Ngôi nhà nhỏ trên Thảo Nguyên - P54: Từ từ leo núi!!!!!!!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Susu86, 16/08/2024.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4371 người đang online, trong đó có 344 thành viên. 21:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1142594 lượt đọc và 9966 bài trả lời
  1. Enola

    Enola Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2022
    Đã được thích:
    6.951
    Dj tăng mà BTC lại giảm
    Ảo diệu
    VNI1008, whitelotos, Thanh_P6 người khác thích bài này.
  2. Bin7723

    Bin7723 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2021
    Đã được thích:
    56.578
    Thì VN vẫn thuộc nhóm có tốc độ phát triển nhanh nhất ĐNA mà :p
    VN không phải nước nhỏ và cũng không phải nước thuộc nhóm nghèo nhất thế giới nữa rồi, phải tự tin thì mới phát triển được.
    VNI1008, whitelotos, MagaKing7 người khác thích bài này.
  3. Do_Quyen

    Do_Quyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2020
    Đã được thích:
    120.423
    FB Trinh Anh Khoi

    Loạt bài Bóng Đi Trước Người
    Bài 86: Đạo Diễn - NSND Trần Văn Thủy: “Nghĩ Về Một Ngày Mai Của Đẩt Nước”.

    Trần Văn Thủy là đạo diễn phim từ Hà Nội, ông được nhiều người mến mộ qua các phim tài liệu như Hà Nội Trong Mắt Ai và Chuyện Tử Tế từ nhiều năm về trước. Sau khi hoàn thành phim Thầy Bói Xem Voi gồm 2 tập - Chuyện Đồng Bào và Chuyện Vặt Xứ Người, ông đã chu du Tây Âu. Đó là một phim tài liệu video ghi về tình cảnh người Việt Nam ở nước ngoài, và “không có hy vọng được chiếu ở Việt Nam”, như chính đạo diễn cho biết (Theo tạp chí Đoàn Kết của cộng đồng Việt kiều tại Pháp).

    Bài phỏng vấn này từ chính tạp chí đó, lâu rồi nhưng vẫn còn nguyên tính thời sự. Tôi xin lược dẫn lại.

    • Ông đi khắp nơi như vậy, chứng kiến cuộc sống của người Đức, Pháp, Bỉ hoặc Anh, Ý. Điều gì làm ông thấy xao động nhất?

    Cái cảm giác đè nặng bên trong tôi là vô vọng về dân tộc Việt (sic). Tôi nói điều này thì cũng không đúng lắm, có thể là thất lễ và làm mất lòng nhiều người, nhưng nó là sự thật. Tôi xin nói, thật lòng: Khi còn ở trong nước, tôi cứ nghĩ các khuyết tật mà xã hội Việt Nam có, ví dụ quan liêu, cửa quyền, bắt người khác giống mình, áp đặt ý kiến, là do cơ chế của một thời. Sau này ra ngoài, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, nhất là gặp những người làm báo chống Cộng đủ thứ ở nước ngoài, tôi thấy không ít chuyện kinh hoàng. Ai mà không giống mình thì dằn mặt, đánh hoặc bắn. Thế tôi mới ngỡ rằng cái bệnh hiếp đáp nhau, dẫm đạp lên nhau, bắt người khác phải phục tùng mình, phải chăng là chứng bệnh trầm kha chung của dân tộc Việt Nam? Nếu như đó là bệnh của một chế độ chính trị thì có thể sửa được. Khi nó không còn hiện diện hoặc thay đổi thì những điều xấu ấy mất đi. Nhưng nếu đó là những khuyết tật của dân tộc, thật là đau đớn vô cùng.

    Nếu chỉ tính từ thế kỷ XV, với sự xuất hiện của Nguyễn Trãi, đến nay qua gần 5 thế kỷ, có nhiều việc gần như ta vẫn phải làm lại từ đầu. Đè nặng lên tôi nhất vẫn là cảm giác dân tộc mình sẽ rất vất vả mới mong khá lên được, chưa nói đuổi kịp các nước, dù là những nước trung bình. Đó là sự thật, ai càng yêu nước càng buồn nhiều.

    • Tại sao ông lại nhắc đến Nguyễn Trường Tộ trong 2 tập phim mới? Ông ấp ủ gì ở hình ảnh đó?

    Dưới triều Tự Đức, Nguyễn Trường Tộ đã điều trần nhiều lần như thế nào mà cuối cùng cũng đều bị bỏ qua. Đừng quên, lúc ấy sự chênh lệch giữa Việt Nam và Pháp về một số phương diện đã quá lớn. Lúc ấy, chúng ta bị tụt lùi lại, rồi hiện nay, vẫn đang đứng làm một trong những nước thuộc hàng thấp, theo cách tính của Liên Hiệp Quốc.

    Tôi lấy “sự kiện Nguyễn Trường Tộ” làm mốc thời gian vì tôi muốn so sánh thực sự trình độ của Việt Nam, tương quan của Việt Nam với thế giới - Lúc Nguyễn Trường Tộ làm bản điều trần - với hôm nay, khi quan niệm rằng tất cả - Một công trình khoa học, một bài báo, một vở kịch, một cuốn phim… - đều là những bản điều trần kiểu mới. Qua đó mới thấy mình tụt quá xa!

    Tôi đi dạo ngang qua nhà thờ chính ở Frankfurt, nghe nói nó đã được xây từ 600 năm. Ở Việt Nam dường như không còn mấy nếu chỉ đề cập đến đền chùa truyền thống. Cứ triều đại này lên thì đạp nát hết cái cũ, cuối cùng đất nước bị tàn phá, không còn gì.

    • Lúc thực hiện phim, ông đã gặp bao nhiêu nhân tài Việt Nam? Giả sử nhân tài Việt Nam được trọng dụng, đất nước sẽ khá lên chứ?

    Tất nhiên! Tuy nhiên, từng người Việt Nam một thì rất khá và không kém ai, nhưng nếu gộp lại thì có khi lại chẳng làm được gì đáng kể, vì tính tự hãnh và tự ái quá cao. Còn làm sao để đất nước khá lên, phải có một thể chế xã hội, kinh tế, chính trị hỗ trợ cho việc phát huy tài trí.

    Nếu bây giờ, chúng ta có một chính phủ tiến bộ thực sự, tôi nghĩ điều đầu tiên cần làm là phải gấp rút xây dựng một bộ Luật, đưa vào đó những tinh hoa rút ra từ luật của những nước tiến bộ. Tập trung giáo dục cả văn hóa và luật pháp cho dân chúng, từ già đến trẻ nhỏ. Làm cật lực trong vài chục năm, nếu làm được thì họa may sau này không còn phe phái nào, lực lượng nào có thể dắt mũi dân tộc này đi vào con đường sai nhầm. Nhưng tôi nghĩ đó chỉ là một điều ước xa vời. Những người có quyền, chuyện đầu tiên họ nghĩ là củng cố quyền lực, quy luật của trò chơi mà? Nếu một bộ máy nhà nước chỉ nghĩ đến mục đích duy nhất là làm sao cho người dân của họ sống sướng, sống khá lên, con người thương yêu nhau hơn, hiền hòa, hướng thiện thì chắc tình hình bây giờ đã khác.

    Trong những năm chiến tranh 1966-67-68, trên đường vào chiến trường miền Nam, đi qua vùng tuyến lửa Vĩnh Linh, tôi thấy sự hy sinh to lớn khủng khiếp của con người. Ban đêm bất chấp mưa bom, pháo sáng, xe bị lầy, dân ở đó đã gỡ cửa nhà, đem bàn ghế đem ra lót cho xe vượt lầy - Ngồi trên xe mà thấy nhói trong tim. Lẽ ra sau khi chiến tranh kết thúc, dân vùng ấy chắc chắn phải được miễn thuế trong nhiều năm hoặc có một chính sách đãi ngộ hợp lý nào đó, chí ít cũng là một sự chia sẻ tối thiểu. Nhưng tôi vô cùng thất vọng khi những năm sau trở lại, dân chúng lại sống lầm than hơn xưa và vẫn tiếp tục là nạn nhân của chế độ quan liêu cửa quyền, và họ vẫn nghèo xác xơ.

    • Trong tất cả những khái niệm, hoặc từ ngữ thường được dùng đến bây giờ, như “tự do”, “độc lập”, “hạnh phúc”, “dân chủ”, “tình thương”, “cách mạng”, “vĩ đại”, “vinh quang”, “nỗi đau”, “căm thù”, “hòa giải”, “đoàn kết”…, từ ngữ nào đối với ông là có ý nghĩa nhất?

    Tôi có thể nói ngay một từ mà chúng ta phải phụng sự – mà đó là một từ cũ lắm rồi – từ “Con Người”. Chúng ta hãy trở về với những từ ngữ thật đơn giản, nguyên thủy hơn, như từ ấy. Trong muôn loài thì có loài người. Trong rất nhiều loại “con” thì có “con người”. Trong vũ trụ, con người là một thực thể. Nếu Lưu Quang Vũ còn sống, chắc anh ấy còn viết được nhiều hơn về những điều này. Từ những tác phẩm cách đây vài chục năm, Vũ đã từng viết: “Đừng đánh mất mình tức là đừng đánh mất con người”. Nhìn kỹ lại cuộc Cách mạng Pháp 1789, đến nay đã hơn 200 năm, lịch sử cũng không làm điều gì khác hơn là vật lộn với con người. Hãy tránh dùng mỹ từ anh ạ.

    • Thế ông nghĩ gì về “đổi mới”?

    Câu hỏi này làm tôi nhớ lại cái lần, một nhà báo Úc đã hỏi tôi cũng vậy cách đây hơn 5 năm, sau Liên hoan phim Việt Nam ở Đà Nẵng. Lúc đó tôi trả lời: “Không riêng gì tôi mà phần lớn bạn bè của tôi đều nghĩ: Đổi mới tức là trở lại một số những cái cũ đã bị vùi dập hoặc bỏ quên”.

    • Đơn giản, ông thấy gì đổi mới tại Việt Nam?

    Tư nhân thì được kinh doanh, bác sĩ thì được mở phòng mạch, thầy giáo thì được mở trường tư; in lại sách cũ, trình bày lại một số nhạc phẩm thời xưa, mở rộng một số chính sách về đối ngoại, cho một số người có điều kiện được đi du học hoặc du lịch tự túc… Xin thưa, trước 1975 tại miền Nam hay ở Hà Nội trước 1954, tất cả những điều đó đều không phải là chuyện gì cao xa cả. Như thế thì rõ ràng, đổi mới là trở lại những cái cũ đã bị bỏ quên, chứ còn gì nữa?

    • Trong tất cả những phim của ông, rất thích dùng chữ “Tâm”. Trong phim Hà Nội Trong Mắt Ai, có ngòi bút tả Thiên Thanh, viết lên trời xanh một chữ Tâm. Trong phim Thầy Bói Xem Voi thì có “nếu tâm còn sáng”…

    Sau nhiều năm chiến tranh, xã hội Việt Nam có nhiều đổ vỡ về vật chất lẫn tinh thần. Đổ vỡ vật chất – Nói cho cùng – nếu chúng ta có chính sách đúng đắn tận dụng nhân tài, tranh thủ được đầu tư từ nhiều nguồn thì chắc chắn, sẽ dần dần khôi phục được. Còn nói đến chữ Tâm tức là nói đến đạo đức xã hội, nói đến lòng người. Những sụp đổ tinh thần sau bao năm chiến tranh, sau bao nhiêu sai nhầm, tôi e rằng rất khó có thể xây dựng lại. Đối với người Việt Nam, cái mất mát lớn nhất bây giờ là lòng tin. Giả sử bây giờ nếu có ngoại xâm lần nữa, tôi ngờ ít mấy ai sẵn sàng hy sinh tất cả, sẵn sàng đem hết tất cả những gì mình có ra làm chướng ngại vật chống chiến xa như hồi kháng chiến chống Pháp năm 1946. Người ta đã qua nhiều lần hy vọng rồi lại thất vọng. Cái khó nhất hiện nay trong xã hội Việt Nam là làm sao thuyết phục được lòng người - Đó là chữ Tâm.

    Tôi không phải là người nghiên cứu kinh tế, chính trị, nên tôi chỉ có thể trả lời bằng những cảm nhận của một người làm điện ảnh, có cơ hội cọ xát với nhiều giới. Thật ra, người ta có thể kể cho mình về đủ thứ nguyên nhân nhưng với tôi, nguyên nhân lớn nhất hiện nay làm cho xã hội Việt Nam trì trệ là bệnh “sợ” vẫn đang bao trùm. Người ta đánh mất chính mình, người ta sống không thật. Những người lãnh đạo phải có những cố vấn trung thực, tài năng và nhiệt thành thì đất nước mới khá lên nổi. Trong Hà Nội Trong Mắt Ai, ở đoạn nhắc về vua Quang Trung, phim có nói: “Quốc gia chỉ có thể trường tồn và hưng thịnh khi kẻ thường dân dám nói với bề trên điều ngay thẳng, và người có quyền uy phải biết nghe kẻ dưới mình nói điều phải trái”. Tôi chưa dám bàn sâu tới chữ Tâm vì chữ ấy còn cao hơn thế. Một nền tảng đạo đức căn bản của xã hội, như lòng trung thực, mà còn chưa có thì xin khoan vội bàn sâu xa về chữ Tâm!
  4. rose9

    rose9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2021
    Đã được thích:
    13.889
    À không phải là câu nói. Bank họ đánh giá tình hình phát triển kinh tế sản xuất cơ chế của nước mình từ đầu năm tới giờ để đưa ra đánh giá cho sắp tới.
    VNI1008, MagaKing, Thanh_P6 người khác thích bài này.
  5. randy_orton

    randy_orton Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2011
    Đã được thích:
    32.642
    Như e là S96 sáng và S91 chiều :))
    VNI1008, Cucki99, Soigia2714 người khác thích bài này.
  6. Votu2023

    Votu2023 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/02/2023
    Đã được thích:
    2.470
    VN giảm mạnh. DJ giảm mạnh tiếp thì mới có film hay chứ DJ mà vượt đỉnh thì lại film tình cảm Ấn Độ. Chán phèo.
    Cucki99, Soigia271, alexpham2632 người khác thích bài này.
    Choichuan đã loan bài này
  7. alexpham263

    alexpham263 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/02/2015
    Đã được thích:
    241.084
    Tốc độ phát triển của kinh tế VN trong 3 thập kỷ qua kể từ khi Mẽo dỡ bỏ cấm vận là ko hề tệ. Có thể vẫn chưa tương xứng với tiềm năng nhưng cơ bản là ko tệ, nhanh nhất trong khối ASEAN thậm chí trong top đầu châu Á và thế giới.

    Chỉ có Vờ Ni là phát triển không tương xứng thôi, nhưng ko nên vì thua lỗ CK mà đánh giá thấp thành tựu kinh tế nước nhà :))
  8. Enola

    Enola Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2022
    Đã được thích:
    6.951
    DJ hẹo dần, có thế chứ, BTC nó chạy trc rồi
    VNI1008, whitelotos, Thanh_P2 người khác thích bài này.
  9. Kenbac24l

    Kenbac24l Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2022
    Đã được thích:
    16.554
    Nhìn sang láng giềng ASEAN thì vượt khó rất giỏi nhưng so với những gì Trung Quốc làm được trong giai đoạn cải cách, mở cửa thì còn thua xa, không nhận được chuyển giao công nghệ như cái cách TQ đã làm.
    CPT nhìn số liệu GDP tăng tốt, nhưng đóng góp chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn đầu ngành, còn mấy ông SME đang bước vào giai đoạn khó khăn, thanh lọc cực mạnh, số lượng DN tạm ngưng hoạt động/ giải thể đang tăng nhanh hơn tái lập/ lập mới.
    Tín dụng ở Hà Nội tăng mạnh trong khi ở TP HCM lại chậm, nguyên nhân chủ yếu là do các DN trúng gói thầu đầu tư công đa phần đều ở Hà Nội, tiền bơm chủ yếu vào lĩnh vực này. Thế nên nhìn chung thì kinh tế tư nhân đang khó khăn chứ không hề đẹp như bức tranh chung.
    geod80, VNI1008, whitelotos10 người khác thích bài này.
  10. Enola

    Enola Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2022
    Đã được thích:
    6.951
    DJ hẹo dần, có thế chứ, BTC nó chạy trc rồi
    whitelotos, Bin7723, Cucki992 người khác thích bài này.
  11. Ttkh19

    Ttkh19 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2021
    Đã được thích:
    28.580
    Bác Lái Rồng thì ps quá chuẩn rồi @};-
    Nói S sáng vs em thì chỉ là tâm linh (ko bt lý do của bác)
    Còn S chiều 91 - 92 mới là chuẩn kt.
    Em thấy test cây vol giảm khủng nhất buổi sáng (11h25) thì chả có lý so gì từ chối Xiên! Là em cứ nghĩ kiểu tay mơ vậy thôi.#:-s
    Xong em khấn rồi đi làm cn cơ khí :((
    %%-%%-%%-
    VNI1008, whitelotos, MagaKing8 người khác thích bài này.
  12. haiduong79

    haiduong79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2023
    Đã được thích:
    2.267
  13. alexpham263

    alexpham263 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/02/2015
    Đã được thích:
    241.084
    Tớ đang nói về 1 hành trình 30 năm từ một nền kinh tế bao cấp và phụ thuộc viện trợ trở nên như bây giờ, chứ ko nói về bức tranh hiện tại.

    Còn nói về vai trò của kinh tế tư nhân các cụ tự thấy xem trong VN50 hiện nay bao nhiêu % là các tập đoàn tư nhân hoặc bán tư nhân, trong khi xuất phát điểm của chúng ta là kinh tế bao cấp.

    Còn đương nhiên so mình với siêu cường số 2 thế giới thì so thế nào được.
    VNI1008, legjn, cunlinh15 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này