1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Ngôi nhà dành cho những người vui vẻ

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi MAYRUI.COM, 30/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5378 người đang online, trong đó có 425 thành viên. 11:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 29996 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Vụ gì mà khóc ? :-o

    Nín đi cưng , anh thương ! :-*
  2. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Bác giải nghĩa hộ bài thơ trên đê =D>=D>=D>
  3. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.dunghangviet.vn/hv/thi-tr...-qua-lech.html

    Giao thương với Trung Quốc: Cán cân quá lệch

    Thứ tư, 04/04/2012, 02:58 GMT+7. Cập nhật cách đây 0 giờ 25 phút 40 giây. (DungHangViet.Vn) - Trong khi các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang loay hoay tìm cách xuất hàng vào Trung Quốc (TQ), thì ngược lại, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, DN TQ cũng đang đẩy mạnh đưa hàng vào Việt Nam qua rất nhiều hình thức: mua lại DN Việt Nam, mở đại siêu thị trưng bày hàng TQ, “tặng tiền” cho DN mua hàng TQ...


    Nguy cơ mất thương hiệu

    Trở về từ chuyến khảo sát thị trường TQ, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit, cho rằng, hiện nay, hàng hóa của Việt Nam tại TQ khá nhiều nhưng chủ yếu xuất qua đường tiểu ngạch.

    Chiếm nhiều nhất tại thị trường này là các mặt hàng nông sản chế biến như cao su, cà phê, kẹo dừa, bánh đậu xanh, hạt điều..., trong đó, chỉ riêng cà phê, kẹo dừa mỗi tháng đã có đến 3.000 tấn. Với cách này, DN Việt gặp bất lợi là không thể quản trị được thị trường.



    [​IMG]
    Thanh long Việt Nam bán tại siêu thị Bắc Kinh
    Người mua lớn sẽ phân phối qua nhiều tầng nấc trung gian khác khiến giá bán đội lên cao, còn người mua nhỏ thì bán giá thấp hơn khiến thị trường bị loãng.

    Hơn nữa, hàng xuất tiểu ngạch là hàng trốn thuế nên DN không thể tiếp cận được kênh bán lẻ hiện đại. Vì vậy, theo ông Viên, vào TQ nên đi đường chính ngạch, đóng thuế đàng hoàng và vào thẳng các siêu thị.

    Từ kinh nghiệm thực tế, ông Viên cho biết, chỉ cần đóng mã vạch từ 500 - 1.000 nhân dân tệ, đưa hàng hóa trước 20 - 30 ngày để họ kiểm tra về mã vạch, các yếu tố vi sinh... là có thể đưa hàng vào siêu thị TQ. Tỷ trọng hàng hóa bán qua kênh siêu thị chiếm đến 40 - 50% thị phần bán lẻ tại TQ.

    Hiện nay, bình quân mỗi tháng Vinamit xuất sang TQ từ 30 - 50 container sản phẩm chế biến từ nông sản như mít sấy, khoai lang sấy, khoai môn sấy...

    “Mọi người thường nghĩ TQ là công xưởng thế giới nên mọi thứ đã có rồi nên rất khó bán. Nhưng người TQ cũng có tâm lý “sính ngoại” và sản phẩm của Việt Nam cũng được xem là hàng ngoại nên rất được ưa chuộng tại nước này”, ông Viên cho biết.

    Tuy nhiên, theo nhiều DN xuất hàng vào TQ, khi đã vào được siêu thị thì DN phải đưa nhiều sản phẩm cùng lúc. Phải có nhiều sản phẩm, trong đó, phải có sản phẩm thế mạnh để có thể làm áp lực với các siêu thị.

    Và một khi đã chọn kênh phân phối hiện đại, DN phải có những mặt hàng khác biệt so với những mặt hàng đã xuất qua đường tiểu ngạch. Bởi, giá bán ngay cửa khẩu, bằng đường tiểu ngạch chỉ bằng 50% so với giá bán tại các hệ thống siêu thị của nước này.

    Một lưu ý nữa là bán hàng ở TQ, DN phải quan tâm đến yếu tố pháp lý. Ông Trần Vũ Nguyên, Phụ trách dự án xúc tiến thị trường Trung Quốc của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, cho biết, ở nước này, việc bảo hộ thương hiệu làm chặt chẽ hơn Việt Nam rất nhiều.

    Hiện tại, hầu hết các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam đều bị TQ đăng ký thương hiệu và một khi họ đã đăng ký rồi thì dù sản phẩm của Việt Nam có ở trên kệ siêu thị cũng bị đưa ra ngoài.

    Khe hẹp tiểu ngạch

    Trong khi các DN Việt Nam tìm đường vào TQ thì ngược lại, các DN TQ cũng đang tiếp cận thị trường Việt Nam rất mạnh. Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), cho biết, đã có nhiều tổ chức phía TQ đề nghị môi giới để mua các công ty Việt Nam.

    Ông Viên cũng công nhận thực trạng này và cho biết thêm: “Hiện nay, TQ vẫn là công xưởng của thế giới nên muốn tìm nơi tiêu thụ. Họ muốn mua các công ty Việt Nam để có sẵn hệ thống phân phối, dễ dàng đưa hàng vào đây”.

    Trong một cuộc gặp mặt với các DN gần đây, ông Tô Quốc Tuấn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại TQ, cho biết, đại diện Câu lạc bộ Doanh nhân tại TQ đã đặt vấn đề mở đường đưa hàng của 15.000 DN TQ sang Việt Nam. Họ muốn thuê 5 - 10ha đất để mở siêu thị trưng bày, kinh doanh hàng TQ tại Việt Nam.

    - Đại diện Câu lạc bộ Doanh nhân tại TQ đã tìm gặp Lãnh sự Việt Nam đặt vấn đề mở đường đưa hàng của 15.000 DN TQ sang Việt Nam. Họ muốn thuê 5 - 10ha đất để mở siêu thị trưng bày, kinh doanh hàng TQ tại Việt Nam (theo ông Tô Quốc Tuấn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại TQ).

    - DN Việt Nam mua hàng, nguyên vật liệu của TQ phục vụ xuất khẩu sẽ được hỗ trợ lãi suất 0% cho 30% giá trị đơn hàng, được hoàn thuế giá trị gia tăng. Khi đặt vấn đề mua 5 triệu USD nguyên liệu sản xuất, Vinamit đã nhận được lời mời “cho mượn tiền không lãi suất và được thối lại 5% VAT”.
    Ngoài sự nỗ lực của các tổ chức, hiệp hội, hiện chính phủ nước này đang triển khai một loạt các chính sách hỗ trợ DN để đẩy hàng hóa đi các nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Các chính sách như hoàn thuế, hỗ trợ lãi suất được đưa ra nhằm kích thích DN xuất khẩu càng nhiều càng tốt.

    Không chỉ hỗ trợ các DN TQ mà ngay cả các DN Việt Nam có văn phòng tại TQ, mua hàng của TQ xuất hàng về Việt Nam cũng được hỗ trợ. Với DN Việt Nam mua hàng, nguyên vật liệu của TQ phục vụ xuất khẩu sẽ được hỗ trợ lãi suất 0% cho 30% giá trị đơn hàng, được hoàn thuế giá trị gia tăng...

    Ông Viên cho biết, khi đặt vấn đề mua 5 triệu USD nguyên liệu sản xuất, ông đã nhận được lời mời sẽ “cho mượn tiền không lãi suất và được thối lại 5% VAT”.

    Trước những áp lực của thị trường lớn nhất nhì thế giới này, nhiều DN cho rằng, để thâm nhập và có chỗ đứng bền vững ở đây, các DN phải biết liên kết, tận dụng lợi thế sẵn có. Ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Vifon cho biết, đang đẩy mạnh xuất khẩu qua nước này thông qua đường chính ngạch.

    Mới đây, Vifon đã tham gia hội chợ Thành Đô. Và hiện tại, Vifon đang liên kết với Vinamit để đưa sản phẩm vào hệ thống các siêu thị tại TQ.

    “Đây là cách tận dụng hệ thống sẵn có của những DN có hệ thống phân phối tốt tại TQ để xuất hàng sang thị trường rộng lớn này”, ông Dũng nói. Việc hợp tác, liên kết cũng đã được các DN hội viên Hawa xúc tiến.

    Năm 2011, các DN hội viên của Hawa đã có ý định lập một trung tâm chuyên bán đồ gỗ ở khu thương mại đồ gỗ Phật Sơn, tỉnh Quảng Châu. Tuy nhiên, do một số vướng mặt về tài chính nên đến nay vẫn chưa triển khai được.


    MINH HÀO
    Nguồn: Doanh nhân SG

  4. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Các bạn chú ý topic này về đầu tư giá trị , rất hay ! :)>-

    Phân tích cơ bản - Back to BASIC - Kinh nghiệm thương trường


    http://f319.com/home/1018323
  5. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Bài này ưu tiên gửi @hoatimbanglang và @ptkh !
    Thử đi ! Ngon lắm !

    Trang chủ » S - Vietnam » Ẩm thực
    Ngày 04 tháng 04 năm 2012 Cập nhật hồi 17:55 GMT

    Khiếp vía với món sâu muồng sống ở Tây Nguyên

    Thứ tư, 04/04/2012, 04:30 GMT+7. Cập nhật cách đây 1 giờ 24 phút 51 giây. (DungHangViet.Vn) - Khi thấy tôi không tin là người ta dám ăn sâu sống, ngay lập tức anh chàng cho con sâu vào miệng rồi nhai ngấu nghiến một cách ngon lành..


    Sâu “nhảy dù” trêu người

    Cứ vào đầu mùa mưa các loại sâu ăn lá không biết từ đâu về “cập bến” Tây Nguyên làm hại mùa màng của dân khiến họ lo lắng. Lúc đầu là số sâu đếm trên đầu ngón tay, về sau sâu sinh sôi nảy nở đến chóng mặt và có mặt ở khắp các cành cây ngọn lá.

    [​IMG]Rảo bộ trên những con đường nhỏ của miền quê nghèo Krông Ana (Đắk Lắk), nhìn những hàng cây mới hôm nào còn xanh rì, giờ đã bị sâu ăn trụi lá.
    Lưu thông trên những con đường có cây muồng, nhiều người sẽ giật mình bởi sâu bu cây "nhiều như giặc". Sâu trên các cành cây, tán lá như đánh đu trêu ngươi người đi đường. Thỉnh thoảng những chú sâu “thả dù” nhảy tõm vào đầu người, nhất là sâu nhảy dù vào tóc thiếu nữ làm họ hét toáng lên và kinh hãi.

    Ở vùng đất Tây Nguyên, mùa này người dân bắt đầu nỗi lo cảnh sâu tàn phá cây cối. Cây cối đang xanh tốt chỉ sau vài ngày sâu về làm tổ đã sạch bóng không còn một chiếc lá, lộ ra chỉ còn thân cây gầy guộc, mỏng manh.

    Cảnh sâu “nhảy dù” bò lổm ngổm trên mặt đất khiến ai thấy cũng kinh hãi. Sâu nhiều vô kể, những ai đi ra đường không đội nón sẽ bị sâu “hỏi thăm” là lẽ thường.

    [​IMG]Không còn cách nào khác là phải sống chung với sâu và phải làm sao cho sâu… sợ mình.
    Sợ nhất vẫn là các nữ sinh trên đường đi học, đang tung tăng vui cười bỗng từ trên trời rơi xuống chú sâu làm họ phát hoảng cứ như ai ném đá mình.

    Bạn Nguyễn Thị Dung trường THPT Y Jut kể lại: “Mấy ngày xin nghỉ học về quê có việc gặp lại tay bắt mặt mừng ôm nhau thắm thiết. Khi người này ôm người kia và thấy sâu bò ngang vai, trên những vạt áo của bạn mình rồi lăn đùng ngất xỉu tại lớp học. Không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra và rất hốt hoảng. Khi nữ sinh này tỉnh lại và được hỏi vì sao sợ hãi đến ngất xỉu thì người này chỉ vào áo người kia kêu to “sâu…sâu”.

    Lấy độc trị độc

    Dùng thuốc trừ sâu nhưng tác dụng không khả quan, người dân ở một số huyện các tỉnh Tây Nguyên đã nghĩ ra biện pháp “lấy độc trị độc”. Không còn cách nào khác là phải sống chung với sâu và phải làm sao cho sâu… sợ mình. Hàng ngày một số người đã bỏ công sức đi bắt những “giặc cây” này đem về chế biến thành những món ăn.

    [​IMG]Hàng ngày một số người đã bỏ công sức đi bắt những “giặc cây” này đem về chế biến thành những món ăn.
    "Lúc đầu khi mới ăn sâu không quen lắm sợ bị bệnh tật vào người. Nhưng sau này ăn nhiều đâm ra ghiền. Có khi một thời gian dài không được ăn sâu lại thèm vì không phải mùa nào cũng có sâu nhiều như vậy. “Giặc lá” chỉ có nhiều vào đầu mùa mưa, đến cuối mùa mưa vòng đời sinh nở của nó cũng hết và phải đợi đến mùa mưa năm sau”, anh Nguyễn Hữu Tuấn chia sẻ.

    Khi rảnh rỗi một số người dân lại cùng những chiếc rổ nhựa, vài cái gậy đi đến những cây muồng bắt sâu đem về ăn.

    Sâu nhiều đến nỗi đi bắt chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút đã đầy một rổ nhỏ. Anh bạn đi bên tôi thủ thỉ: không khéo sau này sâu lại là đặc sản của nhà hàng. Lúc ấy người sẽ không còn sợ sâu nữa mà sâu lại phải sợ người ấy chứ.

    [​IMG]Ai thích cảm giác mạnh thì ăn sống sâu muồng.
    Một anh chàng người Êđê hớn hở cầm trên tay một chiếc rổ nhỏ, lại gần mới biết là rổ sâu nói: “Thức ăn trưa của gia đình tôi đấy”. Thế rồi, anh chàng huyên thuyên với tôi về cách chế biến cũng như hương vị khi ăn “giặc lá”.

    Theo anh này, có nhiều cách chế biến món sâu. Ai thích cảm giác mạnh thì ăn sống sâu muồng, ai thích cảm nhận hương vị bùi của nó thì chiên lên rồi dùng mắm xào, ai thích ăn theo kiểu luộc thì sẽ cảm nhận hương vị béo nhậy của nó. Tôi không tin là người ta dám ăn sâu sống thì ngay lập tức anh chàng cho con sâu vào miệng rồi nhai ngấu nghiến một cách ngon lành.

    Thế nhưng, một đứa bé đi cùng thấy vậy cũng bắt chước ăn sống sâu ngon lành. Ngon không thấy đâu mà chỉ một lúc sau thấy bụng sôi cồn cào, “sóng” trong bụng liên tục trỗi dậy hỏi ra mới biết bị “sâu tào tháo” đuổi.

    Ở nhiều nước trên thế giới, việc ăn côn trùng không còn xa lạ. Năm 2011, Liên minh châu Âu (EU) quyết định đầu tư khoảng 4 triệu USD cho dự án khuyến khích người dân ăn những loại côn trùng trong bữa ăn hàng ngày nhằm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

    Hiện nay có tới hơn 1.700 loại côn trùng có thể ăn được trên hành tinh. Kiến, sâu, nhộng tằm, dế, cào cào, châu chấu và cả bò cạp, đó là những loại côn trùng phổ biến đang được 2,5 tỷ người ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh tiêu thụ thường xuyên.

    Vào năm 2020, người dân có thể mua côn trùng tại các siêu thị. Và sẽ chẳng có gì đáng kinh ngạc khi côn trùng được sử dụng trong chế biến các món ăn hằng ngày như thịt các loài gia cầm, gia súc khác.

    Nguồn: Infonet

    Măm măm ! Ngon quá !
    =P~=P~=P~
  6. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.dunghangviet.vn/hv/thi-tr...hang-viet.html


    Ngày 04 tháng 04 năm 2012 Cập nhật hồi 14:26 GMT

    “Người Việt dùng hàng Việt là yêu nước Việt”:

    Một điển hình hưởng ứng dùng hàng Việt

    (DungHangViet.Vn) - Thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", trong thời gian qua ở địa bàn huyện Quảng Trạch đã có nhiều đơn vị hưởng ứng khá tích cực. Trong số đó có thể kể đến siêu thị Thái Hậu ở thị trấn Ba Đồn.


    Thâm nhập thực tế ở siêu thị Thái Hậu mới thấy những sản phẩm được bày bán ở đây thật đa chủng loại. Từ nhóm hàng may mặc, nhóm thực phẩm đến nhóm mặt hàng tiêu dùng đều mang nhãn hiệu "Made in Việt Nam", chỉ có một số lượng rất ít quần áo của Trung Quốc được trưng bày để người tiêu dùng (NTD) dễ dàng so sánh về chất lượng cũng như giá thành.


    [​IMG]
    Hàng Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: T.T.L.C
    Điều mà NTD dễ dàng nhận thấy ở đây là các mặt hàng của Việt Nam đều có giá "khá mềm" và phù hợp với "túi tiền" của người tiêu dùng. Ví dụ áo kiểu nữ của công ty Nguyên Vũ giá 150.000đ/cái, áo thun nữ nhãn hiệu MAY có giá 150.000 đ/cái... Hay một số mặt hàng gia dụng như chảo chống dính Happy Cook có giá từ 120.000 đến 200.000đ/chiếc tùy kích cỡ của chảo, bộ nồi 3 đáy SunHouse có giá 349.000đ.

    Chị Trần Thị Hương (thị trấn Ba Đồn) cho biết: "Mặt hàng mà tôi lựa chọn mỗi khi đến siêu thị vẫn là hàng Việt Nam bởi vì ngoài giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm, tôi còn rất tin tưởng vào hạn sử dụng của sản phẩm, vì được ghi rất rõ ràng, còn phần lớn hàng ngoại nhập chỉ ghi ngày sản xuất chứ không ghi hạn sử dụng, vì thế nhiều lúc đã hết hạn sử dụng mà chúng ta không biết. Tôi cảm thấy yên tâm khi dùng hàng trong nước."

    Không chỉ có chị Hương mà chị Nguyễn Thị Mai, giáo viên ở xã Quảng Long cũng cho biết: Dù ở khá xa nhưng tôi vẫn thường xuyên đến đây mua sắm, vì hầu hết các mặt hàng ở siêu thị đều là hàng Việt Nam chất lượng cao, mà "giá cả phải chăng" rất phù hợp với thu nhập của gia đình tôi.

    Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Văn Son - Giám đốc siêu thị Thái Hậu cho biết: Từ khi có cuộc vận động "Người Việt dùng hàng Việt", người dân đã có ý thức hơn trong việc sử dụng hàng Việt, chính vì vậy mà sức mua tăng lên theo từng năm. Có thể nói cuộc vận động đã có ảnh hưởng rất lớn đến "thói quen" tiêu dùng của người dân.

    Ông Son chia sẻ thêm: Để NTD không "quay lưng" lại với các sản phẩm trong nước mà còn tỏ ra "mặn mà" thì cùng với công tác tuyên truyền, vận động, điều hết sức quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng, hạ giá thành của sản phẩm, xây dựng được thương hiệu quốc gia. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên công bố các tiêu chuẩn về chất lượng, giá thành sản phẩm hàng hóa Việt Nam và hàng ngoại nhập để NTD có sự so sánh và lựa chọn.


    Trịnh Thị Lan Chi

    Đã xuất hiện tình trạng trà trộn hàng Trung Quốc vào các cửa hàng Made in Vietnam , chúng ta cần chú ý !
    Hàng Trung Quốc dán mác VN sẽ làm mất uy tín hàng VN trên trường quốc tế , mặt khác lại làm ta thất thu thuế và tăng nhập siêu !
    Đặc biệt trái cây như cam quýt TQ mà nói là của VN rất phổ biến !
    Còn lê táo thì người bán nói là của New Seeland !

    [​IMG]
  7. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    835
    [​IMG]
    Được hôm sang chơi chủ nhà lại đi vắng, có món quà gọi là bắt quen, bác chủ về ăn cho nóng[:p][:p]​
  8. Eipiti

    Eipiti Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2010
    Đã được thích:
    112
    Bà bán nước nói nên mua hay bán CP vậy pak?????
  9. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    835
    Còn đây là câu chuyện có thật, vừa chứng kiến xong
    Thầy bói
    Cô gái trẻ ngồi trước mặt thầy bói đang băn khoăn về vận mệnh mình.

    Thầy bói: "Trên đùi cô mọc ba nốt ruồi đen."

    Cô gái: "Ðúng ạ!"

    Thầy bói: "Ðấy là dấu hiệu cho biết cô sẽ có ba người tình. Ðùi phải cô còn xâm chữ K."

    Cô gái: "Ơ, đó là kỷ niệm của anh bạn Klan đã đi nước ngoài."

    Thầy bói: "Bụng cô còn có một vết sẹo."

    Cô gái: "Vâng, đó là lần mổ ruột thừa cách đây hai năm. Thầy thánh thật! Sao thầy lại biết những việc ấy?"

    Thầy bói điềm nhiên: "Lần sau cô đừng mặc váy ngắn thế ...!
    [​IMG]
  10. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Tạm dịch theo từ điển Le Nailoi Quomnang của tác giả Mocmuy De Muiraychomcam

    Mắc mớ chi hoài t hằng chó nong !
    Việt Tân, người tới muốn chi mô ?
    Việt Gian, bán nước còn trâng tráo !
    Ông đánh dập đầu t hằng chó nong !

    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p

    Tạm như thế đã , còn tra cứu thêm , không biết có đúng không @MAYRUI.COM ? :-??

    Có điều hình như ông Tây Mocmuy De Muiraychomcam có thời gian ăn mắm cáy bún riêu ở Hà Lội nên l ông lại viết thành n !

    :)):)):)):)):))

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này