Ngôi nhà dành cho những người vui vẻ

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi MAYRUI.COM, 30/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4571 người đang online, trong đó có 321 thành viên. 19:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 29794 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]



  2. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    ;));));))
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    http://cafef.vn/2012041412221708CA31/tuan-toi-se-cong-bo-ctck-bi-kiem-soat-dac-biet.chn

    Tuần tới sẽ công bố CTCK bị kiểm soát đặc biệt





    [​IMG]
    Năm 2012, UBCK sẽ thực hiện kiểm tra 20 CTCK định kỳ, kiểm tra bất thường với các công ty có tình hình tài chính không lành mạnh.
    Đó là thông tin được ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh doanh, UBCK cho biết trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán.
    Thông tư số 226/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính đã có hiệu lực đầy đủ từ ngày 1/4/2012. Đây là thời khắc quan trọng để bước vào một cuộc sàng lọc các CTCK yếu kém. ĐTCK đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh doanh, UBCK về những bước chuyển pháp lý trong giai đoạn này.
    Từ ngày 1/4/2012, Thông tư 226 đã có hiệu lực đầy đủ. Một vài CTCK có thể sẽ phải đóng cửa nếu không đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn khả dụng. Trong khi đó, các chỉ tiêu này lại do CTCK tự tính toán. Liệu có xảy ra tình trạng bất bình đẳng giữa CTCK nghiêm túc và gian lận tính toán không thưa ông?
    Thông tư 226 đã có hiệu lực được hơn 1 năm nay, bắt đầu từ ngày 1/4/2011. Trong thời gian qua, các CTCK đã chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng. Về phía cơ quan quản lý, chúng tôi đã làm việc với gần 40 CTCK để yêu cầu lãnh đạo các công ty này giải trình số liệu tính toán các chỉ tiêu an toàn vốn khả dụng này. Và, quá trình rà soát, yêu cầu báo cáo cũng đã xuất hiện khoảng hơn chục CTCK có tính toán chưa chuẩn xác, nhưng nguyên nhân có thể đến từ sự hiểu chưa chính xác cách tính toán. Trong năm 2012, chúng tôi cũng tiếp tục làm việc với các CTCK để rà soát sơ bộ cách tính toán chỉ tiêu, để đảm bảo mức độ chuẩn xác.
    Tuy nhiên, cơ quan quản lý không đủ nguồn lực để đến từng CTCK, rà soát từng hợp đồng, sổ sách giấy tờ để đảm bảo mức độ công bằng tuyệt đối. Tính toán chỉ tiêu an toàn vốn khả dụng là để đảm bảo các CTCK có công cụ tự “khám bệnh” cho chính mình, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục. Bản thân ban lãnh đạo CTCK phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác trong số liệu báo cáo, nhất là khi có vấn đề phát sinh.
    Ngoài dựa vào yếu tố tự giác, thì làm cách nào để tăng cường tính chuẩn xác trong tính toán chỉ tiêu an toàn vốn khả dụng của CTCK?
    Trong Thông tư số 52/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về công bố thông tin trên TTCK, thay thế thông tư số 09/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, chúng tôi đã đưa thêm một nội dung rất mới là: CTCK phải công bố định kỳ về báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận tháng sáu (06) và tháng 12 cùng thời điểm với công bố thông tin báo cáo tài chính bán niên và báo cáo tài chính năm.
    Với quy định này, chúng tôi đã tăng trách nhiệm của công ty kiểm toán trong quá trình soát xét cách tính chỉ tiêu an toàn vốn khả dụng CTCK, và chính công ty kiểm toán. Tôi cho rằng, từ tháng 6, khi Thông tư 52 có hiệu lực, sức ép minh bạch lên các CTCK sẽ ngày một lớn hơn, đòi hỏi họ phải nỗ lực thay đổi mình nhiều hơn để tồn tại.
    Ngoài ra, trong kế hoạch hoạt động của UBCK, năm 2012, chúng tôi sẽ thực hiện kiểm tra 20 CTCK định kỳ, kiểm tra bất thường với các công ty có tình hình tài chính không lành mạnh, có vi phạm các quy định, quy chế trong quá trình hoạt động. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để tăng cường ý thức nghiêm túc, tự giác của các CTCK.
    Cùng một lúc, hàng loạt văn bản có hiệu lực đầy đủ như: Thông tư 226, Đề án tái cấu trúc CTCK, Thông tư 52. Liệu các văn bản này có tạo nên một cú sốc cho thị trường?
    Không. Các CTCK đã tính toán chỉ tiêu an toàn vốn khả dụng từ 1 năm nay rồi, và họ tự biết sức khỏe mình ra sao. Chỉ tiêu an toàn vốn khả dụng chỉ xem xét sức khỏe CTCK trên phương diện tính thanh khoản, chứ không phải là sức khỏe toàn diện CTCK. Nhưng đây là căn cứ quan trọng, mà cùng với nó, CTCK phải cải thiện hoạt động, vì nếu để rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt 6 tháng liền, kèm với lỗ luỹ kế 50% vốn điều lệ, CTCK sẽ bị đình chỉ hoạt động.
    Đề án Tái cấu trúc CTCK, về bản chất là đưa phân loại CTCK để cơ quan quản lý giám sát, và hướng xử lý vẫn theo 226 và Luật Chứng khoán. Chúng tôi đã xác định năm 2012 là năm tăng cường rà soát hoạt động các CTCK. CTCK sẽ phải chịu quy luật đào thải của thị trường.
    Ngoài các văn bản đã đề cập ở trên, hiện tại, chúng tôi còn đang hoàn thiện để trưng cầu ý kiến thị trường sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động các CTCK, ban hành kèm với Quyết định 27/2007/QĐ-BTC. Quy chế sửa đổi sẽ bao gồm các nội dung mới như: hạn chế cho vay, hạn chế đầu tư của CTCK, các nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể hơn của CTCK, người hành nghề tại CTCK…, quy trình quản lý rủi ro nhằm đảm bảo CTCK hoạt động an toàn, hiệu quả và lành mạnh hơn.
    Vậy đến thời điểm này, có bao nhiêu CTCK đưa vào diện kiểm soát đặc biệt?
    Đã có một vài CTCK bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và chúng tôi đang làm văn bản báo cáo Bộ Tài chính. Thời gian gần, có thể là tuần tới, xét trên khía cạnh cần thiết phải bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, chúng tôi sẽ phải công bố danh sách các CTCK này. Một số CTCK sẽ phải tự nguyện, hoặc bắt buộc đóng cửa một số hoạt động nghiệp vụ, thậm chí phải tính đến nguy cơ bị xóa sổ trong thời gian tới.

    Theo Bùi Sưởng
    ĐTCK
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    http://cafef.vn/20120413102020643CA31/xin-ly-lich-tu-phap-nha-dau-tu-ngoai-keu-cuu.chn

    Xin lý lịch tư pháp: Nhà đầu tư ngoại “kêu cứu”





    [​IMG]
    Nhận diện được cơ hội đầu tư hấp dẫn trên TTCK Việt Nam, nhiều NĐT nước ngoài nóng lỏng giải ngân, nhưng họ đành nhìn cơ hội trôi qua trong tiếc nuối.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } Vướng nhất là lý lịch tư pháp
    Một số CTCK phản ánh, từ đầu năm đến nay, do nhận thấy cơ hội đầu tư vào TTCK Việt Nam hấp dẫn, nên nhiều NĐT nước ngoài đến các CTCK để mở tài khoản giao dịch. Tuy nhiên, nhu cầu chính đáng này của họ đã không được đáp ứng.
    Nguyên nhân của tình trạng trên, lãnh đạo một CTCK cho biết, là sau 4 - 6 tháng NĐT cá nhân nước ngoài vẫn chưa xin được lý lịch tư pháp (LLTP) để được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cấp mã số giao dịch chứng khoán, mặc dù theo quy định, nếu hồ sơ hợp lệ, chỉ phải đợi 5 ngày là NĐT được VSD cấp mã số giao dịch. Thậm chí, một NĐT nước ngoài đã mất 2 năm để xin LLTP, nhưng bất thành, nên đến thời điểm này vẫn chưa thể đầu tư vào TTCK Việt Nam.
    Thực tế cho thấy, yêu cầu NĐT nước ngoài phải có LLTP đã được công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự không chỉ khiến CTCK khó phát triển thêm khách hàng, mà quan trọng hơn là TTCK Việt Nam đang đánh mất cơ hội hút thêm dòng vốn ngoại. Đáng ngại hơn nữa là dễ tạo ra cái nhìn sai lệch về sức cạnh tranh, sự cởi mở của TTCK Việt Nam so với các thị trường lân cận trong mắt NĐT nước ngoài.
    Theo tìm hiểu của các CTCK, các nước có quy định không giống nhau về thủ tục xin cấp LLTP, hoặc những giấy tờ có giá trị tương tự như LLTP. Thậm chí, có những nước, việc xin LLTP gần như không thể, nên rất nhiều NĐT nước ngoài đã không thể đầu tư vào TTCK Việt Nam.
    Lãnh đạo một quỹ đầu tư cho hay, có được LLTP là điều quá khó đối với NĐT cá nhân tại nhiều nước. Ngay cả ở những nước được coi là dễ xin LLTP, thì NĐT cũng phải mất hàng tháng mới có được. Tiếp đó, họ cần một khoảng thời gian dài tương tự để văn bản này được Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại xác nhận. Toàn bộ quy trình trên nhanh cũng phải mất 2 - 3 tháng, chậm có thể kéo dài cả năm. Không phải NĐT nào cũng sẵn sàng chấp nhận đương đầu với những trở ngại này. Kết cục là nhu cầu đầu tư chính đáng của NĐT bị cản trở, trong khi còn tạo ra một hiệu ứng ngược mà chính Việt Nam không mong muốn là dòng vốn ngoại khó đổ vào TTCK.
    Rút kinh nghiệm “dở khóc dở cười” từ CTCK bạn, giám đốc môi giới một CTCK chia sẻ, trong quá trình tư vấn xin LLTP cho NĐT ngoại phải tư vấn chi tiết đến mức, nếu NĐT đã từng phạm tội, thì phải nói rõ là tội gì, chứ thực tế, tại nhiều nước chỉ cần đánh hoặc làm chết súc vật là có thể bị tòa án kết tội. Nếu trong LLTP chỉ nói phạm tội chung chung, chẳng hạn như trường hợp vừa nêu, mà không phải phạm tội trong những lĩnh vực bị Việt Nam liệt vào các trường hợp không được cấp mã số giao dịch chứng khoán là “bị cơ quan có thẩm quyền trong và nước ngoài xử phạt với mức từ phạt tiền trở lên về các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý ngoại hối…”, thì dễ bị từ chối cấp phép đầu tư vào TTCK Việt Nam.
    Nên chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
    Được biết, việc cơ quan quản lý đưa ra quy định, NĐT cá nhân nước ngoài phải có LLTP đã được công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự thì mới đủ điều kiện được xem xét cấp mã số giao dịch, là nhằm kiểm soát dòng tiền lành mạnh chảy vào TTCK. Tuy nhiên, giải pháp này đang gây khó cho hoạt động đầu tư của nhiều NĐT nước ngoài. Nguyên nhân không phải do những vấn đề liên quan đến lịch sử phạm tội của NĐT, mà chủ yếu do việc cấp LLTP ở nhiều nước rất khó khăn, nếu không muốn nói trong một số trường hợp là không thể, đặc biệt là đối với NĐT đến từ các quốc gia đang phát triển, điển hình như Ấn Độ.
    Vướng mắc trên, theo một số thành viên thị trường, nếu Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không sớm tháo gỡ được, thì hậu quả nhãn tiền là khó hút thêm dòng vốn ngoại cho TTCK, trong khi về dài hạn dễ làm giảm sức cạnh tranh của TTCK Việt Nam so với các thị trường trong khu vực. Thực tế, tại một số thị trường lân cận, chỉ với thông tin trong hộ chiếu là NĐT đã có thể mở tài khoản giao dịch.
    Theo các CTCK, quy trình thủ tục mở tài khoản cho NĐT nước ngoài hiện quá chặt chẽ, bởi ngoài thủ tục cấp mã số giao dịch thông qua VSD, NĐT còn phải làm thủ tục để được Ngân hàng Nhà nước cấp tài khoản vốn đầu tư gián tiếp. Do vậy, việc đơn giản hóa thủ tục đầu tư vào TTCK cho NĐT nước ngoài theo hướng thuận lợi hơn đang là yêu cầu đặt ra bức bách. Việc đơn giản hóa này nên theo hướng: chuyển sang hậu kiểm, thay vì quá nặng tiền kiểm như hiện tại.
    Theo Tân Văn
    ĐTCK
  5. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Chả hiểu chuyện gì xảy ra [​IMG]
  6. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Nơi đây vui vẻ ngôi nhà
    Giờ đây trống vắng chia xa mỗi người.
  7. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Con đom đóm nó PM cho pak để nhờ pak phân giãi, thế nhưng pak lại từ chối nhận PM

    Vì không có ai đứng ra xử lý theo hướng chín bỏ làm mười nên hai con đã lao vào oánh nhau
    Bây giờ vẫn đang oánh.
    Sự việc thế nào, hồi sau sẽ rõ
    Pak mở khóa PM thì rõ nhanh hơn ;))
  8. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Trích:
    namson67 viết lúc 23:38 - 14/04/2012 [​IMG]
    Chả hiểu chuyện gì xảy ra [​IMG]

    Pak xóa bài này đi, PD đã xin Mod xóa ở trang 1 đấy, đừng ai nhắc chuyện này nữa, rồi mọi chuyện sẽ qua đi mà
  9. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Bác đi đâu mấy ngày nay mới về vậy
    nhà mình vắng tiếng cười mấy hôm nay :-??
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    http://cafef.vn/20120415010638461CA51/khong-co-qe-moi-gia-hang-hoa-kho-tang.chn

    Không có QE mới, giá hàng hóa khó tăng





    [​IMG]
    Một QE3 ở Mỹ dường như là khó, ngay cả trong trường hợp nền kinh tế xấu đi. Nhưng ECB có thể sẽ bàn tới một chương trình mua trái phiếu chính phủ để đẩy lùi nợ công.
    Quý 4/2011 là khoảng thời gian tồi tệ nhất của các hàng hóa trong vòng 3 năm trở lại đây, khi hầu như tất cả các mặt hàng đều giảm giá. Cuộc khủng hoảng tín dụng ở khu vực đồng Euro được xem là một trong những “thủ phạm” chính. Chương trình tái cấp vốn dài hạn (LTRO) của NHTW châu Âu (ECB) đưa ra hồi tháng 12 và tháng 2 sau đó đã mang lại thành công là ngăn chặn được một thảm họa ngân hàng và tạm đẩy lùi cuộc khủng hoảng nợ công. Sau tin về LTRO, các tài sản rủi ro, bao gồm cả vàng vốn được coi là “hầm trú ẩn an toàn”, đã tăng giá đồng loạt, trái phiếu của các nền kinh tế gặp khó khăn ở châu Âu thì hạ nhiệt. Trong 2 tháng đầu năm, giá hàng hóa tăng hơn 9% và có khởi đầu năm ấn tượng nhất kể từ năm 2008. Quý 1/2012, giá hàng hóa tăng 6,8%.
    Tuy nhiên, sau LTRO, có nhiều e ngại rằng, các ngân hàng khu vực đồng Euro có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tín dụng khác đang lờ mờ hiện ra, bên cạnh việc tiếp tục phải đáp ứng nhu cầu tái cấp vốn ngày càng lớn, các điều kiện kinh tế khó khăn và rủi ro đi xuống trở lại của các tài sản quan trọng.
    Chỉ số quản lý sức mua PMI của khu vực đồng Euro đang cho thấy kinh tế khu vực có thể bước vào quý ‘thụt lùi” thứ 2 liên tiếp trong quý 1/2012, bên cạnh những tin tức về thị trường lao động và cho vay ngân hàng ngày một xấu đi. Sự phấn đấu của thị trường tài chính sau LTRO khá mờ nhạt sau các báo cáo không mấy lạc quan gần đây.
    Khả năng của ECB là có hạn và những gì thể hiện nhằm đẩy lùi cuộc khủng hoảng nợ vừa qua chỉ có giá trị trong ngắn hạn. Trong những tháng tới, vấn đề của khu vực đồng Euro vẫn là mối quan tâm chủ yếu của thị trường tài chính. ECB có thể sẽ khởi động lại việc đàm phán về chương trình mua trái phiếu chính phủ gây tranh cãi, chứ không chỉ là khoản vay 3 năm không giới hạn. Nếu như vậy, giá trị của các tài sản rủi ro sẽ diễn biến theo xu hướng tích cực hơn.
    Có hay không QE3 ở Mỹ?
    Các báo cáo kinh tế Mỹ gần đây cho thấy tình hình có vẻ lạc quan hơn mong đợi. Thị trường việc làm, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, nhà ở và cả tăng trưởng GDP đều cho thấy những cải thiện rõ rệt, khiến cho kỳ vọng về một gói QE mới giảm sút. Biên bản cuộc họp của Ủy ban thị trường mở của Fed (FOMC) ngày 13/3 càng làm lu mờ hơn một gói kích thích mới, ngay cả khi các quan chức Fed thận trọng về triển vọng kinh tế. Theo biên bản này, chỉ có 2 trong số 10 thành viên cho rằng một gói kích thích kinh tế mới là cần thiết.
    Ý kiến của giới quan sát thị trường phần lớn cho thấy, một QE3 dường như là khó, ngay cả trong trường hợp nền kinh tế xấu đi. Một số thì vẫn bám sát vào những phát biểu của chủ tịch Fed ông Bernanke rằng thị trường lao động cần phải được hỗ trợ để giảm thất nghiệp, để đưa ra những đặt cược trong tương lai.
    Nhưng nhìn chung, giá tài sản rủi ro đang chịu sức ép khá mạnh. Kể từ ngày 4/4 tới nay, sau khi thị trường đã có cái nhìn rõ hơn về khả năng QE3 từ Mỹ thông qua biên bản cuộc họp tháng 3, giá hàng hóa và chứng khoán đã giảm liên tục, với nhiều phiên sụt mạnh nhất trong năm. Theo giới phân tích, đợt giảm này không gắn với các nguyên tắc cơ bản, và khi không có triển vọng về nhu cầu thì giá khó có thể đi lên. Cũng theo họ, thị trường đang rất cần các gói QE và đó cũng là kịch bản lý tưởng nhất.

    Ngọc Toàn

    Theo TTVN/Commodity
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này