Ngôi nhà màu tím - Tầng 7 - Hà Nội - Sài Gòn - Cần Thơ: Hai đầu nỗi nhớ - Ba miền yêu thương

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi LoveIsBlue12511, 16/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7878 người đang online, trong đó có 1056 thành viên. 09:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 33592 lượt đọc và 1009 bài trả lời
  1. nhocxinhhn

    nhocxinhhn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Tặng anh Blue

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  2. coeorlipstick

    coeorlipstick Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    huhu ghét quá àh... sao im lặng thế... tui đi khò đây, g9 bồ nhé ( mai chả về nhà nữa bồ nhé [-()
  3. EMBE121109

    EMBE121109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    3
  4. EMBE121109

    EMBE121109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    3
  5. nhocxinhhn

    nhocxinhhn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Tặng tiểu đội saven




    Kỷ niệm ngày xưa hai đứa thoáng đâu đây môi tình đắm say
    Kỷ niệm ngày xưa hai đứa nói yêu nhau thật lòng lâu lắm
    Đôi tim bé như say khẽ nguyện cầu mình bên nhau mãi
    Em khóc ướt vai anh sẽ thật buồn khi ta mất nhau
    Giờ kỷ niệm ngày xưa hai đứa đã xa nhau thật rồi có hay
    Dại khờ vì anh không nói, nói yêu em khi còn hai đứa
    Hôm nay đứng trông theo bóng một người về nơi xa ấy
    Ann có biết không anh tiễn anh về tình tôi mất rồi
  6. LoveIsBlue12511

    LoveIsBlue12511 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2011
    Đã được thích:
    1
    Về An Giang ghé thăm 7 núi Thất Sơn

    Nguyên Thảo - Nguồn: aFamily.vn
    An Giang vùng 7 núi với những thăng trầm của lịch sử và với huyền thoại về Thất Sơn. aFamily sẽ cùng bạn khám phá về những bí ẩn của vùng đất anh hùng này!


    Bạn đã bao giờ nghe qua cái tên 7 núi, hay còn gọi là Thất Sơn chưa? Vùng đất An Giang quê tôi lạ lắm, đã từ bao đời nay người ta vẫn còn thắc mắc sao lại có đến 37 ngọn núi ở giữa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ai cũng biết rằng ở những nơi có núi, trước kia đều là vùng biển, trải qua bao thời gian biến đổi đã tạo nên những ngọn núi hùng vĩ.

    Ấy thế mà An Giang quê tôi, không phải là vùng biển mà vẫn có núi, và có đến 37 ngọn núi hùng vĩ không thua bất cứ nơi đâu. Nhưng đẹp nhất và nổi bật nhất phải kể đến 7 ngọn núi ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Chính vì thế mà người ta đã gọi vùng này là vùng Thất Sơn - 7 núi.

    Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn)

    Núi Cấm, một trong những ngọn núi đẹp nhất và cao nhất của dãy Thất Sơn huyền thoại có độ cao 705m. Đường lên đỉnh núi với nhiều khúc cua khá đẹp mắt, khung cảnh dọc đường lên núi không khác gì bồng lai tiên cảnh trần gian.

    Ở giữa ngọn núi, còn có một ngôi chùa mang tên Vạn Linh. Quần thể chùa gồm một ngôi chánh điện thờ Phật Thích Ca, một ngọn tháp hình lục giác 7 tầng cao 30m, bên trong có thờ nhiều vị Phật. Không những vậy, nơi đây còn có một khu vườn rộng với những chậu kiểng được chăm chút công phu, những giò phong lan quý hiếm, những cây tùng, cây bách vươn cao...

    Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm cũng là tượng lớn nhất Việt Nam, có chiều cao 36m, nặng 600 tấn.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Núi Két (Anh Vũ Sơn)

    Gọi là núi Két vì hình dáng lạ mắt của khối đá trên đỉnh núi, khối đá kỳ lạ ấy tựa như đầu và mỏ chim két. Mặc dù Núi Két ở độ cao 225m, nhưng con đường lên núi có nhiều đốc thẳng, chinh phục nhiều bậc thang bằng đá, vượt qua nhiều đoạn chênh vênh. Sau lưng Mõn ông két là điện thờ chư vị Năm Non Bảy Núi, và những người đã có công khai khẩn vùng Thất Sơn thiêng liêng này.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hổ Sơn)

    Sở dĩ núi có cái tên kỳ lạ đến vậy là do trên núi có năm nơi mặt đất trũng sâu như giếng nước. Núi này tuy hiểm trở, nhưng lại có rất nhiều cảnh đẹp, nhiều vườn cây trĩu trái quanh năm.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn)

    Ngọn núi này là một trong những ngọn núi có cấu tạo địa chất đặc biệt nhất nên nhiều nơi bên trong núi là một hệ thống hang động ngầm như mộ tổ ong vĩ đại, rất kiên cố và vững chắc. Ngọn núi này còn nổi tiếng với đồi Tưc Dụp, từng được mệnh danh là ngọn đồi "Hai triệu đô la" do số bom đạn mà Mỹ đã dội xuống nơi này quyết để san bằng cả ngọn đồi ước tính lên đến 2 triệu đô la.

    Ngoài ra, ở sườn núi phía đông của khu vực này còn có một hồ nước với vẻ đẹp hoang sơ, nước lúc nào cũng xanh biếc và phẳng lặng.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Hồ Soài So
    Núi Tượng (Liên Hoa Sơn)

    Nhìn từ xa xa, ngọn núi này trông như hình con voi nên người dân nơi đây đã đặt cho nó cái tên là núi Tượng. Cũng chín ngọn núi này là nơi đã chứng kiến cuộc thảm sát tàn bạo của Pôn Pốt đối với người dân nơi đây.
    [​IMG]
    [​IMG]

    Núi Nước ( Thủy Đài Sơn)

    Đây cũng là ngọn núi nhỏ nhất trong dãy Thất Sơn. Người xưa đã kể lại rằng, trước kia vùng này chưa có đê bao ngăn lũ về, nên mỗi khi mùa nước nổi, cả một vùng sẽ ngập trong biển nước mênh mông, đỏ một màu phù sa, và ngọn núi này sẽ nằm giữa biển nước, vì thế người ta mới gọi nơi này là núi Nước.
    [​IMG]
    [​IMG]


    Núi Dài (Ngọa Long Sơn)

    Gọi là núi Dài vì dãy núi này chính là dãy núi dài nhất trong Thất Sơn, độ dài đến 8000m. Vì có địa hình khá hiểm trở và dốc, nên ngọn núi này xưa kia từng là căn cứ bí mật của quân và dân An Giang trong những năm kháng chiến. Ngay nay, trên ngọn núi này vẫn còn lưu giữ lại những vết tích của chiến tranh xưa kia, du khách đến tham quan có thể ghé thăm Ô Tà Sóc (có nghĩa là suối Ông Sóc).
    [​IMG]
    [​IMG]

    Lễ hội đua bò

    Nếu đã đến với An Giang, bạn không nên bỏ qua lễ hội đua bò. Đây là một lễ hội đặc trưng và cùng là nét độc đáo, thú vị của vùng 7 núi - Thất Sơn. Hằng năm, cứ đến dịp lễ "Đôn ta"( vào tháng 10 âm lịch), người dân nơi này lại náo nức, tưng bừng chuẩn bị cho lễ hôi đua bò mang đậm bản sắc văn hóa dân gian.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lễ hội đua bò hằng năm luôn thu hút được đông đảo dân địa phương và cả du khách
  7. LoveIsBlue12511

    LoveIsBlue12511 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2011
    Đã được thích:
    1
    Nhiều món ngon từ bông điên điển miền Tây Nam Bộ

    Với người dân miền Tây Nam bộ, bông điên điển không chỉ để ngắm, mà còn chế biến được vô vàn món ăn ngon và lạ. Điên điển kho cá linh, bánh xèo điên điển...

    Cứ mỗi khi mùa nước nổi về, con nước chở đầy phù sa bồi đấp thêm cho những cánh đồng khô cằn ở miền Tây quê tôi cũng là lúc hoa điên điển nở rộ khắp nơi. Hiếm có loài hoa nào vừa có thể để ngắm và vừa có thể ăn như hoa điên điển.

    Nghe đến cái tên thôi nhiều người cũng thấy ngồ ngộ và thắc mắc lắm, sao lại có tên hoa lạ lùng đến thế. Chính người dân nơi đây cũng không thể nhớ nổi hoa có từ bao giờ và nguồn gốc xuất xứ như thế nào. Chỉ biết rằng cứ mỗi khi con nước lớn về là hoa lại vàng rộ khắp những cánh đồng, men theo những con đường đê...
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bông điển điên vàng rực không thua bất cứ loại hoa chốn thành thị nào.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chiều hoàng hôn miền Tây
    Không ngon sao được khi hoa vừa mới hái vào, con tươi nguyên, lại đẹp rực rỡ, rửa qua nước cho sạch rồi chỉ cần thêm một nồi cá kho là có được bữa cơm ngon lành. Gọi nôm na theo cách người dân miền Tây là món bông điên điển chấm cá kho. Nhưng cá, nếu muốn ngon, thì phải là cá linh, loại cá bé xíu, khi kho với nước dừa dậy lên mùi thơm phức khiến ai ăn một lần cũng phải nhớ mãi.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Cá linh kho ăn với bông điên điển
    Sẽ rất thiều xót nếu không kể đến món canh chua bông điên điển. Chỉ duy nhất ở miền Tây mới có thể thưởng thức được cái món ngon độc đáo này. Vẫn công thức canh chua lâu nay, nhưng người dân nơi đây khéo léo cho thêm bông điên điển tạo nên một mùi vị vô cùng hấp dẫn và lạ lùng. Cái chua chua của me, cái ngọt của cá và cái thơm của bông điên điển có thể làm dịu mát đi cơ thể giữa cái nóng trưa hè oi bức.
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    Canh chua cá linh và bông điên điển
    Ai bảo người miền Tây không sáng tạo, khi chỉ với một loại hoa mà có thể cho ra đời vô vàn món ngon độc đáo khác nhau mà không đâu có được. Bạn đã thử chưa món gỏi bông điên điển, chỉ một lần thử qua cũng đủ khiến bạn say mê với mùi vì là lạ của nó.

    Cái giòn giòn của bông súng, vị ngọt của những con tép be bé, vị chua của giấm, vị thơm của rau và cả cái màu vàng đặc trưng. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đã có thể trở thành một món đặc sản dân dã.

    [​IMG]
    Gỏi bông điên điển
    Nếu hôm nào dư giả, cả nhà sẽ cùng nhau quây quần bên nồi lẩu mắm cá linh. Người dân ở đây, mỗi mùa cá linh vẫn thường hay ủ lại một ít để làm mắm phòng khi "thèm" quá mà không có cá linh tươi thì sẽ dùng tạm món mắm cá linh.

    Mắm cá linh cũng vậy, muốn ngon và đặc trưng nhất định phải ăn kèm với bông điên điển và các loại cá tươi vừa mới bắt lên. Chỉ có vậy mới có thể cảm nhận được hết cái hương vị giản dị nhưng không kém phần quyến rũ của món ngon này.

    [​IMG]
    Lẩu mắm thơm ngon với bông điên điển
    Cầu kỳ hơn, phức tạp hơn chính là cách chế biến bánh xèo. Bột chính là nguyên liệu quan trọng nhất tạo nên độ ngon cho bánh, nhưng bánh lại sẽ càng ngon hơn với nhân điên đển. Mới nghe thôi mà đã thấy bụng cồn cào, vì vị ngon, ngọt, thơm, béo của bánh sẽ được hòa quyện với vị đặc trưng của bông điên điển tạo nên một vị bánh xèo lạ lẫm... nhưng ngon thôi rồi!

    [​IMG]
    Bánh xèo bông điên điển
  8. forever3388

    forever3388 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    24

    ...Sorry...COE....tối qua mình off mà ko thấy tin nhắn của em..chúc em và cả nhà một ngày chủ nhật hp...[};-[};-[};-
  9. hiep2003

    hiep2003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/12/2009
    Đã được thích:
    0
    [r24)] mấy cụ HN nghe nhẩy


  10. hiep2003

    hiep2003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/12/2009
    Đã được thích:
    0
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này