1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Ngôi nhà dành cho những người vui vẻ

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi MAYRUI.COM, 30/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4086 người đang online, trong đó có 327 thành viên. 15:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 30018 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. SINH_TU

    SINH_TU Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2012
    Đã được thích:
    3
    Nhiều đồ chơi Trung Quốc không an toàn
    9:36 AM Thứ tư, ngày 01 tháng sáu năm 2011- Chuyên mụcĐời sống|Sức khỏe|
    Trong một cuộc kiểm tra mới đây, Tổng Cục giám sát chất lượng và kiểm dịch Trung Quốc thông báo có đến gần một phần mười số đồ chơi dành cho trẻ không an toàn như có cạnh sắc nhọn, chứa kim loại nặng...
    http://www.tinmoi.vn/Nhieu-do-choi-Trung-Quoc-khong-an-toan-04530697.html
    Cơ quan chức năng đã lấy ngẫu nhiên 242 mẫu đồ chơi trên thị trường ở Hà Bắc, Thượng Hải, Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Chang, Phúc Kiến, Sơn Đông và Hà Bắc.

    Trong đó 20 mẫu không đáp ứng được các tiêu chí bắt buộc về chất lượng. Cụ thể, 12 mẫu có cạnh sắc nhọn có thể gây tổn thương cho trẻ, 2 mẫu chứa kim loại nặng như chì và crôm. Số còn lại thì có chỗ nhô lên nguy hiểm.

    Theo Chinadaily, trong đợt thanh tra này, cơ quan chức năng cũng lấy mẫu xe đạp và giầy trẻ em được sản xuất trong nước. Kết quả 17,5% số mẫu giầy và 20% mẫu xe đạp được lấy bị phát hiện không an toàn, như chứa lượng formaldehyde vượt quá tiêu chuẩn cho phép hay có độ bền kém.

    Đầu tháng trước, tổ chức vì môi trường Greenpeace cũng đã lẫy mẫu đồ chơi tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Hong Kong. Trong đó 70% bị phát hiện chứa phụ gia phthalates, một hóa chất gây ra rối loạn nội tiết trong cơ thể

    Chất này trước đây được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nhựa để tăng đồ bền, dẻo. Tuy nhiên, hiện nay một số nước như Mỹ, Canada và Liên minh châu Âu đã cấm sử dụng do lo ngại vấn đề sức khỏe.
  2. SINH_TU

    SINH_TU Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2012
    Đã được thích:
    3
    Cứ 3 đồ chơi Trung Quốc thì có 1 chiếc nhiễm độc
    http://www.tinmoi.vn/cu-3-do-choi-trung-quoc-thi-co-1-chiec-nhiem-doc-04672832.html

    Kết quả nghiên cứu trên được đưa ra bởi tổ chức Hòa bình Xanh và IPEN trong các chiến dịch chống lại nhiễm độc hóa chất đã khẳng định, cứ ba đồ chơi dành cho trẻ em do Trung Quốc sản xuất thì có một chiếc nhiễm kim loại nặng hay chứa quá nhiều chì có thể gây hại cho sức khỏe người dùng.

    Các nhà điều tra của các tổ chức này đã mua 500 món đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em ngẫu nhiên được bày bán tại 5 thành phố của Trung Quốc trong tháng 11/2011, trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải và Hong Kong. Họ đã thử nghiệm chúng bằng máy quét X-ray cầm tay và tìm thấy 163/500 (32,6%) số đồ chơi trên bị nhiễm độc chì. Món đồ chơi nhiễm độc chì cao nhất là chiếc vòng đồ chơi màu xanh lá cây, có mức độ nhiễm chì cao hơn 1.200 lần mức tiêu chuẩn an toàn của châu Âu.

    Trong một cuộc họp báo ở Hong Kong hôm 8/12, nhà hoạt động cho tổ chức Hòa bình Xanh Ada Kong Cheuk-san cho biết: "Những đồ chơi chứa độc có thể nhiễm độc vào trẻ em không chỉ qua cách nhai hoặc tiếp xúc mà có thể thâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường hô hấp".

    Đồ chơi Trung Quốc chiếm 2/3 thị trường đồ chơi trên thế giới

    Theo một nghiên cứu khác thì các đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em, gồm cả của những thương hiệu có uy tín, dường như đều có chứa chì, arsenic, cadmium, thủy ngân, antimon hoặc crom. Tất cả 6 loại kim loại nặng này đều có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thống thần kinh và miễn dịch của trẻ nhỏ.

    Vào năm 2007, hãng đồ chơi của Trung Quốc Mattel đã bị buộc phải thu hồi khoảng 7 triệu đồ chơi có chứa hàm lượng chì vượt mức. Các kim loại độc hại thường có chứa trong sơn hoặc các sắc tố tạo lên màu sắc của đồ chơi.

    Trong thập kỷ qua, đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc chiếm 2/3 thị trường đồ chơi trên thế giới nhưng cũng đã nhiều lần được chứng minh là độc hại, bất chấp nỗ lực giải quyết vấn đề của các nhà quản lý.
  3. SINH_TU

    SINH_TU Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2012
    Đã được thích:
    3
    Đồ chơi Trung Quốc chứa chất gây rối loạn nội tiết
    6:12 PM Thứ sáu, ngày 20 tháng năm năm 2011- Chuyên mụcĐời sống|Sức khỏe|
    http://www.tinmoi.vn/Do-choi-Trung-Quoc-chua-chat-gay-roi-loan-noi-tiet-04525696.html
    Tổ chức quốc tế vì môi trường Greenpeace vừa phát đi lời cảnh báo các loại đồ chơi trẻ em nguồn gốc Hong Kong, Trung Quốc có chứa chất phụ gia phthalates, một hóa chất gây ra rối loạn nội tiết trong cơ thể.

    Theo thestandard, nhóm nhà khoa học thuộc tổ chức Greenpeace đã lấy mẫu các đồ chơi được mua từ Hong Kong, Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh xét nghiệm và phát hiện, 21 trong số 30 mẫu đồ chơi có chứa chất phụ gia phthalates. Tất cả các đồ chơi này đều được sản xuất tại Trung Quốc đại lục.
    Nhiều phụ huynh lo lắng
    Các loại đồ chơi có mùi nhựa nồng, nhẹ và có bề mặt dạng sáp được khuyến cáo không nên dùng vì dễ chứa độc tố phthalates. Ảnh: Thi Trân.

    Phụ gia phthalates được bổ sung vào nhựa để làm mềm hơn và tăng khả năng chịu nhiệt. Tuy nhiên các nhà khoa học đã chỉ ra việc tiếp xúc với hóa chất này có thể dẫn đến trục trặc nội tiết, gây ra những vấn đề bất thường tại cơ quan sinh dục, thậm chí gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tác dụng này thể hiện rõ rệt nhất ở bé trai.

    Vì thế từ lâu chất này bị cấm ở châu Âu và Mỹ. Theo tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu, đồ chơi sẽ bị coi là không an toàn nếu phthalates chiếm trên 0,1% trọng lượng sản phẩm. Tuy nhiên hiện nay ở Hong Kong không có quy định như vậy.

    Trong số những đồ chơi được kiểm tra, có loại bóng đá mini chứa phụ gia này lên đến 30,16% trọng lượng của sản phẩm. Một số đồ chơi khác có lượng chất này khá cao là phao bơi và bóng bay.

    Trước tình hình này, các thành viên của tổ chức Greenpeace đã phát đi lời kêu gọi, chính phủ các nước cần có một bộ luật quy định dành riêng cho việc sử dụng hóa chất trong sản xuất. Họ cho rằng, hiện nay những thử nghiệm an toàn của chính phủ các nước đối với đồ chơi trẻ em chỉ dừng lại ở những tiêu chí căn bản như làm sao để đảm trẻ bị thương trong khi chơi.

    Tuy nhiên, điều mà người lớn chưa để ý đến là trẻ em thường thích đặt mọi thứ vào miệng. "Mà ở lứa tuổi này, hệ sinh dục, hệ miễn dịch và nội tiết của các em đang trong thời kỳ phát triển. Vì thế các trẻ em là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất trước tác hại của hóa chất làm rối loạn hoóc môn như phthalates", Vivian Yau Tza, thành viên của Greenpeace nói.

    Dấu hiệu để nhận ra phthalate trong đồ chơi là sản phẩm có mùi nhựa rất nồng và bề mặt dạng sáp. Tuy nhiên nhiều phụ huynh cũng lo lắng rằng rất khó để họ nhận biết một món đồ chơi có chứa các chất nguy hiểm hay không. Trong khi một số khác lại tỏ ra băn khoăn chuyện giá cả sẽ bị đẩy lên cao đối với các sản phẩm có gắn tem đảm bảo chất lượng.

    "Giá đồ chơi sẽ tăng lên vì phải trả cho khoản cấp giấy chứng nhận. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu giá cả loại mặt hàng này quá đắt. Trong khi tôi không thể không mua những thứ này cho con trai tôi chơi", chị Ho, 45 tuổi, vừa mua đồ chơi cho con vừa lo lắng nói.

    Vụ phát hiện phthalate này là một "scandal" mới nhất trong một chuỗi các vụ bê bối về sản phẩm công nghiệp. Trước đó, năm 2007 có một loại đồ chơi gọi là Aqua Dost tại Hoa Kỳ và Bindeez (Úc) đã bị phát hiện có chứa hóa chất gây ngộ độc nặng.

    'Thi Trân
  4. SINH_TU

    SINH_TU Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2012
    Đã được thích:
    3
    Top những vụ bê bối thực phẩm tại Trung Quốc

    01/04/2012 21:38 | Sức khỏe | Xem thêm ảnh

    Sự kiện: thực phẩm, sự cố, bê bối, sức khỏe, người tiêu dùng
    (VTC News) – Là nước láng giềng với Việt Nam, có mối quan hệ giao thương chặt chẽ, nên những bê bối thực phẩm ở Trung Quốc luôn là mối lo ngại của người dân Việt Nam.

    Dưới đây là top những vụ bê bối thực phẩm tại Trung Quốc, mà tờ telegraph thống kê trong thời gian qua khiến nhiều người lo ngại.

    Sữa nhiễm Melamine


    Năm 2008 đã có 6 trẻ em Trung Quốc tử vong và hơn 300.000 trường hợp khác phải nhập viện do gặp phải những rắc rối lớn về sức khỏe khi dùng sữa công thức có chứa độc tố hóa học Melamine.

    Sự vụ bê bối này xảy ra một vài tháng bên thềm Olympic thế vận hội lớn nhất được tổ chức tại Trung Quốc. Đây là sự kiện gây phẫn nộ nhất đối với người dân Trung Quốc và thế giới, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra tổn thất kinh tế lớn với ngành công nghiệp sữa thế giới nói chung và sữa tại Trung Quốc nói riêng.

    Giá đỗ nhiễm độc

    Cảnh sát đã thu giữ hơn 40 tấm giá đỗ nhiễm độc tại phía bắc thành phố Shenyang (tỉnh Thẩm Dương – Trung Quốc) vào tháng 4/2011. Đây là loại rau mầm trong quá trình nuôi cấy đã sử dụng chất hóa học độc hại là Nitrit Natri và uree, nó được biết đến như một loại hormone sinh trưởng kích thích cho giá đỗ phát triển nhanh, mạnh và cho ra những sản phẩm tươi ngon, bắt mắt. Cảnh sát đã bắt giữ 12 người liên quan đến quá trình trồng giá đỗ “bẩn” này.

    Chất tạo nạc trong thịt lợn

    Để cho ra những sản phẩm thịt lợn tươi ngon và nhiều nạc, những kẻ chăn nuôi gia súc nhẫn tâm đã sử dụng một loại chất bột để trộn vào thức ăn của heo. Loại bột này có tác dụng tạo nạc, hạn chế mỡ phát triển trong cơ thể heo, vì thế sẽ cho hiệu quả kinh tế tối đa.

    Minh chứng cho thấy việc ăn loại thịt heo có chứa chất tạo nạc có thể khiến bạn phải đối mặt với cảm giác đau đầu, chóng mặt, rối loại chức năng tim, tiêu chảy và những hệ lụy không mong muốn khác với sức khỏe.

    Thịt lợn có chứa chất tạo nạc cũng đang được xem là một “vấn nạn” tại Việt Nam khi mới đây các cơ quan chức năng đã phát hiện ra chúng trong thịt lợn mà người dân vẫn tiêu thụ hàng ngày.

    Dầu bẩn


    Đây là loại dầu tái chế được thu gom từ các cống rãnh của các nhà hàng, sau quá trình gạn, vét và “phù phép” loại dầu cực bẩn và cực độc này đã được đưa lên bàn ăn cho những thực khách nơi đây.

    Theo số lượng thống kê của trường đại học Wuhan Polytechnic vào tháng 3/2010 thì cứ trong 10 bữa ăn của người Trung Quốc có một bữa ăn được chế biến với dầu bẩn.

    Đáng chú ý là với thủ đoạn tinh vi trong quá trình chế biến dầu bẩn, những kẻ “phù thủy” đã dùng một công nghệ đặc biệt khiến cho người dân và cả những cơ quan chức năng khó có thể phân biệt được đó là loại dầu sạch hay dầu bẩn.

    Gạo chứa hóa chất

    Theo nhà chức trách nước này thì có khoảng 10% lượng gạo được bán trên thị trường Trung Quốc có chứa một loại kim loại nặng mang tên catmi. Thứ kim loại nặng độc hại này được cho là đã bị lắng đọng trong các thửa ruộng màu mỡ ở miền nam đất nước và có nguồn gốc từ nước cống và rác thải công nghiệp.

    Dữ liệu của trường Nông Nghiệp Nam Kim - Trung Quốc cho thấy loại gạo này chủ yếu tập trung ở vùng phía Nam của nước này, với hơn 60% mẫu gạo bị nhiễm kim loại nặng, vượt 5 lần ngưỡng cho phép.

    Tại một ngôi làng ở tỉnh Quảng Tây, các nông dân đã mô tả kỹ lưỡng về một hiện tượng nhiễm độc chất catmi, gây nên bệnh đau xương và đau khớp trầm trọng. Ngoài ra, nó còn có thể gây tổn thương thận.

    Bánh bao Thượng Hải

    Các cửa hàng ở Thượng Hải đã được yêu cầu dỡ mặt hàng bánh bao của một nhà cung cấp lớn ra khỏi kệ, sau khi đài truyền hình trung ương cho biết nhà sản xuất đã bổ sung hóa chất cấm để đánh lừa người tiêu dùng.

    Màu vàng được sử dụng để tạo màu ngô trong bánh bao thực chất phần lớn không phải từ ngô thật mà là hóa chất.

    Ngoài ra, nhà sản xuất cũng bổ sung chất bảo quản để các mẻ bánh đã hết hạn được "tái xuất" với thời hạn sử dụng mới. Có đến 30.000 chiếc bánh bao nhiễm độc đã được bán ra mỗi ngày cho hàng trăm đại lý tại Thượng Hải. Với các loại bánh cũ sau khi thu hồi sẽ được dán nhãn mới để “hợp lý hóa” thời hạn sử dụng bánh.

    Những chiếc bánh quá hạn một tuần mà đại lý trả lại sẽ được quẳng trở lại máy ngào trộn để cho ra các mẻ bánh "mới".

    Chưa hết, nhà máy này còn bổ sung Sodium cyclamate (một loại đường nhân tạo có độ ngọt gấp 30 lần đường mía) và rất nhiều tác nhân tạo màu vào sản phẩm.

    Thịt lợn phát sáng


    Điều này nghe có vẻ khá huyền bí nhưng thực tế ở Trung Quốc có tồn tại loại thịt này, khi đặt trong bóng tối thì loại thịt này sẽ phát ra ánh sáng xanh dương óng ánh. Điều này đã dấy lên luồng dư luận nghi ngại về góc độ an toàn của loại thịt này.

    Mặc dù cơ quan y tế đất nước này đã khẳng định thịt lợn này phát sáng là bởi nó bị nhiễm một loại vi khuẩn có khả năng phát quang và có thể sử dụng được khi đã nấu chín nhưng nhiều người vẫn cảm thấy ái ngại khi dùng loại thịt này và đã tìm nhiều cách để chuyển hướng.

    Hộp đựng thực phẩm độc hại

    Người ta đã phát hiện hơn 7 triệu chiếc hộp đựng thức ăn bị nhiễm độc tại thành phố Giang Tây. Trong loại hộp này có chứa những chất cấm hóa học. Khi có nhiệt độ nóng của thức ăn nó sẽ sinh ra chất hóa học vô cùng nguy hại cho sức khỏe, gây ảnh hưởng đến gan, thận và cơ quan sinh sản.

    Khổng Hà
  5. SINH_TU

    SINH_TU Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2012
    Đã được thích:
    3
    Trứng gà dẻo như cao su lại xuất hiện ở Hà Nội
    http://vtc.vn/321-327560/suc-khoe/trung-ga-deo-nhu-cao-su-lai-xuat-hien-o-ha-noi.htm
    29/03/2012 08:16 | Sức khỏe | Xem thêm ảnh

    Sự kiện: trứng gà giả, Hà Nội, cao su, dẻo
    Một người ở Hà Nội đi ăn bún ngan ở phố Chùa Hà thì gặp phải một quả trứng nghi là giả, cắt lát uốn cong rồi thả ra thì nó trở về hình dạng ban đầu.

    Một người dân ở Hà Nội cho biết, tối 27/3, người này đi ăn bún ngan ở một quán ăn ở đầu phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy và có gọi thêm món trứng non. Tuy nhiên, nghi ngờ chất lượng quả trứng, trao đổi với chủ quán thì không được giải thích rõ ràng, người này sợ quá không ăn nữa mà gói mang về.

    Về nhà, khách hàng của quán bún ngan đã chụp lại một số hình ảnh số trứng non mà người này nghi là giả, cắt lát uốn cong rồi thả ra nó lại trở về hình dạng ban đầu, hoặc bóp bẹp vào rồi thả ra nó lại như cũ, không vỡ, ăn thử thấy vị nhạt nhạt...

    Dưới đây là những hình ảnh này để người tiêu dùng tham khảo, cảnh giác:


    Nhìn bên ngoài, trứng "giả" thật khó phân biệt với trứng thường.



    Các vết dao cắt trên bề mặt trứng giống hệt khi cắt thạch hay cắt cao su... bề mặt rất mịn, không xốp hay bột như trứng thường.

    Trứng có độ đàn hồi, uốn cong như cao su.
  6. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Tội này nặng hơn tội buôn ma túy, bởi lẽ ma túy chỉ hại ai dùng nó thôi..
    Còn buôn bán tiền giả gây thiệt hại cho toàn dân vì làm gia tăng lạm phát, giá cả leo thang...
    Và như thế là đánh thẳng vào nền kinh tế.. vào bữa cơm của từng người , từng gia đình trong xã hội, bất chấp họ có nhìn thấy tờ bạc giả hay không ..
    Tội này xử chung thân còn nhẹ ..
  7. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2



    Nắng lên xóm nghèo - Sáo Trúc Tương Nhuệ


  8. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2



    Về quê


    Sáo trúc Tương Nhuệ


  9. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2



    Trăng sáng quê tôi Sáo trúc Đinh Thìn


  10. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2



    Chim trắng mồ côi - Sáo Trúc và Đàn Bầu


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này