời khủng hoảng là dấu hiệu của niềm hy vọng về một đất nước đang tìm kiếm một tương lai mới.
    Ở phía bắc vịnh Corinth, chỗ núi Helicon thấp dần giáp với thung lũng rộng là một nơi tôn nghiêm dành cho việc thờ phụng chín nữ thần nghệ thuật trong thời cổ đại. Giờ đây, gió lạnh quét qua thung lũng, qua những vườn nho bạt ngàn. Ở đó có một thanh niên 27 tuổi tên là Stelios Zacharias nói nhiều về đất đai, mặt trời mùa hè và sự nghiêm ngặt về giống của cây nho.
    Trở về với đất
    Khi anh em Stelios Zacharias còn nhỏ, cha anh, ông Athanasios, đã phát triển nghề trồng nho ở đây và bán nước ép từ nho cho những người láng giềng. Nhưng Stelios Zacharias chủ yếu nói về sự bắt đầu của một nhà máy sản xuất rượu vang thích hợp. Stelios Zacharias học chuyên ngành kinh doanh, trong khi đó người anh Nicos Zacharias thì học về sản xuất rượu. Hiện nay cha con họ điều hành nhà máy Muses Estate sản xuất 200.000 chai vào năm 2011.

    Cơ sở làm ăn của gia đình Zacharias là sự kết hợp giữa kiểu làm ăn hiện đại (liên kết với bên ngoài) và kiểu truyền thống của Hy Lạp. Stelios Zacharias theo đuổi chiến lược sản xuất các loại rượu vang ngon và không có chai nào được bán lẻ trên 30 USD. Lạ thay, trong khủng hoảng kinh tế, cái nhà máy rượu nhỏ này vẫn cất cánh. Các loại rượu vang của họ được phân phối ở bốn quốc gia, trong đó có Mỹ và số thương vụ được ký kết tăng hơn tám lần. Stelios Zacharias nói doanh số tăng gấp đôi trong năm năm qua.
    [​IMG]
    Chàng thanh niên Stelios Zacharias quyết đòi lại danh tiếng rượu vang và chỉ tin vào đất đai Hy Lạp. Ảnh: NYT
    Làm ăn lớn với thế giới bên ngoài, doanh nghiệp vẫn gắn bó với ngôi làng của mình - nơi anh em Stelios lớn lên, đi học và đá bóng trên những đồng bãi giáp với con đường dẫn đến nhà máy rượu. Vào mùa thu, những người anh em họ và dân làng tham gia thu hoạch nho. Một người hàng xóm nuôi gà cứ vài ngày lại mang trứng đến để đổi một chai vang trắng của nhà Stelios. Stelios đưa khách đến hợp tác xã dầu ôliu, hình thức làm ăn vẫn tồn tại ở nhiều làng quê Hy Lạp, nơi cha mẹ anh thu hoạch quả từ chính cây ôliu họ trồng và mang đến hợp tác xã.

    Zacharias nói khó khăn đã khiến những doanh nhân có đầu óc của Hy Lạp xích lại bên nhau. “Cuộc khủng hoảng cho chúng tôi cơ hội để làm sạch thị trường với những người đang làm những việc vô ích. Sau đó chúng tôi có thể tập trung vào công việc tạo ra một sản phẩm thực sự”.
    Nhiều người dường như chia sẻ cách nghĩ của Zacharias. Theo Hội Nông dân Hy Lạp, từ năm 2008 đến trước khi cuộc khủng lên tới đỉnh điểm, có 38.000 người làm ăn thất bại hoặc bỏ công việc đang làm để trở về với đồng đất, với làng quê mình trên các hòn đảo. Những người từng là kế toán và thiết kế trang web giờ đang trồng khoai Tây ở Naxos, thu hoạch nhựa từ cây mastic ở Chios và chăm sóc lúa mì trên đảo Crete.

    Trên đỉnh núi Othrys mây mù vờn quanh, ông Ioannis Tsokaras, một công chức ở Athens mới bỏ việc năm ngoái do bị cắt lương quá nhiều, đang gieo hy vọng trên những bụi cây lá nửa xanh nửa vàng được gọi là sideritis- một thứ trà mọc ở núi. Khu kho nằm từ lưng chừng núi trở xuống chất đầy những cái hộp lớn trong suốt đựng sản phẩm thơm lừng của ông đang chờ tàu thủy chở đến thị trường Athens. “Đây là một cơ sở làm ăn thực sự” - ông nói.
    [​IMG]
    Ông Ioannis Tsokaras (giữa) tìm về sống ở đất quê sau khi mất việc ở Athens. Ảnh: NTY
    Hy vọng vào ý thức cộng đồng
    Một phần trong cái logic của khu vực đồng euro có liên quan đến các nguồn vốn cho vay từ những nền kinh tế mạnh dành cho những nước yếu hơn để xây dựng cơ sở hạ tầng và đổi lại họ có thể mua hàng hóa của các quốc gia mạnh hơn kia. Nhưng trong khi đã nhón tay lấy tiền vay, Hy Lạp lại không đầu tư một cách khôn ngoan nên nợ nần dâng lên ngập mũi là điều tất yếu.

    Là chỗ lỏng lẻo nhất trong quan hệ với châu Âu, Hy Lạp mang đến cho chúng ta hình ảnh rõ nét nhất về cái điều mà sự sụp đổ của các nền kinh tế lớn hơn đã báo trước. Trong khi một số người Hy Lạp tỏ ra hy vọng về tương lai của đất nước mình thì số khác lại có cái nhìn u ám. Một chủ ngân hàng thuộc loại có máu mặt ở Thessaloniki, TP lớn thứ hai của Hy Lạp, nói: “Tuần trước, tại thị trấn Larissa, khi tôi đang ngồi tại một quán cà phê ngoài trời, một người đàn ông Hy Lạp ăn mặc sạch sẽ khoảng 60 tuổi đi tới và lịch sự xin tôi một ít bánh và cà phê mà tôi đang dùng. Những gì mà những người tìm về với đất một cách thành công nghe cũng hay. Nhưng thực tế là có người đàn ông xin tôi bánh bích quy. Quý vị không thể nhìn thấy hậu quả của cuộc khủng hoảng một cách đầy đủ bởi vì mọi người đang sống vào chỗ tiền tiết kiệm của họ. Chẳng bao lâu số tiền đó sẽ hết veo. Tôi tin rằng vào cuối năm 2012, đất nước Hy Lạp sẽ khác hẳn - một Hy Lạp đói nghèo thực sự”.

    Nhà kinh tế Hy Lạp Yanis Varoufakis nói tương lai của nước này thậm chí còn nhiều biến động nữa. “Cho đến khi một hệ thống mới được tạo ra, chúng ta vẫn ở trong tình trạng hỗn loạn”. Để lấy bằng chứng có tính giai thoại về tình hình Hy Lạp, ông nói rằng tất cả nghiên cứu sinh hàng đầu là học viên của ông tại Trường ĐH Athens đã tìm được việc làm ở… nước ngoài. Chua chát hơn, ông nói ông cũng sẽ vậy thôi - sớm ra đi, có thể là một nơi nào đó tại Mỹ.
    [​IMG]
    Liệu Hy Lạp có bán 90% số đảo của mình theo đề xuất của Thủ tướng Đức Angela Merkel để tránh nguy cơ vỡ nợ công? Trong ảnh: Đảo Santorini, một trong những đảo đẹp nhất của Hy Lạp. Ảnh: fanpop.com
    Mối quan hệ giữa gia đình và cộng đồng chắc chắn đã và đang giúp cố kết xã hội Hy Lạp cho đến lúc này. Hai tháng sau, nhà báo Hy Lạp kỳ cựu Aris Hadjigeorgiou (đã nói ở bài 1) cho hay tờ báo của ông đã hoàn toàn đình bản. “Tôi không biết làm gì bây giờ. Nhưng tôi sẽ sống lay lắt với sự giúp đỡ của người khác. Tôi cũng đã đàm phán mức tiền thuê nhà thấp hơn với bà chủ nhà trọ của mình” - nhà báo Aris Hadjigeorgiou nói.

    Tại Volos, TP cảng nhộn nhịp của Thessaly và là “con đường tơ lụa” về thương mại với châu Á, ông Paul Evmorfidis, chủ hệ thống Coco-Mat đã đề cập ở bài trước, được mời để nói chuyện về cuộc khủng hoảng cho một số doanh nhân. Sau buổi thuyết trình, ông nói với ông bạn Mỹ rằng cái sẽ cứu Hy Lạp chính là ý thức cộng đồng mạnh mẽ khi hai người thấy một phụ nữ trung niên bước xuống cầu thang. Ông Paul Evmorfidis hỏi người phụ nữ kia có biết chỗ nào bán thức ăn không. “Hãy đến nhà tôi, tôi sẽ nấu cho hai bác một bữa” - người phụ nữ kia nói. Và hai người đàn ông đã đi theo người phụ nữ kia trong một buổi chiều muộn.
    Đến năm 2014 Hy Lạp mới phục hồi
    Trong vài năm tới, Hy Lạp đồng ý nhận tổng cộng 172,7 tỉ euro cứu trợ từ khu vực đồng tiền chung châu Âu và IMF, bao gồm số tiền còn lại từ gói cứu trợ ban đầu và 130 tỉ euro mới. Theo bản đánh giá mới nhất của bộ ba Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hy Lạp sẽ phải cật lực trong việc cải cách kinh tế và ngân sách nếu chương trình hỗ trợ dành cho nước này thành công. Tuy nhiên, họ cho rằng nền kinh tế của Hy Lạp sẽ phục hồi chậm hơn dự kiến ​​và sẽ đình trệ vào năm 2013, chỉ quay lại ổn định vào năm 2014.
    KHIẾT ĐAM (Theo NYT, WSJ
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    3 người đang vào chủ đề này, trong đó có 3 thành viên: ptkh, OriginOfLove, Quang-Trung

    Út chào 2 anh út đi làm đây ạ .
    Chúc 2 anh ngày đầu tuần vui nhé .[};-[r32)][};-
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/[};-
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67

    khongquen25
    CAHN's Fan. Thành viên CLB KH & CN và CLB VH-LS. Thành viên CLB Vật Lý.
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    17:50, 06/05/02


    Được cảm ơn 2083 lần

    [​IMG]Bỏ theo đuôi

    [​IMG] Hôm nay, 07:58 #584 Trích:
    vntienlen viết lúc 17:45 - 27/03/2012 [​IMG]
    Vụ sập sàn này có phần liên quan đến thông tư 226 và 1 số yếu tố khác... lái nổi dậy lái ẩu bị bẻ gãy sớm quá, ăn hàng cutloss của khối chú ém quân .. chắc phải mất 1-2 phiên nữa sau thời điểm 1/4 thì ttr cân bằng hơn nhưng đồng thời khả năng nhiều pns hết ngóc đàu nổi...

    Theo Đề án tái cấu trúc ban hành trong Quyết định 62/QĐ-BTC và Thông tư 226/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, các CTCK sẽ được phân thành 3 nhóm:

    - Nhóm 1 - Nhóm bình thường: có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro trên 150% và có lãi hoặc lỗ lũy kế dưới 30% vốn điều lệ.

    - Nhóm 2 - Nhóm kiểm soát: có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 150% tới trên 120% và có lỗ lũy kế từ 30% đến 50% vốn điều lệ.

    - Nhóm 3 - Nhóm kiểm soát đặc biệt: có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 120% và có lỗ lũy kế từ trên 50% vốn điều lệ.

    Thông tư 226 đã có hiệu lực từ ngày 01/04/2011 nhưng các CTCK có thời gian “đệm” 1 năm để thực hiện; và đến ngày 01/04/2012 sẽ chịu sự điều chỉnh toàn diện theo Thông tư này cùng với Quyết định 62.

    Đối tượng quan tâm hẳn nhiên là các CTCK thuộc diện kiểm soát và kiểm soát đặc biệt. Đối với CTCK thuộc nhóm 2 và 3 này, ngoài việc cắt giảm chi phí thì các biện pháp khắc phục như bán tài sản có mức độ rủi ro cao (điển hình là các chứng khoán rủi ro cao), thu hồi nợ hay M&A … sẽ có tác động đến thị trường.

    Điểm đáng chú ý khác là theo Điều 16.3 của Thông tư 226, CTCK trong thời hạn bị kiểm soát/kiểm soát đặc biệt sẽ “không được ký mới, ký kéo dài, tiếp tục thực hiện các hợp đồng giao dịch ký quỹ, cho vay mua chứng khoán, giao dịch mua có cam kết bán lại, cho khách hàng vay không có tài sản đảm bảo, không được ký hợp đồng bảo lãnh phát hành cam kết chắc chắn”.

    Theo Điều 10, các quyết định đưa CTCK vào diện kiểm soát/kiểm soát đặc biệt sẽ không được công khai, trừ trường hợp UBCKNN xét thấy là cần thiết để bảo đảm quyền lợi của khách hàng.

    Đuổi bọn lởm xuống tàu, đuổi dân trọc phú khỏi Keangnam !=))=))=))

  8. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2

    Prison Break - The Dog Version brought to you by


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Đừng ai gọi thằng kia là chó !
    Vì nó khôn thua chú cún này !
    Cún này trông thế mà hay !
    Leo như mèo thế mới tài ! Quá khôn !

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

  9. Eipiti

    Eipiti Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2010
    Đã được thích:
    112
    Có 1 loại người đang dần tiến hóa thành muỗi, đít chổng lên trời vì đầu luôn cúi lạy......

    Mình không xóa đâu, bài này được đăng trên vnexpress mà. Thanks pak.
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    3 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: ptkh, Quang-Trung

    Anh Hai ơi anh @talatoi đâu ?

    Anh @talatoi ơi...[​IMG]



    Út đợi anh nè...[​IMG]

    Dìa mau anh ơi...dìa bình loạn mỹ nhân với mí anh cho zui...
    Các anh khác đều dìa đủ rồi , vắng anh thôi , hix !:(([};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này