Ngôi nhà dành cho những người vui vẻ

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi MAYRUI.COM, 30/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6425 người đang online, trong đó có 795 thành viên. 08:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 29864 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2



    Lý thương nhau - Hòa tấu đàn bầu



  2. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2



    Người ơi người ở đừng về - Giã bạn - Còn duyên - Quan họ Bắc Ninh


  3. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2



    Thằng bờm có cái quạt mo - Hát ru Bắc Bộ


  4. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Đây chỉ là 1 lĩnh vực ,suy rộng ra toàn nền kinh tế ,thì mục đích của khựa là làm cho nền kinh tế VN điêu đứng ,các DN sẽ dần phá sản ,.....hoặc cũng ngắc ngoải ....Lúc đó hàng khựa sẽ phủ sóng hầu hết các lĩnh vực...thật thâm hiểm .Tôi nghĩ vấn đề này các bộ ngành từ TƯ đến địa phương biết rất rõ ,nhưng ko hiểu sao lại cứ để cho nó vào phá hoại nền KT,và đẩy các DNVN vào cảnh khốn cùng mà ko có 1 biện pháp can thiệp mạnh nào ....
    Vấn đề này quá cũ rồi ....^:)^. Đọc xong bài này ,người tôi như phát điên lên,Giá như mình ko phải thường dân ,thì..........~X
  5. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Đây rõ ràng là 1 hành động phá hoại nền KT của ta.Tôi nhớ là đã lâu ,khi mới gia nhập ngôi nhà f319,tôi đã chia sẻ trên dđ,là tôi đã và đang làm việc cùng chuyên gia TQ,mỗi lần bọn nó về nước thường nhờ tôi ra Lạng Sơn mua quà đem về.Mà trong đó chúng rất khoái Tăm Tre Bình Minh và cafe Trung Nguyên của mình ,Chúng nói hấn hảo dung(dùng rất thích) ,:)) và cafe thì hảo he .Vậy thì đã rõ ,hành động trên là cố tình phá hoại ta.
  6. SINH_TU

    SINH_TU Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2012
    Đã được thích:
    3
    Bao giờ nông sản Việt Nam hết “ăn chực nằm chờ?”
    http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/vov.vn/Bao-gio-nong-san-Viet-Nam-het-an-chuc-nam-cho/8218627.epi

    (VOV) - Để xảy ra cảnh hoa quả ùn ứ hàng ngàn tấn mỗi ngày ở cửa khẩu Tân Thanh khi vào vụ, cho thấy chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp chưa làm tròn trách nhiệm.

    Xuất khẩu cần tìm đơn hàng, thị trường mới
    Giá nhiều loại phân bón đã bắt đầu tăng trở lại
    Gian hàng “Thiết kế Việt”– Hướng phát triển thiết kế cho doanh nghiệp

    Thời gian gần đây, lại xuất hiện tình trạng ngày nào cũng có hàng trăm ôtô chở dưa hấu từ các tỉnh miền Trung ra để xuất sang Trung Quốc nằm lại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Xe ách tắc, dưa hư hỏng, thiệt hại lại đổ lên đầu thương lái và nông dân.

    Có điều là cảnh này lặp đi lặp lại nhiều năm mà xem ra chưa có hướng giải quyết. Làm gì để nông sản Việt Nam không phải ăn đợi nằm chờ ở các cửa khẩu, làm gì để người nông dân có thể ngẩng cao đầu với thành quả lao động của mình?.

    Năm nào cũng vậy, đến hẹn lại lên, mỗi ngày cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) lại ùn ứ hàng trăm ôtô chờ làm thủ tục xuất hàng sang Trung Quốc, chủ yếu là dưa hấu với khối lượng từ 5- 6.000 tấn. Càng về chính vụ, lượng xe chở dưa từ các tỉnh miền Trung dồn về Tân Thanh càng nhiều, trong khi khu bãi chợ Pò Chài phía Trung Quốc lại chật hẹp nên nguy cơ ùn tắc tại cửa khẩu càng trầm trọng hơn.

    Từng đoàn xe dưa xếp hàng chờ thông quan sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh

    Điều đáng nói là tình trạng này xảy ra đã hơn 10 năm nay, khi vùng đất miền Trung nắng lửa lại tỏ ra thích hợp với cây dưa hấu. Đã có một thời, cây dưa hấu đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng cho một hecta đất bạc màu sau 3 tháng chăm nom. Nhiều gia đình giàu có nhờ dưa. Thế rồi, bao hệ lụy bắt đầu xuất hiện khi nhà nhà đổ xô đi trồng dưa.

    Mùa thu hoạch rộ, dưa chất đống tại ruộng, dưa xếp hàng dài bên quốc lộ chờ xe. Nên cùng trồng dưa nhưng chỉ cần trước sau chừng nửa tháng, người giàu có, kẻ trắng tay với cây dưa là thường. Như năm nay, giữa tháng 3, giá dưa tại miền Trung từ 7.000– 8.000 đ/kg thì bây giờ, chỉ còn chưa đến 2.000đ. Người trồng dưa lỗ nặng, cánh thương lái buôn dưa cũng chỏng vó vì xe bị tắc ở cửa khẩu, hàng ứ đọng phải bán đổ bán tháo quay về. Đó là chưa kể dưa hấu Việt Nam thường xuyên bị thương lái Trung Quốc ép cấp ép giá, mà nguyên nhân nhiều khi là tại nông dân.

    Đầu mùa thấy dưa được giá, có người hám lợi, bơm nước vào ruộng cho dưa nặng cân. Nhưng lợi bất cập hại, dưa bị đen ruột và chậm chín, thương lái Trung Quốc trừ trọng lượng và hạ giá mua. Lối sản xuất tuỳ tiện, canh tác theo tập quán cũ; quy mô sản xuất manh mún, chất lượng giống không cao, dẫn đến chất lượng dưa hấu của Việt Nam không đảm bảo: quả xanh, quả chín, trái vàng, trái xanh lẫn lộn, quy cách thì "lởm khởm" với kích cỡ to, nhỏ chênh lệch quá lớn cũng là nguyên nhân để thương lái Trung Quốc tăng cường kiểm soát, chậm nhập hàng, càng gia tăng tình trạng ùn ứ xe ở cửa khẩu.

    Điều khó hiểu là trong khi dưa hấu ì ạch qua biên giới thì ở miền Trung, diện tích loại cây này vẫn liên tục mở rộng. Ông Dương Văn Tô, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết năm nay, diện tích dưa hấu của tỉnh chừng 2.000ha, tương đương 130.000- 140.000 tấn quả. Ngoài ra, tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai… tỉnh nào cũng có từ 50-100 xe dưa (20-25 tấn dưa/xe) chở ra cửa khẩu Tân Thanh mỗi ngày để bán qua Trung Quốc.

    Bao giờ hết cảnh "ăn chực nằm chờ"?

    Đâu chỉ dưa hấu, những loại trái cây đặc sản như vải, nhãn, xoài của Việt Nam cũng thường xuyên phải bán đổ bán tháo, một khi việc xuất khẩu sang Trung Quốc gặp trục trặc. Cách "đánh" hàng theo chuyến, buôn bán theo mùa, theo vụ xem ra không còn phù hợp với thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế.

    Vì lợi ích trước mắt, nông dân có thể mạnh ai nấy làm theo kiểu “thấy người ăn khoai mình cũng vác mai đi đào”. Nhưng để xảy ra cảnh hoa quả ùn ứ hàng ngàn tấn mỗi ngày ở Tân Thanh khi vào vụ, rõ ràng chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp chưa làm tròn trách nhiệm của mình trong vai trò thực hiện quy hoạch sản xuất ở nông thôn.

    Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Vũ Mạnh Hải, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, để tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều năm, “lỗi không phải hoàn toàn do người nông dân mà là do hệ thống các cơ quan nghiên cứu khoa học và hệ thống khuyến nông chưa có sự quan tâm, hướng dẫn một cách bài bản quy trình kỹ thuật canh tác cho bà con, kể cả cách lựa chọn giống đến khâu chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch".

    Hãy chung tay vì sự phát triển của một nền nông nghiệp hiện đại, để nông dân Việt Nam không còn đơn độc trên đồng ruộng, để nông sản làm ra không còn cảnh “ăn chực nằm chờ” ở cửa khẩu sau mỗi mùa thu hoạch. Có như vậy chúng ta mới có thể hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Mà quan trọng nhất là đạt mục tiêu nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân./.

    Vân Thiêng/VOV-Trung tâm tin
  7. SINH_TU

    SINH_TU Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2012
    Đã được thích:
    3
    Kỳ lạ chuyện thương lái Trung Quốc mua sầu riêng non
    http://www.thesaigontimes.vn/Home/n...-thuong-lai-Trung-Quoc-mua-sau-rieng-non.html

    (TBKTSG Online) - Thời gian gần đây, nhiều nông dân trồng sầu riêng trên địa bàn huyện Cai Lậy (địa phương có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất Tiền Giang) râm rân kể nhau nghe chuyện thương lái Trung Quốc vào tận vườn sầu riêng để mua trái non, đóng thùng chở về nước.
    Thu hoạch sầu riêng - Ảnh: Thành Công

    Trước tình hình này, nhiều nông dân trồng sầu riêng có tâm huyết rất lo lắng vì việc này sẽ khiến giá sầu riêng tuột giảm trong tương lai không xa, bởi nhiều nông dân đang ồ ạt bán sầu riêng non dẫn đến chất lượng kém. Bên cạnh đó, việc mua trái sầu riêng non của các thương lái Trung Quốc còn nảy sinh tình trạng cạnh tranh mua phức tạp với thương lái địa phương.

    Ông Lê Hữu Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy xác định nguồn tin này là có thật. Ông Hải cho biết, tình trạng thương lái Trung Quốc vào tận vườn sầu riêng của người dân thu mua trái non đã được phòng nông nghiệp huyện Cai Lậy báo cáo với ******* huyện và ******* tỉnh. Hiện tại, thương lái Trung Quốc đang tiến hành mua sầu riêng trong nông dân.

    Hiện nay, trên 5.000 héc ta sầu riêng huyện Cai Lậy đang vào mùa với các giống sầu riêng đang được thị trường ưa chuộng như sầu riêng khổ qua, Ri 6, Mong thong (Thái Lan)… Hiện các thương lái vào vườn thu mua sầu riêng tại chỗ với giá 20 - 30 ngàn đồng/kg (tùy loại).
  8. SINH_TU

    SINH_TU Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2012
    Đã được thích:
    3
    Mua bán tiền giả từ Trung Quốc, lĩnh án 23 năm tù
    Cập nhật lúc 15:24, Thứ sáu, 06/04/2012 (GMT+7)

    http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nh...-n-gi-t-trung-qu-c-l-nh-an-23-n-m-tu-1.342047
    Hai bị cáo Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Thị Thái trong phiên toà.

    NDĐT- Ngày 6- 4, Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn xét xử sơ thẩm đối với hai bị cáo Nguyễn Văn Đức, trú tại Xuân Hoà, Vĩnh Yên, (Vĩnh Phúc) và Nguyễn Thị Thái, trú tại Khu Nam Quan, Thị trấn Đồng Đăng, (Cao Lộc), (cả hai đều sinh năm 1975), tội vận chuyển 160 triệu đồng tiền giả.

    Hồi 9 giờ ngày 28-9-2011, tại km 21, quốc lộ 1A, thuộc địa phận xã Yên Trạch, (Cao Lộc), tổ công tác ******* tỉnh đã tiến hành kiểm tra đối tượng đi xe ô-tô biển kiểm soát 88H-5253.

    Trong ba lô đối tượng Nguyễn Văn Đức tổ công tác phát hiện có tàng trữ 160 triệu đồng tiền Việt Nam, mệnh giá 200.000đồng/ tờ có số xê-ri trùng nhau, qua giám định đều là tiền giả.

    Nguyễn Văn Đức khai nhận, do Đức lấy vợ ở thị trấn Cao Lộc (Lạng Sơn), có quen với Nguyên Thị Thái và biết Thái thường xuyên sang Trung Quốc mua bán, nên hai người có trao đổi mua bán tiền Việt Nam giả từ Trung Quốc đem về Việt Nam tiêu thụ để hưởng chênh lệch giá.

    Nguyễn Văn Đức chỉ nhận là người vận chuyển tiền giả cho Nguyễn Thị Thái để hưởng tiền công. Nguyễn Thị Thái đã dùng tiền Việt Nam thật do Nguyễn Văn Đức đưa để sang Trung Quốc mua tiền giả.

    Với hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng của hai bị cáo, TAND tỉnh đã tuyên phạt Nguyễn Văn Đức 12 năm tù và Nguyễn Thị Thái 11 năm tù, tổng của hai án là 23 năm tù giam.

    HÙNG TRÁNG
    Lịt mịa cái lũ phá hoại
    Thật là đê tiện
  9. caominhhuy

    caominhhuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    5
    Là người dân VN ai mà không đau lòng. Khi đọc tin này.

    Cà phê Buôn Ma Thuột bị cty TQ lấy mất thương hiệu [​IMG]

    Mới đây, một công ty luật quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam đã phát hiện ra một doanh nghiệp Trung Quốc đã đăng ký sử dụng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên lãnh thổ Trung Quốc.


    Buôn Ma Thuột được xem là “thủ phủ” của cà phê Việt Nam với sản lượng chiếm gần 1 nửa tổng sản lượng cà phê của cả nước. Năm 2005, cà phê Buôn Ma Thuột đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng chỉ dẫn địa lý và đây được xem là tài sản quốc gia. Các doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn này phải đáp ứng những quy định nghiêm ngặt.

    Tuy nhiên mới đây, một công ty luật quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam đã phát hiện ra một doanh nghiệp Trung Quốc đã đăng ký sử dụng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên lãnh thổ Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc cà phê Buôn Ma Thuột của Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với kiện cáo nếu có mặt tại thị trường này.
    [​IMG]
    Logo nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng kí bảo hộ độc quyền tại Trung Quốc. Ảnh: CAND Online
    Điều đáng nói là, Trung Quốc nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Và vụ việc có khả năng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu DN Trung Quốc này lợi dụng quyền sở hữu của mình để đăng ký sở hữu nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên toàn thế giới.

    Nhãn hiệu "Cà phê Buôn Ma Thuột" được công ty TNHH cà phê Quảng Châu - Buôn Ma Thuột, có trụ sở tại Trung Quốc đăng ký sở hữu tại nước này vào ngày 14/11/2010.

    Còn nhãn hiệu "Buôn Ma Thuột cà phê 1896", cũng bị doanh nghiệp này đăng ký vào ngày 14/6/2011.

    Cả 2 nhãn hiệu này đều được Trung Quốc bảo hộ trong thời hạn 10 năm. Nghĩa là, trong 10 năm tới, các DN cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột của Việt Nam có thể sẽ bị ngăn chặn nếu xuất khẩu vào Trung Quốc. Mất thương hiệu đồng nghĩa với việc mất thị trường.

    Luật sư Lê Quang Vinh, GĐ Bộ phận sở hữu trí tuệ Công ty Luật Bross & Partners nhận định: “Điều gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta không xuất được hàng? Điều gì sẽ xảy ra nếu thương hiệu của chúng ta trong bao nhiêu năm, chỉ dẫn địa lý chúng ta phát triển như thế, gắn với hàng hóa như thế, mà chúng ta lại bị kiện ở nước ngoài? Chúng ta lại bị vướng vào những câu chuyện pháp lý của chính mình. Đấy là một điều phi lý. Nhưng, nghe thì phi lý, nhưng về câu chuyện pháp lý thì chúng ta phải chấp nhận vì rõ ràng họ đã đăng ký và theo Luật của họ thì họ có thể hưởng quyền độc quyền kể từ thời điểm đăng ký”.

    Cũng theo Luật sư Lê Quang Vinh, vào năm 1997, nhãn hiệu cà phê Đắk Lắk đã bị một doanh nghiệp tại Pháp đăng ký sở hữu toàn cầu và đã có 24 quốc gia công nhận cà phê Đắk Lắk là của Pháp chứ không phải của Việt Nam. Nếu chúng ta không hành động kịp thời, thì nguy cơ mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột rất dễ xảy ra.

    Còn theo Cục Sở hữu trí tuệ, đây là lần đầu tiên một chỉ dẫn địa lý - một tài sản quốc gia bị mất. Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để đòi lại nhãn hiệu từ doanh nghiệp Trung Quốc nếu cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc.

    Ông Trần Việt Hùng, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN): “UBND tỉnh với tư cách là cơ quan quản lý cao nhất của chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, chắc chắn là phải tiến hành khiếu kiện đối với công ty đăng ký nhãn hiệu đó tại Trung Quốc. Cái khiếu kiện đó phải thông qua một đơn yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu của Trung Quốc để mình đòi lại nhãn hiệu. Và vụ khiếu kiện này sẽ phải tuân theo luật pháp của Trung Quốc”.

    Cà phê Buôn Ma Thuột hiện chiếm khoảng 50% sản lượng cà phê cả nước và được xuất khẩu ra 56 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một doanh nghiệp nào đăng ký sở hữu thương hiệu này ở nước ngoài.

    Ông Đoàn Triệu Nhạn, Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam cho rằng: “Một mặt chúng ta phải nói lên cho quốc tế biết là chúng ta bị mất (cái đó là cần thiết). Phải nói cho thế giới biết là chúng ta bị mất cắp. Còn việc đăng ký thì rất tốn kém, nên chúng ta phải tính toán. Theo tôi, chúng ta phải đăng ký ở một số địa bàn, một số thị trường mà chúng ta xuất khẩu chủ yếu vào đó như Mỹ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ…”

    Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản với nhiều mặt hàng đứng số 1, số 2 trên thế giới, nhưng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ mới có khoảng 20% các sản phẩm này được đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam.

    (Theo VTV)
  10. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Cảnh này tôi được chứng kiến thường xuyên,Bây giờ bắt đầu vào vụ dưa ,hàng đoàn xe 4 chân và xe đầu kéo biển đầu cao(biển miền trong) xếp hàng dài chờ làm thủ tục đưa hàng sang TQ.Nói dại khựa bẩn nó éo nhập cho nữa thì đổ đi ko hết.Còn nhiều chuyện để nói về cảnh từng đoàn xe xếp hàng ,xuất dưa hấu hay hàng nông sản sang Tung cẩu ......^:)^
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này