Ngôi nhà màu tím - Tầng 2

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Airson, 18/04/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2691 người đang online, trong đó có 182 thành viên. 00:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 33064 lượt đọc và 1014 bài trả lời
  1. EMBE121109

    EMBE121109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    3
    Tks, bác PMB vui quá, đúng bài em bé yêu thích cả sỹ và bài hát vô cùng bác ngồi cạnh chằng tinh lại nhắc tới Em bé ha ha ha [r32)][};-

  2. phammabao

    phammabao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Này này ,cô chớ vội nghi oan tôi nhá.
    Đêm qua tôi bị bà nhà tôi trả thù vụ đêm trước cô ạ .Bà ấy bảo tôi thích thức khuya thì bà cho thức .Thế là bà ấy pha cho tôi ly cà fê ,bắt uống ngay.Báo hại tôi thức tới sáng.[r23)]
    Tôi thấy cô Son môi chạy tới chạy lui như vịt ,đầy ăn năn ,hối hận vì lời nói giỡn của mình, thôi nào,hai bác nam kia vẫn còn để bụng sao ?[-(
    Chung' ta phải nên yêu thương các cô ấy hơn chứ ,phải làm gì cho các cô ấy vui hơn chứ .Lý do : Bac' Nước suối và tôi có chằng tinh rồi ,bác chủ nhà đã có người yêu ,bác Déc thì đòi yêu cầu quá cao từ gương mặt cái mũi đến đôi môi...báo hại các Hotgirl nhà này bị ế !
    :p Thôi ,không cho các cô ấy mơ mộng tình yêu nơi chúng ta ,thì hãy đem niềm vui cho các cô như những người em gái .Được không nào các bác ?:)>-
  3. EMBE121109

    EMBE121109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    3
    Tặng Bác PMB và cả nhà này [r32)][};-

    10 điều thú vị về… tiền

    Tiền là thứ được mọi người sử dụng hàng ngày, nhưng không phải ai cũng biết hết những câu chuyện thú vị xung quanh những tờ bạc.

    1. Đồng bạc có kích thước lớn nhất

    [​IMG]
    Với kích thước lớn hơn cả 1 tờ giấy A4, đồng bạc có kích thước lớn nhất thế giới có mệnh giá 100.000 Peso do Chính phủ Philippines phát hành năm 1998. Được thiết kế nhằm kỷ niệm 1 thế kỷ ngày Philippines giành độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha, đồng bạc phiên bản giới hạn này chỉ được bán cho các nhà sưu tập. Giá bán cho các nhà sưu tập là 180.000 Peso, tương đương 3.700 USD/tờ.

    2. Đồng bạc mệnh giá 1 triệu Bảng


    [​IMG]

    Đồng bạc có mệnh giá lớn nhất mà Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) từng phát hành có mệnh giá 1 triệu Bảng vào năm 1948, trong thời gian tái thiết hậu chiến tranh theo kế hoạch Marshall. Đồng bạc này được thiết kế dành riêng cho Chính phủ Mỹ sử dụng. Vài tháng sau đó, việc phát hành chấm dứt, nên chỉ có rất ít đồng bạc này lọt vào tay tư nhân. Vào năm 2008, một trong những đồng bạc mệnh giá khổng lồ còn sót lại đã được bán đấu giá thành công với mức giá khoảng 120.000 USD.

    3. Máy ATM đầu tiên trên thế giới


    [​IMG]


    Máy ATM có lẽ là ý tưởng tuyệt vời nhất mà con người nghĩ ra khi ở trong bồn tắm kể từ thời Archimede. Khi đang tắm, John Shepherd-Barron đã phát minh ra chiếc máy rút tiền tự động (ATM) đầu tiên, cho dù vẫn còn những tranh cãi về bản quyền của ông đối với ít tưởng này. Shepherd-Barron sau đó đã đưa ý tưởng của ông lên ngân hàng Barclays của Anh và được chấp nhận ngay lập tức.

    Vào năm 1967, chiếc máy ATM đầu tiên đã được lắp đặt London. Dẫu còn thô sơ so với những “hậu duệ” ATM ngày nay, nhưng có ưu điểm là không thu phí. Trong ảnh là một phụ nữ đang rút tiền từ máy ATM bên ngoài ngân hàng Westminster ở London vào ngày 19/1/1968.

    4. Nguồn gốc của ký hiệu $


    [​IMG]

    Không ai biết ký hiệu của đồng bạc xanh ($) từ đâu mà có, nhưng Cục In tiền của Mỹ có cách lý giải xem chừng rất hợp lý. Cơ quan này cho biết, ký hiệu $ ban đầu được sử dụng cho đồng Peso của Tây Ban Nha và Mexico, trông giống như chữ “P” viết *****g vào chữ “S”. Ký hiệu $ đã được sử dụng rộng rãi trước năm 1875, thời điểm đồng USD bằng giấy đầu tiên được phát hành. Nếu để ý, có thể thấy ký hiệu $ không hề xuất hiện trên đồng tiền của nước Mỹ.

    5. Tiền mệnh giá càng nhỏ càng nhanh rách


    [​IMG]

    Tất cả các đồng tiền giấy rốt cục rồi cũng rách nát. Những đồng càng có mệnh giá nhỏ lại càng được sử dụng nhiều, vòng đời càng ngắn hơn. Ước tính, đồng 1 USD chỉ tồn tại được trong 21 tháng, trong khi tờ 100 USD có thể sử dụng trong 7 năm. Trong khoảng thời gian đó, lạm phát có thể làm giá trị của đồng tiền “teo” đi. Đây có thể xem là lý do để mọi người tiêu tiền càng nhanh càng tốt!

    6. Cảnh sát chống bạc giả của Mỹ


    [​IMG]

    Sau cuộc Nội chiến (1861-1865), tiền giả lan tràn khắp nước Mỹ, với tỷ lệ bạc giả được cho là lên tới 1/3 số tờ bạc trong lưu thông, buộc Chính phủ phải hành động. Vào năm 1865, một bộ phận đặc biệt thuộc Bộ Tài chính Mỹ đã được thành lập để chống nạn làm giả tiền. Cơ quan này vẫn tồn tại cho đến ngày nay, với cái tên Mật vụ Hoa Kỳ (USSS), mang nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác của nước này.

    Tổng thống Abraham Lincoln là người đã trao quyền chống bạc giả cho Mật vụ vào ngày 14/4/1865. Đến năm 1901, cơ quan này được Tổng thống William McKinley giao thêm nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống. Năm 2002, Mật vụ Mỹ - cơ quan gồm 6.500 nhân viên - được chuyển vào một bộ mới thành lập là Bộ An ninh nội địa.

    7. Người có chân dung được in nhiều nhất trên tiền


    [​IMG]

    Từ Australia tới Trinidad và Tobago, chân dung của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị ngự trị trên đồng tiền của 33 quốc gia khác nhau - nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào. Canada là nước đầu tiên in chân dung của Nữ hoàng Elizabeth lên đồng tiền vào năm 1935, khi Nữ hoàng còn là công chúa lên 9 tuổi.

    Theo thời gian, 26 chân dung khác nhau của Nữ hoàng Anh đã được sử dụng trên đồng Bảng Anh cũng như đồng tiền của các thuộc địa, lãnh địa và vùng lãnh thổ của nước này. Một số nước thích sử dụng chân dung của Nữ hoàng trong trang phục hoàng gia lộng lẫy, một số khác thích chân dung giản đơn. Nhiều nước “cập nhật” chân dung của Nữ hoàng theo độ tuổi, trong khi nhiều nước chỉ thích dùng chân dung của Nữ hoàng khi còn trẻ.

    8. Tiền rất bẩn


    [​IMG]

    Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phần lớn số tờ USD nằm trong lưu thông có dính một hàm lượng nhất định chất ma túy. Lý do là bọn buôn lậu ma túy thường dùng tay có dính thuốc để di chuyển tiền, nhiều con nghiện cũng sử dụng tiền để cuộn lại làm ống hít.

    Tệ hơn, tiền còn được các nhà nghiên cứu chỉ ra là một ổ bệnh, với rất nhiều loại vi khuẩn và virus khác nhau, với số lượng thậm chí còn lớn hơn trong toilet của các hộ gia đình. Chẳng hạn, virus cúm được cho là có thể tồn tại trên tiền giấy tới 17 ngày. Đó là lý do vì sao người ta nên dùng thẻ nhiều hơn.

    9. Tiền mệnh giá “siêu khủng” của Zimbabwe
    [​IMG]
    Với tốc độ lạm phát lên tới 231 triệu %, giá một ổ bánh mì là 300 tỷ Đôla Zimbabwe, Chính phủ nước này đã phải phát hành tờ bạc mệnh giá 100 nghìn tỷ Đôla Zimbabwe vào đầu năm 2010. Đây là tờ bạc có mệnh giá lớn nhất trên thế giới từ trước tới nay.

    10. Tờ tiền giấy đầu tiên

    Tiền giấy được sử dụng đầu tiên ở Trung Quốc, vào thời nhà Đường (618-907), ban đầu dưới dạng tờ bạc phát hành tư nhân. Đến thế kỷ thứ 17, tiền giấy mới bắt đầu được sử dụng tại châu Âu. Và thêm khoảng 1-2 thế kỷ nữa, tiền giấy mới được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.

    Do tiền giấy được phát hành ồ ạt và gây lạm phát, Trung Quốc đã cấm tiền giấy hoàn toàn vào năm 1455 và nhiều thế kỷ sau đó mới sử dụng trở lại loại tiền này. Một sự thật mà ít người biết đến nữa là: Từ “cash” (“tiền mặt”) trong tiền Anh bắt nguồn từ từ “kai-yuan” dùng để chỉ loại tiền xu bằng đồng có đục lỗ ở giữa được sử dụng phổ biến vào thời nhà Đường.
    (St)




  4. EMBE121109

    EMBE121109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    3
    Đây là bài Em bé tham gia chủ đề của bác Dec[r32)][};-

    Khám phá “bí mật” làng Vũ Đại: Ai là “Chí Phèo, Thị Nở”?

    Cũng như lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã trộn lẫn hai con người trong cuộc sống để sáng tạo nên một hình tượng nhân vật trong văn học. Anh Chí và Thị Nở cũng có nhưng nguyên mẫu và cảnh đời xót xa…


    [​IMG]

    Nhân vật văn học Chí Phèo, Thị Nở đã trở thành biểu tượng. Ngày nay nhiều cơ sở đã sản xuất tượng để bán trên thị trường
    Chí Phèo: có ba số phận

    Ông Trần Hữu Đạt, em trai nhà văn hồi tưởng về anh trai mình một cách hóm hỉnh, ông cho hay tính cách nhà văn Nam Cao rất ít nói, nhưng khi “bốc chuyện” thì cũng phải biết, ông dí dỏm lắm và rất ít khi uống rượu, nhưng đã uống thì phải uống thật say, say còn hơn cả Chí Phèo trong truyện, chỉ hơn anh Chí là ông không quậy, Nam Cao uống xong là… tìm chỗ ngủ!
    “Làng Đại Hoàng không có vụ án mạng nào như vụ anh Chí đâm Bá Kiến”, đó là khẳng định không những của ông Đạt mà là rất nhiều các cụ cao niên ở làng Đại Hoàng hiện đang còn sống. Theo ông Đạt, để có nhân vật Chí Phèo thì có đến… ba người hợp lại.

    Ông Đạt hồi tưởng, làng Đại Hoàng trước những năm 40 có một người đàn ông tên là Chí, anh ta không phải là người họ Trần mà là dân ngụ cư ở vùng khác xiêu bạt tới. Anh Chí mưu sinh bằng nghề mổ lợn thuê cho ông Trương Pháo và có nghề phụ là… đòi nợ thuê. Như đã nói, làng Đại Hoàng lúc đó có năm phe phái kình địch nhau để chèn ép nông dân. Tuy là dân ngụ cư, nhưng anh Chí sống ngang tàng, hay rượu khướt. Với nghề mổ lợn, anh có tài “bắt phèo”, chế biến món ruột non của lợn rất tài nên dân làng gọi anh là “Chí phèo”. Những năm đói 1944 – 1945, cả làng đói, không có ai thuê mổ lợn và đòi nợ, anh Chí cũng bỏ làng đi biệt tích.

    Ngày ấy, vì đói khổ làng Đại Hoàng không ít những nông dân khoẻ mạnh bị đẩy vào con đường lưu manh hoá. Theo ông Đạt, ngoài anh Chí ra còn có một người đàn ông khác nữa. Một người tên là B. cũng là dân ngụ cư, anh này không có nhà ở, sống ở một cái lò gạch cũ mưu sinh bằng nghề thả ống lươn và… ăn cướp. Cái lò gạch cũ, nơi anh B. trú ngụ là nơi đi qua thường xuyên của những người đàn bà đi chợ sớm buôn trầu vỏ sang chợ Bến và chợ khác của vùng Nam Định. Một lần, anh B. đã làm nhục một người đàn bà có chồng ở làng Đại Hoàng, người đàn bà này đã có bảy đứa con, bà này sau đó có sinh ra một người con. Sau vụ ấy, anh B. cũng bỏ làng đi biệt tích, và người đàn bà kia vì xấu hổ cũng bỏ chồng con, bỏ làng đi xa. Họ đi đâu không ai rõ và cũng không ai quan tâm vì năm 1945, làng Đại Hoàng có 857 người, gần 30 gia đình chết đói bỏ làng đi biệt tích. Đau thương này nối tiếp đau thương kia, có nhiều nỗi đau, nỗi nhục còn tột cùng hơn nên người làng cũng coi chuyện đó là nhỏ.

    Ông Đạt cho hay, hình dáng ngang tàng của anh Chí trong tác phẩm của nhà văn lại là một ông đi lính cho Pháp. Ông này hay mặc áo tây vàng mất cúc, ngực có xăm ông tướng cầm chuỳ, hay rượu khướt ở làng và không sợ phe cánh nào, ông này có vợ con đàng hoàng và hiện nay con cháu cũng đang sinh sống ở làng Đại Hoàng. Từ những nhân vật có thật ở làng mình, Nam Cao đã hư cấu và nhào nặn nên nhân vật Chí Phèo điển hình cho một nông dân tha hoá trong xã hội cũ.

    Thị Nở… có chồng

    Chẳng riêng gì bạn đọc tác phẩm của Nam Cao, ai cũng muốn biết người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn ấy có thực ở trong đời hay không? Ông Trần Hữu Vịnh, người trông coi khu tưởng niệm Nam Cao kể cho tôi hay, câu chuyện giữa anh B. sống bằng nghề thả ống lươn và một người phụ nữ đi buôn trầu vỏ bị B. làm nhục sau có con, cũng là một hình mẫu của nhà văn Nam Cao. Người đàn bà này nghe nói khi còn sống khá xinh đẹp và mặn mà.

    Theo nhà giáo Trần Văn Đô, 58 tuổi, giáo viên dạy văn ở trường THCS Nhân Hậu, ngụ tại làng Đại Hoàng cho hay thuở Nam Cao sáng tác, ở làng có một bà tên thật là Trần Thị Thìn, con của cụ phó Thả, cụ Thả cũng được gọi là cụ đồ Thả vì biết và dạy chữ Nho. Cô Thìn không có chồng và người đàn bà này có tính nết hơi kỳ. Thời trang của cô là tứ mùa diện váy, đầu bịt khăn vuông và gặp ai cũng cười.

    Người đàn bà thứ ba mà Nam Cao lấy hình mẫu để nhào nặn nên Thị Nở là một người đàn bà có chồng hẳn hoi và cô này cũng có tên đích thực là Trần Thị Nở. Cô Nở có chồng rất hiền lành nhưng không bao giờ nấu được bữa cơm ngon cho chồng, giai thoại ở Đại Hoàng hiện nay vẫn truyền tụng câu chuyện “cô Nở nấu cơm”. Cô Nở hàng ngày chỉ quanh quẩn ở nhà và làm việc vặt nhưng chẳng việc gì ra việc gì. Một bữa, chồng cô đi làm cả ngày, dặn cô ở nhà nấu cơm. Cô Nở đem gạo ra thổi và nấu cơm như hàng ngày chồng cô vẫn làm. Trưa về, vợ chồng bê nồi cơm ra ăn, anh chồng nhận ra là cơm vẫn chưa chín và hỏi cô rằng: “Cơm sống thế này, làm sao ăn được”. Cô Nở trả lời: “Sống đâu mà sống, chỉ sường sượng thôi, ăn đi”. Ông chồng chỉ biết giơ tay kêu trời.

    Ông Trần Hữu Đạt cho hay, một chi tiết thú vị là trong tác phẩm của Nam Cao khi viết về Chí Phèo, Thị Nở, hai con người “gớm ghiếc” ở làng Vũ Đại, ông lại tả một nhân vật đàn bà khác rất hay, người này chỉ có vài dòng thôi nhưng cũng đủ để nói lên phẩm chất của đàn bà làng Đại Hoàng. Đó là vợ Đội Tảo – tên thật là Đội Tụ, ông này có một người vợ rất ngoan hiền, hát ả đào rất hay, chính bà là người lấy tiền giấu chồng để đưa cho Chí Phèo trả nợ cho Bá Kiến. Và Nam Cao đã viết “đàn bà vốn chuộng hoà bình”.

    Ông Đạt cho hay, Nam Cao rất ít khi ở làng nhưng chuyện làng ông rất tỏ vì ông có người vợ là bà Sen cả đời tần tảo, làm lụng nuôi chồng con. Mỗi bận Nam Cao về nhà là bà Sen lại đem những chuyện ở làng kể lại cho chồng nghe. Và với óc tưởng tượng phong phú, nhà văn đã hư cấu và nhào nặn nên những hình tượng văn học để đời.
    (St)
  5. phammabao

    phammabao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Ôi dào ,tôi năn nỉ 2 bác về nhà mãi chưa xong ,mà chằng tinh nhà tôi đọc bài thấy các cô cứ một yêu bác PhamBao ,hai yêu bác PhamBao ,bà ấy đòi kêu đệ tử đến phóng hoả NNMT kìa .Hai bác vào cứu tôi với .!
  6. EMBE121109

    EMBE121109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    3
    Khám phá “bí mật” làng Vũ Đại:Mảnh đất lão Hạc

    Về huyện Lý Nhân (Hà Nam) hỏi thăm về thôn nhà văn Nam Cao thực dễ, tên thật của quê nhà văn là thôn Nhân Hậu, xã Nhân Hậu. Nhưng nếu hỏi: làng Vũ Đại, làng Nam Cao hay làng Đại Hoàng… thì cũng được nhiều người dân biết đến và hướng dẫn tận tình. Anh xe ôm ở thị trấn Vĩnh Trụ (huyện Lý Nhân) khi biết tôi về làng Nhân Hậu nói luôn: “Từ đây về thôn “anh Chí” chừng hai chục cây số, các bác cứ đi thẳng đường đê này, khi nào thấy nhiều biển đề bán cá kho Vũ Đại, ấy là quê của Nam Cao!”

    Hiếm có nhà văn nào chỉ viết những chuyện ở làng mình mà nổi tiếng và bất tử như nhà văn Nam Cao. Những nhân vật của ông luôn ám ảnh người đọc Việt Nam. Những nhân vật đó có thực hay không, điều đó thôi thúc chúng tôi đến làng “Vũ Đại”.

    Cả làng cùng một họ

    Ông Trần Bá Luận, người nổi tiếng với “món cá kho làng Vũ Đại” nức tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc, tự nhận mình là người cùng họ và có “dây mơ rễ má” với bác Tri (tên thật của Nam Cao) nhiệt tình dẫn chúng tôi đi khắp làng Đại Hoàng. Thực ra, ở làng Nam Cao ai cũng có họ Trần và họ Trần ở đây được chia ra nhiều “chi” khác nhau, như Trần Bá, Trần Hữu, Trần Văn…

    [​IMG]

    Khu nhà tưởng niệm nhà văn Nam Cao trên khu đất của “lão Hạc” ở Đại Hoàng

    Ông Trần Hữu Đạt, em ruột của nhà văn Nam Cao, năm nay 89 tuổi, còn khá minh mẫn và hài hước cho hay, trong tác phẩm của anh mình tả về làng Vũ Đại thì có những nét y thực làng Đại Hoàng, đó là làng ở cạnh bờ sông, có nghề dệt vải chăn tằm, vùng này nguyên là một bãi hoang do phù sa bồi đắp. Từ lâu lắm, có một chi họ Trần ở Vị Hoàng đến đây khai phá lập nghiệp, do vậy mà cả làng có một họ Trần. Vì sao trong cùng một họ ở một làng mà lại sống không được êm đềm, không bảo ban được với nhau, để đến nỗi nảy sinh ra nhiều cảnh đời éo le, ngang trái, để cho nhà văn Nam Cao có những chất liệu, dữ liệu dồi dào để xây dựng nên những nhân vật để đời? Theo lý giải của ông Trần Hữu Đạt thì làng Đại Hoàng trước cách mạng Tháng tám có đến năm phe cánh mà phe cánh nào cũng đều có thế mạnh riêng và có lãnh địa riêng và rình miếng, gầm ghè lẫn nhau để tranh phần lãnh địa. Trong tác phẩm đôi lứa xứng đôi sau được đổi tên là Chí Phèo, nhà văn Nam Cao có nói về cảnh đất của làng mình là ở cái thế “quần ngư tranh thực” là ẩn dụ đó.

    “Đàn anh hà hiếp, đàn em khốn cùng” – đó là hiện thực ở làng Đại Hoàng trước cách mạng như lời ông Đạt nói. Làng nhỏ, thường xuyên năm nào cũng gánh chịu thiên tai. Nông dân phải đi tha hương cầu thực, người ở lại làng thì kiếm được miếng ăn cũng cực nhục trăm bề. Ở làng Đại Hoàng hiện nay, có khá nhiều gia đình có họ hàng phiêu bạt vào tận Thanh Hoá, Hòn Gai từ những năm 1940.

    Thêm nữa, làng cũng lại lắm hủ tục, lắm thứ vị, nếu là nông dân thuần khiết thì khổ lắm nên ai cũng muốn có chức vị để khỏi lo bị bắt nạt. Ngay cả trong gia đình Nam Cao, ông ngoại cũng phải mua chức “lý cựu” tuy chẳng làm lý trưởng ngày nào. Ông thân sinh ra nhà văn, cũng phải mua chức “phó lý”. “Trong truyện, anh trai tôi viết là làng có năm bè cũng đúng vì làng hồi đó có cánh Bát Tụ (tức Đội Tụ – trong truyện Chí Phèo chính là Đội Tảo), cánh Bát Ngọ, cánh Nghị Hợp, cánh Lý Bật, và cánh Nghị Bính – trong truyện Chí Phèo là Bá Kiến”, ông Đạt nói.

    Ông Đạt bảo thời anh trai mình viết chuyện làng thì Đại Hoàng có đến 98% dân là mù chữ, cả làng có khoảng hơn 4.000 người chỉ có hơn chục người là biết đọc, biết viết. Mãi đến những năm 1943 – 1944, làng mới có hai lớp học chữ quốc ngữ mà chính Nam Cao là một trong những người sáng lập những lớp này.

    Lão Hạc là ai?

    Dọc theo con đường làng láng nhựa trải rộng, mộ nhà văn Nam Cao và khu tưởng niệm ông nằm khá bề thế và hoành tráng bên bờ sông Châu Giang. Ông Trần Hữu Vịnh, 62 tuổi, người em họ của Nam Cao nay làm bảo vệ kiêm “hướng dẫn viên” khu tưởng niệm này cho hay, nơi đây chính là mảnh vườn xưa của gia đình ông Trần Đức San (tức lão Hạc, người đã tự nhờ ông giáo Tri viết văn tự “nhượng bán” mảnh vườn trong tác phẩm Lão Hạc).

    Ông Vịnh cho biết, sau khi Nam Cao lập gia đình và ra ở riêng, mua nhà của anh Tín, một người thua bạc ở cùng làng và được nhà văn kể khá chi tiết trong truyện ngắn Mua nhà. Ông giáo Trần Hữu Tri (tên thật của nhà văn Nam Cao) khi ấy là hàng xóm của ông Trần Đức San, ông San vợ mất sớm có một người con trai tên là Cẩn, sau đi đồn điền cao su và biệt tích không về. Ông San thường hay sang nhà giáo Tri để nhờ viết thư từ cho con trai và cũng nhờ ông đọc thư hộ vì ông không biết chữ.

    Theo ông Vịnh, thực ra nhân vật lão Hạc chỉ có một phần nguyên mẫu của ông Trần Đức San, còn cái chết của ông lại là của nguyên mẫu khác. Đó là ông Trần Quý Đào cũng là một hàng xóm của Nam Cao, năm đó mùa màng thất bát vì dịch bệnh, mưa bão. Gia đình ông Trần Quý Đào phải bán dần vườn tược, nhà cửa để ăn dần, sau khi bán hết chẳng còn gì để ăn. Ông Đào phải ăn bả chó để chết, vợ con cũng đi phiêu bạt tha phương. Nam Cao đã lấy hai hình mẫu nhân vật của ông Trần Đức San và Trần Quý Đào để hợp thành nhân vật lão Hạc.

    Ông Vịnh cho hay, sau khi ông San mất, mảnh vườn mà ông để lại cho người con đi đồn điền cao su không về, gia đình nhà văn Nam Cao cũng chuyển đi nơi khác. Sau thời cải cách ruộng đất năm 1955, mảnh đất ấy cùng mảnh đất của nhà văn Nam Cao ở trở thành ruộng canh tác cho bà con nông dân trong hợp tác xã. Mảnh đất này cũng có một thời kỳ là sân vận động cho thanh thiếu niên trong xã. Mãi về sau này, khi có dự án khu tưởng niệm và di dời mộ nhà văn Nam Cao về Đại Hoàng mới chọn khu đất của gia đình nhà văn và mảnh vườn của lão Hạc làm nơi tưởng niệm.
  7. EMBE121109

    EMBE121109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    3
    Mấy bác ới ời cứu cứu bác PMB ko có chết vì bị iu nhiều đây này [:D][:D][:D]
  8. EMBE121109

    EMBE121109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    3
    Tặng Cuunon, ICE, Red, Yenngo, nhoc, sáu lục, KuBi, Mèo lười, Mèo con và các bạn gái... [r32)][};-

    Son môi

    Sẽ thật thú vị khi bạn hiểu rõ được sự ra đời và phát triển của thỏi Son mà bạn vẫn thường dùng hàng ngày...

    Năm 1500 trước CN


    Những phụ nữ vùng Lưỡng Hà có thể coi là những người đầu tiên biết tô son. Họ đã cán vụn những viên ngọc thô ra để bôi lên môi với mục đích làm đẹp.


    [​IMG]


    Năm 1601

    Son môi bắt đầu trở nên thịnh hành ở châu Âu khi nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhất coi tiêu chuẩn khuôn mặt phết phấn trắng và đôi môi tô son đỏ là vẻ đẹp quý phái.


    [​IMG]

    Năm 1880

    Son môi đỏ trở thành mốt thời trang của những người phụ nữ Mỹ. Nguyên nhân là hình ảnh đầy quyến rũ của nữ nghệ sĩ sân khấu huyền thoại Sarah Bernhardt. Lần đầu tiên người ta chú ý tới sức hút kỳ lạ của đôi môi phụ nữ.


    [​IMG]

    Năm 1915

    Một người kinh doanh mỹ phẩm có tên là Maurice Levy đã sáng chế ra thỏi son bằng cách đóng son vào những thỏi kim loại thuôn. Sáng kiến này giúp việc tô son trở nên dễ dàng hơn (mặc dù vào thời đó không đơn giản như ngày nay) và hiệu ứng của son với môi cũng đẹp hơn rất nhiều.


    [​IMG]

    Năm 2000

    Hiện nay người ta đã sáng tạo ra rất nhiều màu son được làm từ những chất liệu tự nhiên tốt cho da. Xu hướng sử dụng son cũng rất đa dạng mà gần nhất là xu hướng sử dụng son bóng.


    [​IMG]
    (St)
  9. phammabao

    phammabao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Tôi sợ vợ đã out ,mà đọc các bài sưu tầm của cô phải vào Thank kiu cho cô đấy . Tài liệu cô st và post lên chia sẻ với mọi người thật đáng giá .Cảm ơn cô nhẩy .
  10. EMBE121109

    EMBE121109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    3
    Những người đi khắp thế gian

    Ai cũng có những ước mơ, nhưng điều quan trọng là có dám thực hiện ước mơ đó hay không? Một ước mơ táo bạo của những người làm ký sự truyền hình Việt Nam: vòng quanh thế giới bằng xe hơi…

    Như những chiếc la bàn
    [​IMG]
    Đoàn làm phim Caravan Việt vòng quanh thế giới chụp tại cửa khẩu Xà Xía, cực Tây Nam của tổ quốc. Từ trái sang phải: Bùi Quốc Hoàn (chủ tịch HĐQT Indochina Media), Lý Thái Dũng (giám đốc hình ảnh), Tiến Vinh (Biên phòng tỉnh Kiên Giang), nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, Trần Việt Anh.

    Ngay từ trẻ, Việt Anh đã là người thích tự lập và lang thang khắp mọi miền đất nước. 17 tuổi, để kiếm tiền chu du thiên hạ, anh lên biên giới buôn táo, buôn máy tính, linh kiện xe hơi. 20 tuổi sang Mỹ du học tự túc để lấy cho được tấm bằng MBA về tài chính. Gần chục năm sống ở Mỹ, Việt Anh đã tranh thủ ngao du kiểu “ta balô” khắp năm châu, anh không nhớ mình đã đi qua bao nhiêu quốc gia, nhưng nhiều tạp chí du lịch hàng đầu của Mỹ xuất bản tháng 12.2007 đã giới thiệu chân dung Việt Anh là “Người Việt Nam đầu tiên đi vòng quanh thế giới”. Người ta ít biết Việt Anh với công việc một chuyên viên tài chính quốc tế, mà dân “phượt” Việt lại rất rành anh chàng tuổi 30 luôn có những chuyến khám phá đơn độc khắp thế giới với tài năng làm phim, chụp ảnh và viết ký sự. Và với Việt Anh, ước mơ lớn nhất là đi vòng quanh thế giới bằng xe hơi.

    Bùi Quốc Hoàn, chủ tịch HĐQT công ty Indochina Media, một doanh nhân xuất thân từ trường Sân khấu điện ảnh Việt Nam, có máu phiêu lưu thứ thiệt, Hoàn đã từng sáu lần chinh phục “nóc nhà Đông Dương” Fansipan (cao 3.143m) cũng có một ước mơ tương tự. Vì theo Bùi Quốc Hoàn, anh cũng đã nung nấu ý định này từ nhiều năm qua nhưng chưa tìm được “đội hình” như ý. Và khi gặp Việt Anh, một “đội hình trong mơ” ra đời với sự góp mặt của nhà báo – biên kịch Đỗ Doãn Hoàng, giám đốc hình ảnh – quay phim Lý Thái Dũng, giám đốc sản xuất Bùi Quốc Hoàn…(*)

    Theo Bùi Quốc Hoàn, ký sự truyền hình nhiều tập Caravan Việt vòng quanh thế giới sẽ diễn ra trong vòng ba năm, khám phá các châu lục: Á, Âu, Phi, Mỹ, với hành trình mở, không theo trình tự địa lý, thời gian và được chia làm nhiều chặng, dự kiến đoàn làm phim sẽ đi qua 80 quốc gia với phương tiện chủ yếu bằng xe hơi kết hợp xe lửa, tàu thuỷ và máy bay hạng nhẹ. Đây không chỉ là lần đầu tiên một đội hình 100% người Việt lên đường chinh phục những nẻo đường thế giới, mà còn là ký sự truyền hình rộng nhất ở góc độ không gian, địa lý mà người Việt Nam thực hiện. Đoàn làm phim vừa hoàn tất phần ghi hình từ vùng Tam giác vàng (Myanmar) với nhiều câu chuyện lý thú về vùng đất khét tiếng bậc nhất Đông Nam Á; nhưng với nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, họ đang mong chờ hành trình “dữ dội” nhất, đó chính là chuyến băng rừng già châu Phi bằng xe hơi tự lái. Họ không chỉ làm phim, ghi hình, mà mỗi người trong êkíp đều phải là những chiếc la bàn thực sự cho hành trình băng qua “lục địa đen” đầy gian nan này.

    Thành công không phải là thu lợi

    Tổng kinh phí cho việc thực hiện thiên ký sự truyền hình Caravan Việt vòng quanh thế giới ước tính vào khoảng 5 triệu USD cho ba năm đi khắp năm châu, 100% kinh phí đều do Indochina Media đầu tư toàn bộ, Bùi Quốc Hoàn cho biết. Bài toán kinh doanh cho hành trình làm phim này không như quy luật thường thấy ở các êkíp làm phim ký sự của Việt Nam: tìm nhà tài trợ là các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn rồi mới thực hiện. “Bài toán tài chính cũng là chuyện đau đầu trong suốt thời gian thực hiện ký sự này, nhưng chưa phải là tất cả, chúng tôi phải tạm gác lại nhiều dự án kinh doanh, cũng như chuyện gia đình để cùng sát cánh với anh em làm phim trong suốt những chặng hành trình gian khó đó. Nhưng ngay từ đầu, cả êkíp đã xác định: ký sự truyền hình vòng quanh thế giới không nhằm vào việc thu lợi từ việc mua bán spot quảng cáo, tài trợ khi phim phát sóng, mà thành công lớn nhất cũng như lợi nhuận lớn nhất mà chúng tôi mang về là một pho tư liệu đồ sộ về văn hoá, lịch sử, thiên nhiên và con người ở khắp năm châu mà những người Việt Nam làm phim đi qua hơn 80 quốc gia mang về”.

    Không chỉ làm phim ký sự, mà với êkíp đa năng này, những giá trị của các chuyến đi khắp thế giới họ sẽ mang về là những tập sách ảnh đồ sộ về văn hoá, con người khắp năm châu, những ký sự nhiều kỳ trên báo về những chuyến thám hiểm. Không bị áp lực bởi bất cứ sự xuất hiện nào của nhà tài trợ, đơn vị kinh tế, chắc hẳn những tập phim Caravan Việt vòng quanh thế giới sẽ đầy chất sống động và ngẫu hứng của thế giới muôn màu mà họ sẽ trải nghiệm trong suốt hơn ngàn ngày đi khắp thế gian.

    Những ngày tết vừa rồi, cả êkíp thực hiện ký sự truyền hình Caravan Việt vòng quanh thế giới gần như không ăn tết, họ đang ráo riết chuẩn bị hành trang cho hành trình mới: khám phá đất nước Trung Hoa và sau đó là Mông Cổ, Liên bang Nga... Hy vọng với lòng nhiệt huyết, niềm đam mê làm ký sự truyền hình của đoàn làm phim, người xem sẽ luôn có được những cảm xúc thăng hoa và hồi hộp theo dõi hành trình vòng quanh thế giới do chính người Việt Nam thực hiện ngay trong phòng khách nhà mình vào mỗi trưa chủ nhật hàng tuần.
    (*) Ký sự truyền hình nhiều tập Caravan Việt vòng quanh thế giới phát sóng định kỳ vào lúc 11 giờ chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV3.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này